Bài giảng Luật Hành chính 1: Bài 1 - TS. Tạ Quang Ngọc
lượt xem 10
download
"Bài giảng Luật hành chính 1 - Bài 1: Khái quát chung về luật hành chính Việt Nam" cung cấp kiến thức về đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính; phương pháp điều chỉnh của Luật Hành chính; nguồn của Luật Hành chính Việt Nam; mối quan hệ giữa Luật Hành chính với một số ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam; quy phạm và quan hệ pháp luật hành chính.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Luật Hành chính 1: Bài 1 - TS. Tạ Quang Ngọc
- LUẬT HÀNH CHÍNH I Giảng viên: TS. Tạ Quang Ngọc 1 v1.0014109222
- BÀI 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM Giảng viên: TS. Tạ Quang Ngọc 2 v1.0014109222
- TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI (tiếp theo) Trong vụ việc trên, các bạn có thể giúp ông A và bà Cẩm Vân làm theo đúng quy định của pháp luật được không? 3 v1.0014109222
- MỤC TIÊU BÀI HỌC • Phân biệt được Luật hành chính với các ngành luật khác. • Nguồn của Luật hành chính. • Khái niệm, đặc điểm của quy phạm và quan hệ pháp luật hành chính. • Các hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính. • Chủ thể và khách thể của quan hệ pháp luật hành chính. • Điều kiện làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính. 4 v1.0014109222
- CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Để học tốt môn học, học viên cần có những kiến thức cơ bản về môn học: • Lý luận chung Nhà nước và pháp luật; • Luật Hiến pháp Việt Nam. 5 v1.0014109222
- HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc Giáo trình; • Đọc Hiến pháp Việt Nam năm 2013; • Đọc các Luật, Nghị định có liên quan; • Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khác về những vấn đề chưa nắm rõ; • Trả lời các câu hỏi ôn tập ở cuối bài. 6 v1.0014109222
- CẤU TRÚC NỘI DUNG 1.1 Đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính 1.2 Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính 1.3 Nguồn của Luật Hành chính Việt Nam Mối quan hệ giữa Luật Hành chính với một số 1.4 ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam 1.5 Quy phạm và quan hệ pháp luật hành chính 7 v1.0014109222
- 1.1. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH LUẬT HÀNH CHÍNH 1.1.1.Quản lý nhà nước 1.1.2. Khái niệm, đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính 1.1.3. Phân loại đối tượng đối chỉnh của Luật Hành chính 8 v1.0014109222
- 1.1.1. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC • Khái niệm, đặc điểm và bản chất của quản lý. • Khái niệm, đặc điểm và bản chất của quản lý nhà nước, quản lý hành chính nhà nước. • Yếu tố quyền uy và tổ chức trong quản lý xã hội. • Yếu tố quyền uy và tổ chức trong quản lý nhà nước. 9 v1.0014109222
- 1.1.2. KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH • Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính là những quan hệ xã hội phát sinh trong tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước. Những quan hệ xã hội phát sinh trong tổ chức và hoạt động mang tính chấp hành và điều hành của các cơ quan Hành chính Nhà nước. Những quan hệ xã hội mang tính chấp hành và điều hành trong tổ chức và hoạt động nội bộ của cơ quan quyền lực nhà nước, Tòa án và Viện kiểm sát. Những quan hệ xã hội mang tính chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan nhà nước khác và của các tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền hành pháp. 10 v1.0014109222
- 1.1.2. KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH Khái niệm • Những quan hệ xã hội phát sinh trong tổ chức và hoạt động mang tính chấp hành và điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước. • Là những quan hệ phát sinh trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước. • Mang tính áp đặt, đòi hỏi sự phục tùng tuyệt đối của đối tượng quản lý (cá nhân, tổ chức). • Ví dụ: Cá nhân, tổ chức sử dụng đất phải đúng yêu cầu của pháp luật, không được tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng… 11 v1.0014109222
- 1.1.3. PHÂN LOẠI ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH Phân loại đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính (3 nhóm) • Những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành trên các lính vực khác nhau của đời sống xã hội. • Những quan hệ xã hội mang tính chấp hành và điều hành trong tổ chức nội bộ của các cơ quan nhà nước. • Những quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình cá nhân, tổ chức được Nhà nước trao quyền quản lý hành chính trong những trường hợp cụ thể nhất định. 12 v1.0014109222
- 1.2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH 1.2.1. Phương pháp mệnh 1.2.2. Phương pháp lệnh, đơn phương thoả thuận 13 v1.0014109222
- 1.2.1. PHƯƠNG PHÁP MỆNH LỆNH, ĐƠN PHƯƠNG • Khái niệm Luật hành chính điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính bằng phương pháp mệnh lệnh, đơn phương và bắt buộc hay mang tính quyền lực – phục tùng. • Tính chất mệnh lệnh, đơn phương và bắt buộc Chủ thể quản lý có quyền đưa ra các mệnh lệnh; Đơn phương ban hành quyết định quản lý; Được áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước khi cần thiết. • Luật hành chính sử dụng chủ yếu phương pháp quyết định một chiều, ra mệnh lệnh để điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của mình. • Phương pháp này xuất phát từ bản chất của quản lý, bởi vì muốn quản lý thì phải có quyền uy. • Ví dụ: Cơ quan hành chính ban hành quy định cấm trong từng lĩnh vực quản lý, cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực đó phải có nghĩa vụ chấp hành. 14 v1.0014109222
- 1.2.2. PHƯƠNG PHÁP THOẢ THUẬN • Phương pháp này thể hiện ở hoạt động phối hợp trong hoạt động quản lý nhà nước. Ví dụ: Ban hành các quyết định liên tịch; phối hợp quản lý giữa các cơ quan hành chính trong lĩnh vực liên quan đến trách nhiệm quản lý nhà nước của nhiều cơ quan hành chính. • Định nghĩa: Luật Hành chính là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh, hình thành trong hoạt động quản lý nhà nước. 15 v1.0014109222
- 1.3. NGUỒN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH 1.3.1. Khái niệm nguồn của 1.3.2. Phân loại nguồn của Luật Hành chính Luật Hành chính 16 v1.0014109222
- 1.3.1. KHÁI NIỆM NGUỒN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH • Khái niệm: Là những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục, hình thức nhất định có nội dung chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính có tính bắt buộc phải thi hành đối với đối tượng có liên quan và được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế của nhà nước. Là những hình thức biểu hiện bên ngoài của Luật Hành chính. Là những văn bản pháp luật chứa các quy phạm pháp luật hành chính do các cơ quan, người có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. • Đặc điểm: Có văn bản quy phạm pháp luật là nguồn của Luật Hành chính do một cơ quan nhà nước có thẩm quyền độc lập ban hành. Có văn bản quy phạm pháp luật là nguồn của Luật Hành chính do các cơ quan nhà nước hoặc 1 bên là cơ quan nhà nước phối hợp với tổ chức chính trị – xã hội ban hành (như Thông tư liên bộ hoặc Thông tư liên tịch). • Điều kiện để 1 văn bản pháp luật trở thành nguồn của Luật Hành chính: Là văn bản quy phạm pháp luật, có nội dung chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính. Được ban hành đúng thẩm quyền, trình tự, hình thức. 17 v1.0014109222
- 1.3.2. PHÂN LOẠI NGUỒN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH Theo hiệu lực pháp lý Theo chủ thể ban hành Theo hình thức thể hiện 18 v1.0014109222
- 1.3.2. PHÂN LOẠI NGUỒN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH • Theo cấp độ hiệu lực pháp lý của văn bản : Văn bản luật; Văn bản dưới luật. • Theo phạm vi hiệu lực: Văn bản do cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành; Văn bản do cơ quan nhà nước ở địa phương ban hành. • Theo chủ thể ban hành văn bản Văn bản của các cơ quan quyền lực nhà nước; Văn bản của các cơ quan hành chính nhà nước; Văn bản của cơ quan, tổ chức xã hội ban hành để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước khi được Nhà nước ủy quyền; Văn bản liên tịch: Văn bản do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao ban hành trực tiếp liên quan tới hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các bộ, cơ quan ngang bộ hoặc giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức Chính trị – xã hội ban hành.19 v1.0014109222
- 1.4. MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬT HÀNH CHÍNH VỚI MỘT SỐ NGÀNH LUẬT TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM • Quan hệ với Luật Hiến pháp Đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp rộng hơn đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính. Luật hành chính cụ thể hóa, chi tiết hóa và bổ sung các quy định của Luật Hiến pháp, đặt ra cơ chế bảo đảm thực hiện chúng (tổ chức, hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, về các quyền, tự do của công dân). • Quan hệ với Luật dân sự Luật hành chính cũng như Luật dân sự điều chỉnh các quan hệ tài sản. Quan hệ tài sản do Luật hành chính điều chỉnh bằng phương pháp quyền lực – phục tùng vì tài sản trong quản lý nhà nước là công sản; Quan hệ tài sản trong Luật dân sự có tính chất bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật dân sự. • Quan hệ với Luật Lao động Luật lao động cũng điều chỉnh quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động trong khu vực nhà nước. Luật hành chính quy định chế độ công vụ, quyền và nghĩa vụ của công chức trong cơ quan nhà nước. 20 v1.0014109222
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Luật hành chính nhà nước: Phần 1 - CĐ Phương Đông
17 p | 199 | 30
-
Bài giảng môn học Luật hành chính 2: Chương 1 - Nguyễn Hữu Lạc
3 p | 227 | 26
-
Bài giảng môn học Luật hành chính 2: Chương 6 - Nguyễn Hữu Lạc
8 p | 142 | 19
-
Bài giảng Luật Hành chính 1: Bài 4 - TS. Tạ Quang Ngọc
22 p | 62 | 12
-
Bài giảng môn học Luật hành chính 1: Bài 2 - Nguyễn Hữu Lạc
4 p | 135 | 10
-
Bài giảng môn học Luật hành chính 1: Bài 1 - Nguyễn Hữu Lạc
9 p | 169 | 10
-
Bài giảng Luật Hành chính 1: Bài 3 - TS. Tạ Quang Ngọc
23 p | 66 | 9
-
Bài giảng môn học Luật hành chính 1: Bài 5 - Nguyễn Hữu Lạc
7 p | 118 | 9
-
Bài giảng môn học Luật hành chính 1: Bài 4 - Nguyễn Hữu Lạc
8 p | 104 | 8
-
Bài giảng Luật Hành chính 1: Bài 6 - TS. Tạ Quang Ngọc
37 p | 56 | 8
-
Bài giảng Luật Hành chính - Bài 1: Ngành Luật Hành chính Việt Nam
24 p | 76 | 7
-
Bài giảng Luật Hành chính 1: Bài 5 - TS. Tạ Quang Ngọc
23 p | 45 | 7
-
Bài giảng Luật Hành chính 1: Bài 2 - TS. Tạ Quang Ngọc
28 p | 55 | 7
-
Bài giảng môn học Luật hành chính 1: Bài 3 - Nguyễn Hữu Lạc
6 p | 90 | 7
-
Bài giảng Luật Hành chính - Chương 1: Những vấn đề cơ bản của Luật Hành chính
22 p | 34 | 7
-
Bài giảng Luật Hành chính 1: Bài 7 - TS. Tạ Quang Ngọc
20 p | 58 | 6
-
Bài giảng Luật hành chính 2: Bài 1 - TS. Tạ Quang Ngọc
39 p | 33 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn