Bài giảng Luật học so sánh: Bài 1 - ThS. Phạm Quý Đạt
lượt xem 11
download
"Bài giảng Luật học so sánh - Bài 1: Nhập môn luật học so sánh" giới thiệu chung về luật học so sánh; sự hình thành và phát triển của luật học so sánh; ý nghĩa khoa học của luật học so sánh; sự phân nhóm các hệ thống pháp luật trên thế giới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Luật học so sánh: Bài 1 - ThS. Phạm Quý Đạt
- LUẬT HỌC SO SÁNH Giảng viên: ThS. Phạm Quý Đạt 1 v1.0014105220
- BÀI 1 NHẬP MÔN LUẬT HỌC SO SÁNH Giảng viên: ThS. Phạm Quý Đạt 2 v1.0014105220
- MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày được định nghĩa, đối tượng của Luật học so sánh, hai cấp độ so sánh pháp luật, phương pháp của Luật học so sánh và vấn đề cần lưu ý khi nghiên cứu pháp luật nước ngoài. • Phân tích được 5 yếu tố quyết định sự tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống pháp luật. • Trình bày được sự hình thành và phát triển của luật học so sánh trên thế giới và ở Việt Nam: Các tổ chức nghiên cứu, các nhà nghiên cứu và các công trình nghiên cứu tiêu biểu. • Phân biệt được 4 ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luật học so sánh. • Trình bày tiêu chí của 2 cách phân nhóm các hệ thống pháp luật trên thế giới. 3 v1.0014105220
- CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Để học được môn học này, sinh viên cần có các kiến thức các môn học sau: • Lý luận Nhà nước và Pháp luật; • Luật Hiến pháp Việt Nam. 4 v1.0014105220
- HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc tài liệu và tóm tắt những nội dung chính của từng phần giáo viên đã yêu cầu đọc. • Liên hệ và lấy ví dụ thực tế khi học đến từng vấn đề để nắm được nội dung các vấn đề đã được nêu trong bài giảng. • Giải quyết tình huống và luyện thi trắc nghiệm theo yêu cầu của bài. 5 v1.0014105220
- CẤU TRÚC NỘI DUNG 1.1 Giới thiệu chung về Luật học so sánh 1.2 Sự hình thành và phát triển của Luật học so sánh 1.3 Ý nghĩa khoa học của Luật học so sánh 1.4 Sự phân nhóm các hệ thống pháp luật trên thế giới 6 v1.0014105220
- 1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LUẬT HỌC SO SÁNH 1.1.1. Tên gọi, định nghĩa và đặc điểm của Luật học so sánh 1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của Luật học so sánh 1.1.3. Phương pháp nghiên cứu của Luật học so sánh 7 v1.0014105220
- 1.1.1. TÊN GỌI, ĐỊNH NGHĨA VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA LUẬT HỌC SO SÁNH Tên gọi • “Luật so sánh” có nhiều cách gọi khác nhau trong khoa học pháp lý trên thế giới: Comparative law (tiếng Anh) và Droit Compare (tiếng Pháp): Đều có nghĩa là luật so sánh. Rechtsvergleichung (tiếng Đức) có nghĩa là so sánh luật. Trong tiếng Việt, một số công trình nghiên cứu học thuật có sử dụng cả 3 thuật ngữ “luật so sánh”; “so sánh luật” hay “luật học so sánh”. Search Google với từ khóa là “Comparative Law” (luật so sánh) và thuật ngữ “Comparative Jurisprudence” (luật học so sánh). Luật so sánh xuất hiện trong gần 20 triệu tài liệu. Luật học so sánh xuất hiện khiêm tốn gần 5 triệu tài liệu. • Do vậy, thuật ngữ luật so sánh được sử dụng phổ biến hơn cả trong khoa học pháp lý. 8 v1.0014105220
- 1.1.1. TÊN GỌI, ĐỊNH NGHĨA VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA LUẬT HỌC SO SÁNH (tiếp theo) Định nghĩa • Có nhiều định nghĩa khác nhau về luật so sánh, được các học giả sử dụng, tuy nhiên thường không tập trung giải quyết vấn đề bản chất mà chỉ tập trung vào đối tượng hoặc chức năng của nó. • Học giả Việt Nam: Luật so sánh là phương pháp xem xét, nghiên cứu, tiếp cận pháp luật trên thế giới. Ưu điểm: Định nghĩa này rất hay, ngắn gọn, khúc triết. Nhược điểm: Đồng nhất luật so sánh thành một phương pháp nghiên cứu dù chỉ ra đối tượng nghiên cứu là pháp luật nhưng không mang lại lợi ích cho người nghiên cứu. • Học giả người Đức: Zweigert – Kotz cho rằng luật so sánh là hoạt động trí tuệ mà pháp luật là đối tượng và so sánh là quá trình của hoạt động”. Ưu điểm: Cũng rất ngắn gọn và khúc triết. Nhược điểm: Quá chung chung, không cụ thể. 9 v1.0014105220
- 1.1.1. TÊN GỌI, ĐỊNH NGHĨA VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA LUẬT HỌC SO SÁNH (tiếp theo) • Học giả người Thụy Điển: Michael Bogdan thì xác định như sau: Luật so sánh là so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau nhằm tìm ra sự tương đồng và khác biệt. Đây là một quan điểm khá toàn diện và đầy đủ về luật so sánh vì ông sử dụng những điểm tương đồng và khác biệt đã được xác định để: Giải thích nguồn gốc của chúng; Đánh giá những giải pháp (tư tưởng, cách thức xây dựng pháp luật) được sử dụng trong các hệ thống pháp luật khác nhau; Phân nhóm các hệ thống pháp luật thành các dòng họ pháp luật hoặc nghiên cứu các vấn đề liên cốt lõi của các hệ thống pháp luật đó. 10 v1.0014105220
- 1.1.1. TÊN GỌI, ĐỊNH NGHĨA VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA LUẬT HỌC SO SÁNH (tiếp theo) Đặc điểm • Trước hết, có thể khẳng định rằng luật so sánh không phải là ngành luật hay lĩnh vực pháp luật thực định. • Thứ hai, đặc điểm quan trọng nhất của luật so sánh là so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt của giữa chúng. • Thứ ba, nghiên cứu luật so sánh không đồng nhất nghiên cứu pháp luật nước ngoài. • Thứ tư, luật so sánh là một ngành luật khoa học độc lập trong khoa học pháp lý. • Thứ năm, luật so sánh có phạm vi nghiên cứu rất rộng. 11 v1.0014105220
- 1.1.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬT HỌC SO SÁNH • Luật so sánh nghiên cứu gì? • Luật so sánh không nghiên cứu so sánh các ngành luật, các chế định pháp luật hay các quy phạm pháp luật khác nhau trong cùng một hệ thống pháp luật. • Nội dung cơ bản (bản chất) của các công trình nghiên cứu luật so sánh: So sánh các hệ thống pháp luật khác nhau nhằm tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt của chúng. • Ví dụ: Luật thương mại Việt Nam 1997 và 2005 dưới góc độ so sánh; Bộ luật dân sự của Thái Lan và Luật thương mại của Việt Nam hiện hành dưới góc độ so sánh; Bộ luật dân sự Pháp và Bộ luật dân sự Việt Nam hiện hành dưới góc độ so sánh. Từ đó có thể nhận định rằng các hệ thống pháp luật mới là đối tượng của luật so sánh. 12 v1.0014105220
- 1.1.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬT HỌC SO SÁNH (tiếp theo) • Thuật ngữ “hệ thống pháp luật (legal system)” Đây là một khái niệm có nhiều nội hàm khác nhau: Hệ thống pháp luật (theo nghĩa hẹp) là tổng thế các nguyên tắc, các quy phạm của một quốc gia hay một vùng lãnh thổ (có thể là nguyên tắc, quy phạm đạo đức; nguyên tắc, quy phạm chính trị; nguyên tắc, quy phạm pháp luật…) Hệ thống pháp luật (theo nghĩa rộng) được sử dụng để nói đến pháp luật của một nhóm quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà hệ thống pháp luật của chúng có những điểm chung nhất định. Những điểm tương đồng đó có thể là lịch sử hình thành và phát triển, triết lý pháp luật và kỹ thuật pháp lý… 13 v1.0014105220
- 1.1.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬT HỌC SO SÁNH (tiếp theo) • Thuật ngữ “dòng họ pháp luật” Bên cạnh thuật ngữ “hệ thống pháp luật” còn có thuật ngữ ”dòng họ pháp luật” (legal family) để chỉ một nhóm các hệ thống pháp luật có những điểm chung nhất định. Ví dụ: Dòng họ pháp luật Anh – Mỹ; dòng họ pháp luật xã hội chủ nghĩa…; “dòng họ Common law”: Hệ thống pháp luật gốc (bố/mẹ) là hệ thống pháp luật Anh. Các hệ thống pháp luật khác trong dòng họ được coi là các thế hệ tiếp theo của dòng họ. Do đó, thuật ngữ “dòng họ pháp luật” là thuật ngữ được sử dụng mang tính chất lịch sử, nguồn gốc sâu sa của một nhóm các hệ thống pháp luật có những điểm chung nhất định và cùng chịu ảnh hưởng của một hệ thống pháp luật gốc nào đó. 14 v1.0014105220
- 1.1.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬT HỌC SO SÁNH (tiếp theo) • Thuật ngữ “truyền thống pháp luật” Ngoài hai thuật ngữ nêu trên, các học giả cũng sử dụng khá phổ biến thuật ngữ “truyền thống pháp luật” (legal tradition) để chỉ đối tượng nghiên cứu của luật so sánh. Nó cũng được dùng để chỉ một nhóm các hệ thống pháp luật có những điểm chung nhất định, tuy nhiên khi sử dụng thuật ngữ này, các học giả đang quan tâm đến những vấn đề như: Vai trò của pháp luật trong xã hội; Chính thể, cấu trúc và hiệu lực của hệ thống pháp luật; Cách thức pháp luật được làm ra, áp dụng, nghiên cứu, hoàn thiện và giảng dạy… 15 v1.0014105220
- 1.1.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬT HỌC SO SÁNH (tiếp theo) • Phạm vi của đối tượng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luật so sánh là rất rộng. Cụ thể khi tiến hành một công trình nghiên cứu luật so sánh, người nghiên cứu phải thực hiện nghiên cứu các khía cạnh sau của đối tượng: Để xác định được những điểm tương đồng hay khác biệt giữa các hệ thống pháp luật, cần phải hiểu được quy định của các hệ thống pháp luật đó. Cần hiểu chúng được làm ra và được áp dụng như thế nào? Và vì thế cần phải hiểu cách thức giải thích các quy phạm pháp luật đó. Cần phải hiểu được quan điểm về vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ, các nguồn gốc pháp luật và thậm chí phải hiểu được cả cách thức đào tạo các luật gia ở các quốc gia đó. 16 v1.0014105220
- 1.1.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬT HỌC SO SÁNH (tiếp theo) • Cấp độ so sánh (vi mô – vĩ mô) Vì sao phải phân chia thành các cấp độ so sánh? Do phạm vi và đối tượng của luật so sánh rộng nên các nghiên cứu so sánh pháp luật có thể tiến hành so sánh một cách tổng thể, khái quát hệ thống pháp luật này với hệ thống pháp luật khác. Hoặc so sánh thành tố của hệ thống pháp luật này với thành tố tương ứng trong hệ thống pháp luật khác. Từ quan điểm đó, các học giả thường phân ra thành nhiều cấp độ so sánh khác nhau, tuy nhiên trong khuôn khổ chương trình chúng ta chỉ tìm hiểu hai cấp độ so sánh pháp luật là so sánh vĩ mô và so sánh vi mô. 17 v1.0014105220
- 1.1.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬT HỌC SO SÁNH (tiếp theo) So sánh vĩ mô (so sánh bên ngoài) So sánh vi mô (so sánh bên trong) Là so sánh những vấn đề cốt lõi của các hệ Là tập trung vào các vấn đề cụ thể trong các hệ thống pháp luật như: thống pháp luật. • Các hình thức pháp luật; • Xét về phạm vi, so sánh vi mô không bao • Các phương pháp tư duy; quát toàn bộ hệ thống pháp luật mà nó tập trung vào việc so sánh các quy phạm pháp • Các thủ tục được sử dụng; luật và các chế định pháp luật của các hệ • Các vấn đề như kĩ thuật lập pháp, thống pháp luật. phương pháp giải thích pháp luật; • So sánh ở cấp độ vi mô là so sánh các quy • Các loại nguồn và giá trị pháp lý của phạm pháp luật được sử dụng để giải quyết chúng trong hệ thống nguồn của các hệ một vấn đề thực tế cụ thể nào đó ở các hệ thống pháp luật… thống pháp luật khác nhau. Đây là cấp độ so sánh cao nhất Ví dụ: Việc so sánh chế định hợp đồng giữa các hệ thống pháp luật, so sánh các quy phạm điều chỉnh vấn đề hiệu lực hợp đồng giữa các hệ thống pháp luật khác nhau là những so sánh ở cấp độ vi mô. 18 v1.0014105220
- 1.1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬT HỌC SO SÁNH • Cách tiếp cận luật so sánh: Các sự vật, hiện tượng đều có thể so sánh được với nhau nhưng việc so sánh chỉ thực sự có ý nghĩa khi các đối tượng so sánh (yếu tố so sánh và yếu tố được so sánh) có những điểm chung nhất định. • Ví dụ: So sánh luật dân sự của Pháp với luật hình sự Đức có được không? Không cùng điều chỉnh một quan hệ xã hội tương đương mà cụ thể là quan hệ dân sự hoặc quan hệ hình sự. • Khi tiến hành so sánh chúng ta cần xác định 3 yếu tố, đó là: Yếu tố so sánh, yếu tố được so sánh và yếu tố mẫu số so sánh chung (những điểm chung). • Xác định mẫu số so sánh chung Những điểm chung hay còn gọi là yếu tố mẫu số so sánh chung được xác định như thế nào? Ở cấp độ so sánh vĩ mô thì các yếu tố mẫu số so sánh chung ở đây có thể là kinh tế, chính trị, văn hóa, địa lý, ngôn ngữ, tôn giáo… Tùy thuộc vào mục đích và sự quan tâm của người nghiên cứu. Ở cấp độ so sánh vi mô thì các yếu tố mẫu số so sánh chung đó là chức năng của các chế định, các quy phạm pháp luật (chúng có chức năng tương đương). Ví dụ: So sánh chế định luật dân sự của Pháp và Đức. 19 v1.0014105220
- 1.1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬT HỌC SO SÁNH (tiếp theo) Phương pháp Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê. chung Phương pháp so sánh lịch sử phù hợp với việc nghiên cứu các vấn đề khác biệt Phương pháp thuộc về bản chất, đặc trưng của các quốc gia. nghiên cứu Phương pháp so sánh quy phạm (văn bản pháp luật) phù hợp nghiên cứu ở cấp vi Phương pháp mô, cụ thể, quy mô nhỏ hẹp. đặc thù Phương pháp so sánh chức năng: Thích hợp nghiên cứu ở cấp vĩ mô, rộng lớn nhưng phải đảm bảo các yếu tố thời gian (kéo dài), chi phí, trình độ của người nghiên cứu (phải có kiến thức rộng về pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, địa lý…). 20 v1.0014105220
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án môn luật học so sánh
18 p | 779 | 146
-
Câu hỏi ôn tập Lý luận pháp luật
20 p | 501 | 121
-
KHÁI NIỆM CHUNG LUẬT DÂN SỰ VN
11 p | 293 | 60
-
BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM NGHĨA VỤ DÂN SỰ - ĐẶT CỌC, KÝ CƯỢC, KÝ QUĨ, BẢO LÃNH, TÍN CHẤP
4 p | 441 | 56
-
Bài giảng luật học so sánh chương 5 - Trần Vân Long
16 p | 241 | 40
-
Bài giảng luật học so sánh chương 4 - Trần Vân Long
16 p | 204 | 37
-
QUI ĐỊNH CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
8 p | 295 | 32
-
Đề thi môn học Pháp luật đại cương
12 p | 258 | 26
-
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI CON NGƯỜI GÂY RA
9 p | 298 | 23
-
Bài giảng Luật học so sánh: Bài 2 - ThS. Phạm Quý Đạt
45 p | 151 | 23
-
QUYỀN SỬ DỤNG TÀI SẢN - HỢP ĐỒNG THUÊ, MƯỢN TÀI SẢN
5 p | 283 | 20
-
Sự thay đổi trong pháp luật công ty và so sánh với pháp luật công ty Việt Nam
12 p | 125 | 15
-
THIỆT HẠI DO TÀI SẢN GÂY THIỆT HẠI
9 p | 93 | 10
-
Bài giảng Luật Tài chính: Bài 6 - ThS. Nguyễn Thị Hồng Nhung
27 p | 47 | 7
-
Bài giảng Luật học so sánh: Hệ thống pháp luật châu Âu lục địa - 1
31 p | 29 | 4
-
Bài giảng Luật học so sánh: Hệ thống pháp luật châu Âu lục địa - 2
54 p | 25 | 4
-
Bài giảng Luật học so sánh: Tổng quan về luật học so sánh
44 p | 20 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn