Bài giảng Luật học so sánh: Bài 2 - ThS. Phạm Quý Đạt
lượt xem 23
download
Bài giảng Luật học so sánh - Bài 2: Dòng họ civil law" tìm hiểu sự hình thành và phát triển của dòng họ Civil law; cấu trúc pháp luật trong các hệ thống pháp luật của dòng họ Civil law; nguồn luật trong các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil law; Hệ thống pháp luật Pháp; sự hình thành và phát Hệ thống pháp luật Đức triển của dòng họ Civil law; cấu trúc pháp luật trong các hệ thống pháp luật của dòng họ Civil law; nguồn luật trong các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil law; hệ thống pháp luật Pháp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Luật học so sánh: Bài 2 - ThS. Phạm Quý Đạt
- LUẬT HỌC SO SÁNH Giảng viên: ThS. Phạm Quý Đạt 1 v1.0014105220
- BÀI 2 DÒNG HỌ CIVIL LAW Giảng viên: ThS. Phạm Quý Đạt 2 v1.0014105220
- MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày được sự hình thành và phát triển của dòng họ Civil law. • Phân biệt được cấu trúc của các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil law. • Xác định được các loại nguồn luật và thứ bậc nguồn luật của các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil law. • Trình bày được những vấn đề cơ bản liên quan đến hệ thống pháp luật Pháp. • Trình bày được những vấn đề cơ bản liên quan đến hệ thống pháp luật Đức. 3 v1.0014105220
- CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Để học được môn học này, sinh viên cần có các kiến thức các môn học sau: • Lý luận Nhà nước và pháp luật; • Luật Hiến pháp. 4 v1.0014105220
- HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc tài liệu và tóm tắt những nội dung chính của từng phần giáo viên đã yêu cầu đọc. • Liên hệ và lấy ví dụ thực tế khi học đến từng vấn đề để nắm được nội dung các vấn đề đã được nêu trong bài giảng. • Giải quyết tình huống và luyện thi trắc nghiệm theo yêu cầu của bài. 5 v1.0014105220
- CẤU TRÚC NỘI DUNG 2.1 Sự hình thành và phát triển của dòng họ Civil law Cấu trúc pháp luật trong các hệ thống pháp luật của dòng họ 2.2 Civil law Nguồn luật trong các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ 2.3 Civil law 2.4 Hệ thống pháp luật Pháp 2.5 Hệ thống pháp luật Đức 6 v1.0014105220
- 2.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DÒNG HỌ CIVIL LAW 2.1.1. Sự hình thành và phát triển của dòng họ Civil law ở các nước châu Âu lục địa 2.1.2. Sự mở rộng của của dòng họ Civil law sang các khu vực khác trên thế giới 7 v1.0014105220
- 2.1.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DÒNG HỌ CIVIL LAW Ở CÁC NƯỚC CHÂU ÂU LỤC ĐỊA • Giai đoạn trước thế kỷ thứ XI Dòng họ Civil law chưa chính thức ra đời. Luật pháp thời kỳ này chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng tôn giáo và tập quán, nhiều quốc gia lấy luật lệ nhà thời làm luật lệ nhà nước. Đặc biệt, phần lớn các bộ tộc ở Tây Âu đã bị người La Mã đô hộ trong suốt 4 thế kỷ nên luật La Mã cổ đại đã có ảnh hưởng lớn ở đây. Năm 476 đế chế Tây La Mã bị tan rã nhưng đế chế Đông La Mã vẫn tồn tại. Năm 528, Hoàng đế Đông La Mã là Justinian đã ra lệnh hệ thống hóa và củng cố luật La Mã. Kết quả đã tạo nên công trình pháp luật lớn mang tên Corpus Juris Civilis có nghĩa là tập hợp các chế định luật dân sự. • Giai đoạn nghiên cứu Luật La Mã từ thế kỷ XI – XVIII Đánh dấu sự ra đời và hoạt động của các trường phái nghiên cứu về luật La Mã. Trường phái các nhà chú giải (giải thích Luật La Mã): Trường phái các vị giáo sự luật Glossators xuất hiện vào thế kỉ XIII ở Bologna – Italia. Mục đích tìm hiểu ý nghĩa ban đầu của các quy phạm luật La Mã. Trường phái các nhà bình luận: Commentator – Post Glossators (Italia – Thế kỷ XIV). Mục đích tìm cách giải thích nó sao cho phù hợp với đòi hỏi của xã hội đương thời. 8 v1.0014105220
- 2.1.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DÒNG HỌ CIVIL LAW Ở CÁC NƯỚC CHÂU ÂU LỤC ĐỊA (tiếp theo) Trường phái nhân văn – lịch sử: Humanists (Italia – thế kỷ XV) – nghiên cứu lịch sử nhằm khôi phục những khái niệm nguyên thủy của Luật La Mã cổ đại, do đó không có nhiều ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu luật. Trường phái Pandectists là trường phái của các nhà pháp điển hiện đại xuất hiện ở Đức vào thế kỷ XVI – phát triển và cải cách Luật La Mã cổ đại phù hợp để áp dụng với điều kiện, hoàn cảnh mới của nước Đức (tương tự như trường phái Commentator). Trường phái pháp luật tự nhiên – The Natural Law School xuất hiện vào thế kỷ XVII – XVIII tại Hà Lan. Trường phái này đấu tranh cho các quyền công dân và quyền con người, chống lại sự lạm dụng quyền lực của các cơ quan nhà nước. Kế thừa Hummanist, phủ nhận Glossators và Commentators, đưa ra mô hình của công pháp (luật công). Đây là sự phát triển cao hay nói cách khác là thế hệ thứ 2 của Commentator – Post Glossators. 9 v1.0014105220
- 2.1.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DÒNG HỌ CIVIL LAW Ở CÁC NƯỚC CHÂU ÂU LỤC ĐỊA (tiếp theo) • Giai đoạn từ thế kỷ XIII đến XVIII là giai đoạn hình thành hệ thống pháp luật thống nhất của châu Âu. Vào đầu thế kỷ XIII, châu Âu và các nước thuộc của châu Âu không có một hệ thống pháp luật thống nhất, mà là tồn tại hỗn hợp của luật thành văn, tập quan pháp và luật giáo hội. Sự tiếp nhận Luật La Mã: Việc nghiên cứu và giảng dạy Luật La Mã nhằm đào tạo các thẩm phán, luật sư và các chuyên gia pháp luật khác trong các trường đại học ở châu Âu trong nhiều thế kỉ dần dần đã tạo ra tư duy pháp luật chung về pháp luật thống nhất, người ta gọi hệ thống pháp luật thống nhất của châu Âu lục địa là Jus Commune. • Giai đoạn từ cuối thế kỷ XVIII đến nay Đây là giai đoạn được đánh dấu bằng những văn bản pháp luật quan trọng, là cuộc cách mạng lớn trong sự phát triển tư tưởng pháp luật của nhân loại – giai đoạn phục hồi và hưng thịnh pháp điển hóa. So với các công trình pháp điển hóa của La Mã thì hệ thống pháp luật của các quốc gia thuộc dòng họ pháp luật này có trình độ hệ thống hóa, pháp điển hóa vượt bậc và cao nhất trong lịch sử và trong tất cả các hệ thống pháp luật lớn trên thế giới. Các quốc gia này xây dựng khá nhiều bộ luật trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. 10 v1.0014105220
- 2.1.2. SỰ MỞ RỘNG CỦA DÒNG HỌ CIVIL LAW SANG CÁC KHU VỰC KHÁC TRÊN THẾ GIỚI • Nguyên nhân sự mở rộng: Có 2 nguyên nhân Do các cường quốc châu Âu mở rộng thuộc địa, đã mang theo sự ảnh hưởng của mình (pháp luật của mình) tới những nước đó. Ví dụ: Nam Mỹ, Bắc Phi… Do các nước trên thế giới có xu hướng muốn học hỏi văn minh pháp lý phương Tây. Ví dụ: Hai quốc gia ở châu Á chưa bị xâm chiếm đó là Nhật Bản và Thái Lan. Nhật Bản tổ chức nghiên cứu, biên dịch…các bộ luật ở phương Tây. Thái Lan: Tự nguyện tiếp nhận văn hóa pháp lý của các nước châu Âu lục địa để tránh nguy cơ bị xâm chiếm, nô dịch trong khi các quốc gia láng giềng đều bị 11 v1.0014105220xâm chiếm.
- 2.1.2. SỰ MỞ RỘNG CỦA DÒNG HỌ CIVIL LAW SANG CÁC KHU VỰC KHÁC TRÊN THẾ GIỚI (tiếp theo) • Phạm vi mở rộng: Châu Mỹ: Mang tính hỗn hợp, ảnh hưởng của cả Civil law và Common law. Châu Phi + Madagasca gồm: Theo Civil law 2 nhóm Giữa Civil law và Common law có liên minh Nam Phi Theo hỗn hợp Giữa Civil law và luật hồi giáo: Bắc Phi. Châu Á: Mô hình hệ thống pháp luật ở châu Á là phức tạp nhất. Một vài hệ thống pháp luật thuần Civil law: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ. Civil law + Luật hồi giáo: Ả rập, Afganixtan, Iran… 3 mô hình Civil law + Dòng họ pháp luật XHCN: Việt Nam, Triều hỗn hợp Tiên, Trung Quốc… Civil law + Common law: Phillippin và Indonesia… 12 v1.0014105220
- 2.2. CẤU TRÚC PHÁP LUẬT TRONG CÁC HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CỦA DÒNG HỌ CIVIL LAW 2.2.1. Sự phân chia pháp luật thành luật công và luật tư 2.2.2. Hệ quả của sự phân chia pháp luật thành luật công và luật tư 13 v1.0014105220
- 2.2.1. SỰ PHÂN CHIA PHÁP LUẬT THÀNH LUẬT CÔNG VÀ LUẬT TƯ Luật công • Khái niệm: Luật công là toàn bộ các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội mà các quan hệ xã hội này bao giờ cũng có sự tham gia của một chủ thể đặc biệt là Nhà nước. • Bao gồm quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau; quan hệ giữa Nhà nước với các cá nhân, tổ chức phi nhà nước (luật hành chính, luật hiến pháp…). • Đặc điểm Bảo vệ lợi ích chung, lợi ích toàn xã hội. Sử dụng phương pháp điều chỉnh là mệnh lệnh hành chính (mệnh lệnh phục tùng). Luật công được sử dụng để giải quyết các vụ việc tại hệ thống các cơ quan tài phán công. • Nguyên tắc cơ bản của luật công: Nguyên tắc đảm bảo quyền tự do bình đẳng cho mọi công dân. Quyền lực tối cao của Nhà nước thuộc về nhân dân. Nguyên tắc tôn trọng hiến pháp. Nguyên tắc pháp chế – mọi cơ quan nhà nước, cá nhân, tổ chức đều phải tôn trọng hiến pháp pháp luật. Nguyên tắc chịu trách nhiệm của Nhà nước: Mọi cơ quan nhà nước đều phải 14 v1.0014105220 chịu trách nhiệm về hành động của mình.
- 2.2.1. SỰ PHÂN CHIA PHÁP LUẬT THÀNH LUẬT CÔNG VÀ LUẬT TƯ (tiếp theo) Luật tư • Khái niệm: Là toàn bộ các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội mà nó không có sự tham gia của chủ thể đặc biệt là Nhà nước. Cụ thể là các quan hệ xã hội giữa: Cá nhân với cá nhân; Tổ chức với tổ chức (đều phi Nhà nước); Cá nhân với tổ chức (phi Nhà nước). Ví dụ: Luật Thương mại, Luật Dân sự… • Đặc điểm Mục đích bảo vệ lợi ích của cá nhân, tổ chức phi Nhà nước. Phương pháp sử dụng là thỏa thuận và bình đẳng giữa các chủ thể. Được sử dụng để giải quyết các vụ việc tại hệ thống các tòa án tư pháp. • Nguyên tắc cơ bản: Tự do ý chí là nguyên tắc bao trùm nhất. 15 v1.0014105220
- 2.2.2. HỆ QUẢ CỦA SỰ PHÂN CHIA PHÁP LUẬT THÀNH LUẬT CÔNG VÀ LUẬT TƯ • Ra đời một loạt các cơ quan tài phán công: Hệ thống tòa án hành chính, tài chính… Cơ quan bảo hiến. • Phân công lao động đặc trưng trong nghề luật đó là Luật sư công và Luật sư tư. • Thiết kế các môn học tại các khoa luật ở trường đại học. 16 v1.0014105220
- 2.3. NGUỒN LUẬT TRONG CÁC HỆ THỐNG PHÁP LUẬT THUỘC DÒNG HỌ CIVIL LAW 2.3.2. Phán quyết của 2.3.1. Luật thành văn tòa án 2.3.3. Tập quán 2.3.4. Học thuyết pháp luật pháp lý 2.3.5. Các nguyên tắc chung của pháp luật 17 v1.0014105220
- 2.3.1. LUẬT THÀNH VĂN • Pháp luật thành văn: Với trình độ hệ thống hóa, pháp điển hóa cao, pháp luật thành văn trong dòng họ Civil law là nguồn quan trọng nhất trong hệ thống các nguồn pháp luật. Pháp luật thành văn gồm: Các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành (ở đây là cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp) hình thành nên pháp luật thành văn. Vai trò của các quy phạm pháp luật phụ trợ cũng hết sức quan trọng (do các cơ quan hành pháp ban hành). • Hệ thống văn bản pháp luật thành văn Hiến pháp Điều ước quốc tế Các văn bản Bộ luật/luật Các văn bản khác (sắc lệnh, chỉ thị…) 18 v1.0014105220
- 2.3.2. PHÁN QUYẾT CỦA TÒA ÁN • Định nghĩa: Phán quyết của tòa án là những bản án đã tuyên hoặc sự giải thích, áp dụng pháp luật của tòa án được coi như tiền lệ làm cơ sở để các thẩm phán sau đó có thể áp dụng trong các trường hợp tương tự. • Vai trò: Không có giá trị bắt buộc áp dụng như luật thành văn, nó có thể bị hủy bỏ hoặc sửa đổi bất kỳ lúc nào phụ thuộc vào vụ việc mới. Các phán quyết của tòa án chỉ được thẩm phán áp dụng khi thấy rằng nó phù hợp với vụ án đang xét xử. Do đó các phán quyết của tòa án không được coi là nguồn luật cơ bản. • Ý nghĩa: Lấp lỗ hổng của pháp luật thực định. Ví dụ ở Pháp các quy định trong lĩnh vực bồi thường thiệt hại trong Bộ luật dân sự rất ít nên thường phải sử dụng các phán quyết của tòa để giải quyết các vụ việc trên thực tế. • Hình thức tồn tại: Hiện nay, ở nhiều nước châu Âu đã có các tuyển tập những phán quyết của tòa án chính thức như ở Pháp, Đức, Tây Ban Nha… và những phán quyết này ngày càng được khẳng định là một trong những nguồn không thể thiếu của pháp luật. 19 v1.0014105220
- 2.3.3. TẬP QUÁN PHÁP LUẬT • Hiệu lực của tập quán Pháp, Ý, Áo… tập quán có hiệu lực thấp hơn văn bản pháp luật. Đức, Thụy Sĩ, Hy Lạp coi tập quán và văn bản pháp luật có hiệu lực ngang nhau. • Vai trò của tập quán trong xã hội và pháp luật Xã hội là nguồn hình thành lâu đời và trở thành thói quen bắt buộc áp dụng của một cộng đồng. Hỗ trợ những lỗ hổng của pháp luật hiện đại (sự thiếu vắng của các văn bản pháp luât thành văn). • Phân loại tập quán pháp luật: Tập quán áp dụng đương nhiên: Nhà nước và Xã hội mặc nhiên thừa nhận và áp dụng khi có sự vật, hiện tượng xảy ra (con sinh ra mang họ bố, phụ nữ lấy chồng mang họ chồng, chồng chết vẫn mang họ chồng nếu không lấy chồng khác…). Tập quán áp dụng khi có sự dẫn chiếu của pháp luật (trực tiếp nói đến nó). Ví dụ một số lĩnh vực luật tư hoặc sở hữu như đất đai, hiệu lực hợp đồng, giải thích hợp đồng… Tập quán trái pháp luật: Nhà nước buộc phải thừa nhận vì các tập quán này được sử dụng rất phổ biến trong xã hội. 20 v1.0014105220
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án môn luật học so sánh
18 p | 782 | 146
-
Câu hỏi ôn tập Lý luận pháp luật
20 p | 501 | 121
-
Bài giảng về Luật so sánh
37 p | 507 | 94
-
Bài giảng Lý thuyết và chính sách thương mại quốc tế: Chương 2 - TS. Nguyễn Văn Sơn
40 p | 619 | 70
-
KHÁI NIỆM CHUNG LUẬT DÂN SỰ VN
11 p | 293 | 60
-
BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM NGHĨA VỤ DÂN SỰ - ĐẶT CỌC, KÝ CƯỢC, KÝ QUĨ, BẢO LÃNH, TÍN CHẤP
4 p | 441 | 56
-
Bài giảng luật học so sánh chương 5 - Trần Vân Long
16 p | 241 | 40
-
Bài giảng luật học so sánh chương 4 - Trần Vân Long
16 p | 204 | 37
-
QUI ĐỊNH CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
8 p | 296 | 32
-
Phương pháp so sánh luật
63 p | 299 | 29
-
Đề thi môn học Pháp luật đại cương
12 p | 259 | 26
-
Sự thay đổi trong pháp luật công ty và so sánh với pháp luật công ty Việt Nam
12 p | 126 | 15
-
Bài giảng Luật học so sánh: Bài 1 - ThS. Phạm Quý Đạt
37 p | 105 | 11
-
Bài giảng Luật Tài chính: Bài 6 - ThS. Nguyễn Thị Hồng Nhung
27 p | 47 | 7
-
Bài giảng Luật học so sánh: Hệ thống pháp luật châu Âu lục địa - 1
31 p | 33 | 4
-
Bài giảng Luật học so sánh: Hệ thống pháp luật châu Âu lục địa - 2
54 p | 26 | 4
-
Bài giảng Luật học so sánh: Tổng quan về luật học so sánh
44 p | 22 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn