intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Lý thuyết kiểm toán - Chương 1: Những vấn đề cơ bản của kiểm toán

Chia sẻ: Trần Ngọc Lâm | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:21

401
lượt xem
44
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương 1: Những vấn đề cơ bản của kiểm toán thuộc bài giảng Lý thuyết kiểm toán trình bày nội dung về khái niệm kiểm toán, quá trình ra đời, phát triển và sự cần thiết khách quan của kiểm toán trong nền kinh tế thị trường, chức năng của kiểm toán, đối tượng và khách thể kiểm toán, các loại kiểm toán, quy trình kiểm toán, chuẩn mực kiểm toán. Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Lý thuyết kiểm toán - Chương 1: Những vấn đề cơ bản của kiểm toán

  1. MÔN HỌC LÝ THUYẾT KIỂM TOÁN
  2. MÔN HỌC LÝ THUYẾT KIỂM TOÁN Nội dung Chương 1: Những vấn đề cơ bản của kiểm toán Chương 2: Các tổ chức kiểm toán và hoạt động của các tổ chức kiểm toán Chương 3: Báo cáo kiểm toán Chương 4: Gian lận và sai sót- Trọng yếu và rủi ro Chương 5: Cơ sở dẫn liệu và bằng chứng kiểm toán Chương 6: Hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro kiểm soát Chương 7: Phương pháp kiểm toán và kỹ thuật chọn mẫu trong công tác kiểm toán Chương 8: Tổ chức và quản lý kiểm toán
  3. MÔN HỌC LÝ THUYẾT KIỂM TOÁN CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA KIỂM TOÁN
  4. KẾT CẤU CHƯƠNG 1 1.1 Khái niệm kiểm toán 1.2 Quá trình ra đời, phát triển và sự cần thiết khách quan của kiểm toán trong nền kinh tế thị trường 1.3 Chức năng của kiểm toán 1.4 Đối tượng và khách thể kiểm toán 1.5 Các loại kiểm toán 1.6 Quy trình kiểm toán 1.7 Chuẩn mực kiểm toán
  5. MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Mục tiêu Nắm được về khái niệm và sự cần thiết khách quan, chức năng, đối tượng, khách thể, các loại kiểm toán, quy trình và chuẩn mực kiểm toán - Yêu cầu  Sinh viên phải đọc tài liệu trước khi đến lớp nghe giảng, tham gia thảo luận. - Phương pháp nghiên cứu Tự nghiên cứu tài liệu, nghe giảng và thảo luận.
  6. Tài liệu tham khảo  Giáo trình kiểm toán của Học viện tài chính  Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán  Auditing, Alvin Aren, 1997
  7. 1.1 KHÁI NIỆM KIỂM TOÁN - Khái niệm: Kiểm toán là quá trình các kiểm toán viên (KTV) độc lập và có năng lực tiến hành thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin được kiểm toán nhằm xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập. - Giải thích khái niệm:  KTV độc lập và có năng lực:  Thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán  Các thông tin được kiểm toán:  Các chuẩn mực đã được thiết lập:
  8. 1.2.QUÁ TRÌNH RA ĐỜI, PHÁT TRIỂN VÀ SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA KIỂM TOÁN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.2.1 Qúa trình ra đời và phát triển của kiểm toán 1.2.2 Sự cần thiết khách quan của kiểm toán trong nền kinh tế thị trường
  9. 1.2.1 QÚA TRÌNH RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KIỂM TOÁN - Lịch sử hình thành sơ đồ1 - Sự phát triển về nội dung và hình thức kiểm toán: +Hình thức tổ chức:  Cung cấp dịch vụ của một nhóm KTV hoặc của văn phòng kiểm toán riêng biệt  Các tổ chức, tập đoàn lớn: KPMG, E&Y, DELOITTE… +Quy trình và phương pháp kỹ thuật kiểm toán  Từ kiểm toán cổ điển > quy trình kiểm toán chặt ch ẽ  Từ kiểm toán toàn diện sang kiểm toán chọn mẫu  Từ kiểm toán tonà bộ số liệu sang biết d ựa vào hệ thống kỉêm soát nội bộ  Từ xét đoán cảm tính sang xét đoán nghề nghi ệp, khách quan  ….. +Phạm vi kiểm toán: Kiểm toán BCTC > Kiểm toán hoạt động +Chức năng kiểm toán: Kiểm tra xác nhận > Tư vấn trình bày ý kiến trong tương lai
  10. 1.2.2 SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA KiỂM TOÁN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG  Rủi ro thông tin. Nguyên nhân: Thứ nhất: Khoảng cách lớn giữa người sử dụng thông tin và người cung cấp thông tin cùng với sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản Thứ hai: Khối lượng thông tin quá nhiều Thứ ba: Tính phức tạp của thông tin ngày càng tăng Thứ tư: Khả năng thông đồng trong xử lý thông tin có lợi cho người cung cấp thông tin ngày càng lớn Giảm rủi ro thông tin bằng cách: Cách 1: Người sử dụng thông tin tự kiểm tra các thông tin mà mình đã sử dụng Cách 2: Người cung cấp thông tin bị ràng buộc trách nhiệm pháp lý hoặc ng ưoiừ cung cấp thông tin chia sẻ rủi ro thông tin cùng người quản trị doanh nghi ệp Cách 3: Chỉ sử dụng thông tin khi đã được kiểm toán xác nhận  Tác dụng của kiểm toán: Thứ nhất: Kiểm toán tạo niềm tin cho những người quan tâm Thứ hai: Kiểm toán góp phần hướng dẫn nghiệp vụ và ổn định củng cổ hoạt động tài chính, kế toán nói riêng và hoạt động của các đơn vị được kiểm toán nói chung Thứ ba: Kiểm toán góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý
  11. 1.3.CHỨC NĂNG CỦA KIỂM TOÁN  Thứ nhất: Chức năng cơ bản là kiểm tra và xác nhận (chức năng xác minh)  Thứ hai: Chức năng trình bày ý kiến (chức năng tư vấn)
  12. 1.4.ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ CỦA KIỂM TOÁN 1.4.1 Đối tượng của kiểm toán Là loại thông tin cần kiểm toán (thông tin được kiểm toán) - Báo cáo tài chính và thực trạng về tài sản, nghiệp vụ kinh tế phát sinh Link1 - Thực trạng việc chấp hành luật pháp, chính sách chế độ và những quy định - Tính hiệu lực, hiệu quả và tính kinh tế của hoạt động 1.4.2 Khách thể kiểm toán - Đối với kiểm toán nội bộ: là các bộ phận cấu thành trong chính đ ơn vị đó. - Đối với kiểm toán Nhà nước: gồm tất cả các đơn vị, tổ chức, cá nhân có sử dụng ngân sách nhà nước, tiền và tài sản nhà nước - Đối với kiểm toán độc lập: là tất cả các đơn vị, doanh ngiệp, các t ổ chức trong mọi lĩnh vực có nhu cầu được kiểm toán
  13. Link1 BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ THỰC TRẠNG VỀ TÀI SẢN, NGHIỆP VỤ KINH TẾ PHÁT SINH  Đối với BCTC, KTV phải đánh giá toàn diện về sổ kế toán, chứng từ, thực trạng hoạt động kinh tế tài chính trên các mặt: - Tính hiện thực của các thông tin kế toán - Tính hợp pháp, hợp lý của các tài liệu kế toán - Sự phù hợp giữa tài liệu kế toán với thực trạng hoạt động của đơn vị - Độ tin cậy của các tài liệu kế toán  Đối với hoạt động kinh tế tài chính đánh giá trên các khía cạnh: - Sự hợp pháp, hợp lý của hoạt động kinh tế - Hoạt động kinh tế phải tuân thủ những quy luật chung - Hoạt động kinh tế tài chính phải tiết kiệm - Hoạt động kinh tế phải có kế hoạch
  14. 1.5 CÁC LOẠI KIỂM TOÁN  1.5.1 Phân loại kiểm toán theo mục đích của kiểm toán (hay theo đối tượng trực tiếp của kiểm toán) - Kiểm toán hoạt động Link2  Định nghĩa  Đối tượng kiểm toán  Chuẩn mực so sánh - Kiểm toán tuân thủ Link3 - Kiểm toán BCTC Link4 
  15. Link2 KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG - Định nghĩa: Kiểm toán hoạt động là loại kiểm toán nhằm để xem xét và đánh giá về tính kinh tế, tính hiệu lực, và hiệu quả của các hoạt động được kiểm toán  Tính kinh tế: Sự tiết kiệm các ngu ồn lực  Tính hiệu lực: Là khả năng về mức độ hoàn thành các nhi ệm v ụ và mục tiêu đã xác định của đơn vị  Tính hiệu quả: Là việc đạt được kết quả cao nhất v ới m ột nguồn lực nhất định, hay còn gọi là nguyên tắc tối đa - Đối tượng kiểm toán: là các hoạt động được kiểm toán - Chuẩn mực so sánh: Là các tiêu chí dùng để đánh giá tính kinh tế, tính hiệu lực và hiệu quả của hoạt động được kiểm toán
  16. Link3 KIỂM TOÁN TUÂN THỦ  Định nghĩa: Là loại kiểm toán nhằm để xem xét đơn vị được kiểm toán có tuân thủ các quy định mà các cơ quan có thẩm quyền cấp trên hoặc cơ quan chức năng của Nhà nước hoặc cơ quan chuyên môn đề ra hay không  Đối tượng kiểm toán: Là tình hình tuân thủ các quy định mà các cơ quan có thẩm quyền cấp trên hoặc cơ quan chức năng nhà nước…đề ra hay không?  Chuẩn mực so sánh : Là các quy định của các cấp có thẩm quyền hoặc của cơ quan chức năng đề ra.
  17. Link4 KIỂM TOÁN BCTC   Định nghĩa: Là loại kiểm toán nhằm kiểm tra và xác nhận về tính trung thực và hợp lý của các BCTC được kiểm toán  Đối tượng kiểm toán: BCTC  Chuẩn mực so sánh: Các chuẩn mực và chế độ kế toán, các quy định pháp lý khác có liên quan.
  18. 1.5.2 MỘT SỐ CÁCH PHÂN LOẠI KHÁC  Phân loại kiểm toán theo loại hình tổ chức kiểm toán: - Kiểm toán nội bộ - Kiểm toán Nhà nước - Kiểm toán độc lập  Phân loại kiểm toán theo mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể kiểm toán - Kiểm toán bên trong (nội kiểm) - Kiểm toán bên ngoài (ngoại kiểm)  Phân loại kiểm toán theo quan hệ pháp lý đối với khách thể kiểm toán - Kiểm toán tự nguyện - Kiểm toán bắt buộc  Phân loại kiểm toán theo tính chu kỳ của kiểm toán - Kiểm toán thường kỳ - Kiểm tóan định kỳ - Kiểm toán bất thường
  19. 1.6 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN  Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán - Công tác chuẩn bị - Lập kế hoạch kiểm toán - Xây dựng chương trình kiểm toán  Giai đoạn thực hiện kiểm toán - Thực hiện các khảo sát kiểm soát (nếu có) - Thực hiện các thủ tục phân tích và các khảo sát chi tiết về số dư  Giai đoạn kết thúc kiểm toán - Tổng hợp kết quả - Lập và công bố BCKT
  20. 1.7 CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN - Khái niệm: Chuẩn mực kiểm toán được hiểu là những quy định về những nguyên tắc, thủ tục cơ bản và những hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và thủ tục cơ bản đó trong quá trình kiểm toán. - Mối liên hệ giữa chuẩn mực kiểm toán quốc gia và các chu ẩn mực kiểm toán quốc tế o Chuẩn mực kiểm toán quốc tế (CMKTQT)được soạn thảo và phát hành trên cơ sở phân tích, tổng hợp, nghiên cứu và làm hài hòa chuẩn mực ki ểm toán quốc gia o Khi phát hành CMKTQT trở thành căn cứ để các quốc gia hài hòa hóa chuẩn mực kiểm toán của mình. Đối với quốc gia chưa có hệ thống chuẩn mực kiểm toán thì CMKTQT có thể được sử dụng như cơ sở xây dựng chuẩn mực kiểm toán cho quốc gia. - Cấu trúc, nội dung và hình thức pháp lý c ủa hệ thống chuẩn mực ki ểm toán: o Quy tắc về đạo đức nghề nghiệp o Những chuẩn mực chuyên môn o Hình thức pháp lý của chuẩn mực kiểm toán
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2