intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng môn Thể dục lớp 8: Nhảy cao

Chia sẻ: Thái Từ Khôn | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:21

23
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng môn Thể dục lớp 8: Nhảy cao được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học sinh biết xác định điểm giậm nhảy và hướng chạy đà; biết cách đo và điều chỉnh đà; các giai đoạn của kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua;... Mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng môn Thể dục lớp 8: Nhảy cao

  1. THỂ DỤC 8 NHẢY CAO
  2. XÁC ĐỊNH ĐIỂM GIẬM NHẢY VÀ HƯỚNG CHẠY ĐÀ Có nhiều cách xác định điểm giậm nhảy và góc độ chạy đà. Cách 1: Người đứng thẳng mặt và thân quay chếch vào 1/3 độ dài của xà . Tay cùng bên với chân lăng đưa sang ngang, bàn tay chạm xà. Tiếp theo đá chân lăng về trước lên cao. Nếu bàn chân chạm xà là góc độ chạy đà quá lớn, cần đều chỉnh lại bằng cách xoay mũi chân giậm nhảy ra ngoài. Nếu bàn chân khi đá lăng cách xà quá xa là góc độ chạy đà quá nhỏ so với xà
  3. XÁC ĐỊNH ĐIỂM GIẬM NHẢY VÀ HƯỚNG CHẠY ĐÀ Cách  2:  GV  có  thể  kẻ  sẳn  ô  giậm  nhảy  và  hướng  chạy đà chung cho hs cả lớp chạy đà rồi điều chỉnh  dần điểm giậm nhảy của từng người cho phù hợp.
  4. XÁC ĐỊNH ĐIỂM GIẬM NHẢY VÀ HƯỚNG CHẠY ĐÀ
  5. CÁCH ĐO VÀ ĐIỀU CHỈNH ĐÀ Đo  đà  bằng  cách  đo  từ  diểm  giậm  nhảy  ngược  lại  với  hướng  chạy  đà.  Mỗi  bước  đà  bằng  hai  bước  đi  thường.  Chạy  đà  theo  bước  lẽ,  chân  giậm  đặt  phía  sau.  Nếu  sau  chạy  đà  mà  chân  đặt  không  đúng  vị  trí  giậm  nhảy  như  quá  xa  hoặc  quá  gần  xà  với  điểm  giậm nhảy thì điều chỉnh  đường đà gần lại hoặc xa  ra một khoảng tương đương. Việc chạy đà đúng rất  khó,  đòi  hỏi  người  tập  phải  thử  nhiều  lần  dưới  sự  giúp đỡ của giáo viên.
  6. ĐẶT CHÂN VÀO ĐIỂM GIẬM NHẢY Chuẩn  bị:  Đặt  chân  lăng  phía  trước bằng cả bàn chân, chân giậm  phía  sau  co  gối,  mũi  chân  chạm  đất,  hai  tay  đưa  ra  trước  hơi  co,  trọng tâm dồn vào chân trước. Động  tác:  Đưa  nhanh  chân  giậm  nhảy vươn dài về trước chạm đất  bằng  gót  chân  đồng  thời  đưa  hai  tay vòng ra sau, hai khuỷu tay nâng  lên như tư thế bước đà cuối trước  khi giậm nhảy.
  7.                  MÔ PHỎNG ĐỘNG TÁC QUA XÀ  ­ Chuẩn bị: Đứng ở tư thế bước đà cuối trước khi giậm nhảy  ­ Động tác: Đá chân lăng từ sau­ra trước­lên cao, đồng thời  hơi ngả thân trên về trước và đánh mạnh hai tay từ sau­về  trước­lên cao. Khi lăng chân đến đỉnh cao thì hất vòng qua  xà và chuyển mông cùng bên sang phía bên kia xà, rồi đặt  chân chạm đất bằng cả bàn chân. Dồn trọng tâm vào chân  lăng, đá mạnh chân giậm nhảy lên cao hất vòng qua xà,  chuyển toàn bộ thân người sang phía bên kia xà thành tư thế  thẳng đứng 
  8. ĐÀ MỘT, BA BƯỚC GIẬM NHẢY QUA XÀ ­ Chuẩn  bị:  Đứng  theo  hướng  chạy  đà  và  cách  xà  khoảng  0.8­1m,  chân  lăng  phía  trước  chân  giậm  phía sau, hai tay buông tự nhiên. ­ Động  tác:  Bước  chân  giậm  nhảy  vè  trước  một  bước  và  thực  hiện  động  tác  như  ở  bước  đà  cuối  cùng, sau đó giậm nhảy và thực hiện các động tác  qua xà kiểu “bước qua” hoặc đi hay chạy ba bước  đà – giậm nhảy qua xà kiểu “bước qua”.
  9. KỸ THUẬT NHẢY CAO KIỂU BƯỚC  QUA Kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua gồm 4 giai đoạn: 1.Giai đoạn chạy đà 2.Giai đoạn giậm nhảy 3.Giai đoạn trên không (qua xà) 4.Giai đoạn tiếp đất
  10. GIAI ĐOẠN CHẠY ĐÀ Kỹ thuật giai đoạn chạy đà gồm có: Tư thế chuẩn bị  trước khi chạy đà và kỹ thuật các bước chạy đà. ­Tư thế chuẩn bị trước khi chạy đà: Có nhiều cách  đứng trước khi chạy đà. Và cách sau đây là phổ biến  nhất. Đứng chân lăng phía trước, chạm đất bằng nửa trước  bàn chân, mũi chân sát vạch xuất phát hơi khuỵu gối  trọng tâm dồn nhiều vào chân trước. Chân giậm nhảy  phía sau khuỵu gối nhiều hơn, mũi chân chạm đất  cách gót chân trước 15­20 cm, thân ngả ra trước, hai  tay buông tự nhiên, tập trung chú ý, mắt nhìn theo  hướng chạy vào xà. 
  11. GIAI ĐOẠN CHẠY ĐÀ Kỹ thuật chạy đà có 2 phần: 1. Phần thứ nhất gồm một số bước đà đầu:  Cần tăng dần độ dài bước chạy và tốc độ sau đó duy trì  tốc độ cho đến khi giậm nhảy. Một số bước chạy ban  đầu đặt chân chạm đất bằng nửa trước bàn chân. 2. Ba bước đà cuối; ­Bước thứ nhất: Đưa chân giậm nhảy ra trước dài hơn  các bước trước đó và đặt gót chân chạm đất phía trước. ­Bước  thứ  2:  Đưa  nhanh  chân  lăng  ra  trước  để  thực  hiện  bước  2.  Đây  là  bước  dài  nhất  trong  3  bước  đà  cuối.
  12. GIAI ĐOẠN CHẠY ĐÀ Khi  chân  chạm  đất  hơi  miết  bàn  chân  xuống  đất  –  ra  sau. Việc  duy trì tốc  độ  đà đạt  được lúc  này rất  quan  trọng, vì vậy cần giữ cho thân thẳng, không được ngả  vai ra sau trước khi kết thúc thời kỳ chống. ­ Bước thứ 3: Chủ động đưa chân giậm nhảy và hông  cùng bên vươn nhanh về trước để đặt gót bàn chân vào  điểm  giậm  nhảy.  Lúc  này  chân  giậm  nhảy  gần  như  thẳng, toàn bộ thân, hông, đùi và cẳng chân ngã chếch  ra  sau.  Không  phải  thân  trên  chủ  động  ngả  ra  sau,  mà  chủ  yếu  do  đưa  nhanh  vùng  hông  và  chân  giậm  nhảy  về  trước  tạo  nên.  Hai  tay  hơi  co,  khuỷu  tay  hướng  ra  sau nâng cao gần bằng vai để sẵn sàng đánh tay hỗ trợ  giậm nhảy.
  13. GIAI ĐOẠN CHẠY ĐÀ
  14. GIAI ĐOẠN GIẬM NHẢY Bàn chân giậm nhảy  ở bước đà cuối cùng tiếp đất bằng  gót,  sau  đó  nhanh  chóng  chuyển  sang  cả  bàn,  tiếp  theo  chùng  gối  để  tạo  thế  co  cơ  khi  giậm  nhảy.  Khi  giậm  nhảy dùng hết sức của chân  đạp thật mạnh, thật nhanh  xuống  đất  để  bật người  lên cao như sức bật của lò xo.  Phối hợp với chân giậm nhảy khi đạp đất, chân lăng đá  mạnh từ sau – ra trước – lên cao, hai tay đánh từ sau – ra  trước  –  lên  cao  hướng  khuỷu  tay  sang  hai  bên  và  dừng  đột ngột  ở độ cao ngang vai để tạo một lực nâng cơ thể  lên cao. Cần phối hợp chính xác và nhịp nhàng giữa chạy  đà và giậm nhảy với góc độ hợp lý thì mới đạt thành tích  cao.
  15. GIAI ĐOẠN GIẬM NHẢY
  16. GIAI ĐOẠN TRÊN KHÔNG( QUA XÀ) Giai đoạn trên không bắt  đầu khi chân giậm nhảy rời  khỏi  mặt  đất,  người  đang  bay  lên  cao,  chân  đá  lăng  duỗi  phía  trước,  chân  giậm  nhảy  duỗi  chếch  xuống  dưới phía sau. Khi bay gần đến điểm cao nhất, thì gập  thân,  tay  cùng  bên  với  chân  lăng  duỗi  về  trước  phối  hợp với hất chân lăng theo một vòng cung qua xà. Cùng  lúc  với  chân  lăng  qua  xà,  nhanh  chóng  co  chân  giậm  nhảy, sau đó đá mạnh lên cao – ra trước, tiếp theo hơi  xoay  người  lại  phía  xà  hất  mạnh  chân  giậm  nhảy  và  mông  cùng  bên  đi  theo  một  vòng  cung  qua  xà.  Hai  tay  phối hợp tự nhiên nhưng hướng đi cao hơn tầm xà để  không đập tay vào xà
  17. GIAI ĐOẠN TRÊN KHÔNG
  18. GIAI ĐOẠN TIẾP ĐẤT Sau  khi  qua  xà,  chân  đá  lăng  chủ  động  tiếp  đất  trước  bằng  nửa  bàn  chân  hay  cả  bàn  chân,  sau  đó  đến  chân  giậm nhảy tiếp đất, cả hai chân cần chùng gối để giảm  chấn động. Khi nhảy  ở các mức xà cao có thể tiếp đất  bằng hai chân cùng một lúc.
  19. KỸ THUẬT NHẢY CAO BƯỚC QUA
  20. KỸ THUẬT NHẢY CAO BƯỚC QUA
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2