
Bài giảng Nguyên lý kinh tế và quản lý xây dựng: Chương 3 - Huỳnh Ngọc Thi
lượt xem 0
download

Bài giảng "Nguyên lý kinh tế và quản lý xây dựng" Chương 3 - Đầu tư xây dựng cơ bản và hiệu quả kinh tế đầu tư, được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Khái niệm đầu tư xây dựng; hiệu quả kinh tế đầu tư. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Nguyên lý kinh tế và quản lý xây dựng: Chương 3 - Huỳnh Ngọc Thi
- Ho Chi Minh City University of Technology (HCMUT) Chương 3 ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ ĐẦU TƯ
- Tổng Quan LOGO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG I - KHÁI NIỆM ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ HIỆU II – HIỆU QUẢ KINH TẾ ĐẦU TƯ QUẢ KINH TẾ ĐẦU TƯ
- I- KHÁI NIỆM ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LOGO 1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại hoạt động đầu tư a. Khái niệm về đầu tư Hoạt động đầu tư nói chung là hoạt động bỏ vốn vào các lĩnh vực kinh tế xã hội nhằm thu được các lợi ích dưới các hình thức khác nhau. Hoạt động đầu tư thực hiện bằng cách tiến hành xây dựng các tài sản cố định gọi là đầu tư XDCB. Ví dụ: đầu tư mua sắm thêm MMTB, nguyên vật liệu để mở rộng quy mô sản xuất; đầu tư vào thị trường chứng khoán; đầu tư vào bất động sản... b. Đặc điểm về đầu tư Tạo tiền đề vật chất cho việc xây dựng. Tạo ra TSCĐ mới cho nền KTQD. Tạo ra sự thay đổi căn bản làm tăng năng lực sản xuất của các ngành kinh tế. Góp phần cân đối lại lực lượng lao động, phân bố hợp lý sức sản xuất. Quy mô và cấp độ đầu tư cơ bản còn phản ánh quy mô, tốc độ phát triển của nền KTQD. Ví dụ: đầu tư để xây dựng nhà cửa, đầu tư để xây dựng các tuyến đường, các cây cầu... TS. Pham Vu Hong Son
- I- KHÁI NIỆM ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LOGO TS. Pham Vu Hong Son
- I- KHÁI NIỆM ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LOGO TS. Pham Vu Hong Son
- I- KHÁI NIỆM ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LOGO TS. Pham Vu Hong Son
- I- KHÁI NIỆM ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LOGO c. Phân loại hoạt động đầu tư Để thuận tiện cho việc theo dõi, quản lý và đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư người ta có thể phân loại chúng theo các tiêu chí khác nhau. 1) Theo chủ đầu tư (ai đầu tư) Chủ đầu tư là nhà nước. Chủ đầu tư là các doanh nghiệp. Chủ đầu tư là các cá thể riêng lẻ. 2) Theo đối tượng đầu tư (đầu tư cho cái gì) Đầu tư cho các đối tượng vật chất để khai thác cho sản xuất và cho các lĩnh vực hoạt động khác. - Đầu tư cho tài chính. Ví dụ như: mua cổ phiếu, trái phiếu, cho vay... TS. Pham Vu Hong Son
- I- KHÁI NIỆM ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LOGO 3) Theo nguồn vốn (tiền từ đâu ra) - Vốn nhà nước, bao gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn đầu tư phát triển của DN nhà nước và các vốn khác do nhà nước quản lý. - Vốn hỗ trợ và phát triển chính thức (ODA). - Vốn tín dụng thương mại. - Vốn hợp tác liên doanh với nước ngoài của các DN nhà nước. - Vốn đóng góp của nhân dân. - Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI). - Các nguồn vốn khác hoặc các nguồn vốn hỗn hợp từ nhiều nguồn vốn. TS. Pham Vu Hong Son
- I- KHÁI NIỆM ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LOGO 4) Theo cơ cấu đầu tư (đầu tư như thế nào) Đầu tư theo các ngành kinh tế. Đầu tư theo vùng lãnh thổ. Đầu tư theo các thành phần kinh tế. 5) Theo góc độ tái sản xuất TSCĐ Đầu tư mới (xây dựng, mua sắm TSCĐ loại mới). Đầu tư lại (thay thế, cải tạo TSCĐ hiện có). 6) Theo góc độ trình độ kỹ thuật - Đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu. + Đầu tư theo chiều rộng là đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất với kỹ thuật lập lại như cũ. + Đầu tư theo chiều sâu là đầu tư vào việc áp dụng các kỹ thuật sản xuất tiên tiến với quy mô sản xuất như cũ. - Đầu tư theo tỷ trọng vốn đầu tư. TS. Pham Vu Hong Son
- I- KHÁI NIỆM ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LOGO 7) Theo thời đoạn kế hoạch Đầu tư ngắn hạn (thời gian đầu tư 1 năm). 8) Theo tính chất và quy mô của dự án Dự án nhóm A Dự án nhóm B Dự án nhóm C TS. Pham Vu Hong Son
- I- KHÁI NIỆM ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LOGO d. Quá trình đầu tư xây dựng: có 3 giai đoạn Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầu tư, công việc chính là lập DAĐT và thẩm định dự án. Giai đoạn 2: Thực hiện đầu tư, công việc chính là khảo sát, thiết kế , thẩm định phê duyệt hồ sơ thiết kế- dự toán, Tổ chức đấu thầu, Thi công xây dựng công trình Giai đoạn 3: Kết thúc xây dựng và đưa công trình vào khai thác sử dụng, công việc chính là nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác, Bảo hành công trình, Quyết toán vốn đầu tư. TS. Pham Vu Hong Son
- II- HIỆU QUẢ KINH TẾ ĐẦU TƯ LOGO Các phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư? Đánh giá theo nhóm chỉ tiêu tĩnh: Phương pháp chi phí Phương pháp lợi nhuận Phương pháp hoàn vốn Đánh giá theo nhóm chỉ tiêu động: Phương pháp giá trị hiện tại Phương pháp giá trị tương lai Phương pháp suất thu lợi nội tại Phương pháp thời gian hoàn vốn Phương pháp tỷ số thu chi TS. Pham Vu Hong Son
- II- HIỆU QUẢ KINH TẾ ĐẦU TƯ LOGO Giá trị tiền tệ theo thời gian Ñoàng tieàn thay ñoåi giaù trò theo thôøi gian Mọi dự án đầu tư đều liên quan đến chi phí và lợi ích. Hơn nữa các chi phí và lợi ích đó lại xảy ra những mốc thời gian khác nhau, do đó phải xét đến vấn đề giá trị của tiền tệ theo thời gian. Sự thay đổi số lượng tiền sau một thời đoạn nào đấy biểu hiện giá trị theo thời gian của đồng tiền và được biểu thị thông qua lãi tức với mức lãi suất nào đó. TS. Pham Vu Hong Son
- II- HIỆU QUẢ KINH TẾ ĐẦU TƯ LOGO Lãi suất Là mức lãi tức,trong một đơn vị thời gian của một đơn vị tiền tệ.Như vậy: Lãi suất=(Lãi tức trong một đơn vị thời gian/Vốn gốc)x100% Đơn vị thời gian để tính lãi suất thường là một năm.Trong trường hợp lạm phát cao,lãi suất tương đối lớn,đơn vị được tính là tháng hoặc quý. Ý nghĩa của lãi suất là : -Đối với người cho vay,lãi suât chính là suất thu lợi có được do việc cho vay vốn mang lại. -Đối với người đi vay để đầu tư vào sản xuất kinh doanh hiệu suất sản xuất phải lớn hơn lãi suất vay vốn thì mới có lợi. -Người cho vay muốn có lãi suất cho vay cao,người đi vay muốn đi vay thấp.Khi muốn tăng mức cho vay vốn,thì lãi suất cho vay giảm xuống.Trong thị trường vốn khi đạt được sự cân bằng giữa hai bên thì lãi suất được xác lập.Khi sự cân bằng mất đi,lãi suất sẽ thay đổi.Như vậy,lãi suất có thể coi là giá cả trên thị trường vốn,khi cung lớn hơn cầu thì lãi suất sẽ giảm,khi cầu lớn hơn cung thì lãi suất sẽ tăng. TS. Pham Vu Hong Son
- II- HIỆU QUẢ KINH TẾ ĐẦU TƯ LOGO Giá trị tương đương: Nếu hôm nay ta đầu tư một triệu đồng,với lãi suất i = 15%/năm thì một năm sau ta sẽ có được 1,15 triệu đồng.Ta nói rằng đồng tiền có giá trị thay đổi theo thời gian dưới tác dụng của lãi suất. Ta cũng có thể nói rằng một đồng của hôm nay tương đương với 1,15 đồng của ngày này năm sau,hoặc 1,15 đồng của ngày hôm nay tương đương với một đồng của ngày này năm ngoái với lãi suất 15%/năm. Khái niệm giá trị tương đương giúp ta có thể quy đổi các khoản tiền xuất hiện tại các thời điểm bất kỳ về một thời điểm bất kỳ nào khác trên trục thời gian,kể cả gốc hoặc về một năm n nào đó trong tương lai. TS. Pham Vu Hong Son
- II- HIỆU QUẢ KINH TẾ ĐẦU TƯ LOGO Giá trị tiền tệ theo thời gian Gọi: P là giá trị tiền tệ ở thời điểm hiện tại (tại thời điểm số 0). F là giá trị tiền tệ ở tương lai (thời điểm N). A là 1 chuỗi các giá trị tiền tệ có trị số bằng nhau và kéo dài trong 1 số thời đoạn. N là số lượng các thời đoạn (tháng, quý, năm). i là lãi suất tính trong 1 thời đoạn (%). TS. Pham Vu Hong Son
- II- HIỆU QUẢ KINH TẾ ĐẦU TƯ LOGO Lãi tức là biểu hiện giá trị gia tăng theo thời gian của tiền tệ xác định bằng hiệu số tổng vốn tích luỹ được (kể cả vốn gốc và lãi) và số vốn gốc ban đầu, (Lãi tức) = (Tổng vốn tích lũy) - (Vốn đầu tư ban đầu) Có hai loại lãi tức lãi tức đơn và lãi tức ghép. Tính tích luõy O Thôøi gian n Hieän taïi (P) Ngoïn Tính chieát khaáu Töông lai (F) TS. Pham Vu Hong Son
- II- HIỆU QUẢ KINH TẾ ĐẦU TƯ LOGO Lãi tức đơn là lãi tức chỉ tính theo số vốn gốc mà không tính đến lãi tức sinh thêm của các khoản lãi các thời đoạn trước. Ld = V * i * n Trong đó: ❖ V - số vốn gốc cho vay (hay đầu tư); ❖ i - lãi suất đơn; ❖ n - số thời đoạn tính lãi tức. ❖ Như vậy số tiền V ở năm hiện tại và số tiền (V + Ld) ở năm thứ n là có giá trị tương đương. Từ đó cũng suy ra 1 đồng ở năm hiện tại sẽ tương đương với (1+ TS. Pham Vu ở năm n trong tương lai. i*n) đồng Hong Son
- II- HIỆU QUẢ KINH TẾ ĐẦU TƯ LOGO Ví dụ 1: Một người vay 100 triệu đồng với lãi suất vay là 10% năm, thời hạn vay là 5 năm ( không tính lãi vay). Như vậy cuối năm thứ 5 người vay phải trả gồm Vốn gốc 100 triệu đồng Tổng cộng: 100 tr. đồng + 50 tr. đồng = 150 tr. đồng. Lãi vay đơn : 100 tr. x 0,1 x 5 = 50 tr. đồng TS. Pham Vu Hong Son
- II- HIỆU QUẢ KINH TẾ ĐẦU TƯ LOGO Lãi tức ghép là hình thức lãi tức mà sau mỗi thời đoạn tiền lãi được nhập vào vốn gốc để tính lãi cho thời đoạn tiếp theo. Cách tính lãi tức này thường được sử dụng trong thực tế. F = V (1 + r ) n Tổng cộng lãi tức ghép Lg = F − V Trong đó: F - giá trị của vốn đầu tư ở thời điểm thanh toán (giá trị tương lai của vốn đầu tư); V - vốn gốc cho vay hay đem đầu tư ; r - lãi suất ghép; Lg - lãi tức ghép. TS. Pham Vu Hong Son

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kinh tế xây dựng và quản lý ( ĐH Nguyễn Tất Thành ) - Chương 3
36 p |
171 |
27
-
Bài giảng Hệ thống truyền động trên ô tô: Bài 1 - CĐ Kinh tế Kỹ thuật
132 p |
96 |
23
-
Bài giảng Kinh tế xây dựng: Chương 3 - NCS.ThS. Đặng Xuân Trường
19 p |
109 |
15
-
Bài giảng Phương pháp gia công đúc
29 p |
91 |
8
-
Bài giảng Lập và thẩm định dự án đầu tư: Chương 9 - PGS.TS. Nguyễn Thống
4 p |
41 |
7
-
Bài giảng Nguyên lý thiết kế kiến trúc dân dụng: Chương 3 - ThS. KTS. Mai Thị Hạnh Duyên
60 p |
15 |
6
-
Bài giảng Kinh tế xây dựng 1: Chương 4 - Chi phí đầu tư xây dựng
48 p |
22 |
5
-
Bài giảng môn Kinh tế xây dựng: Chương 2 - Quản lý nhà nước về xây dựng
23 p |
15 |
5
-
Bài giảng Nguyên lý kinh tế và quản lý xây dựng: Chương 4 - Huỳnh Ngọc Thi
76 p |
1 |
1
-
Bài giảng Nguyên lý kinh tế và quản lý xây dựng: Chương 1 - Huỳnh Ngọc Thi
82 p |
1 |
1
-
Bài giảng Nguyên lý kinh tế và quản lý xây dựng: Chương 2 - Huỳnh Ngọc Thi
22 p |
0 |
0
-
Bài giảng Nguyên lý kinh tế và quản lý xây dựng: Chương 5 - Huỳnh Ngọc Thi
22 p |
0 |
0
-
Bài giảng Nguyên lý kinh tế và quản lý xây dựng: Chương 6 - Huỳnh Ngọc Thi
55 p |
0 |
0
-
Bài giảng Nguyên lý kinh tế và quản lý xây dựng: Chương 7 - Huỳnh Ngọc Thi
46 p |
0 |
0
-
Bài giảng Cơ sở thiết kế đường: Chương 4 - PGS. TS. Văn Hồng Tấn
8 p |
0 |
0
-
Bài giảng Cơ sở thiết kế đường: Chương 5 - PGS. TS. Văn Hồng Tấn
10 p |
0 |
0
-
Bài giảng Kết cấu thép: Chương 5 - Ngô Vi Long
20 p |
0 |
0


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
