
Bài giảng Nguyên lý kinh tế và quản lý xây dựng: Chương 6 - Huỳnh Ngọc Thi
lượt xem 0
download

Bài giảng "Nguyên lý kinh tế và quản lý xây dựng" Chương 6 - Lao động và tiền lương trong xây dựng, được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Lao động trong xây dựng; năng suất lao động trong xây dựng; tiền lương trong xây dựng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Nguyên lý kinh tế và quản lý xây dựng: Chương 6 - Huỳnh Ngọc Thi
- Ho Chi Minh City University of Technology (HCMUT) Chương 6 Lao Động và Tiền Lương Trong XD
- Tổng Quan LOGO I – LAO ĐỘNG TRONG XAÂY DÖÏNG KẾ HOẠCH HÓA XÂY II – NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG XAÂY DÖÏNG DỰNG CƠ BẢN III – TIỀN LƯƠNG TRONG XAÂY DÖÏNG TS. Pham Vu Hong Son
- I – LAO ĐỘNG TRONG XAÂY DÖÏNG LOGO 1. Ý nghĩa và mục đích lao động trong xây dựng Lao động trong xây dựng là tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý là người lao động và tập thể người lao động để thiết lập mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với tư liệu sản xuất, trên cơ sở áp dụng các biện pháp về kỹ thuật, kinh tế-xã hội, nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong từng giai đoạn phát triển của đơn vị. 3
- I – LAO ĐỘNG TRONG XAÂY DÖÏNG LOGO Vai trò của việc quản lý lao động trong xây dựng? Lao động của con người trong quá trình sản xuất là nhân tố quan trọng nhất. Vấn đề tổ chức quản lý lao động trong sản xuất có vai trò hết sức quan trọng, vì con người là chủ thể của quá trình sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Quá trình đó được diễn ra thông qua con người lao động với những động cơ, thái độ, trình độ nghể nghiệp nhất định. Với cùng một nguồn vật tư, máy móc và tiền vốn như nhau nhưng vấn đề tổ chức quản lý lao động khác nhau. Khai thác và sử dụng triệt để các yếu tố thuộc về lao động (số lượng, thời gian, năng suất lao động) là vấn đề luôn được các doanh nghiệp quan tâm trong điều hành sản xuất, vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị. Tổ chức lao động khoa học trong các doanh nghiệp xây dựng sẽ tạo ra những điều kiện làm việc tối ưu để thúc đẩy lao động sáng tạo với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. TS. Pham Vu Hong Son 4
- I – LAO ĐỘNG TRONG XAÂY DÖÏNG LOGO Các mục đích về kinh tế: nhằm sẵn sàng cung cấp cho sản xuất, kinh doanh những lực lượng lao động phù hợp về mặt chất lượng, cũng như việc nâng cao năng suất lao động và chất lượng công việc, đem lại hiệu quả cao cho đơn vị. Các mục đích về xã hội: nhằm tạo ra một tập thể người lao động vững mạnh có điều kiện làm việc và phát triển trong môi trường lao động lành mạnh, chăm lo cho người lao động về vật chất và tinh thần, đào tạo nâng cao trình độ nghề nghiệp và văn hoá cho người lao động, góp phần xây dựng con người lao động mới, đáp ứng với sự phát triển của xã hội. TS. Pham Vu Hong Son 7
- I – LAO ĐỘNG TRONG XAÂY DÖÏNG LOGO 2. Phân loại lao động trong xây dựng a- Theo tính chất quản lý Công nhân viên trong danh sách : là lao động do đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng và trả lương gồm những người làm việc trực tiếp sản xuất từ trên một ngày và gián tiếp từ trên 5 ngày. Công nghân viên ngoài danh sách: là số số lao động làm việc tại đơn vị nhưng không do đơn vị quản lý và trả lương bao gồm: - Những người từ các cơ quan, tổ chức xã hội khác và trường học đến lao động, thực tập , tham quan tại các bộ phận của đơn vị - Phạm nhân đến cải tạo lao động. TS. Pham Vu Hong Son 14
- I – LAO ĐỘNG TRONG XAÂY DÖÏNG LOGO b-Theo tính chất lao động Tổng số lao động trong danh sách của đơn vị có thể chia thành: - Công nhân viên xây lắp (lao động sản xuất xây lắp), bao gồm: công nhân (CN) xây lắp, học nghề, nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính. - Công nhân viên sản xuất và các hoạt động khác, bao gồm: công nhân viên sản xuất công nghiệp, vận tải cung ứng thương nghiệp (dịch vụ, nhà hàng, nhà nghỉ), văn hoá thể dục thể thao, y tế, nuôi trẻ… TS. Pham Vu Hong Son 15
- I – LAO ĐỘNG TRONG XAÂY DÖÏNG LOGO c- Theo tính chất định biên Tổng số lao động trong danh sách của đơn vị có thể chia thành: - Lao động trong biên chế, gồm số cán bộ công nhân viên nhà nước (xác định theo quy mô hay hạng mục của đơn vị) trong từng giai đoạn nhất định, được hưởng quỹ lương nhà nước và chịu sự quản lý theo “Pháp lệnh công chức” và “Luật lao động”. - Lao động hợp đồng (không thời hạn, có thời hạn, theo thời vụ, theo việc) gồm số cán bộ công nhân viên được tuyển dụng theo nhu cầu sản xuất-kinh doanh và và các nhu cầu khác của đơn vị mà thu nhập của họ do đơn vị trả theo sự thoả thuận trong hợp đồng lao động trên cơ sở của bộ “Luật lao động”. TS. Pham Vu Hong Son 16
- I – LAO ĐỘNG TRONG XAÂY DÖÏNG LOGO 3. Tổ chức và quản lý lao động a- Phân công lao động trong xây dựng Nguyên tắc Phân công lao động là yếu tố đầu tiên của tổ chức lao động. Việc phân công lao động phải tuân theo các nguyên tắc sau: - Phải căn cứ vào chuyên môn được đào tạo của người lao động, đảm bảo sự phù hợp giữa khả năng, nhiệm vụ và trách nhiệm khi công nhân lao động. - Phải đảm bảo có thể quản lý bao quát về mặt khoảng cách, không gian và số lượng người được quản lý - Phải đảm bảo tính thống nhất hành động trong việc phân công lao động để thực hiện mỗi hợp đồng sản xuất. TS. Pham Vu Hong Son 17
- I – LAO ĐỘNG TRONG XAÂY DÖÏNG LOGO Các hình thức phân công lao động Trong xây dựng, phân công lao động chủ yếu theo hình thức chuyên môn hoá và hợp tác hoá: ∙ Chuyên môn hoá sản xuất là việc phân chia một quá trìnhsản xuất nào đó thành các bộ phận riêng rẽ do các tổ chức chuyên môn hóa riêng rẽ thực hiện. Có ba hình thức chuyên môn hoá chính là: - Chuyên môn hoá theo loại hình sản phẩm xây dựng: công nghiệp, dân dụng, cầu đường, thuỷ lợi, giao thông, hạ tầng kỹ thuật… - Chuyên môn hoá theo giai đoạn công nghệ khi xây dựng một loại công trình, lắp đặt thiết bị máy móc, điện, nước, san nền… - Chuyên môn hoá sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn để lắp ghép nhà ở và và các nhà công nghiệp, sản phẩm bê tông thương phẩm… TS. Pham Vu Hong Son 18
- I – LAO ĐỘNG TRONG XAÂY DÖÏNG LOGO TS. Pham Vu Hong Son 19
- I – LAO ĐỘNG TRONG XAÂY DÖÏNG LOGO ∙ Đối với lực lượng lao động trong đơn vị xây dựng có hai hướng chuyên môn hoá: - Chuyên môn hoá có sự phân công lao động đầy đủ: với hình thức này, mỗi người lao động có một chuyên môn nhất định, dẫn đến sự hình thành các loại công nhân tương ứng với một nghề nhất định, như công nhân nề, mộc, bê tông hoàn thiện và lao động phổ thông. Trên cơ sở đó hình thành các tổ đội chuyên môn giống nhau, chỉ khác nhau về trình độ kỹ thuật . Hình thức tổ đội chuyên nghiệp cho phép tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền, phù hợp với việc đảm nhiệm thi công các hạng mục công trình có tính chất tập trung, quy mô xây dựng vừa và lớn, có yêu cầu kỹ thuật và chất lượng cao, tạo ra năng suất lao động cao, giá thành hạ. - Chuyên môn hoá không có sự phân công lao động đầy đủ: Với hình thức này mỗi người lao động giỏi một nghề, biết và thành thạo một số nghề khác. Trên cơ sở hình thành các tổ đội hỗn hợp bao gồm những lao động có nhiều chuyên môn khác nhau. Hình thức này sẽ tạo ra khả năng chủ động trong công việc, không bị gián đoạn về thời gian khi di chuyển từ công tác xây lắp này sang công tác xây lắp khác, có khả năng độc lập đảm nhiệm thi công từng hạng mục công trình, thích hợp thi công cóc công trình có quy mô vừa, nhỏ và phân tán, trình độ kỹ thuật khôngSon tạp. TS. Pham Vu Hong phức 20
- I – LAO ĐỘNG TRONG XAÂY DÖÏNG LOGO b- Tổ chức quá trình lao động và nơi làm việc Quá trình lao động trong xây dựng được phân thành các phần việc, các quá trình đơn giản và quá trình phức tạp. Tổ chức quá trình lao động là việc thực hiện các phương pháp sử dụng các công cụ lao động của người lao động để tác động lên các đối tượng lao động theo những trình tự nhất định về thời gian và không gian để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Do đó tổ chức quá trình lao động phải bao gồm các vấn đề sau: - Xác định cơ cấu về số lượng và chất lượng của đội ngũ lao động tham gia vào quá trình sản xuất dựa trên các nguyên tắc chuyên môn hoá, hợp tác hoá. Đối với công nhân sản xuất phải áp dụng đúng các tổ đội chuyên nghiệp hay hỗn hợp phù hợp với điều kiện cụ thể của công trường. Với khối lượng của một loại công việc nào đó đủ lớn và kéo dài, người ta thường dùng các tổ đội chuyên nghiệp. Khi danh mục các chủng loại công việc nhiều, nhưng khối lượng mỗi loại công việc ít thí người ta dùng các tổ đội hỗn hợp sẽ đưa đến hiệu quả cao. TS. Pham Vu Hong Son 21
- I – LAO ĐỘNG TRONG XAÂY DÖÏNG LOGO - Lựa chọn các công cụ lao động phù hợp với người lao động, để tác động vào đối tượng lao động, tạo ra sản phẩm có chất lượng và năng suất lao động cao. - Lập tiến độ thi công - Thiết kế mặt bằng thi công và nơi làm việc, sự di chuyển lao động và các yếu tố sản xuất trên mặt bằng cũng như không gian thi công xây dựng. - Tổ chức nơi làm việc của công nhân và cán bộ quản lý phải tuân theo các nguyên tắc của khoa học tổ chức lao động và an toàn lao động. Nơi làm việc là vùng hoạt động của một công nhân hoặc của một nhóm công nhân, tiến hành cùng một nhiệm vụ, để thực hiện mộg số thao tác nhất định trong quá trình sản xuất. Diện tích nơi làm việc cần đầy đủ để bố trí thiết bị, vật tư đảm bảo sự di chuyển và thao tác của công nhân được thuận lợi. Không gian vị trí làm việc phải thông thoáng đảm bảo điều kiện vệ sinh công nghiệp. Cần nghiên cứu biểu đồ năng suất của các loại công tác để bố trí nơi làm việc tối ưư. đảm bảo các điều kiện an toàn và trang trí bảo hộ lao động cho công nhân. TS. Pham Vu Hong Son 22
- I – LAO ĐỘNG TRONG XAÂY DÖÏNG LOGO c-Tổ chức bộ máy quản lý lao động của đơn vị Ở mỗi đơn vị xây dựng đều có phòng tổ chức cán bộ, lao động và tiền lương để quản lý các vấn đề về nhân sự. Ở cấp thấp hơn có thể bố trí một ban hay một người phụ trách vấn đề này. Bộ phận này có nhiệm vụ tham mưu cho thủ trưởng về mọi vấn đề có liên quan đến nhân sự trong đơn vị. nhiệm vụ của quản lý lao động gồm hai nhóm lớn: Nhóm nhiệm vụ quản lý lao động có tính chất nghiệp vụ, bao gồm: - Nhiệm vụ lập kế hoạch lao động; tuyển dụng lao động; sử dụng lao động và đào tạo phát triển lao động. - Nhiệm vụ tuyển mộ lao động và lập hợp đồng lao động. - Nhiệm vụ sử dụng lao dộng: phân công lao động, chỉ dẫn lao đông, quản lý quá trình lao động, thay thế lao động. - Nhóm nhiệm vụ về các chính sách đối với người lao động, bao gồm: - Các nhiệm vụ về tổ chức lao động và tiền lương: xác định tiêu chuẩn và cấp bậc nghề nghiệp cho công nhân và cán bộ quản lý, hệ thống thang lương. - Các nhiệm vụ về lãnh đạo lao động: phân công, đề bạt, đánh giá ;lao động, bồi dưỡng nghề nghiệp… Các nhiệm vụ chăm sóc người lao động về vật chất và tinh thần. TS. Pham Vu Hong Son 23
- I – LAO ĐỘNG TRONG XAÂY DÖÏNG LOGO d- Xác định các thành phần hợp lý trong tổ đội chuyên nghiệp Nguyên tắc - Tận dụng khả năng thợ bậc cao trong quá trình thành lập. - Bố trí số luợng thợ bậc cao sao cho phát huy tối đa khả năng của máy móc và thiệt bị. - Bố trí thời gian nghỉ cục bộ của từng CN trong tổ là bé nhất. đó cũng là tỷ số thời gian của từng công nhân so với CN có thời gian làm dài nhất. Đảm bảo số lượng CN cần thiết trong tất cả các khâu để thực hiện quá trình sản xuất TS. Pham Vu Hong Son 24
- I – LAO ĐỘNG TRONG XAÂY DÖÏNG LOGO e. Xác định số công nhân phục vụ máy móc thiết bị Đối với máy móc hoạt động theo chu kì Máy móc hoạt động chu kì là những máy mà thao tác được lập đi lập lại theo một trình tự và sau mỗi lần lập lại như thế cho ra một lượng sản phẩm tương đối bằng nhau, như máy trộn bê tông, cần trục… Khi xác định phải dựa trên nguyên tắc: tận dụng tối đa khả năng làm việc của máy và đảm bảo phục vụ công nhân nhịp nhàng. Thời gian thực hiện các chu kì phần việc của CN ≤ thời gian một chu kì hoạt động của máy Chu kỳ làm việc của công nhân kết thúc sớm hơn chu kì làm việc của máy (để công nhân được nghỉ ngơi hồi sức). TS. Pham Vu Hong Son 29
- I – LAO ĐỘNG TRONG XAÂY DÖÏNG LOGO 4- Định mức lao động trong xây dựng a- Khái niệm Định mức trong xây dựng là chỉ tiêu định lượng tối đa cho phép về hao phí lao động (HPLĐ) vật tư và tài chính để tạo ra một đơn vị sản phẩm hay hoàn thành một công tác nhất định đúng với điều kiện tiêu chuẩn chất lượng. Định mức lao động là mức hao phí LĐ tối đa để hoàn thành một đơn vị sản phẩm hoặc là 1 khối lượng công việc trong điều kiện tổ chức và kỹ thuật nhất định Có 2 loại định mức: - Định mức thời gian: luợng thời gian LĐ hao phí tối đa để hoàn thành 1 đơn vị sản phẩm - Định mức sản lượng: số lượng sản phẩm tối thiểu được làm ra , trong 1 đơn vị thời gian. TS. Pham Vu Hong Son 33
- I – LAO ĐỘNG TRONG XAÂY DÖÏNG LOGO b- Tính toán định mức lao động Ta có công thức sau: Tdm = Tck + Ttn + Tntc + Tngl Trong đó: Tck -thời gian nghỉ chuẩn kết (chuẩn bị và kết thúc) Ttn -Thời gian tác nghiệp Tntc -Thời gian ngừng do tổ chức kỹ thuật Tngl -Thời gian nghỉ giải lao. TS. Pham Vu Hong Son 34
- II-NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG LOGO 1-Khái niệm năng suất lao động Năng suất lao động là mức đo kết quả của một quá trình lao động sản xuất có ý nghĩa của con người trong một đơn vị thời gian. Năng suất lao động được thể hiện bằng lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian cần thiết để sản phẩm đúng quy cách và chất lượng. Ta cần phân biệt năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội. Năng suất lao động cá nhân: là hiệu quả lao động cụ thể của người lao động trong quá trình sản xuất nhất định; chủ yếu lao động này được xác định bởi mức hao phí lao động sống mà người lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm. Năng suất lao động xã hội: là hiệu quả chung của quá trình lao động xã hội nó bao gồm mức hao phí lao động sống và hao phí lao động vật hoá để tạo ra một đơn vị sản phẩm. TS. Pham Vu Hong Son 40

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kinh tế xây dựng và quản lý ( ĐH Nguyễn Tất Thành ) - Chương 3
36 p |
171 |
27
-
Bài giảng Hệ thống truyền động trên ô tô: Bài 1 - CĐ Kinh tế Kỹ thuật
132 p |
96 |
23
-
Bài giảng Kinh tế xây dựng: Chương 3 - NCS.ThS. Đặng Xuân Trường
19 p |
109 |
15
-
Bài giảng Phương pháp gia công đúc
29 p |
91 |
8
-
Bài giảng Lập và thẩm định dự án đầu tư: Chương 9 - PGS.TS. Nguyễn Thống
4 p |
41 |
7
-
Bài giảng Nguyên lý thiết kế kiến trúc dân dụng: Chương 3 - ThS. KTS. Mai Thị Hạnh Duyên
60 p |
15 |
6
-
Bài giảng môn Kinh tế xây dựng: Chương 2 - Quản lý nhà nước về xây dựng
23 p |
15 |
5
-
Bài giảng Kinh tế xây dựng 1: Chương 4 - Chi phí đầu tư xây dựng
48 p |
22 |
5
-
Bài giảng Nguyên lý kinh tế và quản lý xây dựng: Chương 4 - Huỳnh Ngọc Thi
76 p |
1 |
1
-
Bài giảng Cơ sở thiết kế đường: Chương 5 - PGS. TS. Văn Hồng Tấn
10 p |
0 |
0
-
Bài giảng Cơ sở thiết kế đường: Chương 4 - PGS. TS. Văn Hồng Tấn
8 p |
0 |
0
-
Bài giảng Nguyên lý kinh tế và quản lý xây dựng: Chương 7 - Huỳnh Ngọc Thi
46 p |
0 |
0
-
Bài giảng Nguyên lý kinh tế và quản lý xây dựng: Chương 5 - Huỳnh Ngọc Thi
22 p |
0 |
0
-
Bài giảng Nguyên lý kinh tế và quản lý xây dựng: Chương 3 - Huỳnh Ngọc Thi
108 p |
0 |
0
-
Bài giảng Nguyên lý kinh tế và quản lý xây dựng: Chương 2 - Huỳnh Ngọc Thi
22 p |
0 |
0
-
Bài giảng Nguyên lý kinh tế và quản lý xây dựng: Chương 1 - Huỳnh Ngọc Thi
82 p |
0 |
0
-
Bài giảng Kết cấu thép: Chương 5 - Ngô Vi Long
20 p |
0 |
0


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
