Bài giảng Nhập môn nghề nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô - Nguyễn Quân
lượt xem 6
download
Bài giảng "Nhập môn nghề nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô" cung cấp cho sinh viên các nội dung kiến thức về: Ngành công nghệ kỹ thuật ô tô, kiến thức tổng quan về cấu tạo ô tô; các kỹ năng về tìm kiếm thông tin, xử lý thông tin và số liệu; các kỹ năng mềm cần thiết: cách thức thuyết trình, viết và trình bày văn bản; kỹ năng học tập tích cực, làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, một số thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành căn bản; định hướng nghề nghiệp, giúp cho sinh viên hiểu biết về công việc sẽ làm sau khi tốt nghiệp nhằm nâng cao lòng yêu nghề và tinh thần học tập.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Nhập môn nghề nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô - Nguyễn Quân
- HỌC PHẦN: NHẬP MÔN NGHỀ NGHIỆP NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ GIẢNG VIÊN: NGUYỄN QUÂN SỐ TÍN CHỈ: 02 (15 buổi học và 01 buổi thi) HỌC PHẦN: NHẬP MÔN NGHỀ NGHIỆP CNKT Ô TÔ
- NỘI DUNG CHÍNH CỦA HỌC PHẦN: Học phần này cung cấp cho sinh viên về: - Các kiến thức cơ bản liên quan đến ngành công nghệ kỹ thuật ô tô, kiến thức tổng quan về cấu tạo ô tô. - Các kỹ năng về tìm kiếm thông tin, xử lý thông tin và số liệu. Các kỹ năng mềm cần thiết: cách thức thuyết trình, viết và trình bày văn bản; kỹ năng học tập tích cực, làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, một số thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành căn bản … - Biết về đạo đức nghề nghiệp, đạo đức học tập, đạo đức khoa học. - Định hướng nghề nghiệp, giúp cho sinh viên hiểu biết về công việc sẽ làm sau khi tốt nghiệp nhằm nâng cao lòng yêu nghề và tinh thần học tập. - Rèn luyện được tính trung thực, tự chủ trong học tập và làm việc. HỌC PHẦN: NHẬP MÔN NGHỀ NGHIỆP CNKT Ô TÔ
- TÀI LIỆU HỌC TẬP - ThS Nguyễn Quân, Nhập môn nghề nghiệp ngành CNKT ô tô, bài giảng lưu hành nội bộ năm 2024. - Nguyễn Đức Ngọc, Cấu tạo ô tô, NXB Bách Khoa Hà Nội, năm 2023. NHIỆM VỤ CỦA SINH VIÊN - Dự lớp: đầy đủ và tích cực (tối thiểu 80% số tiết giảng theo quy định); - Bài tập: làm đầy đủ bài tập trên lớp hoặc về nhà đã được giao (70%); - Tuân thủ nội quy lớp học, tích cực tham gia xây dựng bài trong giờ học; HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ SINH VIÊN TT Nội dung Trọng số Hình thức 1 Thái độ 10 % Điểm danh, thái độ tích cực trong giờ học 2 Lý thuyết 15% Miệng / bài tập nhóm / trắc nghiệm 3 Thực hành 15% Bài tập về nhà / thực hành trên lớp 4 Thi kết thúc HP 60% Trắc nghiệm HỌC PHẦN: NHẬP MÔN NGHỀ NGHIỆP CNKT Ô TÔ
- Chương 1: Giới thiệu ngành công nghệ kỹ thuật ô tô 1.1. Tổng quan về kỹ thuật. 1.2. Vai trò của ngành CNKT ô tô trong nền kinh tế. 1.3. Lịch sử phát triển ngành công nghiệp ô tô. 1.4. Giới thiệu chuẩn đầu ra của ngành CNKT ô tô. 1.5. Giới thiệu chương trình khung ngành CNKT ô tô. 1.6. Vai trò của kỹ sư, kỹ thuật viên ô tô đối với xã hội. HỌC PHẦN: NHẬP MÔN NGHỀ NGHIỆP CNKT Ô TÔ
- Chương 1: Giới thiệu ngành công nghệ kỹ thuật ô tô 1.1. Tổng quan về kỹ thuật. Kỹ thuật (tiếng Anh: engineering), có khi còn gọi là ngành kỹ sư, là việc ứng dụng kiến thức khoa học để mang lại giá trị thực tiễn như việc thiết kế, chế tạo, vận hành những công trình, máy móc, quy trình, và hệ thống một cách hiệu quả và kinh tế nhất. Ngành kỹ thuật vô cùng rộng, nó bao gồm một loạt các lĩnh vực kỹ thuật đặc thù hơn, mỗi lĩnh vực nhấn mạnh đến những lĩnh vực công nghệ và những kiểu ứng dụng riêng. Những người hành nghề kỹ thuật được gọi là kỹ sư. Trong tiếng Việt, các từ "khoa học", "kỹ thuật", và "công nghệ" đôi khi được dùng với nghĩa tương tự nhau. Tuy vậy, kỹ thuật khác với khoa học và công nghệ. Khoa học là hệ thống kiến thức về những định luật, cấu trúc và cách vận hành của thế giới tự nhiên, được đúc kết thông qua việc quan sát, mô tả, đo đạc, thực nghiệm, phát triển lý thuyết bằng các phương pháp khoa học. Công nghệ là sự ứng dụng những phát minh khoa học vào những mục tiêu hoặc sản phẩm thực tiễn và cụ thể phục vụ đời sống con người. HỌC PHẦN: NHẬP MÔN NGHỀ NGHIỆP CNKT Ô TÔ
- Chương 1: Giới thiệu ngành công nghệ kỹ thuật ô tô 1.1. Tổng quan về kỹ thuật. Kỹ thuật là việc ứng dụng một cách sáng tạo những nguyên lý khoa học vào việc thiết kế hay phát triển các cấu trúc, máy móc, công cụ, hay quy trình chế tạo, hay những công trình sử dụng chúng một cách riêng lẻ hay kết hợp với nhau; hay vào việc xây dựng hay vận hành những đối tượng vừa nêu với sự ý thức đầy đủ về thiết kế của chúng; hay để dự báo đặc tính hoạt động của chúng khi được vận hành trong những điều kiện nhất định; tất cả những việc này đều hướng đến một tính năng mong muốn, tính kinh tế khi vận hành và sự an toàn đối với con người và tài sản. Ngành kỹ thuật đã tồn tại từ thời cổ đại, khi nhân loại nghĩ ra những phát minh đầu tiên như cái nêm, đòn bẩy, bánh xe, ròng rọc. Thuật ngữ "kỹ thuật" (engineering) và "kỹ sư" (engineer) có nguồn gốc từ thế kỷ 14, từ thuật ngữ engineer nhằm nói về "những người chế tạo vũ khí quân sự", còn engine được dùng để nói về các thiết bị dùng làm vũ khí công thành như máy bắn đá, máy lăng đá . . . HỌC PHẦN: NHẬP MÔN NGHỀ NGHIỆP CNKT Ô TÔ
- Chương 1: Giới thiệu ngành công nghệ kỹ thuật ô tô 1.1. Tổng quan về kỹ thuật. Kỹ thuật là một ngành rộng và thường được chia thành nhiều ngành con, liên quan đến những lĩnh vực công việc kỹ thuật khác nhau. Mặc dù ban đầu người kỹ sư có thể được đào tạo trong một ngành cụ thể, nhưng trong suốt sự nghiệp của mình người này có thể làm việc liên quan đến nhiều ngành và trong những lĩnh vực công việc khác nhau. Kỹ thuật thường được xem là có bốn ngành chính: kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện, kỹ thuật hóa học và kỹ thuật xây dựng. Kỹ thuật cơ khí là lĩnh vực nghiên cứu, thiết kế và chế tạo những hệ thống cơ học dựa trên những hiểu biết về những lĩnh vực cơ bản như động học, tĩnh học, nhiệt động lực học, cơ học lưu chất, truyền nhiệt và cơ tính vật liệu. Kỹ thuật điện là lĩnh vực nghiên cứu, thiết kế và chế tạo những hệ thống điện và điện tử, bao gồm: hệ thống năng lượng (truyền tải, phân phối điện), kỹ thuật điện tử (mạch điện tử và các linh kiện điện tử), kỹ thuật điều khiển, tự động hóa, vi mạch điện tử (như vi mạch tích hợp, công nghệ vi chế tạo, công nghệ micro, công nghệ nano), hệ thống viễn thông (cáp quang), hệ thống máy tính. HỌC PHẦN: NHẬP MÔN NGHỀ NGHIỆP CNKT Ô TÔ
- Chương 1: Giới thiệu ngành công nghệ kỹ thuật ô tô 1.1. Tổng quan về kỹ thuật. Kỹ thuật hóa học là lĩnh vực thực hiện sự biến đổi vật chất dựa trên những nguyên lý cơ bản về hóa học, vật lý và toán học. Những khái niệm đặc trưng của ngành kỹ thuật hóa học bao gồm: tính toán, thiết kế và vận hành nhà máy, thiết kế quá trình hóa học (như sấy, lọc, trích ly, bay hơi) và hiện tượng vận chuyển (như truyền khối, truyền nhiệt, cơ lưu chất), những quá trình hóa học ở quy mô công nghiệp như sản xuất hóa chất cơ bản, lọc hóa dầu, dược phẩm, polyme (như nhựa, sợi tổng hợp), giấy, năng lượng hạt nhân, luyện kim, nhiên liệu . . . Kỹ thuật xây dựng là lĩnh vực thiết kế, xây dựng và bảo trì những công trình công cộng, tư nhân, như hạ tầng cơ sở (sân bay, cảng, đường bộ, đường sắt, hệ thống cấp nước và hệ thống xử lý nước, v.v . . .), cầu, đập nước và các tòa nhà. Kỹ thuật xây dựng được chia thành nhiều chuyên ngành như kỹ thuật kết cấu, kỹ thuật môi trường, kỹ thuật khảo sát xây dựng. Về mặt lịch sử, ngành kỹ thuật xây dựng được tách ra từ ngành kỹ thuật quân sự. HỌC PHẦN: NHẬP MÔN NGHỀ NGHIỆP CNKT Ô TÔ
- Chương 1: Giới thiệu ngành công nghệ kỹ thuật ô tô 1.2. Vai trò của ngành CNKT ô tô trong nền kinh tế. Ngành giao thông vận tải nói chung và xe ô tô nói riêng là công cụ cung cấp dịch vụ để di chuyển người hoặc hàng hóa, cũng như cơ sở hạ tầng giao thông. Về mặt kỹ thuật, giao thông vận tải là một nhóm nhỏ của ngành công nghiệp, bao gồm vận tải hàng không, hàng hải, đường bộ, đường sắt và cơ sở hạ tầng giao thông vận tải. Đặc điểm của ngành giao thông vận tải: - Hiệu suất của các công ty trong ngành vận tải rất nhạy cảm với sự biến động thu nhập của công ty và giá dịch vụ vận tải. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến thu nhập của công ty bao gồm chi phí nhiên liệu, chi phí lao động, nhu cầu dịch vụ, sự kiện địa chính trị và qui định của chính phủ. - Nhiều trong số các yếu tố trên được kết nối với nhau. Ví dụ: nếu chính phủ thông qua các qui định khiến việc kiếm bằng lái xe thương mại trở nên khó khăn hơn thì điều này sẽ làm giảm việc cung cấp tài xế, tăng chi phí thuê lái xe. - Giá dầu là một yếu tố chính trong lĩnh vực vận chuyển, vì giá hàng hóa nói chung bị ảnh hưởng bởi chi phí vận chuyển. HỌC PHẦN: NHẬP MÔN NGHỀ NGHIỆP CNKT Ô TÔ
- Chương 1: Giới thiệu ngành công nghệ kỹ thuật ô tô 1.2. Vai trò của ngành CNKT ô tô trong nền kinh tế. Ô tô được sáng chế năm 1885 Ô tô được sáng chế năm 1927 HỌC PHẦN: NHẬP MÔN NGHỀ NGHIỆP CNKT Ô TÔ
- Chương 1: Giới thiệu ngành công nghệ kỹ thuật ô tô 1.2. Vai trò của ngành CNKT ô tô trong nền kinh tế. Ô tô cũng chính là một sản phẩm phục vụ người tiêu dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh trên toàn cầu. Ô tô không chỉ đơn thuần là một công cụ cơ khí được hoàn thiện. Kể từ những năm 1920 gần như tất cả ô tô đã được sản xuất hàng loạt để đáp ứng nhu cầu thị trường. Do vậy các dự án tiếp thị và sản xuất đáp ứng thị trường thường thống lĩnh việc thiết kế xe hơi. Các hãng sản xuất ô tô đã đưa ra ý tưởng nhiều kiểu xe được sản xuất bởi một hãng để người mua có thể có nhiều lựa chọn theo nhu cầu sử dụng, thị hiếu và năng lực tài chính của mình. Những kiểu khác nhau này dùng chung một số linh kiện do vậy số lượng sản xuất nhiều sẽ làm giảm giá thành cho từng mệnh giá khác nhau. Vào năm1950, Chevrolet dùng chung phần trước xe, mái xe và của sổ với Pontiac. La Salle của những năm 1930, bán ra bởi Cadillac, sử dụng những linh kiện cơ khí rẻ hơn được sản xuất bởi phân xưởng của Oldsmobile. HỌC PHẦN: NHẬP MÔN NGHỀ NGHIỆP CNKT Ô TÔ
- Chương 1: Giới thiệu ngành công nghệ kỹ thuật ô tô 1.2. Vai trò của ngành CNKT ô tô trong nền kinh tế. Việt Nam là quốc gia có trên 100 triệu dân, kinh tế phát triển, đời sống ngày càng nâng cao do đó nhu cầu sử dụng ô tô ngày càng nhiều, đủ để các doanh nghiệp ô tô đầu tư sản xuất với quy mô lớn. Tuy nhiên, hiện nay dung lượng thị trường trong nước chưa phát triển so với tiềm năng của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam chưa đủ các điều kiện về thị trường cũng như các yếu tố khác để phát triển như các quốc gia khác trong khu vực. Hiện nay, Việt Nam chỉ có hơn 350 doanh nghiệp sản xuất liên quan đến ô tô, với tổng công suất lắp ráp thiết kế khoảng 680.000 xe/năm. Trong số 350 doanh nghiệp sản xuất liên quan đến ô tô, có hơn 40 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô; 45 doanh nghiệp sản xuất khung gầm, thân xe, thùng xe; 214 doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô . . . với sản lượng sản xuất lắp ráp trong nước đáp ứng khoảng 70% nhu cầu xe dưới 9 chỗ ngồi trong nước. Việt Nam tại thời điểm năm 2020, tỷ lệ giá trị sản xuất nội địa hóa đối với ô tô đến 9 chỗ ngồi là 30-40% và dự kiến đạt khoảng 40-45% vào năm 2025. HỌC PHẦN: NHẬP MÔN NGHỀ NGHIỆP CNKT Ô TÔ
- Chương 1: Giới thiệu ngành công nghệ kỹ thuật ô tô 1.3. Lịch sử phát triển ngành công nghiệp ô tô. - Chiếc xe có thể gọi là chiếc ô tô đầu tiên là chiếc Fardier của Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Pháp, do Nicolas Joesph Cugnot phát minh vào năm 1771. Đây là một chiếc xe ba bánh, trang bị động cơ hơi nước tốc độ 2,3 dăm/giờ. Đây là một cỗ máy cồng Xe ba bánh Cugnot Fardier năm 1771 kềnh, nặng nề và chậm chạp nên không được sản xuất để bán ra thị trường. - Ngành ô tô thế giới bắt đầu khởi sắc vào ngày 29/01/1886 khi Karl Benz (người Đức) nhận bằng sáng chế số DRP 37435 cho chiếc xe ba bánh gắn máy của ông. Mẫu xe này chạy động cơ 4 kỳ 2 xi lanh và đã được sản xuất bán ra thị trường. Xe ba bánh Karl Benz năm 1886 HỌC PHẦN: NHẬP MÔN NGHỀ NGHIỆP CNKT Ô TÔ
- Chương 1: Giới thiệu ngành công nghệ kỹ thuật ô tô 1.3. Lịch sử phát triển ngành công nghiệp ô tô. Tuy không phải là đất nước phát minh ra ô tô nhưng Mỹ lại là miền đất cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp ô tô khi mà ở những năm cuối của thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 đã có đến 30 hãng sản xuất ô tô ở đất nước này với nhiều thương hiệu nổi tiếng như: Ford, Chevrolet, Xe Balzer năm 1894 của Mỹ Chresler, Cadillac, Dogde, . . . Cùng với châu Âu và châu Mỹ, tại châu Á cũng có một đất nước nổi lên là Nhật Bản. Chiếc xe đầu tiên của Nhật Bản có tên Takkuri, do Uchiyama Komanosuke, kỹ sư ô tô đầu tiên của xứ mặt trời mọc sản xuất vào năm 1907. Tuy nhiên, số lượng ít, giá thành cao khiến xe Nhật Bản không thể cạnh tranh được với xe nhập khẩu từ Mỹ. Xe Ford Model T năm 1908 HỌC PHẦN: NHẬP MÔN NGHỀ NGHIỆP CNKT Ô TÔ
- Chương 1: Giới thiệu ngành công nghệ kỹ thuật ô tô 1.3. Lịch sử phát triển ngành công nghiệp ô tô. Trong suốt chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật chỉ sản xuất ô tô phục vụ cho chiến tranh. Từ năm 1952, sự phát triển mới bắt đầu trở lại. Nhật Bản vươn lên mạnh mẽ với các hãng xe hàng đầu thế giới như Toyota, Honda, Nissan xuất khẩu. Sở dĩ xe Nhật được ưa chuộng rộng khắp bởi nhỏ gọn, ít tốn nhiên liệu, giá cả hợp lý và đặc biệt bền, ít trục trặc. Đến thời điểm hiện nay, châu Á vẫn là nơi sản xuất nhiều ô tô trên Chiếc Toyota đầu tiên ra đời năm 1936 thế giới nhất với sự nổi lên của Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan . . . HỌC PHẦN: NHẬP MÔN NGHỀ NGHIỆP CNKT Ô TÔ
- Chương 1: Giới thiệu ngành công nghệ kỹ thuật ô tô 1.3. Lịch sử phát triển ngành công nghiệp ô tô. Xu hướng hiện nay, ngoài vấn đề tiết kiệm, chất lượng tốt thì người tiêu dùng còn hướng tới yếu tố thiết kế ấn tượng và tính tiện dụng cao. Vì thế sự cạnh tranh về mức giá dần mất ý nghĩa, thay vào đó là thỏa mãn và gợi mở nhu cầu khách hàng. Sau hơn 200 năm phát triển, những chiếc ô tô hiện đại đang dần trở nên thông minh hơn bao giờ hết. Chúng không chỉ được hoàn thiện về kiểu dáng mà còn được trang bị những tính năng thông minh nhất, giúp chiếc xe được an toàn hơn, trải nghiệm lái thú vị hơn và mang đến những tiện ích thiết thực phục vụ cho cuộc sống hiện đại của con người. Những chiếc ô tô hiện đại ngày nay có thể tự động giảm tốc độ nếu chúng nhận thấy tình hình giao thông có vấn đề, thậm chí sở hữu nhiều yếu tố tinh tế hơn như tính năng cảnh báo chệch làn đường, cảnh báo khi người lái xe có dấu hiệu mất tập trung hay dựa vào bản đồ để tự động giới hạn tốc độ tối đa theo từng cung đường. HỌC PHẦN: NHẬP MÔN NGHỀ NGHIỆP CNKT Ô TÔ
- Chương 1: Giới thiệu ngành công nghệ kỹ thuật ô tô 1.3. Lịch sử phát triển ngành công nghiệp ô tô. Hiện nay tất cả các nhà nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và sản xuất ô tô đang tập trung phát triển công nghệ theo ba xu hướng chính và sẽ gắn kết với nhau để tạo thành một khối cùng phát triển. Đó là: - Công nghệ thiết kế, chế tạo và sản xuất phần Xe VinFast LuxSA 2.0 cứng hợp với thời đại; - Công nghệ phần mềm điều khiển thông minh và sử dụng trí tuệ nhân tạo; - Công nghệ kết nối và giao tiếp. Mục đích duy nhất là biến một chiếc xe từ phương tiện chuyên chở đơn thuần thành một “người bạn” thông minh có khả năng giao tiếp với con người nhờ trí thông minh nhân tạo. Buồng lái VinFast LuxSA HỌC PHẦN: NHẬP MÔN NGHỀ NGHIỆP CNKT Ô TÔ
- Chương 1: Giới thiệu ngành công nghệ kỹ thuật ô tô 1.4. Giới thiệu chuẩn đầu ra của ngành CNKT ô tô. Kiến thức: Có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên để tiếp thu tốt các kiến thức cơ sở và chuyên ngành cũng như có khả năng học tập ở trình độ cao hơn; Kỹ năng: - Có khả năng chẩn đoán và sửa chữa mọi hư hỏng trên ô tô; biết thiết kế cải tạo các chi tiết hoặc các cụm chi tiết của ô tô thông dụng; - Có khả năng quản lý và kinh doanh dịch vụ kỹ thuật ô tô; - Có kỹ năng sử dụng, vận hành các thiết bị kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng ô tô; - Sử dụng thành thạo một số phần mềm tin học ứng dụng trong lĩnh vực ô tô; - Kỹ năng cộng tác trong các nhóm đa ngành; - Kỹ năng nhận biết, xác định và giải quyết các vấn đề kỹ thuật; - Kỹ năng giao tiếp kỹ thuật và trao đổi thông tin về ngành nghề. Thái độ: Có ý thức trách nhiệm công dân; có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp; HỌC PHẦN: NHẬP MÔN NGHỀ NGHIỆP CNKT Ô TÔ
- Chương 1: Giới thiệu ngành công nghệ kỹ thuật ô tô 1.4. Giới thiệu chuẩn đầu ra của ngành CNKT ô tô. Vị trí và khả năng công tác: - Nhân viên kỹ thuật vận hành, giám sát sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô, máy động lực tại các nhà máy sản xuất, cơ sở sửa chữa và bảo dưỡng ô tô; - Cố vấn dịch vụ hoặc trưởng phòng kỹ thuật tại các doanh nghiệp dịch vụ ô tô; - Tư vấn bán hàng tại các doanh nghiệp kinh doanh ô tô hoặc phụ tùng ô tô; - Kiểm định viên tại các trạm đăng kiểm ô tô; - Tham gia giảng dạy hoặc nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo nghề, trường học, trung tâm nghiên cứu về công nghệ kỹ thuật ô tô sau khi được bồi dưỡng thêm các nghiệp vụ liên quan (nghiệp vụ sư phạm, nghiệp vụ khảo nghiệm . . .) Chương trình đào tạo ngành CNKT Ô tô được định hướng thiết kế tích hợp nhiều lĩnh vực như cơ khí tự động hóa, điện điện tử, công nghệ chế tạo máy. Với thời gian đào tạo từ 3 - 4,5 năm theo khung của Bộ GD-ĐT (cử nhân hoặc kỹ sư). SV được rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt. HỌC PHẦN: NHẬP MÔN NGHỀ NGHIỆP CNKT Ô TÔ
- Chương 1: Giới thiệu ngành công nghệ kỹ thuật ô tô 1.5. Giới thiệu chương trình khung ngành CNKT ô tô. HỌC PHẦN: NHẬP MÔN NGHỀ NGHIỆP CNKT Ô TÔ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nội dung đào tạo khoa điện lạnh
2 p | 93 | 8
-
Bài giảng Nhập môn Công nghệ thông tin và truyền thông: Bài 7 - Lê Thanh Hương
10 p | 82 | 6
-
Bài giảng Nhập môn về kỹ thuật: Chương 1 - Nguyễn Quang Nam
88 p | 21 | 6
-
Bài giảng Nhập môn công nghệ thông tin và truyền thông: Bài 11 - GV. Lê Thanh Hương
32 p | 41 | 5
-
Bài giảng Nhập môn công nghệ thông tin và truyền thông: Bài 12 - GV. Lê Thanh Hương
21 p | 28 | 4
-
Bài giảng Nhập môn Công nghệ thông tin và truyền thông: Bài 8 - Lê Thanh Hương
6 p | 62 | 3
-
Bài giảng Nhập môn công nghệ thông tin và truyền thông: Bài 13 - GV. Lê Thanh Hương
32 p | 24 | 3
-
Bài giảng Nhập môn về kỹ thuật: Chương 9 - Nguyễn Quang Nam
83 p | 14 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn