Bản chất, dạng và cách đo lường dữ liệu<br />
Môn học: Phương pháp Nghiên cứu Kinh tế<br />
<br />
1<br />
<br />
Mục tiêu của bài<br />
Sau khi học bài này, sinh viên có thể hiểu:<br />
Phân biệt sự tương tự và khác biệt giữa 4 kiểu dữ liệu. Hiểu được các dạng thang đo dữ liệu. Biết cách thiết lập thang đo lường và thu thập các dữ liệu trong điều tra thống kê.<br />
<br />
2<br />
<br />
1. Dạng đo lường<br />
4 đặc tính của các quy tắc định vị : Phân loại. Các con số được dùng để chia nhóm hoặc sắp xếp<br />
các trả lời. Không có trật tự thứ bậc. Trật tự thứ bậc. Các con số được xếp theo trật tự. Một số này lớn hơn, nhỏ hơn hay bằng một con số khác. Khoảng cách. Sự chênh lệch giữa các con số được xếp theo trật tự. Sự khác biệt giữa bất kỳ cặp số liệu nào đều có thể lớn hơn, nhỏ hơn, hoặc băng sự chênh lệch giữa một cặp số liệu khác. Nguồn gốc. Những dãy số có một nguồn gốc duy nhất là số không.<br />
3<br />
<br />
1. Dạng đo lường<br />
Kết hợp các đặc tính về phân loại, trật tự thứ bậc, khoảng cách và nguồn gốc ta có 4 kiểu phân loại về hệ thống đo lường: (1) nominal (danh nghĩa); (2) ordinal (thứ bậc); (3) interval (khoảng cách) và (4) ratio (tỷ lệ).<br />
<br />
4<br />
<br />
1.1 Dữ liệu danh nghĩa (nominal scales)<br />
Trong nghiên cứu kinh tế, dữ liệu danh nghĩa được sử dụng phổ biến. Được dùng để thu thập thông tin các các biến số có thể chia thành 2 nhóm hay nhiều hơn. Khả năng tính toán duy nhất: đếm số xuất hiện ở từng nhóm. Nếu đánh dấu các nhóm bằng ký tự số, các số này chỉ có ý nghĩa là “nhãn”, và không phải là giá trị định lượng.<br />
5<br />
<br />