intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 2 - ThS. Trương thị Thùy Dung

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:20

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Phương pháp nghiên cứu khoa học" Chương 2: Chọn đề tài nghiên cứu và xây dựng đề cương nghiên cứu, được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Vấn đề nghiên cứu khoa học; Cách phát hiện vấn đề nghiên cứu khoa học; cách thức xác định và lựa chọn vấn đề nghiên cứu; xây dựng đề cương nghiên cứu khoa học;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 2 - ThS. Trương thị Thùy Dung

  1. Chương 2 CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU Ths. Trương thị Thùy Dung, dungttt@buh.edu.vn
  2. I. “Vấn đề” NCKH 1. Đặt câu hỏi Bản chất của quan sát thường đặt ra những câu hỏi, từ đó đặt ra “vấn đề” nghiên cứu cho người nghiên cứu. cách đặt câu hỏi thường bắt đầu: làm thế nào? Bao nhiêu? Xảy ra ở đâu? Nơi nào? Khi nào? Tại sao?,.. Đặt câu hỏi hay vấn đề nghiên cứu là cơ sở giúp người nghiên cứu chọn chủ đề nghiên cứu thích hợp.
  3. I. Vấn đề NCKH 2. Cách phát hiện vấn đề NCKH  Qua quá trình đọc, thu thập tài liệu phát hiện ra vấn đề (rộng hơn) hoặc thấy một điều gì đó chưa rõ trong NC trước và muốn chứng minh lại.  Những bất đồng, tranh cãi, tranh luận trong các báo cáo chuyên đề, hội nghị, hội thảo,…  Vấn đề NC cũng được hình thành qua những thông tin bức xúc, phàn nàn nghe được từ những câu chuyện xung quanh chưa giải thích được.  Bất chợt hiện ra, sự tò mò của nhà NC.
  4.  Thảo luận: tìm sự gợi ý, chia sẻ tốt hơn  Động não: khi đã có ý tưởng về đề tài, nhà nghiên cứu cần làm việc cao độ để hiểu rõ hơn về đề tài của mình.  Nghiên cứu tiền khả thi: khi đã có ý tưởng nghiên cứu, nhà nghiên cứu cần xem lại lần nữa trước khi chuyển ý tưởng thành đề tài.
  5. 3. Thế nào là một vấn đề nghiên cứu tốt?  Ta cần phải thích thú với vấn đề  Vấn đế có ý nghĩa thực tế và phải có đóng góp đối với cộng đồng khoa học và xã hội.  Có đủ điều kiện để đảm bảo cho việc hoàn thành đề tài hay không? Thông tin, số liệu, nhân lực, tài chính; thời gian.  Sự tương thích giữa tầm cỡ của vấn đề nghên cứu và khả năng giải quyết của nhà nghiên cứu (không nên chọn phạm vi quá rộng hay
  6.  Vấn đề nghiên cứu phải có tính khả thi (đảm bảo có thể thu thập được những thông tin, dữ liệu cần thiết để tiến hành nghiên cứu).  Đảm bảo có thể rút ra kết luận hoặc bài học từ nghiên cứu của mình.
  7. 4. Cách thức xác định và lựa chọn vấn đề nghiên cứu. 1. Xác định lĩnh vực quan tâm và ưu tiên 2. Tìm hiểu tầm quan trọng của vấn đề 3. Đánh giá sơ bộ mức độ ảnh hưởng của vấn đề cần nghiên cứu đến xã hội. 4. Sự bức thiết của nhu cầu hiểu biết và các kiến thức để giải quyết vấn đề. =) nguyên tắc: đi từ rộng đến hẹp, từ tổng quát đến cụ thể.
  8. Ví dụ: lựa chọn vấn đề nghiên cứu trong lĩnh vực bất động sản.  Gợi ý một số vấn đề nghiên cứu thuộc lĩnh vực kinh tế: - Kinh tế học sản xuất - Kinh tế nông nghiệp - Sinh kế và sinh kế nông thôn - Toàn cầu hóa - Phát triển nông thôn - Đầu tư trực tiếp nước ngoài
  9. - Phát triển công nghiệp - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Nghèo đói và bất bình đẳng - Các vấn đề về giáo dục - Vốn nhân lực - Thị trường lao động - …
  10. Trong phạm vi ngành  Kinh tế học vi mô: vấn đề nghiên cứu chính là các câu hỏi về hành vi của các cá nhân trong xã hội về việc ra quyết định phân bổ các nguồn lực khan hiếm và cung cầu đối với hàng hóa và dịch vụ trong quan hệ với giá cả.  Kinh tế học vĩ mô: lạm phát, chính sách tiền tệ, tỷ giá, đầu tư, thất nghiệp,…
  11.  Kinh tế phát triển thường có tính bao quát rất cao và gắn chặt với các vấn đề xã hội, văn hóa và thể chế: tăng trưởng và phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch lao động, nghèo đói, bất bình đẳng,…  Tài chính, ngân hàng: huy động và cho vay, dư nợ, lãi suất, tín dụng…
  12. II. Xây dựng đề cương nghiên cứu khoa học: (10 phần) 2.1 Tên đề tài: Mô tả cô đọng đề tài nghiên cứu. Tên đề tài phải ngắn gọn, súc tích, rõ ràng và phải giúp cho người đọc hiểu được vấn đề cần nghiên cứu. 2.2 Tính cấp thiết của đề tài (trả lời cho câu hỏi why?) phải nêu được: + Tầm quan trọng, ý nghĩa, tác dụng của vấn đề nghiên cứu.
  13. + vấn đề có tính cấp thiết cần phải giải quyết +Vấn đề chưa được nghiên cứu hay nghiên cứu chưa sâu, còn có những nội dung cần tiếp tục tìm hiểu, làm rõ.
  14. 2.3 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu  Nêu tên những công trình, tác giả đã nghiên cứu đến lĩnh vực này hoặc những công trình có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.  Muốn vậy, cần phải tham khảo nhiều và để thấy được vấn đề mình nghiên cứu có bị trùng lắp với nghiên cứu của những tác giả trước không?
  15. 2.4 Mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu  Mục tiêu nghiên cứu: thực hiện điều gì hoặc hoạt động nào đó cụ thể, rõ ràng mà người nghiên cứu sẽ hoàn thành theo kế hoạch đã đặt ra trong nghiên cứu. Mục tiêu có thể đo lường hay định lượng được. Trả lời cho câu hỏi: “làm cái gì?”  Đối tượng nghiên cứu: là bản chất của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu.
  16. 2.5 Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu  Thông thường chúng ta sử dụng phối hợp một số phương pháp sau: - Phương pháp thống kê: là phương pháp nghiên cứu thu thập dữ liệu được tổ chức theo những chuẩn mực nhất định. Phương pháp này sử dụng nhiều công thức tính toán về xu thế, độ lệch, giá trị kỳ vọng nhằm xác định xu thế ước đoán và tính tin cậy của số liệu thực tế so với giá trị ước đoán, phân tích con số thống kê.
  17.  Phương pháp tư duy trừu tượng: là phương pháp được thực hiện ngay tại chỗ. Nhà nghiên cứu sử dụng tư duy để quan sát, phân tích, đánh giá sự vật, hiện tượng theo góc nhìn định tính.  Phương pháp thực nghiệm: là phương pháp nghiên cứu dùng để xác định mối quan hệ nhân quả thông qua tiến hành thực nghiệm.
  18. 2.6 ý nghĩa của nghiên cứu 2.7 Kết cấu nội dung nghiên cứu: ghi những chương, mục theo dự kiến sẽ thực hiện. Thường có 3 phần: 1. phần mở đầu (bao gồm 2.2-2.7) 2. phần nội dung: 3 chương Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu Chương 2: Hiện trạng của vấn đề nghiên cứu Chương 3: Giải pháp và kiến nghị 3. Phần kết luận
  19. 2.8 Kế hoạch thực hiện  ấn định thời gian: cho cả đề tài và cho từng giai đoạn.  Hoàn thành từng công đoạn một, không bắt tay cùng lúc nhiều công đoạn.  Phải tính đến thời gian dự phòng.  Nếu là đề tài tập thể phải phân công cv rõ ràng.  Chọn phương pháp, mô hình nghiên cứu có triển vọng nhất.
  20. 2.9 các phương án phối hợp nghiên cứu 2.10 các sản phẩm dự kiến: đăng báo, báo cáo khoa học, sách,…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2