intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 2 - Vũ Trọng Nghĩa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:47

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Chương 2: Thiết kế nghiên cứu, cung cấp cho người học những kiến thức như một số định nghĩa; quy trình tổng quan nghiên cứu; nội dung thiết kế nghiên cứu; xác định ý tưởng và vấn đề nghiên cứu; lập kế hoạch thời gian và sử dụng các nguồn lực;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 2 - Vũ Trọng Nghĩa

  1. Chương 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Vũ Trọng Nghĩa Trường đại học Thương Mại vutrongnghia@tmu.edu.vn Ngày 3 tháng 1 năm 2022 Vũ Trọng Nghĩa (TMU) Chương 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Ngày 3 tháng 1 năm 2022 33 / 227
  2. 2.1. Một số định nghĩa Mối quan hệ giữa một số khái niệm quan trọng như ý tưởng nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu, mục đích và mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu. Vũ Trọng Nghĩa (TMU) Chương 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Ngày 3 tháng 1 năm 2022 34 / 227
  3. 2.1.1 Ý tưởng nghiên cứu (research ideas) Ý tưởng nghiên cứu Là những ý tưởng ban đầu về vấn đề nghiên cứu, từ những ý tưởng ban đầu này, nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục tìm hiểu để nhận dạng được vấn đề nghiên cứu. Trong thực tiễn nghiên cứu đã tổng kết một số cơ chế chính như sau: Cơ chế trực giác: Ý tưởng mới xuất hiện như tia chớp, đó là một hình thức nhảy vọt của tư duy được gọi là trực giác. Cơ chế phân tích nguvên nhân và hậu quả của một vấn đề, phát hiện mâu thuẫn, thiếu sót Cơ chế tiếp cận thực tiễn: Vũ Trọng Nghĩa (TMU) Chương 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Ngày 3 tháng 1 năm 2022 35 / 227
  4. 2.1.2 Vấn đề nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu là một vấn đề có thực phát sinh trong cuộc sống được nghiên cứu để tìm ra cách thức tốt nhất nhằm giải quyết vấn đề đó. Đặc điểm cơ bản của vấn đề nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu phải là một vấn đề có thực. Giải quyết vấn đề nghiên cứu phải mang lại lợi ích thiết thực cho con người Một vấn đề nghiên cứu được xác định rõ ràng và đúng đắn là điều kiện tiên quyết cho thành công của nghiên cứu. Vũ Trọng Nghĩa (TMU) Chương 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Ngày 3 tháng 1 năm 2022 36 / 227
  5. 2.1.2 Vấn đề nghiên cứu Thông thường có thể nhận dạng vấn đề nghiên cứu từ 2 nguồn: Từ lý thuyết Từ thực tế Vũ Trọng Nghĩa (TMU) Chương 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Ngày 3 tháng 1 năm 2022 37 / 227
  6. 2.1.2 Vấn đề nghiên cứu Xác định vấn đề nghiên cứu được tiến hành sau khi đã nhận dạng được vấn đề nghiên cứu. Vấn đề nghiên cứu thường được chia thành 2 dạng chính: Dạng nguyên thủy (Original research) Dạng nghiên cứu lặp (Replication research) Vũ Trọng Nghĩa (TMU) Chương 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Ngày 3 tháng 1 năm 2022 38 / 227
  7. Các dạng nghiên cứu lặp Lặp 0 : Nghiên cứu sử dụng lại thiết kế, mô hình nghiên cứu và cả mẫu hay sử dụng hoàn toàn giống nghiên cứu đã có. Lặp I: Sử dụng lại thiết kế, mô hình nghiên cứu,. . . những gia tăng mức độ tổng quát ở một phạm vi, nền văn hóa, đối tượng nghiên cứu khác. Lặp II: Thực hiện giống nghiên cứu đã có những ở nhiều ngữ cảnh khác nhau. Lặp III: Nghiên cứu lặp lại nghiên cứu đã có nhữngđiều chỉnh bổ sung hoàn thiện hơn. Vũ Trọng Nghĩa (TMU) Chương 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Ngày 3 tháng 1 năm 2022 39 / 227
  8. 2.1.2 Vấn đề nghiên cứu Khi xác định vấn đề nghiên cứu hay đề tài nghiên cứu nhà khoa học cần phải cân nhắc một số yếu tố nguồn lực sau: Sự hiểu biết, vốn tri thức, năng lực trí tuệ, lòng say mê,. . . của người nghiên cứu đối với vấn đề đặt ra. Nguồn thông tin, tư liệu, địa bàn nghiên cứu, điều kiện thực nghiệm, các hướng khai thác mới về thông tin, nhân lực, tài lực, vật lực có triển vọng. Các điều kiện về tổ chức, kinh phí và sự quản lý lãnh đạo của các cơ quan quản lý nghiên cứu khoa học. Vũ Trọng Nghĩa (TMU) Chương 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Ngày 3 tháng 1 năm 2022 40 / 227
  9. 2.1.3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Mục đích trả lời câu hỏi "nghiên cứu để làm gì?", hoặc "để phục vụ cho điều gì?" và mang ý nghĩa thực tiển của nghiên cứu, nhắm đến đối tượng phục vụ sản xuất, nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu đơn giản là việc trả lời câu hỏi: đang làm cái gì, tìm hiểu về cái gì, nghiên cứu giúp giải quyết điều gì? Vũ Trọng Nghĩa (TMU) Chương 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Ngày 3 tháng 1 năm 2022 41 / 227
  10. 2.1.4. Câu hỏi, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu (research question): là một phát biểu mang tính bất định về một vấn đề. Đối tượng nghiên cứu: là bản chất của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong vấn đề nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu được khảo sát trong trong phạm vi nhất định về mặt thời gian, không gian và lĩnh vực nghiên cứu. Vũ Trọng Nghĩa (TMU) Chương 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Ngày 3 tháng 1 năm 2022 42 / 227
  11. 2.1.5. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu xuất phát từ câu hỏi nghiên cứu, lời sơ bộ, cần chứng minh về câu hỏi nghiên cứu của đề tài. Giả thuyết càng đơn giản càng tốt và có thể được kiểm nghiệm và mang tính khả thi. Một giả thuyết nghiên cứu có thể được phát triển theo 2 dạng thức: Dạng thức quan hệ nhân - quả: Một giả thuyết tốt phải chứa đựng mối quan hệ nhân quả, và thường sử dụng từ ướm thử có thể. Dạng thức nếu - vậy thì: Đó là Nếu (Hệ quả hoặc nguyên nhân). . . có liên quan tới (Nguyên nhân hoặc hệ quả). . . , vậy thì nguyên nhân đó có thể hay ảnh hưởng đến hiệu quả Vũ Trọng Nghĩa (TMU) Chương 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Ngày 3 tháng 1 năm 2022 43 / 227
  12. 2.1.5. Giả thuyết nghiên cứu Trong việc xây dựng giả thuyết nghiên cứu cần trả lời các câu hỏi sau: Giả thuyết này có thể tiến hành thực nghiệm được không? Các biến số hay các yếu tố nào cần được nghiên cứu? Phương pháp thử nghiệm nào được sử dụng trong nghiên cứu? Các chỉ tiêu nào cần được đo lường trong suốt quá trình thử nghiệm? Phương pháp xử lý số liệu nào được dùng để bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết? Vũ Trọng Nghĩa (TMU) Chương 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Ngày 3 tháng 1 năm 2022 44 / 227
  13. 2.2. Tổng quan nghiên cứu 2.2.1. Khái niệm và vai trò của tổng quan nghiên cứu Khái niệm tổng quan lý thuyết Là việc chọn lọc các tài liệu về chủ đề nghiên cứu, trong đó bao gồm các thông tin, ý tưởng, dữ liệu và bằng chứng được trình bày trên một quan điểm nào đó để hoàn thành các mục tiêu đã xác định, đồng thời đánh giá một cách hiệu quả các tài liệu này trên cơ sở liên hệ với nghiên cứu đang được thực hiện. Vũ Trọng Nghĩa (TMU) Chương 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Ngày 3 tháng 1 năm 2022 45 / 227
  14. Khái niệm tổng quan nghiên cứu Việc tổng quan lý thuyết có thể chia thành 2 nhóm: Nhóm thứ nhất: Tập trung vào tổng quan các nghiên cứu thực tiễn đã thực hiện trong quá khứ để đưa ra kết luận chung về kết quả của các nghiên cứu này, nhằm mục đích đúc rút những gì đã làm được (đã tổng quát được) và những gì cần được tiếp tục nghiên cứu (khe hổng nghiên cứu). Nhóm thứ hai: Tập trung vào tổng quan lý thuyết trong đó trình bày các lý thuyết đã có cùng giải thích một hiện tượng khoa học nào đó và so sánh chúng về mật độ sâu, tính nhất quán cũng như khả năng dự báo của chúng. Như vậy, tổng quan lý thuyết cũng thường chứa đựng phần tổng quan nghiên cứu. Do đó, có thể sử dụng thuật ngữ tổng quan lý thuyết cho cả tổng quan nghiên cứu và tổng quan lý thuyết (thuần túy). Vũ Trọng Nghĩa (TMU) Chương 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Ngày 3 tháng 1 năm 2022 46 / 227
  15. Khái niệm tổng quan nghiên cứu Vai trò của tổng quan lý thuyết còn được thể hiện qua việc phục vụ cho các công đoạn của quá trình nghiên cứu: Đối với việc xác định vấn đề nghiên cứu Xây dựng cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu Đối với việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu Đối với việc so sánh kết quả Vũ Trọng Nghĩa (TMU) Chương 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Ngày 3 tháng 1 năm 2022 47 / 227
  16. 2.2.2 Quy trình tổng quan nghiên cứu Các câu hỏi đặt ra đối với công việc này, cụ thể như sau: a. Nguồn tài liệu nào cần tham khảo về chủ đề nghiên cứu? b. Những vấn đề, câu hỏi nghiên cứu về chủ đề nghiên cứu là gì? c. Những vấn đề, những tranh luận chính về chủ đề nghiên cứu? d. Những ý tưởng, khái niệm, lý thuyết về chủ đề nghiên cứu? e. Những phương pháp luận, phương pháp và công cụ nghiên cứu đã sử dụng và những tranh luận về việc sử dụng chúng? f. Cách thức sắp xếp những tri thức đã có về chủ đề nghiên cứu? Vũ Trọng Nghĩa (TMU) Chương 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Ngày 3 tháng 1 năm 2022 48 / 227
  17. 2.2.2 Quy trình tổng quan nghiên cứu Quy trình tổng quan lý thuyết gồm các bước như sau: Bước 1. Xác định những từ khóa về chủ đề nghiên cứu. Bước 2. Tiến hành tìm kiếm tài liệu liên quan. Bước 3. Liệt kê các tài liệu có liên quan mật thiết đến đề tài nghiên cứu. Bước 4. Tiến hành nghiên cứu tài liệu đã lựa chọn. Bước 5. Thiết kế sơ đồ tổng kết tài liệu. Bước 6. Tóm tắt các bài báo quan trọng về chủ đề nghiên cứu, trích dẫn và liệt kê các tài liệu tham khảo. Bước 7. Tổng kết lại các tài liệu đã nghiên cứu. Vũ Trọng Nghĩa (TMU) Chương 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Ngày 3 tháng 1 năm 2022 49 / 227
  18. Quy trình tổng quan nghiên cứu Vũ Trọng Nghĩa (TMU) Chương 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Ngày 3 tháng 1 năm 2022 50 / 227
  19. 2.3. Nội dung thiết kế nghiên cứu 2.3.1. Khái niệm Có nhiều khái niệm về thiết kế nghiên cứu, nhưng đều thống nhất với nhau ở các nội dung, đó là: 1) Thiết kế nghiên cứu là bản kế hoạch về lựa chọn nguồn và loại thông tin sẽ sử dụng để có thể trả lời những câu hỏi nghiên cứu. 2) Thiết kế nghiên cứu là kết cấu cơ bản thể hiện mối quan hệ giữa các biến của nghiên cứu. 3) Thiết kế nghiên cứu là bản tóm tắt quá trình nghiên cứu từ công việc xác định giả thiết đến phân tích dữ liệu. Vũ Trọng Nghĩa (TMU) Chương 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Ngày 3 tháng 1 năm 2022 51 / 227
  20. 2.3.2 Nội dung thiết kế nghiên cứu Bản thiết kế nghiên cứu sẽ gồm có 5 nội dung chủ yếu: Xác định ý tưởng nghiên cứu Xác định lý thuyết nghiên cứu Xác định câu hỏi nghiên cứu Xác định phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu Xác định phưong pháp chọn mẫu nghiên cứu Vũ Trọng Nghĩa (TMU) Chương 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Ngày 3 tháng 1 năm 2022 52 / 227
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2