intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 4 - ThS. Trương thị Thùy Dung

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:31

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Phương pháp nghiên cứu khoa học" Chương 4: Trình bày kết quả nghiên cứu khoa học, được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Trình bày kết quả nghiên cứu khoa học; Cách trình bày trích dẫn, cước chú, hậu chú; Cách trình bày danh mục tham khảo;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 4 - ThS. Trương thị Thùy Dung

  1. CHƯƠNG 4 TRÌNH BÀY KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ths. Trương thị Thùy Dung, dungttt@buh.edu.vn
  2. I. TRÌNH BÀY KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 1. PHẦN DẪN NHẬP a. Trang bìa ngoài: - Tên đơn vị chịu trách nhiệm pháp lý (Bộ GD&ĐT). - Tên đơn vị trực tiếp đào tạo (Trường ĐH Ngân hảng TP. HCM) - Tên khoa, tên bộ môn - Tên đề tài - Tên người hướng dẫn - Tên người nghiên cứu - Địa điểm trường
  3. Quy định trình bày trang bìa  In trên giấy bìa cứng, có thể giấy màu, bọc nhựa.  Tất cả được trình bày ở giữa trang  Tựa đề của báo cáo, tên người hướng dẫn, tên sinh viên phải viết chữ in hoa, đậm.  Không dùng các dấu chấm cuối câu.
  4. b. Trang tựa đề: giống trang bìa nhưng in trên giấy bình thường. c. Trang lời cảm ơn/ lời nói đầu: đến một số đối tượng sau: Thầy cô giáo, người cố vấn góp ý, cơ quan, đoàn thể, tổ chức, thư viện và các nhà xuất bản đã trực tiếp hoặc gián tiếp giúp đỡ hoàn thành đề tài nghiên cứu.
  5. d. Trang nhận xét của (đơn vị thực tập; người hướng dẫn khoa học; người phản biện; của hội đồng khoa học (nếu có)): chỉ ghi dòng tiêu đề, phần còn lại để trống, có thể kẻ khung để người nhận xét tự ghi vào. e. Danh mục các bảng, biểu, hình ảnh minh họa: liệt kê theo thứ tự các bảng, bản đồ, đồ thị, biểu đồ và các thống kê có liên quan đến báo cáo.
  6. f. Bảng các chữ viết tắt a. Phạm vi ứng dụng: về nguyên tắc, chữ viết tắt thường chỉ ứng dụng để viết tắt tên các tác phẩm thuộc tài liệu gốc, từ điển bách khoa, tạp chí nghiên cứu và những tác phẩm được trích nhiều lần trong bản thảo báo cáo.. Tuy nhiên để thuận tiện, người trình bày có thể viết tắt những cụm từ xuất hiện nhiều lần. b. Cách viết tắt: - Viết tắt tựa đề tác phẩm - Viết tắt các cụm từ
  7. g. Mục lục  Mục lục nhằm cung cấp cho người đọc ý niệm bao quát và có hệ thống về nội dung nghiên cứu.
  8. 2. NỘI DUNG a. Phần mở đầu: + Lý do chọn đề tài? Why? - Tầm quan trọng, ý nghĩa, tác dụng của vấn đề nghiên cứu. - Vấn đề có tính cấp thiết cần giải quyết - Vấn đề chưa được nghiên cứu hay nghiên cứu chưa sâu, còn có nội dung cần tiếp tục làm rõ.
  9. + Mục tiêu (nhiệm vụ) nghiên cứu? (Tôi sẽ làm gì?) Thông thường đề tài nghiên cứu có các nhiệm vụ sau: - Xây dựng hệ thống lý luận làm cơ sở nghiên cứu. - Điều tra, tìm hiểu bản chất, quy luật của đối tượng nghiên cứu. - Thực nghiệm, kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài - Đề xuất các giải pháp
  10. + phạm vi, giới hạn nghiên cứu: - Phạm vi khách thể - Phạm vi thời gian diễn biến của sự kiện - Phạm vi nội dung cần giải quyết trong luận văn. + phương pháp nghiên cứu: đọc tài liệu, quan sát, phỏng vấn, bảng hỏi điều tra,…
  11. b. Phần nội dung: thông thường một luận văn tốt nghiệp là những nghiên cứu một vấn đề nào đó của doanh nghiệp, do đó nội dung chính gồm 3 chương cụ thể như sau: Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận về môi trường kinh doanh hay môi trường hoạt động 1.2 cơ sở lý luận về các giải pháp liên quan đến đề tài
  12. Chương 2: giới thiệu tổng quát về doanh nghiệp; thực trạng của vấn đề nghiên cứu 2.1 Quá trình thành lập và phát triển của doanh nghiệp 2.2 Chức năng, nhiệm vụ 2.3 Cơ cấu tổ chức 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh 2.5 ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
  13. MỘT SỐ LƯU Ý VỀ CÁCH TRÌNH BÀY CÁC CHƯƠNG  Viết hoa: Viết chữ in đậm các chương và phần mục chính;  Vị trí: trang đầu mỗi chương trình bày thấp xuống; tiêu đề các chương đặt giữa trang; tiêu đề các mục còn lại có thể đặt ở đầu dòng  Số chương mục: sử dụng số Ả rập.
  14. c. Phần kết luận: tóm tắt các nội dung nghiên cứu đã được trình bày trong phần nội dung chính. Phần kết luận phải được diễn tả theo một phong cách diễn đạt mới: súc tích, cô đọng, ấn tượng. Tránh trích lại những gì đã nêu ra trong chương dẫn nhập và các chương nội dung. Bao gồm: - Tóm tắt nội dung các chương và các đóng góp riêng của tác giả. - Tóm tắt các giải pháp và các đề nghị
  15. Cấu trúc Bài báo khoa học 1. Tóm lược: thường là một đoạn văn ngắn và súc tích, ước lượng từ 150 – 200 chữ. Nên viết ngắn gọn, không dài dòng, dùng câu ngắn, cụ thể, rõ nghĩa. Làm rõ mục tiêu của nghiên cứu, phương pháp, phát hiện chủ yếu. Các nội dung viết trong phần tóm lược phải nhất quán với nội dung của bài báo.
  16. 2. Đặt vấn đề (Giới thiệu): Phần giới thiệu không nên viết quá dài. Nội dung cơ bản của phần này nhằm thuyết phục người đọc về tầm quan trọng của nghiên cứu. Nếu đề tài nghiên cứu mang tính hàn lâm, học thuật thì ta cần tập trung thảo luận về khoảng trống kiến thức còn tồn tại, cần được giải quyết. Nếu đề tài nghiên cứu mang tính ứng dụng, ta nên tập trung vào những tồn tại, khó khăn trong thực tiễn chính sách kinh tế cần giải quyết.
  17. 3. Phương pháp nghiên cứu: phần này tập trung thể hiện nội dung về phương pháp nghiên cứu và dữ liệu dùng để tính toán. Thông thường, phần này trình bày các lý thuyết nền tảng của đề tài nghiên cứu, trình bày các mô hình lý thuyết và các mô hình thực nghiệm được vận dụng để xây dựng mô hình nghiên cứu.
  18. 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận: Mục tiêu của nội dung này là trình bày các phát hiện chủ yếu của đề tài nghiên cứu và thảo luận về các phát hiện này. trình bày kết quả nghiên cứu dưới dạng văn bản, tóm lược kết quả bằng bảng số liệu, biểu đồ, hình ảnh, v.v trước, sau đó diễn giải, thảo luận, bình luận các kết quả.
  19. 5. Kết luận. Phần cuối bài báo khoa học là kết luận, ở nội dung này, các kết luận nhấn mạnh các phát hiện chủ yếu của đề tài nghiên cứu, ý nghĩa của các phát hiện này và các hàm ý chính sách của nhà nghiên cứu.
  20. 6. Tài liệu tham khảo. Trình bày danh sách tất cả các tài liệu được trích dẫn trong bài báo khoa học. Viết cẩn thận và đúng hình thức viết tài liệu tham khảo theo quy định của cơ quan quản lý nhiệm vụ khoa học, công nghệ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2