intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 5 - ThS. Trương thị Thùy Dung

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:16

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Phương pháp nghiên cứu khoa học" Chương 5: Đánh giá công trình nghiên cứu khoa học, được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu khoa học; các tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu; chủ thể đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 5 - ThS. Trương thị Thùy Dung

  1. CHƯƠNG 5 ĐÁNH GIÁ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ths. Trương thị Thùy Dung, dungttt@buh.edu.vn
  2. I. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 1. TÍNH TRUNG THỰC - Một là: “nói có sách, mách có chứng”. Kiến thức có tính kế thừa từ đời này sang đời khác. Thành ra, đối với người có tinh thần khoa học nghiêm túc, phát biểu có cơ sở và tài liệu tham khảo là điều đương nhiên. - Hai là: tôn trọng sự thật khách quan. Không dựa vào kinh nghiệm hay suy luận cảm tính. Sự thật có được liên quan đến nghiên
  3. - Ba là: làm việc và thực hành dựa vào bằng chứng khách quan. (khái niệm gian lận và ăn cắp). - Bốn là, Hệ thống hóa những gì mình biết, không dấu diếm (văn hóa dấu nghề).
  4. 2. TÍNH KẾ THỪA  Chuẩn bị cho một thế hệ tiếp nối  Không có kế thừa, khoa học sẽ đi vào bế tắc rất nhanh.  Có kế hoạch và ngân sách nuôi dưỡng thế hệ nghiên cứu trẻ  Giao vị trí và trách nhiệm cho các nhà nghiên cứu trẻ.
  5. Các chuẩn mực trong khoa học  Tính cộng đồng. Tính cộng đồng đòi hỏi rằng, kết quả nghiên cứu là tài sản chung của toàn thể cộng đồng khoa học. Các thành viên cộng đồng được tự do trao đổi thông tin khoa học.  Tính phổ biến. Tính phổ biến có nghĩa là tất cả các nhà nghiên cứu có thể đóng góp phần trí tuệ của mình vào sự phát triển khoa học, không phân biệt chủng tộc, màu da, tín ngưỡng hoặc ý thức hệ chính trị.
  6.  Tính không vụ lợi. Là người nghiên cứu không để kết quả nghiên cứu của mình bị chi phối bởi những mục đích cá nhân.  Tính độc đáo. Chuẩn mực này có nghĩa những công bố của người nghiên cứu phải là mới, đóng góp một điều gì đó vào kho tàng tri thức và sự hiểu biết chung của chúng ta.  Tính hoài nghi. Đây là hoài nghi về mặt khoa học, mọi kết quả được công bố cần phải được xem xét trước khi chấp nhận, phải được kiểm chứng bằng các luận cứ khoa học.
  7. II. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI NCKH SINH VIÊN  Nội dung khoa học  Phương pháp nghiên cứu  Hiệu quả kinh tế, giáo dục, xã hội … (tùy theo đề tài) – cách trình bày công trình (bố cục, diễn đạt, sơ đồ, hình vẽ, hình thức,…)
  8. 2. ĐÁNH GIÁ NGHIỆM THU CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2.1 các tiêu chí đánh giá đề tài cấp cơ sở, cấp bộ (60đ) - Mức độ áp dụng mục tiêu, nội dung, sản phẩm, thời gian và các yêu cầu khác đã đăng ký (tối đa 20đ). - Ý nghĩa khoa học, tính sáng tạo (giải pháp hữu ích, sáng chế,…) (tối đa 15đ) - Khả năng áp dụng (tối đa 15đ) - Mức độ thực hiện các quy định quản lý tài chính (tối đa 10đ)
  9. 2.2 Kết quả xếp loại điểm bình quân của hội đồng  Dưới 30đ: không nghiệm thu  Từ 30-40đ: đạt  Từ 41-55đ: khá  Từ 56-60: tốt
  10. III. CHỦ THỂ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NCKH  Nhóm nghiên cứu tự đánh giá  Cơ quan chủ trì đề tài tự đánh giá  Cơ quan quản lý đề tài tự đánh giá  Cơ quan giao nhiệm vụ tiến hành việc đánh giá  Hội đồng khoa học đánh giá
  11. IV. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 1. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ a. Phương pháp chuyên gia: cơ quan đặt hàng hoặc cơ quan quản lý mời những chuyên gia có kinh nghiệm viết nhận xét phản biện. Trong một số trường hợp, để có những ý kiến đánh giá khách quan, tên chuyên gia phản biện và tên người thực hiện được giữ bí mật
  12. b. Phương pháp hội đồng: hội đồng được thành lập gồm những chuyên gia am hiểu lĩnh vực nghiên cứu. Bao gồm: chủ tịch, các thành viên và thư ký. - Nhóm nghiên cứu viết bản tóm tắt gửi đến hội đồng trước ngày thành lập hội đồng. - Sau khi nghe ý kiến phản biện, hội đồng thảo luận và bỏ phiếu
  13. V. NHẬN XÉT PHẢN BIỆN KHOA HỌC 1. PHẦN MÔ TẢ THỦ TỤC Nhận xét phản biện khoa học là một văn bản viết nhằm: bình luận, phân tích, đánh giá một công trình. Phần mô tả thủ tục bao gồm: - Tên công trình - Số trang chung và số trang từng phần, từng chương.
  14. 2. PHẦN MÔ TẢ NỘI DUNG  Nội dung chung và nội dung qua các chương  Phân tích theo cấu trúc logic, chỉ rõ điểm mạnh, yếu của công trình nghiên cứu
  15. 3. NHẬN XÉT VỀ CÁI MỚI TRONG NGHIÊN CỨU  Mới về quy luật  Sáng tạo mới về giải pháp  Mới về nguyên lý công nghệ,…
  16. 4. PHẦN KHUYẾN NGHỊ  Công trình nghiên cứu có thể chấp nhận được.  Công trình cần được chỉnh lý thêm hoặc bổ sung  Công trình cần phải làm lại  Công trình cần được phát triển thêm  Công trình được áp dụng, được cấp bằng sáng chế.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2