Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Chương 5: Trình bày báo cáo nghiên cứu khoa học
Chia sẻ: HidetoshiDekisugi HidetoshiDekisugi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:51
lượt xem 11
download
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Chương 5: Trình bày báo cáo nghiên cứu khoa học. Chương này cung cấp cho học viên những kiến thức về: cấu trúc của một báo cáo nghiên cứu khoa học; hình thức và văn phong sử dụng trong báo cáo khoa học; thuyết trình kết quả báo cáo nghiên cứu khoa học;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Chương 5: Trình bày báo cáo nghiên cứu khoa học
- CHƯƠNG 5 TRÌNH BÀY BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
- 5.1. Cấu trúc của một báo cáo nghiên cứu khoa học • Nghiên cứu khoa học không chỉ là tìm ra, phát hiện vấn đề hoặc trả lời các câu hỏi đặt ra mà cần trình bày các yêu cầu đó theo một hình thức phù hợp để những người khác có thể tham khảo, sử dụng như những kho kiến thức chung. • Bài giảng đề cập tới cấu trúc và cách viết ba loại chính là: bài báo khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học và luận văn thạc sĩ.
- 5.1. Cấu trúc của một báo cáo nghiên cứu khoa học Theo University of Wisconsin-Madison, cấu trúc phổ biến thường được dùng gồm có bốn phần chính, goi là cấu trúc IMRAD (Introduction, Methods, Results, và Discussions). • Phần 1 Giới thiệu/ tổng quan/ cơ sở lý thuyết • Phần 2 Phương pháp nghiên cứu • Phần 3 Kết quả nghiên cứu • Phần 4 Thảo luận
- 5.1.1 Cấu trúc của một bài báo khoa học Cấu trúc một bài báo khoa học bao gồm 8 thành phần: • Tựa đề bài báo (Title) • Bản tóm tắt (Abstract) • Dẫn nhập (Introduction) • Phương pháp (Methods) • Kết quả (Results) • Bàn luận (Discussions) • Cảm tạ (Acknowledgements) • Tài liệu tham khảo (References)
- 5.1.1 Cấu trúc của một bài báo khoa học Phần dẫn nhập tác giả cần phải trả lời câu hỏi “Tại sao làm nghiên cứu này?”, cung cấp những thông tin sau: • Định nghĩa vấn đề • Tóm lược những kết quả đã được công bố • Mục đích nghiên cứu Trong phần này, tác giả cần nêu bật tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu và tại sao tác giả làm nghiên cứu. Điều này sẽ dẫn dắt người đọc phải đọc tiếp phần sau.
- 5.1.1 Cấu trúc của một bài báo khoa học - Phần phương pháp yêu cầu tác giả phải trả lời được câu hỏi “Tác giả đã làm gì?” Để trả lời câu hỏi này, tác giả cần cung cấp thông tin về: • Thiết kế nghiên cứu; • Đối tượng nghiên cứu; • Phương pháp đo lường; • Độ tin cậy và chính xác của đo lường; • Phương pháp phân tích dữ liệu.
- 5.1.1 Cấu trúc của một bài báo khoa học Phần trình bày kết quả nghiên cứu sẽ trả lời cho câu hỏi • Đã phát hiện ra những điều gì? • Cần phân biệt rõ đâu là kết quả chính, đâu là kết quả phụ. Phần kết quả nên có biểu đồ và bảng số liệu. Những số liệu này trả lời cho câu hỏi nghiên cứu (hay mục đích nghiên cứu) đã nêu ra trong phần dẫn nhập.
- 5.1.1 Cấu trúc của một bài báo khoa học Phần bàn luận là nội dung cuối của một bài báo khoa học, với chức năng chính là diễn giải kết quả nghiên cứu. Cấu trúc 6 điểm cho phần bàn luận: • Tóm lược giả thuyết, mục tiêu và phát hiện chính • So sánh những kết quả này với các nghiên cứu trước • Giải thích kết quả bằng cách đề ra mô hình mới hay giả thuyết mới • Khái quát hóa và ý nghĩa của kết quả • Tổng kết ưu nhược điểm của công trình nghiên cứu • Cuối cùng là đưa ra kết luận một cách rõ ràng nhất.
- 5.1.2 Cấu trúc của một đề tài nghiên cứu Robson (2002) về cấu trúc tổng quát gồm các phần như sau: • Phần tóm tắt • Giới thiệu • Tổng quan nghiên cứu/ Cơ sở lý luận • Phương pháp • Kết quả • Kết luận • Tham khảo • Phụ lục
- 5.1.2 Cấu trúc của một đề tài nghiên cứu: Phần tóm tắt (Saunders, 2010, p. 587) Smith (1991) đã liệt kê 5 nguyên tắc để viết một bản tóm tắt tốt, bao gồm: 1. Bản tóm tắt nên ngắn gọn, cố gắng gói gọn trong 2 mặt giấy A4 (một số trường đại học qui định chiều dài tối đa trong khoảng 300 – 500 từ). 2. Bản tóm tắt phải đầy đủ nội dung vì có thể đây là phần duy nhất của bản báo cáo mà một số người xem. 3. Bản tóm tắt phải thỏa mãn nhu cầu của người đọc. Độc giả phải thấy được chủ đề của bản nghiên cứu, phương pháp sử dụng, phát biểu ngắn về kết quả và kết luận. 4. Thông qua bản tóm tắt, người đọc phải có ấn tượng chính xác về nội dung của bản báo cáo. 5. Bản tóm tắt nên khách quan, chính xác và dễ đọc.
- 5.1.2 Cấu trúc của một đề tài nghiên cứu: Phần giới thiệu (Bao gồm cả tổng quan tài liệu) Sơ đồ… : Trình tự thông tin trình bày trong phần giới thiệu Nguồn: (Unilearning Project - University of Wollongong, 2000)
- 5.1.2 Cấu trúc của một đề tài nghiên cứu: Phần giới thiệu (tổng quan tài liệu) Tổng quan tài liệu cần cung cấp cho người đọc: 1. Sự hiểu biết về nền tảng lý thuyết và các khái niệm, bối cảnh và những minh chứng cho nghiên cứu đang thực hiện; 2. Đánh giá cao tầm quan trọng của lĩnh vực này, đặc biệt là chủ đề nghiên cứu của tác giả.
- 5.1.2 Cấu trúc của một đề tài nghiên cứu: Phần giới thiệu (tổng quan tài liệu) Phần giới thiệu kết thúc với một tuyên bố về giả thuyết hoặc giả thuyết cụ thể của tác giả. Giả thuyết nên đưa ra theo logic từ phần tổng quan tài liệu và tác giả có thể cũng muốn đưa ra một mối liên hệ rõ ràng giữa các biến điều khiển hoặc đo lường trong nghiên cứu của tác giả và các nghiên cứu trước đây (O'Shea, 1996). Thường giả thuyết được tác giả đưa ra bắt đầu bằng những câu như: • Có thể dự đoán rằng ..., • Giả thuyết rằng ..
- 5.1.2 Cấu trúc của một đề tài nghiên cứu: Phần phương pháp nghiên cứu Nội dung • Các kiểm định/ thang đo/ lịch trình phỏng vấn hoặc quan sát được sử dụng là gì? • Những công cụ thực hiện theo mục đích được triển khai như thế nào? • Kết quả phân tích dữ liệu
- 5.1.2 Cấu trúc của một đề tài nghiên cứu: Phần phương pháp nghiên cứu Các thủ tục • Đặc điểm của người thực hiện phỏng vấn thế nào và họ được đào tạo ra sao? • Các thủ tục có giá trị và đáng tin cậy như thế nào? • Chỉ dẫn cho người tham gia • Có bao nhiêu cuộc phỏng vấn/quan sát/ bảng câu hỏi, chúng diễn ra ở đâu và kéo dài bao lâu? • Khi nào nghiên cứu được tiến hành?
- 5.1.2 Cấu trúc của một đề tài nghiên cứu: Phần kết quả • Là phần cáo các kết quả mà nghiên cứu đã khám phá được. • Bảng biểu, đồ thị sẽ được đưa vào nhằm minh họa cho những khám phá. • Cần ghi nhớ khi viết kết quả: nhấn mạnh mục đích là để trình bày các sự kiện (chính là những khám phá), và trình bày những phán đoán của tác giả dựa trên những điều đã khám phá.
- 5.1.2 Cấu trúc của một đề tài nghiên cứu: Phần kết luận • Phần kết luận thường tổng kết lại những kết quả đã đạt được. • Phần này cũng sẽ thể hiện tác giả đã trả lời được câu hỏi nghiên cứu hay chưa. • Phương pháp rõ ràng nhất để trình bày mục kết luận là sử dụng cấu trúc tương tự trong phần kết quả. Mỗi kết quả sẽ tương ứng với một kết luận. Phần tài liệu tham khảo Trình bày tài liệu tham khảo theo chuẩn trích dẫn của Harvard
- 5.1.2 Cấu trúc của một đề tài nghiên cứu: Phần phụ lục • Phần phụ lục là phần cuối cùng khi viết báo cáo nghiên cứu khoa học. • Chủ yếu để người đọc “biết thêm một số thông tin” nhiều hơn là tính “thiết yếu”. • Chỉ nên đưa vào một lượng ngắn nội dung, có thể bao gồm: o Bảng câu hỏi o Lịch trình phỏng vấn hoặc quan sát Nếu bảng câu hỏi sử dụng ngôn ngữ khác với ngôn ngữ viết trong báo cáo thì tác giả phải trình bày bằng cả bản gốc và bản dịch kèm theo.
- 5.1.3. Cấu trúc của một luận văn thạc sĩ Theo quy định của khoa sau đại học trường đại Đại học Thương Mại, cấu trúc của một luận văn thạc sĩ bao gồm: • Trang bìa (Mẫu 1). • Trang bìa phụ (Mẫu 2). • Lời cam đoan. • Mục lục (làm mục lục các nội dung của Luận văn, chi tiết đến 3 chữ số).
- 5.1.3. Cấu trúc của một luận văn thạc sĩ • Danh mục các chữ viết tắt (lập danh mục các từ viết tắt theo thứ tự ABC). • Danh mục bảng biểu, hình vẽ (lập danh mục các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ theo trình tự xuất hiện trong Luận văn). • Mở đầu: trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài luận văn ở trong và ngoài nước; tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu; mục tiêu; phương pháp nghiên cứu; đối tượng và phạm vi nghiên cứu; ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu; kết cấu luận văn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu Xã hội học - Trần Th.Kim Xuyến, Trần Th.Bích Liên
93 p | 413 | 83
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu trong kinh tế (Dùng cho các lớp CH)
75 p | 205 | 44
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Bài 4 - TS. Phan Thế Công
44 p | 109 | 31
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
7 p | 34 | 15
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Bài 1 - PGS.TS. Thái Thanh Hà
29 p | 167 | 15
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 5 - TS. Lê Quốc Tuấn (2016)
34 p | 137 | 12
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
12 p | 45 | 10
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 2 - Nguyễn Khánh Hoàng
66 p | 51 | 7
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 3 - Vũ Trọng Nghĩa
34 p | 11 | 5
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 4 - ThS. Trương thị Thùy Dung
31 p | 5 | 3
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 3 - ThS. Trương thị Thùy Dung
61 p | 7 | 3
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 2 - ThS. Trương thị Thùy Dung
20 p | 8 | 3
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 1 - ThS. Trương thị Thùy Dung
36 p | 7 | 3
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 5 - Vũ Trọng Nghĩa
61 p | 12 | 3
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 4 - Vũ Trọng Nghĩa
53 p | 6 | 3
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 2 - Vũ Trọng Nghĩa
47 p | 9 | 3
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 1 - Vũ Trọng Nghĩa
32 p | 12 | 3
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 5 - ThS. Trương thị Thùy Dung
16 p | 7 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn