Bài giảng Phương pháp thu thập và phân tích thông tin định lượng – Lê Thanh Sang
lượt xem 7
download
Bài giảng "Phương pháp thu thập và phân tích thông tin định lượng" cung cấp cho người học các kiến thức: Các vấn đề cơ bản cần làm rõ, các nguồn thông tin định lượng, thu thập cái gì và tại sao, các loại biến số, đo lường các biến số, phân tích đơn biến,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Phương pháp thu thập và phân tích thông tin định lượng – Lê Thanh Sang
- Phương pháp thu thập và phân tích thông tin định lượng Lê Thanh Sang Học viện Khoa học xã hội
- CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN CẦN LÀM RÕ Có thể thu thập các thông tin định lượng từ những nguồn nào? Các loại thông tin định lượng nào cần thu thập, các lựa chọn và đo lường như thế nào? Phân tích đơn biến là gì và ý nghĩa của nó? Phân tích hai biến là gì và ý nghĩa của nó? Đâu là những ưu điểm và hạn chế của các phân tích định lượng?
- CÁC NGUỒN THÔNG TIN ĐỊNH LƯỢNG Thông tin từ các báo cáo, bài viết, sách, tài liệu thứ cấp có thể được thu thập và tổng hợp lại một cách hệ thống và có định hướng mục tiêu. Các số liệu điều tra, số liệu thống kê chính thức phù hợp có thể được xem là nguồn số liệu thứ cấp để trực tiếp phân tích Tiến hành thu thập trực tiếp thông tin định lượng thông qua việc thiết kế các công cụ thu thập thông tin (các loại bản hỏi) trong các cuộc điều tra mẫu. Các cuộc điều tra này có thể là đồng đại và lịch đại, xác suất và phi xác suất. Thông tin thu thập trực tiếp phù hợp nhất với nội dung nghiên cứu nhưng tốn kém thời gian, tiền bạc…
- THU THẬP CÁI GÌ VÀ TẠI SAO Thông tin giúp trả lời theo những cách có thể kiểm soát được những vấn đề mà cuộc nghiên cứu đặt ra. Thông tin thu thập có thể mở rộng ở mức độ nào đó tùy thuộc vào kinh phí, thời gian, và nhân lực. Các biến phụ thuộc: những vấn đề nghiên cứu đã được thao tác hoá thành những biến số cần được đo lường trong cuộc nghiên cứu. Các biến độc lập: các nhân tố ảnh hưởng đã được thao tác hoá thành những biến số có thể đo lượng được trong cuộc nghiên cứu. Các biến kiểm soát: các yếu tố kiểm soát để làm rõ ảnh hưởng thuần của các biến độc lập đối với các biến phụ thuộc.
- CÁC LOẠI BIẾN SỐ Biến định danh (nominal): nam/nữ Biến thứ bậc (ordinal): học vấn Biến khoảng cách (scale): khoảng cách giữa hài lòng/không hài lòng Biến liên tục (continuous): thu nhập, năng suất
- ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN SỐ Đối với biến định danh: số đếm, tỷ lệ phần trăm, mode Đối với biến thứ bậc: số đếm, tỷ lệ phần trăm, mode Đối với biến khoảng cách: số đếm, tỷ lệ phần trăm, mode, trung bình, trung vị, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn, phương sai Đối với biến liên tục: số đếm, tỷ lệ phần trăm, mode, trung bình, trung vị, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn, phương sai
- QUI TRÌNH PHÂN TÍCH Xác định vấn đề và mục tiêu cụ thể cần phân tích. Xác định các biến phụ thuộc. Lựa chọn các biến độc lập. Xây dựng khung phân tích (quan hệ giữa các biến) Lựa chọn các mô hình thống kê phân tích thích hợp. Xem các biến số được đo lường như thế nào và lựa chọn phương pháp xử lý và phân tích thích hợp. Khảo sát đơn biến. Tái mã hóa. Khảo sát hai biến. Khảo sát đa biến.
- ĐỊNH HƯỚNG PHÂN TÍCH Luôn luôn xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố: 1. Phương pháp đo lường biến số 2. Phương pháp xử lý dữ liệu 3. Phương pháp phân tích dữ liệu 4. Các vấn đề cần làm rõ và các giả thuyết cần kiểm chứng. Xác định các hướng xử lý dữ liệu và khả năng xử lý dựa trên các cách đo lường biến số và các mục tiêu phân tích xác định. Lựa chọn các dạng thống kê mô tả thích hợp cần xử lý. Lựa chọn các mô hình thống kê phân tích thích hợp nhằm kiểm định giả thuyết cần xử lý. Khả năng sử dụng các cách xử lý định lượng, định tính và sự kết hợp giữa hai phương pháp trong phân tích.
- PHÂN TÍCH ĐƠN BIẾN ĐOLƯỜNG ĐỘ TẬP TRUNG Số trung bình Số trung vị Mốt ĐO LƯỜNG ĐỘ PHÂN TÁN Phương sai Độ lệch chuẩn (Lưu ý là tuỳ vào loại biến số mà áp dụng các phân tích thích hợp)
- PHÂN TÍCH HAI BIẾN Bảng chéo và Chi-Squared Phân tích phương sai Phân tích tương quan (Rất thận trọng khi giải thích vì không kiểm soát được ảnh hưởng của các tác nhân khác) PHÂN TÍCH ĐA BIẾN Hồi qui tuyến tính Hồi qui logistic Phân tích nhân tố Phân tích đường đi Phân tích chuỗi thời gian
- ƯU ĐIỂM Thông tin được tổ chức và đo lường tốt. Thường trên qui mô khá lớn và có tính đại diện Dễ thu thập thông tin trên diện rộng Thu thập và phân tích nhanh nhiều vấn đề Có thể áp dụng các mô hình phân tích thống kê HẠN CHẾ Ít hiệu quả đối với những vấn đề nhạy cảm, trừu tượng Thiên về mô tả các yếu tố bên ngoài nhưng khó giải thích các mối quan hệ sâu nằm bên dưới.
- PHƯƠNG SAI VÀ ĐỘ LỆCH CHUẨN Phương sai của đại lượng ngẫu nhiên X, ký hiệu là D(X) được xác định bởi biểu thức D(X) = E{(X- E(X))2} Phương sai của một đại lượng X rời rạc có thể được biểu diễn theo các dạng thức: n D(X) = ∑ (xi – E(X))2pi hoặc D(X) = E(X2) - (E(X))2 i=1 Độ lệch chuẩn của một đại lượng X rời rạc có thể được biểu diễn như sau: δ= D(X) .
- MỐT VÀ SỐ TRUNG VỊ Mốt của một đại lượng ngẫu nhiên X là giá trị x mà tại đó: P(X=x) lớn nhất nếu X là đại lượng rời rạc; f(x) đạt giá trị cực đại nếu X là đại lượng liên tục và f(x) là hàm mật độ xác suất của X. Số trung vị là giá trị của quan sát đứng giữa trong dãy phân phối được sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao hoặc từ cao đến thấp. Khi dãy phân phối là số lẻ thì số trung vị là giá trị của quan sát đứng giữa. Khi dãy phân phối là số chẵn thì số trung vị là giá trị trung bình của hai quan sát đứng ở giữa.
- n Số trung bình đơn giản: X = (∑xi)/n i=1 k Số trung bình gia trọng: X = (∑xi ni)/n với n = n1 + n2 … nk i=1 Phương sai: δ2 = (∑(xi – x)2)/(n-1) Độ lệch chuẩn: δ = (∑(xi – x)2)/(n-1) Mốt: Giá trị có tần số xuất hiện nhiều nhất (rời rạc) Trung vị: Xếp dãy số phân phối theo thứ tự, số trung vị là giá trị của quan sát ở giữa trong dãy phân phối. Sai số chuẩn: δy = δ/ n
- MỨC TẬP TRUNG VÀ PHÂN TÁN CỦA PHÂN PHỐI
- GIÁ TRỊ z (z-score) Giá trị z cho một giá trị Y của một biến số là số lần độ lệch chuẩn mà Y cách giá trị trung bình μ. z= (Y- μ)/ δ Nếu một biến số có phân phối thông thường (normal distribution), và nếu các giá trị của nó được chuyển đổi thành giá trị z bằng cách trừ giá trị trung bình và chia cho độ lệch chuẩn, thì phân phối của z-score là phân phối chuẩn (standard normal distribution)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học – Chương 3: Phương pháp nghiên cứu định tính
25 p | 439 | 47
-
Bài giảng Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Bài 2: Thu thập và xử lý thông tin
47 p | 264 | 38
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Chương 3: Thu thập dữ liệu trong nghiên cứu khoa học
47 p | 68 | 17
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - TS. Lê Long Hậu
89 p | 85 | 16
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 3 - ThS. Nguyễn Thị Minh Thư
38 p | 89 | 13
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 6 - TS. Lê Quốc Tuấn (2016)
36 p | 104 | 12
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Bài 13: Phương pháp thu thập số liệu
6 p | 200 | 10
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Bài 4 - TS. Hoàng Thanh Liêm
60 p | 32 | 6
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học (IT): Bài 2 - Ngô Hữu Phúc
35 p | 62 | 5
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Phần 2 - TS. Đào Nam Anh
3 p | 57 | 5
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 3 - Vũ Trọng Nghĩa
34 p | 11 | 5
-
Bài giảng Phương pháp tiếp cận khoa học
77 p | 101 | 4
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 4 - Vũ Trọng Nghĩa
53 p | 6 | 3
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 3 - ThS. Trương thị Thùy Dung
61 p | 7 | 3
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 4 - Trường ĐH Thương Mại
80 p | 10 | 2
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 3 - Trường ĐH Thương Mại
42 p | 5 | 2
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu kinh tế - xã hội nông thôn: Bài 2 - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
89 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn