intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Phương tễ trong Y học cổ truyền

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:17

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Phương tễ trong Y học cổ truyền được biên soạn với mục tiêu: Nguyên tắc cấu tạo phương tễ theo lý luận Y học cổ truyền; Nguyên tắc gia giảm phương tễ; Hình thức và cách sử dụng các loại phương tễ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Phương tễ trong Y học cổ truyền

  1. PHƯƠNG TỄ TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN
  2. MỤC TIÊU 1. Trình bày được các nguyên tắc cấu tạo phương tễ theo lý luận Y học cổ truyền. 2. Trình bày được hình thức và cách sử dụng các loại phương tễ.
  3. KHÁI NIỆM Phương: toa/đơn, cách thức Tễ: thuốc (đã pha chế, do nhiều loại hợp thành) Phương tễ: bài thuốc/đơn thuốc • Cấu tạo phương tễ dựa trên cơ sở các học thuyết YHCT (Âm dương, Ngũ hành,…) về tính vị, quy kinh, công dụng của từng vị thuốc • Phối hợp theo vai trò của từng vị thuốc (Quân, Thần, Tá, Sứ) • Gia giảm phù hợp với triệu chứng, diễn tiến, bệnh nhân, ...
  4. Thành phần của phương tễ VAI TRÒ ĐẶC ĐIỂM QUÂN Giải quyết triệu chứng chính, Thường mang tên bài thuốc nguyên nhân bệnh. Liều lượng thường nhiều THẦN Hỗ trợ cho Quân, giúp Quân Cùng nhóm hoặc khác nhóm ltăng tác dụng. với Quân nhưng tác dụng khác TÁ Giải quyết triệu chứng phụ, Thường khác nhóm, giải quyết tác dụng phụ triệu chứng phụ của bệnh SỨ Giúp thuốc đến cơ quan mong Thường là Cam Thảo, Đại táo; muốn, điều hòa bài thuốc. hoặc các vị thuốc dẫn (Cát cánh…) Một phương tễ không nhất thiết phải có đủ 4 thành phần trên
  5. Công năng chủ trị của phương tễ • Một bài thuốc có thể gồm nhiều vị thuốc có tính vị khác nhau, nhưng tính chất chung toàn bài thuốc phải thỏa mãn được yêu cầu chủ yếu của trị liệu (chủ yếu dựa trên tác dụng của vị Quân) • Trong bài thuốc cũng có một số vị thuốc có tính vị đối nghịch với nhóm thuốc có tác dụng chính, mục đích là để giảm tác dụng phụ của nhóm thuốc chính.
  6. NGUYÊN TẮC GIA GIẢM PHƯƠNG TỄ 1. Biến hóa một bài thuốc đã có bằng cách tăng/giảm các vị thuốc để tạo thành một bài thuốc mới. 2. Biến hóa một bài thuốc đã có bằng cách thay đổi sự phối ngũ các vị thuốc để tạo thành bài thuốc mới. 3. Biến hóa của bài thuốc đã có bằng cách thay đổi liều lượng của các vị thuốc để tạo thành bài thuốc mới. 4. Biến hóa của bài thuốc bằng cách thay đổi dạng thuốc để tạo thành bài thuốc mới. YHCT có đặc tính của y học cá thể
  7. 7 cách phối hợp thuốc YHCT Thuốc A Thuốc B Kết quả Đơn hành Độc vị (chỉ 1 dược liệu). VD: Độc sâm thang Tương tu Kim ngân Liên kiều Tăng thanh nhiệt giải độc (2 vị thuốc tính vị giống nhau) Tương sử Ngô thù du Liên kiều Tăng chỉ ẩu (cầm nôn mửa) 2 vị thuốc tính vị khác nhau Tương úy Bán hạ Sinh Sinh khương ↓ tính kích thích khương hầu họng, buồn nôn của Bán hạ Tương sát Phòng phong Thạch tín Phòng phong ↓ độc Thạch tín Tương ác Hoàng cầm Sinh Hoàng cầm ↓ tính ấm của Sinh tuong ố khương khương (kềm chế nhau) Tương Cam thảo Cam toại Tăng độc tính phản
  8. PHÂN LOẠI PHƯƠNG TỄ 1. Theo số lượng, liều lượng vị thuốc •Đại phương: nhiều vị thuốc, liều cao, điều trị bệnh nặng (tà khí thực), bệnh ở hạ tiêu •Tiểu phương: ít vị thuốc, liều thấp, điều trị bệnh nhẹ 2. Theo tốc độ hấp thu, thời gian sử dụng •Cấp phương, tuấn tễ: tác dụng nhanh, điều trị bệnh cấp tính, bệnh khó •Hoãn phương, hoãn tễ: tác dụng chậm, dùng dài ngày, điều trị bệnh mạn tính
  9. PHÂN LOẠI PHƯƠNG TỄ 3. Theo hình dạng, tính chất, cách dùng •Thang tễ: nước sắc bài thuốc •Hoàn tễ: hình cầu, bột mịn + tá dược dính – Hồ hoàn: tá dược dính là hồ gạo/ hồ mì – Mật hoàn: tá dược dính là mật ong (tễ) – Lạp hoàn: tá dược dính là sáp ong •Tán tễ: bột mịn •Cao tễ: tẩm cao, nhuyễn cao, lưu cao – Tẩm cao: nước sắc cô đặc thành
  10. Các dạng phương tễ
  11. PHÂN LOẠI PHƯƠNG TỄ 3. Theo hình dạng, tính chất, cách dùng •Tửu tễ, dược tửu: ngâm thuốc trong rượu, dùng uống •Đan tễ: dạng hạt nhỏ, dược chất thường là khoáng vật bào chế bằng pp thăng hoa •Trà tễ: bột thô, hoặc dạng bánh, sử dụng bằng cách hãm với nước sôi hoặc nấu sôi với nước •Điều tễ: bọc bột thuốc trong gạc, đắp lên vết thương dò nước •Trùng tễ, khỏa lạp tễ: hoàn nhỏ + đường, hòa trong nước sôi •Phiến tễ: viên thuốc dẹt, bào chế bằng cách nén bột •Châm tễ: thuốc dùng tiêm •Tọa dược, xuyên tễ: hình nón hoặc hình trụ dễ tan chảy,
  12. PHÂN LOẠI PHƯƠNG TỄ 4. Theo tác dụng dược lý •Phát biểu tễ. giải biểu tễ : làm ra mồ hôi, giải cơ, thúc mọc ban, điều trị biểu chứng •Thổ tễ, dũng thổ tễ: gây nôn, trị đàm chứng, thực tích, ngộ độc thực phẩm •Công lý tễ: tăng nhu động ruột, tả nhiệt, công tích, trục thủy, điều trị chứng nội thực •Biểu lý song giải tễ: khu tà cả phần biểu và phần lý, điều trị chứng biểu lý tương kiêm •Hòa giải tễ: điều hòa chức năng cơ thể, can tỳ bất hòa, hàn nhiệt phức tạp •Lý khí tễ: điều hòa sự vận hành của khí
  13. PHÂN LOẠI PHƯƠNG TỄ 4. Theo tác dụng dược lý •Lý huyết tễ: điều chỉnh các bệnh huyết (bổ huyết tễ, hoạt huyết hóa ứ tễ, chỉ huyết tễ) •Khư phong tễ: khu phong/tức phong (cả nội và ngoại phong) •Khư hàn tễ, ôn lý tễ: ôn lý, trị chứng lý hàn •Ôn bổ tễ: ôn bổ, trị chứng hư hàn •Tả hạ tễ, công hạ tễ: Tả hạ, trị táo bón; Hóa tích, trục thủy trị chứng nội thực • Hàn hạ tễ: thuốc tả hạ có tính hàn, trị nội ngưng nhiệt tích •Ôn hạ tễ: thuốc ôn dương tán hàn + thuốc tả hạ, dùng trị chứng lý thực hàn •Nhuận hạ tễ: nhuận tràng, trị táo bón do thiếu dịch ruột
  14. PHÂN LOẠI PHƯƠNG TỄ 4. Theo tác dụng dược lý •Trị táo tễ: trị táo chứng, cả biểu và lý •Thanh nhiệt tễ: thanh nhiệt, tả hỏa, lương huyết, giải độc, trị nội nhiệt •Tả hỏa tễ: vừa thanh nhiệt, vừa tả hạ •Khư đàm tễ: trừ đàm, trị chứng chậm tiêu hóa •Tiêu thực tễ, tiêu đạo tễ: kích thích tiêu hóa, tiêu thực tích •Khai khiếu tễ: thuốc có mùi thơm (phương hương), làm tỉnh thần, dùng cấp cứu bế chứng, mất ý thức •An thần tễ: an thần, trị chứng lo lắng, khó ngủ •Cố sáp tễ: làm ngừng tiết khí, huyết, tinh, tân dịch
  15. PHÂN LOẠI PHƯƠNG TỄ 5. Theo nguồn gốc, cách phối ngũ •Cổ phương: bài thuốc được ghi chép trong y văn cổ •Tân phương: bài thuốc mới về cách phối hợp •Nghiệm phương: bài thuốc kinh nghiệm •Ngẫu phương: bài thuốc gồm nhiều vị thuốc ngẫu nhiên •Kỳ phương: bài thuốc gồm nhiều vị thuốc lạ •Phức phương: bài thuốc cấu tạo từ 2 bài thuốc trở lên (Ví dụ: Bát trân = Tứ quân + Tứ vật)
  16. Kết luận  Nguyên tắc cấu tạo phương tễ 1. Cơ sở lý luận YHCT 2. Thành phần: Quân, Thần, Tá, Sứ 3. 7 cách phối hợp các vị thuốc trong bài 4. Gia giảm, biến hóa theo bệnh  Phân loại phương tễ 1. Số lượng, liều lượng 2. Tốc độ, thời gian 3. Hình dạng, tính chất, cách dùng 4. Tác dụng dược lý 5. Nguồn gốc, cách phối ngũ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2