intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Sinh học 11 bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp

Chia sẻ: Nguyễn Linh Lan | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:21

675
lượt xem
73
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô giáo và các bạn học sinh cùng tham khảo Bài giảng Sinh học 11 bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp thiết kế bằng Powerpoint chuyên ghiệp giúp nâng cao kĩ năng và kiến thức trong việc soạn bài giảng điện tử giảng dạy và học tập. Bài giảng Sinh học 11 bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp trình bày bằng Slide rất sống động với các hình ảnh minh họa giúp các em học sinh dễ dàng hiểu được bài giảng và nhanh chóng năm bắt các nội dung chính bài học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Sinh học 11 bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp

  1. Cường độ quang hợp  (mgCO2/dm2/giờ) 0 A B Nồng độ CO2  (ppm) Phân tích hình 9.1 để thấy rõ mối quan hệ giữa quang hợp  và nồng độ CO2 và cho biết điểm bù và điểm bão hoà CO2 là  gì?
  2. CO2 trong không khí là nguồn cung cấp cacbon cho quang hợp. Nồng độ CO2 ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ quang hợp: - Nồng độ CO2 trong không khí chiếm 0,03%. - Nồng độ CO2 thấp nhất mà cây bắt đầu quang hợp là khoảng 0,008% - 0,01%. - Nếu tăng nồng độ CO2 => cường độ quang hợp tăng dần lên đến mức nào đó cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.
  3. - Nồng độ CO2 không khí mà ở đó quang hợp và hô hấp có cường độ bằng nhau được gọi là điểm bù CO2 của quang hợp. - Từ điểm bù, nếu tiếp tục tăng nồng độ CO2 => cường độ quang hợp cũng tăng theo và đến lúc nào đó quang hợp không tăng nữa dù nồng độ CO2 vẫn tăng. - Nồng độ CO2 không khí cao nhất mà ở đó cường độ quang hợp cực đại gọi là điểm bão hoà về CO2 của quang hợp. - Từ điểm bão hoà nếu tiếp tục tăng nồng độ CO2 => quang hợp không tăng mà có xu hướng giảm
  4. - Điểm bù CO2: nồng độ CO2 để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau. - Điểm bão hòa CO2: nồng độ CO2 để cường độ quang hợp đạt cao nhất. Nồng độ CO2 trong không khí (0.03%) là thích ứng với quá trình quang hợp. - Tuy nhiên, trong thực tế có thể đưa nồng độ CO2 đến 0,1% để tăng cường độ quang hợp
  5. Cường độ quang hợp  (mgCO2/dm2/giờ) 0 Io Im Cường độ ánh  sáng (lux) Dựa vào hình 9.2 để phân tích mối quan hệ giữa quang hợp  với ánh sáng và cho biết điểm bù và điểm bão hoà ánh sáng  là gì?
  6. Ánh sáng là điều kiện cơ bản để cây tiến hành quang hợp. Cây có thể quang hợp ở cường độ ánh sáng tối thiểu rất thấp như ánh sáng vào lúc hoàng hôn, ánh sáng đèn điện yếu… - Từ cường độ ánh sáng tối thiểu, nếu tăng dần cường độ ánh sáng => cường độ quang hợp tăng dẫn đến một giới hạn nào đó.
  7. - Điểm bù về ánh sáng của quang hợp: Là cường độ của ánh sáng và ở đó cường độ quang hợp và cường độ hô hấp của cây bằng nhau. - Từ điểm bù ánh sáng, nếu tăng dần cường độ chiếu sáng => cường độ của quang hợp tiếp tục tăng cho đến khi nào cường độ quang hợp cực đại.
  8. - Điểm bão hoà về ánh sáng của quang hợp: Cường độ chiếu sáng mà ở đó quang hợp của cây đạt cực đại và không tăng thêm cho dù có tiếp tục tăng cường độ chiếu sáng thêm thì được gọi là điểm bão hoà về ánh sáng của quang hợp. - Điểm bão hoà về ánh sáng của quang hợp thay đổi tùy theo loại thực vật. Cây ưa bóng có điểm bão hoà ánh sáng thấp hơn cây ưa sáng.
  9. - Điểm bù ánh sáng: Cường độ ánh sáng để quang hợp và hô hấp bằng nhau. - Điểm bão hòa ánh sáng: Cường độ ánh sáng để cường độ quang hợp đạt cực đại.
  10. - Hệ số nhiệt Q10 đối với pha sáng là: 1,1-1,4; đối với pha tối là: 2-3. - Cường độ quang hợp phụ thuộc rất chặt chẽ vào nhiệt độ và thường đạt cực đại ở 25-350C rồi sau đó giảm mạnh đến 0.
  11. Cường độ quang hợp  (mgCO2/dm2/giờ) -10 0 10 20 30 40 50 Nhiệt độ (0C)
  12. - Hàm lượng nước trong tế bào ảnh hưởng đến độ Ảnh hưởng của nước đối với quang hợp được tóm hiđrat ư sau:ủa chất nguyên sinh và do đó ảnh tắt nh hóa c - hưởng đến điềuckiện làm việc của hệ thốngnh Hàm lượng nướ trong không khí, trong lá, ả ezim quang hđến quá trình thoát hơi nước, do đó ảnh hưởng ợp. hưởng đến độ mở khí khổng,tức là ảønh hưởng đến tốc độ hấp thụ CO2 và lục lạp. - Quá trình thoát hơi nước đã điều hòa nhiệt độ của - lá, do đó ảnh hưởng đếốc độ sinh p.ưởng và kích Nước ảnh hưởng đến tn quang hợtr thước của lá. - Nước là nguyên liệu trực tiếp cho quang hợp với - Nước ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển các sản việc cung cấp H+ và Êlectron cho phản ứng sáng. phẩm quang hợp.
  13. Bón các nguyên tố đại lượng và vi lượng như: N, P, K, S, Mg, Fe, Cu… cho cây với liều lượng và tỉ lệ thích hợp sẽ tác dụng tốt đến quá trình tổng hợp hệ sắc tố quang hợp, khả năng quang hợp, diện tích lá, bộ máy enzim quang hợp và cuối cùng là đến hiệu suất quang hợp và năng suất cây trồng.
  14. Câu 1: Phân tích mối quan hệ giữa quang hợp và nồng 2 Câu 2: Phân tích mối quan hệ giữa quang hợp và cườn - Cùng một cường độ chiếu sáng, nhưng ánh sáng đơn sắc màu đỏ có hiệu quả quang hợp lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím. Thành phần của quang phổ còn ảnh hưởng đến chất lượng quang hợp. - Vd: các tia xanh tím kích thích sự tổng hợp prôtêin, axit amin.
  15. Câu 3: Nêu đặc điểm của mối quan hệ giữa nhiệt độ và quang hợp - Nhiệt độ có ảnh hưởng đến tốc độ của các phản ứng enzim, vì vậy nó có tác động đáng kể đến cường độ quang hợp. Ở các giá trị nhiệt độ khác nhau, cường độ quang hợp thay đổi khác nhau.  Nhiệtt độ mà tạiểu làườức độ ệt độ mà p bằbắt đầu - Nhiệ độ tối thi đó c m ng nhi quang hợ cây ng quangngợp. Từ hấp được ối thiểđitrm lên,về nhiệđộộ cườ h độ hô nhiệt độ t gọi là u ểở bù cường t đ quangquang hợp. Tại ự ểm nhiệt tđvà này, cây ợp n của hợp tăng theo s đităng nhiệ ộ quang h vẫ cườnghành quang hợpnhiệtngộ tối ưu khoảng 25 – tiến độ cao nhất ở như đ không có tích lũy và nếu kéo dài, có thể cây chết. 350C tùy theo loài cây. Từ nhiệt độ tối ưu nếu tiếp tục tăng nhiệt độ thì quang hợp giảm dần và có thể ngưng hẳn.
  16. Câu 4: Nêu vai trò của nước với quang hợp  Khi nước thiếu 40 – 60% quang hợp giảm mạnh và có thể ngừng lại. Ảnh hưởng của nước đến quang hợp biểu hiện ở các mặt sau: - Lượng nước trong không khí và trong lá tác động trực tiếp đến sự đóng mở của khí khổng, nên ảnh hưởng đến hàm lượng và tốc độ khuếch tán CO2 từ không khí vào lá để tham gia quang hợp - Nước ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây, lá và bộ máy quang hợp.
  17. - Hàm lượng nước trong cây và lá có liên quan đến tốc độ vận chuyển các sản phẩm của quang hợp. - Nước là nguyên liệu của quá trình quang phân li nước của pha sáng để tạo ra khí O2 đồng thời cung cấp H+ và điện tử cho các phản ứng. - Lượng nước trong tế bào ảnh hưởng đến độ hidrat hóa của chất nguyên sinh và làm ảnh hưởng đến điều kiện hoạt động của hệ anzim quang hợp. - Nước thoát hơi để duy trì nhiệt độ bình thường của cây giúp quang hợp tiến hành bình thường.
  18. Câu 5: Nêu vai trò của dinh dưỡng khoáng với quang hợp. Chất khoáng có ảnh hưởng đến quang hợp thông qua các vai trò sau đây của nó: - Tham gia thành phần cấu tạo của hệ sắc tố quang hợp, các enzim, các chất tham gia vào quá trình chuyển điện tử trong quang hợp - Ảnh hưởng đến tính thấm của màng tế bào; ảnh hưởng đến độ lớn của lá, cấu tạo và số lượng lá trên cây. - Điều tiết và hoạt hóa enzim trong các phản ứng quang hợp; đồng thời còn tham gia vào thành phần của các hợp chất ATP tạo ra qua quang hợp.
  19. Câu 6: Hãy chọn phương án đúng. Ánh sáng có hiệu quả nhất đối với quang hợp là: A. Xanh lục B. Vàng C. Xanh tím D. Đỏ E. Da cam
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2