intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Thiết kế hệ thống mạng: Bài 3 - ThS. Nguyễn Văn Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

14
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Thiết kế hệ thống mạng bài 3 Cấu hình thiết bị mạng được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Tổng quan về cấu hình thiết bị mạng; Phần cứng và Hệ điều hành thiết bị mạng; Quá trình khởi động thiết bị mạng; Ứng dụng mô phỏng thiết bị mạng Cisco; Cấu hình thiết bị mạng Cisco; Các lệnh cấu hình cơ bản. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Thiết kế hệ thống mạng: Bài 3 - ThS. Nguyễn Văn Thành

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Bài giảng môn học: THIẾT KẾ HỆ THỐNG MẠNG Số tín chỉ: 3 Biên soạn: ThS. Nguyễn Văn Thành Tổng số tiết: 60 tiết Email : nvanthanh@ntt.edu.vn (30 LT + 30 TH) Phone : 09 1819 3131
  2. MH – Thiết kế hệ thống mạng Bài 1: Tổng quan về thiết kế mạng Bài 2: Tiêu chuẩn thiết kế mạng LAN Bài 3: Cấu hình thiết bị mạng Bài 4: Các kỹ thuật Layer-2 trong TKM Bài 5: Các kỹ thuật Layer-3 trong TKM Bài 6: Các kỹ thuật Layer-4 trong TKM Trung tâm đào tạo SmartPro Bài 7: Ứng dụng Access-List trong TKM 2
  3. Bài 3: Cấu hình thiết bị mạng 1 • Tổng quan về cấu hình thiết bị mạng 2 • Phần cứng và Hệ điều hành thiết bị mạng 3 • Quá trình khởi động thiết bị mạng 4 • Ứng dụng mô phỏng thiết bị mạng Cisco 5 • Cấu hình thiết bị mạng Cisco 6 • Các lệnh cấu hình cơ bản 3
  4. Tổng quan về cấu hình thiết bị mạng • Khái niệm về cấu hình thiết bị mạng: • Là quá trình người quản trị can thiệp, điều chỉnh phương thức hoạt động của thiết bị. • Kích hoạt, thay đổi, điều chỉnh… các giao thức (protocol) hoạt động của thiết bị. • Đa phần là các thiết bị Layer-2 trở lên. • Mục tiêu cấu hình: • Thiết bị hoạt động phù hợp với hệ thống mạng. • Thiết bị hoạt động đúng với mục đích thiết kế. • Tối ưu hoạt động của thiết bị trong hệ thống. • Tận dụng các khả năng của thiết bị để phục vụ, tối ưu cho hệ thống mạng. • Dễ dàng quản trị thiết bị từ xa. -4-
  5. Tổng quan về cấu hình thiết bị mạng • Các phương thức cấu hình thiết bị: • Kết nối thiết bị và cấu hình qua Console: • Thiết bị: cổng Console RJ-45 ⬄ Máy tính cổng: COM (DB-9p) -5-
  6. Tổng quan về cấu hình thiết bị mạng • Các phương thức cấu hình thiết bị: • Kết nối thiết bị và cấu hình qua Console: • Thiết bị: cổng Console RJ-45 ⬄ Máy tính cổng: USB to COM (DB-9p) • Thiết bị: cổng Console RJ-45 ⬄ Máy tính cổng: USB • Thiết bị: cổng Console mini-USB ⬄ Máy tính cổng: USB -6-
  7. Tổng quan về cấu hình thiết bị mạng • Các phương thức cấu hình thiết bị: • Cấu hình thiết bị từ xa: -7-
  8. Tổng quan về cấu hình thiết bị mạng • Các phương thức cấu hình thiết bị: • Cấu hình trực tiếp trên thiết bị. • Thiết bị có màn hình hiển thị và các nút nhấn / cảm ứng. • Các công cụ cấu hình: • Terminal: cấu hình qua cổng COM. • Putty, Secure-CRT… : cấu hình qua cổng COM, Telnet, SSH… • Web console: cấu hình bằng trình duyệt Web. • Device Application: cấu hình bằng ứng dung của nhà cung cấp thiết bị. -8-
  9. Thiết bị mạng có Hệ điều hành • Cấu trúc phần cứng của thiết bị mạng có điều khiển: • Các thiết bị mạng có điều khiển có cấu trúc phần cứng tương tự một máy tính. • CPU (Central Processing Unit): • Xử lý, thực thi tất cả các tác vụ của thiết bị. • Khởi động hệ thống, điều khiển các cổng giao tiếp, định tuyến, xử lý gói tin, frame… • RAM (Random access memory) • Lưu bảng định tuyến, bảng MAC…, • Chứa tập cấu hình đang chạy (running-config) • Chứa hàng đợi cho các gói dữ liệu. • Cung cấp bộ nhớ cho chuyển mạch nhanh. • Dữ liệu sẽ mất nếu không có điện. 9
  10. Thiết bị mạng có Hệ điều hành • Cấu trúc phần cứng của thiết bị mạng có điều khiển: • NVRAM (Non-Volatile RAM) • Là loại RAM giữ được thông tin khi không còn nguồn nuôi. • NVRAM dùng chứa tập cấu hình cho thiết bị nạp thực thi mỗi khi khởi động (startup-config) • NVRAM chứa configuration register, dùng chỉ thị cho các tiến trình khởi động thiết bị - người quản trị có thể can thiệp vào conf-reg. • Flash memory: • Lưu trữ tập tin Hệ điều hành (Internetwork Operating System - IOS) • Lưu các thiết lập cấu hình khi khởi động và tắt • ROM (Read-only memory) • Chứa chương trình POST (power-on self test) • Chứa chương trình “khởi động mồi” (bootstrap program) – tìm kiếm và nạp thực thi IOS. 10
  11. Thiết bị mạng có Hệ điều hành • Cấu trúc phần cứng của thiết bị mạng có điều khiển: • IOS (Internetwork Operating System) • Là hệ chương trình điều hành hoạt động của thiết bị mạng như: Router, Switch, Firewall… • IOS cung cấp các dịch vụ mạng: định tuyến, chuyển mạch, lọc gói… • Đảm bảo việc bảo mật cho việc truy cập tài nguyên mạng. • Mở rộng hệ thống mạng. • Bus: • Các đường truyền thông tin giữa các linh kiện • Power: • Bộ cấp nguồn điện cho thiết bị mạng hoạt động. 11
  12. Thiết bị mạng có Hệ điều hành • Các cổng giao tiếp (Interfaces) • Interface là các cổng giao tiếp của thiết bị mạng . • Interface được tích hợp sẵn trong thiết bị hoặc lắp vào thiết bị dạng module. • LAN interface: giao tiếp mạng nội bộ. • Ethernet: (ký hiệu: E) giao tiếp chuẩn tốc độ 10 Mbps. • Fast-Ethernet: (ký hiệu: F) giao tiếp chuẩn tốc độ 10/100 Mbps • Gigabit Ethernet: (ký hiệu: G) chuẩn tốc độ 10/100/1000 Mbps • WAN interface: giao tiếp mạng rộng – xa. • Serial: cổng giao tiếp WAN kiểu nối tiếp. Ví dụ: Lease line, Frame-relay… • Telephone: giao tiếp WAN bằng đường điện thoại. Ví dụ: ISDN, ADSL… 12
  13. Thiết bị mạng có Hệ điều hành • Các cổng giao tiếp (Interfaces) • Management port: cổng quản trị thiết bị. • Cổng Console: truyền / nhận thông tin điều khiển Máy tính – Thiết bị • Cổng AUX: truyền / nhận thông tin điều khiển từ xa (qua modem) 13
  14. Quá trình khởi động thiết bị mạng • Quá trình POST và nạp Bootstrap • POST (Power On Self Test): tiến trình tự kiểm tra mỗi khi mở điện • Bootstrap: tiến trình tìm và nạp Hệ Điều hành
  15. Quá trình khởi động thiết bị mạng • Quá trình nạp và thực thi IOS • IOS được nạp từ Flash, hoặc từ TFTP Server.
  16. Quá trình khởi động thiết bị mạng • Quá trình nạp thông tin cấu hình thiết bị: • Startup-config là những thông tin cấu hình thiết bị được nạp sau khi IOS khởi động xong.
  17. Các ứng dụng mô phỏng thiết bị mạng • Ứng dụng Packet Tracer • Mô phỏng các thiết bị mạng của Cisco • Giải lập kết nối, cấu hình thiết bị, Server, máy tính… • Không giao tiếp mạng ngoài (thật) 17
  18. Các ứng dụng mô phỏng thiết bị mạng • Ứng dụng GNS3 • Mô phỏng các thiết bị mạng của Cisco, Juniper. Dùng IOS thật. • Cho phép giao tiếp mạng ngoài (thật). • Giao tiếp máy tính thật và ảo. • Hỗ trợ thiết bị Layer-2 kém. 18
  19. Các ứng dụng mô phỏng thiết bị mạng • Ứng dụng NS2 (Network Simulation 2) • Mô phỏng mạng LAN và WAN. • Mô phỏng các quá trình, sự kiện… xảy ra trong hệ thống mạng khi vận hành. • Tập trung cho các phương thức truyền dẫn, thuật toán định tuyến, hàng đợi… 19
  20. Các lệnh cấu hình Cisco cơ bản • Giao diện dòng lệnh (CLI) của Cisco IOS: • Sử dụng cấu trúc phân cấp, Cisco IOS cho phép quyền hạn ứng xử theo từng cấp độ dòng lệnh. • EXEC là trình thông dịch dòng lệnh của IOS cho mỗi câu lệnh người dùng nhập. • Các chế độ dòng lệnh của Cisco IOS: • User Mode (kiểu dấu nhắc: Device-name >_ ): chế độ chỉ cho phép thực thi một số câu lệnh hiển thị các thông tin cơ bản của thiết bị. • Privileged Mode (kiểu dấu nhắc: Device-name #_ ): chế độ cho phép thực hiện tất cả các câu lệnh của thiết bị. • Global Configuration Mode (dấu nhắc: Device-name (config)#_ ): chế độ tiếp nhận và thực thi các lệnh cấu hình thiết bị. • Chế độ cấu hình cụ thể cho từng interface, dịch vụ, chức năng… như: (config-if)#_ , (config-vlan)#_, (config-router)#_ …
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2