intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tổng quan khách sạn - Chương 2: Các lĩnh vực kinh doanh và cơ cấu tổ chức của khách sạn

Chia sẻ: Lý Hàn Y | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

15
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Tổng quan khách sạn - Chương 2: Các lĩnh vực kinh doanh và cơ cấu tổ chức của khách sạn. Chương này cung cấp cho sinh viên những nội dung kiến thức bao gồm: các lĩnh vực kinh doanh của khách sạn; cơ cấu tổ chức của khách sạn; một số mô hình cơ cấu tổ chức điển hình của khách sạn;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tổng quan khách sạn - Chương 2: Các lĩnh vực kinh doanh và cơ cấu tổ chức của khách sạn

  1. CHƯƠNG 2: CÁC LĨNH VỰC KINH DOANH VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA KHÁCH SẠN 2.1. Các lĩnh vực kinh doanh của khách sạn 2.1.1. Kinh doanh lưu trú 2.1.2. Kinh doanh ăn uống 2.1.3. Kinh doanh dịch vụ bổ sung 2.2. Cơ cấu tổ chức của khách sạn 2.2.1. Khái niệm, cơ sở khoa học và các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức của KS 2.2.2. Một số mô hình cơ cấu tổ chức điển hình của khách sạn
  2. 2.1. Các lĩnh vực kinh doanh của khách sạn 2.1.1. Kinh doanh lưu trú 2.1.2. Kinh doanh ăn uống 2.1.3. Kinh doanh dịch vụ bổ sung
  3. 2.1.1. Kinh doanh lưu trú a. Khái niệm: Kinh doanh lưu trú của khách sạn là hoạt động kinh doanh dịch vụ chính của khách sạn, cung cấp các dịch vụ cho thuê buồng ngủ chủ yếu đáp ứng nhu cầu khách du lịch. b. Vị trí - Hoạt động KDLT là hoạt động chính - Hoạt động KDLT phục vụ trực tiếp khách hàng - Hoạt động KDLT cung cấp dự báo cho KS - Hoạt động KDLT mang lại doanh thu, lợi nhuận lớn nhất
  4. 2.1.1. Kinh doanh lưu trú c. Nội dung kinh doanh lưu trú - Tuyên truyền quảng cáo - Nhận đăng ký đặt buồng - Đón khách và làm thủ tục nhận buồng cho khách - Tổ chức phục vụ khách trong quá trình khách lưu lại tại khách sạn (dọn buồng, giặt là, đánh thức khách,…) - Làm thủ tục trả buồng cho khách, thanh toán & tiễn khách - Hạch toán kinh doanh
  5. 2.1.2. Kinh doanh ăn uống a. Khái niệm: Kinh doanh ăn uống của khách sạn gồm các hoạt động chế biến thức ăn, bán và phục vụ nhu cầu tiêu dùng các thức ăn và đồ uống và cung cấp các dịch vụ khác, nhằm thỏa mãn nhu cầu về ăn uống và giải trí tại các nhà hàng trong khách sạn cho khách nhằm mục đích có lợi nhuận. b. Vị trí - Là lĩnh vực kinh doanh cơ bản của KS - Hỗ trợ hoạt động kinh doanh lưu trú của KS - Tăng lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh cho KS
  6. 2.1.2. Kinh doanh ăn uống c. Nội dung kinh doanh ăn uống - Nghiên cứu nhu cầu khách hàng - Xây dựng kế hoạch thực đơn - Tổ chức hậu cần kinh doanh - Nhận đăng ký đặt bàn và đón khách - Tổ chức chế biến món ăn - Tổ chức phục vụ khách ăn uống - Thanh toán và tiễn khách - Hạch toán kinh doanh
  7. 2.1.3. Kinh doanh dịch vụ bổ sung a. Khái niệm: Kinh doanh dịch vụ bổ sung của khách sạn là hoạt động kinh doanh các dịch vụ tăng thêm bên cạnh hoạt động kinh doanh chính của khách sạn nhằm phục vụ mục đích nghỉ ngơi, giải trí, khám phá và hội họp cho khách có nhu cầu ngoài các nhu cầu thiết yếu như lưu trú và ăn uống. b. Vị trí: - Đáp ứng nhu cầu bổ sung của khách hàng - Tăng doanh thu, lợi nhuận, kéo dài thời gian lưu trú - Tăng uy tín của khách sạn, thu hút khách có khả năng chi trả cao - Là cơ sở, tiêu chuẩn quan trọng để xếp hạng CSLT
  8. 2.1.3. Kinh doanh dịch vụ bổ sung c. Nội dung kinh doanh dịch vụ bổ sung - Xác định nhu cầu về DVBS của khách hàng - Nhận đặt chỗ và đón khách - Tổ chức cung ứng dịch vụ bổ sung - Thanh toán và tiễn khách - Hạch toán kinh doanh
  9. 2.2. Cơ cấu tổ chức của khách sạn 2.2.1. Khái niệm, cơ sở khoa học và các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức của KS 2.2.2. Một số mô hình cơ cấu tổ chức điển hình của khách sạn
  10. 2.2.1. Khái niệm, cơ sở khoa học và các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức của KS a. Khái niệm: Cấu trúc tổ chức hay mô hình tổ chức bộ máy của khách sạn là việc bố trí, sắp xếp nhân viên thành từng bộ phận dựa vào các nguồn lực của khách sạn nhằm triển khai công việc có hiệu quả. b. Cơ sở khoa học chủ yếu để thiết lập tổ chức bộ máy của khách sạn - Đặc điểm của lao động trong khách sạn - Tổ chức lao động và quản trị nguồn nhân lực của khách sạn - Cơ chế vận hành bộ máy tổ chức của khách sạn c. Các yếu tố ảnh hưởng - Quy mô doanh nghiệp - Thị trường mục tiêu - Phạm vi hoạt động và kiểm soát
  11. 2.2.2. Một số mô hình cơ cấu tổ chức điển hình của KS Sơ đồ mô hình cơ cấu tổ chức của khách sạn quy mô nhỏ 2*
  12. 2.2.2. Một số mô hình cơ cấu tổ chức điển hình của KS Tổng quản lý Giám đốc điều hành Sơ đồ mô hình cơ cấu tổ chức của khách sạn có quy mô trung bình – 3*
  13. 2.2.2. Một số mô hình cơ cấu tổ chức điển hình của KS Sơ đồ mô hình cơ cấu tổ chức của khách sạn có quy mô trung bình – 4*
  14. 2.2.2. Một số mô hình cơ cấu tổ chức điển hình của KS Sơ đồ mô hình cơ cấu tổ chức của khách sạn có quy mô lớn – 5*
  15. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2 1. Các lĩnh vực kinh doanh của khách sạn. Vị trí của từng lĩnh vực trong kinh doanh khách sạn. Trình bày hiểu biết về các lĩnh vực kinh doanh của khách sạn. 2. Các nhân tố nào ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức của khách sạn. 3. Mô hình tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong khách sạn quy mô nhỏ. 4. Mô hình tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong khách sạn quy mô vừa. 5. Mô hình tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong khách sạn quy mô lớn. 43
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2