intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Vật liệu xây dựng: Chương 5 - Võ Việt Hải

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:58

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Vật liệu xây dựng" Chương 5 - Bê tông xi măng, được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Giới thiệu; Vật liệu chế tạo; Tính dẻo của hỗn hợp bê tông; Tính chất cơ bản; Thiết kế cấp phối; Công tác bê tông. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Vật liệu xây dựng: Chương 5 - Võ Việt Hải

  1. VẬT LIỆU XÂY DỰNG Construction Materials Mã số môn học: CI2037 Chương 5: BÊ TÔNG XI MĂNG BM Vật liệu xây dựng, Khoa Kỹ Thuật Xây Dựng, Trường ĐH Bách Khoa TP HCM CBGD: VÕ VIỆT HẢI CHƯƠNG 5. BÊ TÔNG XI MĂNG 1
  2. NỘI DUNG 1. Giới thiệu 2. Vật liệu chế tạo 3. Tính dẻo của hỗn hợp bê tông 4. Tính chất cơ bản 5. Thiết kế cấp phối 6. Công tác bê tông CHƯƠNG 5. BÊ TÔNG XI MĂNG 2
  3. 1. Giới thiệu  Bê tông xi măng là loại vật liệu đá nhân tạo nhận được bằng cách đổ khuôn và làm rắn chắc một hỗn hợp bê tông hợp lí bao gồm xi măng, nước, cốt liệu và phụ gia  Bê tông là loại vật liệu giòn, cường độ chịu nén lớn, cường độ chịu kéo thấp CHƯƠNG 5. BÊ TÔNG XI MĂNG 3
  4. 1. Giới thiệu a) Theo loại cốt liệu  Bê tông cốt liệu đặc, bê tông cốt liệu rỗng, bê tông cốt liệu đặc biệt (chịu nhiệt, phóng xạ) b) Theo khối lượng thể tích  Bê tông đặc biệt nặng (γ0 > 2500 kg/m3), chế tạo từ cốt liệu đặc biệt, dùng cho những kết cấu đặc biệt.  Bê tông nặng (γ0 = 2200-2500 kg/m3), chế tạo từ cốt liệu thông thường dùng cho kết cấu chịu lực vừa và nặng.  Bê tông tương đối nặng (γ0 = 1800-2200 kg/m3), dùng chủ yếu cho kết cấu chịu lực nhẹ.  Bê tông nhẹ (γ0 = 500-1800 kg/m3), gồm có bê tông nhẹ cốt liệu rỗng, bê tông tổ ong, và bê tông rỗng. CHƯƠNG 5. BÊ TÔNG XI MĂNG 4
  5. 1. Giới thiệu c) Theo công dụng  Bê tông thông thường: dùng trong các kết cấu bê tông cốt thép thông thường (móng, dầm, cột, sàn).  Bê tông thủy công: dùng cho đập, mái kênh, công trình dẫn nước,…  Bê tông mặt đường, sân bay, lát vỉa hè.  Bê tông kết cấu bao che (thường là bê tông nhẹ).  Bê tông đặc biệt như bê tông chịu nhiệt, chịu axit, chống phóng xạ. CHƯƠNG 5. BÊ TÔNG XI MĂNG 5
  6. 2. Vật liệu chế tạo 2.1 Xi măng Xi măng là thành phần liên kết các hạt cốt liệu với nhau tạo ra cường độ cho bê tông, chất lượng và hàm lượng xi măng là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của bê tông.  Yêu cầu: Loại xi măng: phải phù hợp với đặc điểm kết cấu và tính chất môi trường sẽ thi công để đảm bảo tính bền vững lâu dài của kết cấu. Mác xi măng: để vừa phải đảm bảo cho bê tông đạt mác thiết kế, vừa phải đảm bảo yêu cầu kinh tế, phải tránh dùng xi măng mác thấp để chế tạo bê tông mác cao và ngược lại CHƯƠNG 5. BÊ TÔNG XI MĂNG 6
  7. 2. Vật liệu chế tạo 2.2 Nước Nước là thành phần phản ứng với xi măng tạo ra các sản phẩm thủy hóa có cường độ. Nước còn tạo ra độ lưu động cần thiết để thi công dễ dàng.  Yêu cầu: Đảm bảo chất lượng tốt, không gây ảnh hưởng xấu đến thời gian đông kết và rắn chắc của xi măng và không gây ăn mòn cho cốt thép Nước dùng được: nước sinh hoạt, nước máy, nước giếng Nước không dùng được: nước đầm, ao, hồ, nước cống rãnh, nước chứa dầu mỡ, đường, nước có chứa sunfat, tạp chất hữu cơ, độ pH < 4 và > 12.5, nước biển có thể dùng để chế tạo bê tông không cốt thép hoặc làm việc trong nước biển. CHƯƠNG 5. BÊ TÔNG XI MĂNG 7
  8. 2. Vật liệu chế tạo 2.3 Cốt liệu lớn – đá, sỏi Cốt liệu lớn tạo ra bộ khung chịu lực cho bê tông.  Yêu cầu: Chất lượng cốt liệu lớn được đặc trưng bởi thành phần hạt, độ lớn và hàm lượng tạp chất. Thành phần hạt: CHƯƠNG 5. BÊ TÔNG XI MĂNG 8
  9. 2. Vật liệu chế tạo Cỡ hạt lớn nhất:  Không vượt quá 1/5 khoảng nhỏ nhất giữa các mặt trong của ván khuôn  Không vượt quá 3/4 khoảng thông thuỷ giữa hai thanh cốt thép kề nhau  Không vượt quá 1/3 chiều dày tấm, bản  Không vượt quá 1/3 đường kính trong của ống bơm bê tông (với bê tông sử dụng công nghệ bơm)  Hàm lượng hạt thoi, dẹt không vượt quá 35%, hàm lượng hạt mềm yếu và phong hóa không được lớn hơn 10% theo khối lượng CHƯƠNG 5. BÊ TÔNG XI MĂNG 9
  10. 2. Vật liệu chế tạo Hàm lượng tạp chất:  Hàm lượng tạp chất sunfat không vượt quá 1% theo khối lượng.  Hàm lượng sét, bùn, bụi không quá giá trị trong bảng bên dưới. Không lẫn những tạp chất bẩn khác như gỗ mục, lá cây, rác,... CHƯƠNG 5. BÊ TÔNG XI MĂNG 10
  11. 2. Vật liệu chế tạo 2.4 Cốt liệu nhỏ - cát Cốt liệu nhỏ cùng với xi măng, nước tạo ra vữa xi măng để lấp đầy lỗ rỗng và bao bọc xung quanh các hạt cốt liệu lớn tạo ra khối bê tông đặc chắc  Yêu cầu: Tương tự như đối với cốt liệu lớn Thành phần hạt: CHƯƠNG 5. BÊ TÔNG XI MĂNG 11
  12. 2. Vật liệu chế tạo Độ lớn:  Độ lớn của cát có ảnh hưởng đến lượng dùng xi măng và được biểu thị bằng module độ lớn. CHƯƠNG 5. BÊ TÔNG XI MĂNG 12
  13. 2. Vật liệu chế tạo Hàm lượng tạp chất: Đối với bê tông mác 400 trở lên hàm lượng bùn, bụi sét không vượt quá 1% khối lượng cát CHƯƠNG 5. BÊ TÔNG XI MĂNG 13
  14. 2. Vật liệu chế tạo 2.5 Phụ gia Phụ gia được dùng cải thiện các tính chất cơ bản của hỗn hợp bê tông và bê tông. Phân loại: theo TCVN324:2004 • Phụ gia hoá dẻo (giảm nước) • Phụ gia chậm đông kết • Phụ gia đóng rắn nhanh • Phụ gia hoá dẻo chậm đông kết • Phụ gia hoá dẻo đóng rắn nhanh • Phụ gia siêu dẻo (hóa dẻo mức cao) • Phụ gia siêu dẻo chậm đông kết CHƯƠNG 5. BÊ TÔNG XI MĂNG 14
  15. 3. Tính dẻo Tính tính dẻo biểu thị khả năng lấp đầy khuôn nhưng vẫn đảm bảo được độ đồng nhất trong một điều kiện đầm nén nhất định. Tính dẻo đựợc đánh giá bằng độ sụt (SN, cm) theo TCVN 3106:1993 3.1 Độ sụt Dmax ≤ 40mm Dmax > 40mm CHƯƠNG 5. BÊ TÔNG XI MĂNG 15
  16. 3. Tính dẻo Độ sụt được xác định trước khi đổ: • Đổ bê tông vào côn thành 3 lớp, dằm 25 lần cho mỗi lớp đối với khuôn No1 và 56 lần cho khuôn No2. • Nhấc khuôn ra và đo chênh lệch chiều cao giữa miệng khuôn và điểm cao nhất của hỗn hợp • Với khuôn No2 số liệu được nhân 0.67 • Hỗn hợp bê tông có độ sụt lớn (bê tông tự lèn) được xác định độ xòe bằng cách đo đường kính chảy xòe của hỗn hợp CHƯƠNG 5. BÊ TÔNG XI MĂNG 16
  17. 3. Tính dẻo  Hỗn hợp bê tông có độ sụt
  18. 3. Tính dẻo  Hỗn hợp bê tông có độ giữ nước cao đảm bảo độ đồng nhất trong quá trình vận chuyển, đổ khuôn và đầm nén  Hỗn hợp khi vận chuyển, đầm nén cấu trúc được sắp xếp lại và lượng nước dư cuốn theo xi măng bị đẩy lên phía trên gây phân tầng  Thành phần hạt cốt liệu hợp lý và phụ gia được sử dụng để tăng độ giữ nước của hỗn hợp CHƯƠNG 5. BÊ TÔNG XI MĂNG 18
  19. 3. Tính dẻo 3.2 Các yếu tố ảnh hưởng Lượng nước nhào trộn:  Là yếu tố quan trọng quyết định tính dẻo của hỗn hợp bê tông.  Lượng nước nhào trộn bao gồm lượng nước phản ứng với xi măng và lượng nước tạo độ dẻo cần thiết cho quá trình thi công.  Lượng nước nhào trộn được xác định dựa vào độ dẻo cần thiết và độ lớn cốt liệu CHƯƠNG 5. BÊ TÔNG XI MĂNG 19
  20. 3. Tính dẻo Xi măng:  Xi măng để cùng với lượng nước tương ứng lấp đầy lỗ rỗng của cốt liệu, bọc và bôi trơn bề mặt làm tăng độ dẻo  Hình dáng và kích thước hạt xi măng và phụ gia khoáng cũng ảnh hưởng đến độ dẻo Xi măng Tro bay Tro xỉ CHƯƠNG 5. BÊ TÔNG XI MĂNG 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1