Bài giảng Xử lý vết thương
lượt xem 5
download
Bài giảng Xử lý vết thương trình bày các nội dung chính sau: Cách xử lý vết thương phần mềm, xử lý vết thương gãy xương hở, xử lý vết thương thấu khớp,... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết của bài giảng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Xử lý vết thương
- XỬ LÝ VẾT THƯƠNG Bs CKI. TRẦN VĂN THUYÊN Bv Quốc Tế Vinh Phone: 0983 96 94 91 Page:Bs Thuyên Chấn thương chỉnh hình – cơ xương khớp Bv Quốc tế Vinh
- CÁC LOẠI VẾT THƯƠNG •VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM •VẾT THƯƠNG GÃY XƯƠNG HỞ •VẾT THƯƠNG THẤU KHỚP
- ĐỊNH NGHĨA Vết thương là những tổn thương có gây ra rách da- niêm mạc * VT Phần mềm là các VT chỉ làm tổn thương mô mềm : da, mô liên kết dưới da, mỡ, cân, cơ. * VT gãy xương hở là các vết thương làm thông ổ gãy ra môi trường bên ngoài. * VT thấu khớp là các VT làm thông ổ khớp ra môi trường bên ngoài.
- Vết thương phần mềm Tấtcả các loại vết thương đặc hiệu đều có vết thương phần mềm Có thể sắc gọn hoặc giập nát Nếukhông xử trí tốt, vết thương sẽ nhiễm trùng, có thể lan rộng vào các mô kế cận Điều trị tốt vết thương phần mềm là nền tảng cơ bản để điều trị các vết thương đặc hiệu như gãy xương hở, vết thương thấu khớp
- Phân loại Vết thương phần mềm 1 Vết thương đâm chọc nhỏ: Do kim đâm, đạp đinh, súc vật cắn… Tổn thương giải phẫu không đáng kể Cần coi chừng nhiễm trùng và dị vật bên trong vết thương, uốn ván, Kim y tế đâm chọc phải xem có khả năng nhiễm HIV hay không.
- Phân loại Vết thương phần mềm Vết thương cắt gọn: 2 Do vật sắc bén cắt như dao, mảnh kính… Tổn thương giải phẫu đáng kể, có khi rất sâu rộng Coi chừng chảy máu nhiều gây choáng chấn thương Cần khám kỹ để xem có bị đứt gân, mạch máu, thần kinh hay không. Nếu có, ta có vết thương đứt gân, vết thương đứt mạch máu, vết thương đứt thần kinh chứ không phải vết thương phần mềm
- Phân loại Vết thương phần mềm 3 Vết thương lóc da: Da bị lóc ra khỏi mô bên dưới, mang theo cả cân nông hoặc không Da lóc có thể rời hẳn ra (xem như mất da), có thể còn lại cuống nuôi đưa máu tới nuôi một phần hoặc toàn bộ da Khi bị lóc da rộng, nguy cơ choáng rất cao và da mất mạch nuôi sẽ chết, Mất hoặc lóc da rộng có thể làm lộ các mô quí, nguy cơ nhiễm trùng cao
- Phân loại Vết thương phần mềm 4 Vết thương giập nát: Thường do chấn thương nặng nề như bị máy cuốn, hoả khí, tai nạn giao thông tốc độ cao Hoả khí có thể gây ra tổn thương lớn hơn mắt thường thấy được. Các vết thương giập nát thường có nhiều mô bị tổn thương chứ không chỉ riêng phần mềm Nguy cơ mất máu, choáng, nhiễm trùng
- Vết thương phần mềm Giải phẫu-Sinh lý bệnh 1 Tổn thương giải phẫu: Rách da làm vi khuẩn có thể xâm nhập vào vết thương gây nhiễm trùng Cân rách dọc tạo ra các khoang tổn thương khác nhau, làm tăng áp lực, tạo ngóc ngách Cơ giập nát là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển Máu tụ ứ đọng ở vết thương và trong mô cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh
- Vết thương phần mềm Các yếu tố nguy cơ nhiễm trùng Vết thương giập nát , hoại tử Máu tụ Dị vật Nguy Ngoại lai cơ Của cơ thể nhiễm Dụng cụ y khoa trùng Sức đề kháng của cơ thể yếu tăng Độc lực vi khuẩn mạnh lên
- Vết thương phần mềm Giải phẫu-Sinh lý bệnh 2 Sinh học vết thương: Giai đoạn tự tiêu: Vết thương co mạch, tạo cục máu đông tiêu fibrin Giai đoạn làm sạch: Sau giai đoạn co mạch là giai đoạn giãn mạch. Prostaglandin tăng sinh gây quá trình viêm : sưng, nóng, đỏ, đau. Bạch cầu được huy động đến để làm sạch vết thương
- Vết thương phần mềm Giải phẫu-Sinh lý bệnh 3 Sự lành vết thương: có 3 hiện tượng Tạo mô hạt mới che phủ bề mặt vết thương và che phủ các mô quí Co nhỏ vết thương: vết thương co hẹp lại dần so với ban đầu. VT càng vuông góc với nếp da càng co hẹp nhiều Lớp biểu mô bò ra che phủ lớp mô hạt, mỗi ngày 1-2 mm, tạo ra sẹo vết thương
- Vết thương phần mềm Giải phẫu-Sinh lý bệnh 3 Sự lành vết thương: Vết thương khâu da kín lần đầu sẽ lành ít sẹo, ít co rút, mềm mại Điều kiện để khâu da thì đầu: VT phải hoàn toàn sạch, không dị vật, không mô giập nát, mép da máu nuôi tốt và khâu không căng Nếu không đủ điều kiện thì để hở da. VT sẽ mọc mô hạt và lành sẹo gọi là liền vết thương thì hai. Sau khi mô hạt mọc hoặc VT hết nhiễm trùng ta khâu da thì hai, VT cũng sẽ lành thì đầu
- Vết thương phần mềm Điều trị 1 Xử trí cấp cứu: Đánh giá vết thương cẩn thận trước khi băng bó Băng ép cầm máu, chống sốc Băng vô trùng vết thương Bất động chi tổn thương
- Vết thương phần mềm Điều trị 2 Điều trị thực thụ Chống nhiễm trùng Cắt lọc Kháng sinh Bất động Kê chi cao vừa phải Phục hồi tổn thương giải phẫu Tập vận động phục hồi chức năng
- Điều trị Vết thương phần mềm Cắt lọc chống nhiễm trùng 1 Nguyên tắc: + Lấy bỏ hết mô dập nát + Lấy bỏ hết máu tụ + Lấy bỏ hết dị vật + Che phủ các mô quí + Dẫn lưu vết thương
- Cắt lọc chống nhiễm trùng 1 Kỹ thuật cắt lọc vết thương Các bước tiến hành cắt lọc. + Vệ sinh da + Xén mép da( 1-2mm) + Cắt lọc từ ngoài vào trong ( da, mỡ, cân, cơ...) + Mở rộng vết thương để cắt lọc kỹ hơn. + Rửa sạch với nhiều nước + Cắt lọc lại từ đầu, rồi rửa lại với nhiều nước. Cứ thế làm lại vài lần cho đến khi sạch hoàn toàn. + Che phủ mô quí. Khâu phục hồi các cấu trúc giải phẫu + Khâu da hoặc để hở
- Kỹ thuật cắt lọc vết thương Da: - Cắt mép da 1-2 mm theo bờ tổn thương, tránh cắt qua mức, những phần tổn thương không rõ ràng không nên cắt - Cắt lọc tiết kiệm ở vùng bàn tay Mỡ: - Vùng mỡ dập nát và nhiễm bẩn nên cắt rộng rãi
- Kỹ thuật cắt lọc vết thương Cân: Tổn thương của cân thường nhỏ hơn tổn thương của các cấu trúc dưới cân. Cắt bỏ phần cân dập và bẩn, rạch mở rộng cân theo chiều dọc của chi để bộc lộ các cấu trúc bị tổn thương phía dưới, nếu thấy có dấu hiệu chèn ép khoang thì nên rạch rộng cân để giải ép khoang.
- Kỹ thuật cắt lọc vết thương CƠ: Cắt bỏ những phần cơ chết , dập nát, mất máu nuôi là yếu tố quan trọng để phòng nhiễm trùng vết thương. Đánh giá chính xác cơ còn sống hay không khi vết thương trước 24h thực sự khó khăn. Đánh giá dựa vào 4 chữ “ C” : (color, contraction, consistency,circulation).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Sơ cứu vết thương - GV. Vũ Văn Tiến
36 p | 556 | 93
-
ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG BÀN TAY
25 p | 283 | 37
-
Liền vết thương (Kỳ 1)
6 p | 161 | 29
-
Bài giảng Chăm sóc bàn chân ở người bệnh đái tháo đường - Triệu Thị Ánh Tuyết
45 p | 179 | 28
-
Xử trí chấn thương - vết thương lồng ngực
33 p | 190 | 27
-
Bài giảng Vết thương ngực - TS. Mai Văn Viện
37 p | 186 | 23
-
VẾT THƯƠNG NGỰC (Kỳ 3)
5 p | 143 | 20
-
Bài giảng Chấn thương hàm mặt - Lê Phong Vũ
191 p | 140 | 15
-
XỬ TRÍ CHẤN THƯƠNG LỒNG NGỰC
23 p | 125 | 9
-
Bài giảng Tổn thương phần mềm
22 p | 69 | 8
-
Liền vết thương
9 p | 81 | 8
-
XỬ TRÍ BƯỚC ĐẦU VẾT THƯƠNG THẤU BỤNG
13 p | 139 | 7
-
Bài giảng Vết thương bàn tay - PGS.TS.BS. Nguyễn Văn Thái
45 p | 30 | 4
-
XỬ LÝ VẾT THƯƠNG ĐỘNG MẠCH
8 p | 123 | 3
-
Nhân một trường hợp vết thương vùng cổ do vật sắc nhọn đâm xuyên thủng động mạch cảnh trong
7 p | 26 | 2
-
Bài giảng Ngoại bệnh lý 2: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản
119 p | 6 | 2
-
Bài giảng Tiền lâm sàng 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản
79 p | 15 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn