intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tập lớn môn Quản lý dự án Công nghệ thông tin: Quản lý dự án xây dựng phần mềm quản lý thư viện

Chia sẻ: Vũ Tiến Khanh _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:47

547
lượt xem
78
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận tiến hành nghiên cứu và xây dựng, quản lý dự án Công nghệ thông tin cụ thể là quản lý dự án xây dựng phần mềm quản lý thư viện. Mời các bạn cùng tham khảo tiểu luận để nắm chi tiết hơn nội dung nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tập lớn môn Quản lý dự án Công nghệ thông tin: Quản lý dự án xây dựng phần mềm quản lý thư viện

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ­­­­­***­­­­­ BÀI TẬP LỚN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÔNG NGHÊ THÔNG TIN ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG PHẦN  MỀM QUẢN LÝ THƯ VIỆN ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­                       GV hướng dẫn: PGS.TS Lê Thanh Huệ Lớp: Quản Trị Dự Án Công Nghệ Thông Tin Nhóm thực hiện: Nhóm 20 1. Đinh Việt Anh 2. Nguyễn Thái Hà 3. Hoàng Thị Thu Huyền 4. Hoàng Anh Đức 5. Bùi Thị Hà
  2. MỤC LỤC
  3. 1. LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, với sức mạnh công nghệ hiện đại nhanh chóng giúp con người  thoát khỏi những khó khăn trong công việc, cuộc sống tấp nập và hối hả ta cần phải  nhanh chóng gia nhập vào thế giới, chủ động hội nhập. Với sự  phát triển nhanh chóng đó rất có nhiều công cụ  hữu ích giúp   chúng ta tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí. Nhiều phần mềm trong lĩnh vực công  nghệ thông tin nhanh chóng ra đời đã góp phần đáng kể.  “Công Nghệ Thông Tin ” một lĩnh vực đầy tiềm năng đã đem lại cho con  người những ứng dụng thật tiện lợi và hữu ích. Một trong những ứng dụng thiết thực   mà nó đem lại là việc ứng dụng tin học vào nhiều lĩnh vực của đời sống như trong các   trường học, công ty, cơ quan, xí nghiệp, bệnh viện… phần lớn đều ứng dụng tin học   để giúp cho việc quản lý được dễ dàng và thuận tiện hơn. Chính vì vậy, mỗi trường  học, bệnh viện… đều muốn xây dựng riêng cho mình một phần mềm quản lý.  Vấn đề  quản lý thư  viện của các trường học hiện nay, việc quản lý  được thực hiện bằng thủ công với công cụ  hỗ  trợ  chủ  yếu là Word và Excel, nên cơ  sở dữ liệu tổ chức chưa chặt chẽ, chi phí quản lý cao, việc truy xuất tìm kiếm thông   tin học sinh, sinh viên mất nhiều thời gian,…Do chưa có một phần mềm chuyên dụng   đáp ứng tốt nhu cầu quản lý thư viện tại nhà trường. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, các nhà trường rất cần phần mềm để giải  quyết tốt những vấn đề  trên. Chính những yêu cầu thực tế  này nhóm em muốn xây   dựng  dự án xây dựng phần mềm “Quản lý thư viện” mong rằng sẽ giúp ích một phần  nào đó. Nhưng bên cạnh việc xây dựng được một chương trình quản lý hoàn  thiện còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Việc quản lý dự án phần mềm là  bước quan trọng đầu tiên trong xây dựng một đề tài lớn. 3
  4. Mặc dù nhóm chúng em đã có sự  cố  gắng tìm hiểu trong khi thực hiện   đề tài nhưng do điều kiện và thời gian có hạn, cũng như khả năng quản lý dự án chưa   có nên trong bài báo cáo này chúng em không tránh khỏi thiếu sót, chúng em rất mong  nhận được sự giúp đỡ từ phía các thầy cô và các bạn. 2. GIỚI THIỆU DỰ ÁN. 2.1. Tên dự án:  Xây dựng phần mềm Quản lý thư viện Trường Đại Học Mỏ Địa Chất 2.2. Người quản lý dự án(PM):  Đinh Việt Anh 2.3. Danh sách tổ dự án: Gồm các thành viên sau: Nguyễn Thái Hà Hoàng Thị Thu Huyền Hoàng Anh Đức Bùi Thị Hà 2.3.1. Chủ đầu tư :  Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Hà Nội. Địa chỉ: Phố Viên – Phường Đức Thắng – Bắc Từ Liêm –Hà Nội Số điện thoại: (08)9 222 999 Email: humg@gmail.com 2.3.2. Tổng mức đầu tư: 104.000.000 VND( Một trăm linh bốn triệu đồng ) 4
  5. 2.3.3. Thời gian thực hiện dự án: Tổng thời gian: 3 Tháng (Trừ thứ 7 và chủ nhật không làm việc) Ngày bắt đầu: 28/11/2019 Ngày kết thúc: 28/02/2019 3. Mục tiêu Hoàn thành công việc của dự án theo đúng yêu cầu kĩ thuật, trong phạm   vi ngân sách, đúng tiến độ ( Kĩ Thuật – Tài Chính – Thời Gian ) Quản lý dự án là việc áp dụng các công cụ, kiến thức và kĩ thuật nhằm   định nghĩa, lập kế hoạch, tiến hành triển khai, tổ chức, kiểm soát và kết thúc dự án Quản lý dự án hiện đang trở thành cách quản lý chính chính thay thế cho   quản lý hành chính mệnh lệnh, quan liêu Xây dựng một phần mềm để  “quản lý thư  viện cho Trường Đại Học  Mỏ  Địa Chất”   nhằm nâng cao chất lượng quản lý một cách có hệ  thống, nâng cao  năng xuất lao động con người, tìm kiếm, lưu trữ  và báo cáo thống kê thông tin một   cách dễ dàng và chính xác. 4. Đề xuất giải pháp  Quản lý thư  viện sách là một công việc phức tạp, đòi hỏi người   quản lý cần phải có sự  tỉ  mỉ, chu đáo và một phương pháp quản lý khoa học. Tuy  nhiên, khi quy mô thư  viện tăng lên, số  lượng sách nhiều thêm và bạn đọc cũng có   thêm nhiều nhu cầu khác nhau, công việc của người quản lý lại càng gặp thêm nhiều   vấn đề. Vậy đâu là giải pháp để  bạn có thể  quản lý thư  viện sách hiệu quả? Người   quản lý sách cần có những yêu cầu, phẩm chất nào để thư viện có thể vận hành khoa  học. 4.1. Sắp xếp sách theo đúng nguyên tắc, trật tự 5
  6.  Sinh viên  và giáo viên  sẽ  rất khó khăn trong việc tìm kiếm một  cuốn trong số hàng ngàn đầu sách khác nhau có trong thư viện. Chính vì vậy, việc sắp   xếp sách theo đúng nguyên tắc, trật tự  tuy mất nhiều thời gian nhưng lại tạo  điều  kiện cho mỗi người có thể  dễ  dàng hơn trong việc tìm kiếm sau này. Mỗi một cuốn   sách sẽ có một số thứ tự nhất định trên giá sách, người quản lý thư viện cần sắp xếp   vào đúng vị trí của nó sau khi được sử dụng. Công việc này khá mất thời gian, nhưng   lại rất cần thiết để đảm bảo nhu cầu sử dụng của sinh viên và giáo viên 4.2. Tự tay sắp xếp và quản lý  Người quản lý sách của thư viện hãy tự tay sắp xếp nó lên kệ và quản lý  từng vị trí, từng đầu mục sách. Hãy sắp xếp theo mong muốn và theo cách  khoa học. Khi đó, sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm một cuốn sách theo  yêu cầu của sinh viên và giáo viên, rà soát số lượng và tình trạng của từng  đầu mục sách cụ thể. Cần cẩn trọng khi rà soát và sắp xếp từng cuốn  sách, cố gắng nắm vững vị trí của từng cuốn sách cụ thể để có thể quản  lý sách hiệu quả. 4.2.1. Thường xuyên rà soát và kiểm tra Trong lúc chọn sách, sinh viên và giáo viên có thể làm đảo lộn vị trí của  từng cuốn sách. Chính vì vậy, để có thể đảm bảo vị trí từng cuốn sách trong thư viện,  hãy thường xuyên rà soát, kiểm tra từng đầu mục để  phát hiện những vấn đề  nảy  sinh, tìm cách khắc phục kịp thời. Khi có sách mới được mang đến thư  viện, người quản lý sẽ  phân loại   sách theo đầu mục sách, loại sách rồi ghi mã sách vào từng quyển sách và xếp sách  mới lên trên giá sách. Trong phần mềm, người quản lý sẽ nhập tên sách, mã sách, đầu  mục sách, loại sách vào từng mục trong phần nhập của phần mềm và cập nhật số  lượng sách còn lại trong thư viện. 6
  7. Mỗi sinh viên và giáo viên nếu muốn mượn sách phải làm thẻ thư  viện đăng kí tại thư  viện. Sinh viên và giáo viên phải điền đấy đủ  thông tin vào đơn  đăng kí làm thẻ thư viện. Người quản lý sẽ kiểm tra thông tin nếu đúng sẽ tiến hành  lưu thông tin vào trong hệ thống, cấp thẻ thư viện và hóa đơn làm thẻ. Mỗi thẻ sẽ có mã thẻ (là kí tự) để phân biệt các thẻ với nhau, thời   gian cấp và thời gian sử  dụng thẻ  (thời gian sử  dụng là 1 năm). Chi phí làm thẻ  là   30.000 đồng/1 lần. Hóa đơn làm thẻ gốm mã hóa đơn, ngày lập, chi phí, họ tên người  làm thẻ. Khi sinh viên /giáo viên mang sách đến cho thủ  thư  để  đăng ký mượn sách,  người quản lý kiểm tra thẻ  thư  viện của học sinh/giáo viên đó sau đó sẽ  ghi mã thẻ  thư viện, tên sinh viên /giáo viên, mã sách, tên sách, số lượng sách, đầu mục sách, loại   sách mà sinh viên đã mượn và kèm theo ngày, tháng, năm thời điểm hiện tại và ngày,  tháng, năm thời hạn trả sách vào phiếu mượn ­ trả sách, đồng thời ở  trên phần mềm   người quản lý cũng sẽ ghi các thông tin trên vào phần mềm để có thể kiểm soát được  số lượng sách còn lại trong thư viện. Khi  sinh viên  /giáo viên đến trả  sách,  người quản lý  sẽ  yêu cầu  sinh viên /giáo viên xuất trình thẻ thư viện và phiếu mượn – trả  để kiểm tra tên sinh  viên  /giáo viên, mã sách, tên sách, số  lượng sách, đầu mục sách, loại sách đã mượn   xem có đúng với thông tin trên phần mềm và tên sách, số  lượng sách, đầu mục sách,  loại sách mà sinh viên /giáo viên mang đến trả hay không và kiểm tra ngày, tháng, năm   xem có quá hạn trả hay không, nếu quá hạn trả sách thì người quản lý sẽ đề nghị sinh  viên /giáo viên điền thông tin vào trong phiếu phạt, còn nếu đúng hạn người quản lý  sẽ  nhập mã sách, tên sách, đầu mục sách, loại sách đã được nhập vào phần mềm để  cập nhật lại số lượng sách. Khi thư viện cần bổ sung sách mới người quản lý sẽ tìm hiểu thông tin  sách cần nhập, lập danh sách sách cần nhập và trình cho ban lãnh đạo nhà trường phê  duyệt. Nếu yêu cầu nhập sách được phê duyệt người quản lý sẽ tiến hành liên hệ tài  vụ lấy tiền và đặt mua sách. Khi có sách mới người quản lý tiến hành phân loại, làm  mã sách, cập nhập tình trạng sách vào hệ thống. 7
  8. Người quản lý lập báo cáo trình cho lãnh đạo nhà trường về  tình trạng  sách, số  sinh viên /giáo viên đăng kí thẻ, danh sách, số lượng sách được mượn trả, số  lượng vi phạm, số lượng sách nhập và xử lí sách hỏng, quá hạn. 4.2.2. Xây dựng phần mềm mới Xây dựng phần mềm mới để quản lý thư viện  do hiện tại chưa có phần   mềm quản lý nào thực sự hiệu quả và đây là nhu cầu cần thiết.  Các modul cần có:   Quản lý o Thống kê thư viện. o Theo dõi đóng phí làm mới thẻ. o Theo dõi các loại sách . o Thống kê các thông tin về sinh viên  Công tác sinh viên o Import danh sách thí sinh từ excel. o Tiếp nhận sinh viên o Chụp hình sinh viên o Làm thẻ thư viện o Phát thẻ cho sinh viên  Trưởng nhà o Ghi phiếu mượn o Trả sách o  Mua mới sách o Gởi yêu cầu sửa chữa , mua mới 8
  9.  Kế toán tài vụ o Thu các loại phí  o Hoàn trả các loại phí  Quản trị thiết bị o Nhập, xuất, tồn kho vật dụng phục vụ sửa chữa o Tiếp nhận yêu cầu sửa chữa o Yêu cầu nghiệm thu o Phê duyệt yêu cầu sửa chữa.  An ninh sinh viên o Kiểm soát thông tin sinh viên ra vào cổng, tòa nhà o Cảnh báo sinh viên mượn quá hạn sách. o Đồng bộ dữ liệu sinh viên từ hệ thống xuống máy trạm  Thống kê, báo cáo o Thống kê các loại phí o Thống kê sinh viên. o Thống kê hoàn trả  Quản lý người dùng, an ninh hệ thống o Quản lý thông tin người dùng o Phân quyền hệ thống theo module, theo tính năng o Sao lưu, phục hồi dữ liệu hệ thống.  Dịch vụ o Quản lý bãi xe 9
  10.  Mô hình bãi xe thông minh o Quản lý ra vào o Quản lý khách đăng ký tháng o Quản lý khách vãn lai  Kết nối dữ liệu sinh viên từ hệ thống.  Thống kê doanh thu 5. Lựa chọn công nghệ 5.1. Microsoft Visual Studio   Công   cụ   viết   phần   mềm:   Microsoft   Visual   Studio  là   một môi  trường phát triển tích hợp (IDE) từ Microsoft, là 1 trong những trình soạn thảo và  debug phổ biến nhất hiện nay.  Ngôn ngữ sử dụng: C# hiện là 1 trong những ngôn ngữ thông dụng  nhất hiện nay, thích hợp sử  dụng cho các phần mềm chạy trên nền hệ  điều hành  Windows đang được sử dụng phổ biến với cách lập trình Winform tiện dụng và chưa  được sử dụng để làm phần mềm này, hơn nữa với C# Winform việc bảo trì và khắc   phục lỗi sẽ được xử lí tốt hơn. 5.1.1. SQL Server SQL server là một hệ  thống quản lý cơ  sở  dữ  liệu sử  dụng Transact –   SQL để  trao đổi dữ  liệu giữa Clientcomputer và SQL Server computer. Một RDBMS   bao gồm databases, engine và các  ứng dụng dùng để  quản lý dữ  liệu và các bộ  phận   khác nhau. Ngoài ra  hệ  thóng SQL Server có  thể  được  tối  ưu  để  chạy trên môi  trường cơ  sở  dữ  liệu rất lớn lên đến tera­byte và có thể  phục vụ  cùng lúc cho hàng   10
  11. ngàn user. SQL có thể liên kết hợp ăn ý với các server khác nhau như IIS, E­Commerce,  Proxy Server,…. Trong hầu hết các hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ, SQL có những vai  trò như sau: SQL  là  ngôn  ngữ hỏi có  tính  tương  tác: Người  sử  dụng  có  thể  dễ  dàng thông qua các trình tiện ích để gởi các yêu cầu dưới dạng các câu lệnh SQL đến   cơ sở dữ liệu và nhận kết quả trả về từ cơ sở dữ liệu. SQL là ngôn ngữ lập trình cơ sở dữ liệu: Các lập trình viên có thể nhúng  các   câu   lệnh  SQL   vào   trong   các   ngôn   ngữ    lập   trình để   xây   dựng   nên   các  chương trình ứng dụng giao tiếp với cơ sở dữ liệu. SQL là ngôn ngữ quản trị cơ sở dữ liệu: Thông qua SQL, người quản trị  cơ  sở dữ  liệu có thể  quản lý được cơ  sở  dữ  liệu, định nghĩa các cấu trúc lưu trữ  dữ  liệu, điều khiển truy cập cơ sở dữ liệu,... SQL là ngôn ngữ  cho các hệ  thống khách/chủ  (client/server)  : Trong các  hệ  thống cơ  sở  dữ  liệu khách/chủ, SQL được sử  dụng như  là công cụ  để  giao tiếp   giữa các trình ứng dụng phía máy khách với máy chủ cơ sở dữ liệu. SQL là ngôn ngữ truy cập dữ liệu trên Internet: Cho đến nay, hầu hết các  máy chủ Web cũng như các máy chủ trên Internet sử dụng SQL với vai trò là ngôn ngữ  để tương tác với dữ liệu trong các cơ sở dữ liệu. SQL là ngôn ngữ  cơ  sở  dữ liệu phân tán: Đối với các hệ quản trị  cơ  sở  dữ liệu phân tán, mỗi một hệ thống sử dụng SQL để  giao tiếp với các hệ  thống khác   tr ên mạng, gởi và nhận các yêu cầu truy xuất dữ liệu với nhau. SQL là ngôn ngữ  sử  dụng cho các cổng giao tiếp cơ  sở  dữ  liệu : Trong  một hệ  thống mạng máy tính với nhiều hệ  quản trị  cơ  sở  dữ  liệu khác nhau, SQL   thường được sử dụng như là một chuẩn ngôn ngữ để giao tiếp giữa các hệ quản trị c  ơ sở dữ liệu. 11
  12. 5.1.2. Microsoft Project Microsoft Project (MSP hoặc WinProj) là một phần mềm quản lý dự  án  được phát triển và bán bởi Microsoft. Chương trình này được thiết kế để hỗ trợ quản   lý dự án trong việc phát triển các kế  hoạch, phân công nguồn lực cho dự án, theo dõi  tiến độ, quản lý ngân sách và phân tích khối lượng công việc. Có thể sử dụng Microsoft Project để: ­ Tạo ra các kế  hoạch cho dự  án. Xác định được thời gian phải hoàn  thành ­ Lập tiến độ thích hợp với các nhiệm vụ cần phải thực hiện ­ Phân bổ nguồn lực và chi phí cho các công tác ­ Cho phép điều chỉnh kế hoạch phù hợp với các ràng buộc về thời gian   và chi phí tài nguyên giới hạn ­ Quản lý dự án theo tiến độ và chi phí bằng phương pháp  Earned Value  Method   ­ Xem các thông tin, dữ  liệu theo nhiều cách, đánh dấu, lọc và sắp xếp   thông tin dự án theo cách của bạn ­ Cộng tác và chia sẻ  dữ  liệu với những thành viên trong nhóm để  tăng  năng suất làm việc  ­ Chuẩn bị những báo cáo mang tính chất chuyên nghiệp để trình bày cho   ban lãnh đạo, tư vấn giám sát, chủ đầu tư, công nhân… 6. Ước tính chi phí 6.1. Ước tính chi phí là gì ­ Mọi dự án đều phải xác định một kinh phí tối đa, hay nói khác đi là một  khoản tiền tối đa mà dự án có thể sử dụng. Mỗi dự án trong sự phát triển CNTT đều   12
  13. phải xác định tổng dự toán kinh phí cho toàn bộ quá trình thực hiện, phân bổ theo từng   năm thực hiện.  ­ Cho đến hiện nay, với các dự  án CNTT lấy kinh phí từ  ngân sách Nhà   nước cuối năm đều có việc xem xét lại các kết qủa đã đạt được và trên cơ  sở  đó dự  trù kế hoạch tài chính cho năm sau. ­ Tuy nhiên, để  đạt được hiệu quả  cao, đồng bộ  và tạo ra được những  thay đổi cơ bản trong hoạt động quản lý, kinh tế xã hội, các dự án ứng dụng CNTT ở  các Bộ  ngành địa phương thường đòi hỏi những đầu tư  khá lớn mà ngân sách Nhà  nước khó có thể  đáp  ứng cân đối hoàn toàn được. Do vậy, các dự  án đều được xác  định nguồn vốn khác nhau có thể huy động được để đảm bảo được kinh phí cần thiết   thực hiện dự án. ­  Ước tính chi phí là xấp xỉ  chi phí của một chương trình, dự  án hoặc  hoạt động. Dự  toán chi phí là sản phẩm của quá trình  ước tính chi phí.  Ước tính chi   phí có tổng giá trị  duy nhất và có thể  có các giá trị  thành phần có thể  xác định được.   Một vấn đề với vượt chi phí có thể tránh được với một ước tính chi phí đáng tin cậy,  đáng tin cậy và chính xác. Một người  ước tính chi phí là người chuyên nghiệp chuẩn  bị  dự  toán. Có nhiều loại công cụ  ước tính chi phí khác nhau, có tiêu đề  có thể  được  đặt trước bởi công cụ sửa đổi, chẳng hạn như công cụ ước tính tòa nhà, hoặc công  cụ ước tính điện hoặc công cụ ước tính chính 13
  14. ­ Mục đích của ước tính chi phí là: + Đưa ra cái nhìn tổng quát về chi phí xây dựng hệ thống. + Ước lượng giám sát đảm bảo chi phí trong quá trình thực hiện dự án. ­  Để  có thể   ước lượng được chi phí cho dự  án một cách thiết thực và  đầy đủ nhất. Ta cần xét 2 yếu tố quan trọng đó là: chi phí tổng quan và chi phí chi tiết.   Trước hết ta đi vào chi phí tổng quan. ­ Chi  phí tổng  quan:  Là  chi  phí  tổng  quát  bao gồm  những thứ   chung   chung. a. Chi phí tổng quan STT Nội   dung   công  Chi phí Ghi chú việc 1 Bắt đầu dự án 5.000.000 vnđ 2 Đi   khảo   sát   thực  2.000.000 vnđ tế 3 Thực   hiện   phân  8.000.000 vnđ tích   và   xác   định  yêu   cầu   của   hệ  thống 4 Thiết   kế   một  5.000.000 vnđ CSDL cho dự án 5 Thiết kế giao diện 4.000.000 vnđ 6 Viết   Code   ,   lập  12.000.000 vnđ trình 14
  15. 7 Kiểm   thử   và  11.000.000 vnđ chuẩn bị tài liệu 8 Cài   đặt,   hướng  2.000.000 vnđ dẫn sử dụng 9 Chi phí cho đội dự  50.000.000 vnđ án 10 Chi   phí   dự   phòng  10.000.000 vnđ cho   những   phát  sinh 11 Chi   phí   đầu   tư  100.000.000 vnđ trang thiết bị, máy  móc 12 Chi   phí   cho   hội  2.000.000 vnđ họp 13 Chi   phí   cho   các  10.000.000 vnđ vấn đề  công nghệ  kĩ thuật thực hiện  dự án Tổng Chi phí 220.000.000 vnđ  Bảng chi phí tổng quan cho dự án xây dựng phần mềm quản lí thư viện b. Chi phí chi tiết Chi phí chi tiết cho ta thấy cụ thể nhất những chi phí ta cần chi cho dự án  của mình STT Chi   tiết   cụ  Đơn giá Thời   gian  Thành   Tiền  thể (VNĐ) thực   hiện  (VNĐ) (giờ) Đi   khảo   sát  250.000 12 2.000.000 1 thực tế Quan   sát   tham  1.000.000 khảo Phỏng   vấn  700.000 xung quanh Thăm   dò   nhu  300.000 cầ u Thực hiện phân  250.000 32 8.000.000 2 tích và  15
  16. xác   định   yêu  cầu   của   hệ  thống Quản   lí   thông  1.000.000 tin   nguồn   nhập  sách Quản   lí   thông  1.000.000 tin người mượn  sách Quản   lí   nhân  1.000.000 viên Quản   lí   hợp  1.000.000 đồng Quản   lí   kho  1.000.000 sách Quản lí ấn chỉ 1.000.000 Quản   lí   tạo   in  1.000.000 thẻ thư viện Báo   cáo   thống  1.000.000 kê Thiết   kế   một  250.000 20 5.000.000 3 CSDL   cho   dự  án Bảng ấn chỉ 555.000 Bảng   họ   tên  555.000 độc giả Bảng   ngày  555.000 mượn sách Bảng   ngày   trả  555.000 sách Bảng nhân viên 555.000 Bảng chức vụ 555.000 Bảng hợp đồng 555.000 Bảng giới tính 555.000 Bảng   số   điện  555.000 thoại (email) Thiết   kế   giao  250.000 16 4.000.000 4 diện Module   hệ  1.000.000 thống Module quản lý 2.000.000 16
  17. Module   thống  1.000.000 kê báo cáo Lập   trình   và  250.000 48 12.000.000 5 tích   hợp   hệ  thống Xây   dựng   các  2.000.000 bảng CSDL Xây   dựng   các  2.000.000 chức   về   quản  trị người dùng Lập   trình  2.000.000 Module quản trị  hệ thống Lập   trình  2.000.000 Module liên kết Lập   trình  2.000.000 Module liên hệ Tích   hợp   hệ  2.000.000 thống Kiểm   thử   và  250.000 44 11.000.000 6 sửa lỗi Dữ   liệu   kiểm  1.000.000 thử Kiểm   thử   mức  1.000.000 đơn vị Kiểm   thử   mức  2.000.000 tích hợp Kiểm   thử   mức  2.000.000 hệ thống Kiểm   thử   giao  2.000.000 diện Báo   cáo   kiểm  1.000.000 thử   chức   năng  mượn trả sách Kết   quả   kiểm  1.000.000 thử Kiểm   tra   lần  1.000.000 cuối Kết thúc dự án 250.000 8 2.000.000 7 17
  18. Bàn   giao   sản  500.000 phẩm Tạo bản hướng  500.000 dẫn sử dụng Đào tạo 500.000 Bảo   trì   (bảo  500.000 hành) Chi   phí   dự  10.000.000 8 phòng Chi phí  đi lại 5.000.000 Chi cho hội họp 2.000.000 Chi   phí   phát  3.000.000 sinh Chi phí cho đội  250.000 200 50.000.000 9 dự án Đinh Việt Anh: 10.000.000 ­   trưởng   nhóm,  lập trình viên. Nguyễn   Thái  10.000.000 Hà: ­ lập trình viên,  người   quản   trị  CSDL Hoàng   Anh  10.000.000 Đức: ­kỹ sư đảm bảo  chất   lượng,   kỹ  sư   phân   tích  thiết kế.  Bùi Thị Hà: 10.000.000 ­   nhà   phân   tích  nghiệp   vụ   kinh  doanh, lập trình  viên Hoàng   Thị   Thu  10.000.000 Huyền: ­ kĩ sư đảm bảo  chất   lượng,   kĩ  sư   phân   tích  thiết kế. Tổng 104.000.000 18
  19. Bảng chi phí chi tiết cho dự án 7. Lịch trình thực hiện Phạm vi thời gian Thời gian hoàn thành: 3 tháng Ngày bắt đầu: 28/11/2019 Ngày kết thúc: 28/02/2019 Bảng phân rã công việc Dự án quản lý thư viện điện tử 1. Khởi động dự án 2. Đi khảo sát thực tế 2.1. Quan sát tham khảo 2.2. Phỏng vấn xung quanh 2.3. Thăm dò nhu cầu 3. Thực hiện phân tích và xác định yêu cầu của hệ thống 3.1. Quản lí thông tin nguồn nhập sách 3.2. Quản lí thông tin người mượn sách 3.3. Quản lí nhân viên 3.4. Quản lí hợp đồng 3.5. Quản lí kho sách 3.6. Quản lí ấn chỉ 3.7. Quản lí tạo in thẻ thư viện 3.8. Báo cáo thống kê 4. Thiết kế một CSDL cho dự án 4.1. Bảng ấn chỉ 4.2. Bảng họ tên độc giả 4.3. Bảng ngày mượn sách 4.4. Bảng ngày trả sách 4.5. Bảng nhân viên 4.6. Bảng chức vụ 4.7. Bảng hợp đồng 4.8. Bảng giới tính 4.9. Bảng số điện thoại (email) 19
  20. 5. Thiết kế giao diện 5.1. Module hệ thống 5.2. Module quản lý 5.3. Module thống kê báo cáo 5.4. Lập trình và tích hợp hệ thống 5.5. Xây dựng các bảng CSDL 5.6. Xây dựng các chức về quản trị người dùng 5.7. Lập trình Module quản trị hệ thống 5.8. Lập trình Module liên kết 5.9. Lập trình Module liên hệ 5.10. Tích hợp hệ thống 6. Kiểm thử và sửa lỗi 6.1. Dữ liệu kiểm thử 6.2. Kiểm thử mức đơn vị 6.3. Kiểm thử mức tích hợp 6.4. Kiểm thử mức hệ thống 6.5. Kiểm thử giao diện 6.6. Kết quả kiểm thử 6.7. Kiểm tra lần cuối 7. Kết thúc dự án Thành viên tổ đội  STT Họ và tên Địa chỉ liên hệ Chữ kí 1 Đinh VIệt Anh Lớp:  DCCTMM62B 2 Hoàng Thị Thu Huyền Lớp:  DCCTMM62B 3 Nguyễn Thái Hà Lớp:  DCCTMM62B 4 Hoàng Anh Đức Lớp: DCCTMM61 5 Bùi Thị Hà Lớp:  DCCTMM62B 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2