intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thuyết trình và kỹ năng thuyết trình trước công chúng

Chia sẻ: Trần Mai Thảo | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:16

254
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thuyết trình là một cách nói chuyện với mọi người để trình bày những ý tưởng, hay cung cấp thông tin một cách rõ ràng và gãy gọn. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này mời các bạn cùng tham khảo tài liệu "Bài thuyết trình và kỹ năng thuyết trình trước công chúng"

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thuyết trình và kỹ năng thuyết trình trước công chúng

  1.  BÀI THUYẾT TRÌNH VÀ KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH TRƯỚC CÔNG  CHÚNG Thuyết trình là một cách nói chuyện với mọi người để  trình bày những ý  tưởng, hay cung cấp thông tin một cách rõ ràng và gãy gọn. Mọi người thường   cảm thấy sợ  khi thuyết trình trước đám đông, nhưng nếu bạn thực hiện theo   một số  quy tắc đơn giản sau thì việc trình bày trước đám đông sẽ  thực sự  đơn   giản. Chỉ  dẫn này sẽ  hướng dẫn cho bạn từng giai đoạn cụ  thể  để  thực hiện  một bài thuyết trình, từ  bước chuẩn bị  đến phần kết luận và kể  cả  những câu   hỏi, câu trả  lời. Và chính bài hướng dẫn này cũng được thể  hiện như  một bài  thuyết trình nhỏ. PHẦN GIỚI THIỆU    Mỗi bài thuyết trình đều có một đối tượng chung và mọi người khi trình bày   một bài thuyết trình đều có mục đích nhằm: + Thông báo +  Đào tạo + Thuyết phục + Bán hàng       Một bài thuyết trình thành công là một trong những cách hữu hiệu nhất để  bạn gửi thông điệp đến mọi người. Vì thế  sử  dụng hiệu quả  các ngôn từ  và   thuật ngữ trong một bài thuyết trình là điều vô cùng quan trọng. ­  Trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của công tác chuẩn bị. ­  Sau đó, chúng ta sẽ xem xét sử dụng những công cụ, thiết bị nào cần để hỗ trợ ­  Kế tiếp, chúng ta sẽ nghiên cứu cách trình bày bài thuyết trình ­  Sau khi đã định hình được cách trình bày, chúng ta sẽ tiến hành kiểm tra ngôn  từ của bài thuyết trình trước khi xem xét lại toàn bộ nội dung. ­ Cuối cùng, chúng ta sẽ kết thúc bài thuyết trình bằng cách tóm tắt những nội  dung chính. ­ Sau đó, bạn sẽ được mời tham dự một kỳ kiểm tra tự đánh giá. Nào, bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể từng nội dung trên. NỘI DUNG Trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về ý nghĩa của quá trình chuẩn bị để thấy được  vai trò của nó trong một bài thuyết trình. CHUẨN BỊ Bạn có thể nêu tên 3 điều quan trọng nhất để có một bài thuyết trình tốt? ­ Thứ nhất : chuẩn bị! ­ Thứ hai :   chuẩn bị !! ­ Thứ ba :    cũng là chuẩn bị !!! 
  2. Khi mọi thứ đã được chuẩn bị và hoạch định tốt bạn sẽ cảm thấy đỡ hồi hộp và  rất tự tin. Thính giả sẽ nhận thấy sự tự tin  ở bạn và lúc đó họ  sẽ  tin tưởng vào   khả năng của bạn. Đến lúc này bạn đã kiểm soát được khán giả và cả bài thuyết  trình của mình. Khán giả sẽ lắng nghe bài thuyết trình của bạn một cách tích cực. Mục đích Trước khi tiến hành chuẩn bị một bài thuyết trình bạn nên tự hỏi: “Tại sao mình  làm bài thuyết trình này? Mình phải thông báo, thuyết phục, đào tạo hay bán gì  không?”. Bạn phải xác định rõ ràng mục tiêu của mình, bởi nếu chính bạn cũng   không xác định rõ thì thính giả không thể hiểu bài thuyết trình của bạn. Thính giả “Bạn sẽ  trình bày bài thuyết trình này cho ai?” Thông thường điều này rất rõ   ràng, nhưng không phải luôn luôn như vậy. Bạn phải xác định có bao nhiêu khán  giả? Họ  thuộc thành phần nào? Thương nhân? Giáo sư? Chính trị  gia? Hay là  những chuyên gia? Đó sẽ là một buổi thuyết trình nhỏ giữa các đồng nghiệp hay  là một cuộc thi lớn hội tụ gần 400 đối thủ? Họ  đã biết những gì và họ  chờ  đợi  gì ở bạn? Địa điểm  “Bạn sẽ thuyết trình ở đâu? Trong một phòng họp nhỏ ở khách sạn hay trong  một hội trường lớn? Hội trường đã được trang bị những trang thiết bị gì? Và vị  trí của khán giả như thế nào? Thời gian  “Khi nào bạn sẽ thuyết trình và nó sẽ kéo dài trong bao lâu: 5 phút hay một  tiếng? Trước bữa trưa khi thính giả đói bụng hay ngay sau bữa trưa khi thính giả  đang buồn ngủ? Phương pháp trình bày  “Bạn sẽ trình bày bài diễn văn như thế nào? Phương thức nào bạn sẽ sử dụng :  trang trọng hay không? Có cần nhiều thiết bị hỗ trợ không? Hay bạn có cần  đưa  vào bài thuyết trình những tình tiết gây cười không?  Nội dung “Bạn sẽ nói gì?”. Bây giờ bạn phải quyết định chính xác bạn sẽ trình bày những  gì. Trước tiên bạn phải có ý tưởng. Lưu ý là bạn không cần đưa quá nhiều  ý tưởng vào bài thuyết trình mà bạn chỉ cần chọn lọc những thông tin liên  quan đến mục tiêu và thính giả của bạn. Bạn nên loại trừ tất cả những  thông tin khác. Bạn cũng cần đặt tiêu đề cho bài thuyết trình của bạn (khi  chưa được cung cấp). Chính tiêu đề sẽ giúp bạn thể hiện nội dung chính.  Tiếp theo bạn sẽ chuẩn bị các công cụ hỗ trợ nếu bạn quyết định sẽ sử 
  3. dụng cho bài thuyết trình,nhưng bạn nên nhớ rằng không nên sử dụng quá  nhiều thiết bị hỗ trợ. Ngoài ra, bạn cũng có thể cung cấp thêm thông tin  trong quá trình trả lời chất vấn. Một bài thuyết trình được tổ chức chặt chẽ với những chi tiết rõ ràng sẽ giúp  thính giả nắm bắt dễ dàng, nhờ đó bài thuyết trình của bạn sẽ có hiệu quả  hơn. Bạn nên tổ chức các ý cần trình bày theo logic. Hầu hết các bài thuyết  trình được chia thành 3 phần và thường được tiếp tục bằng những câu hỏi  chất vấn. Mở đầu Giới thiệu ngắn  Chào thính giả gọn Giới thiệu về chủ đề của bạn  Giải thích về bố cục bài thuyết trình  Giải thích các qui tắc đặt câu hỏi  Nội dung Nội dung chính Trình bày bài thuyết trình Kết thúc kết luận ngắn gọn Tóm tắt nội dung bài thuyết trình  Cảm ơn sự tham dự của  thính giả Mời thính giả đặt câu hỏi    Hỏi và trả lời    Chú ý Khi thuyết trình, bạn thể hiện càng tự nhiên càng tốt. Bạn nên nắm rõ nội  dung và các thông tin bạn muốn đưa ra mà không cần phải nhìn vào sách. Bạn   không nên đọc bài thuyết trình, như thế sẽ rất chán và nó sẽ  làm khán giả buồn   ngủ. Nếu bạn không có cả  bài thuyết trình để  đọc thì làm sao bạn có thể  nhớ  hết những điều cần trình bày? Bằng các ghi chú. Bạn có thể tạo những ghi chú  của riêng mình. Một số  người tạo ghi chú bằng những tấm bìa A6. Một số  người chỉ viết ra tiêu đề chính của các phần trong bài thuyết trình. Những người  khác lại viết ra những từ khoá để ghi nhớ. Những ghi chú này sẽ giúp bạn tự tin  hơn, nhưng vì bạn đã chuẩn bị  bài thuyết trình   cẩn thận nên có thể  bạn sẽ  không cần đến chúng. Tập thuyết trình Tập trước là một công  đoạn quan trọng trong quá trình chuẩn bị. Bạn nên dành  thời gian để tập trước hai hoặc ba lần. Điều này sẽ tạo cho bạn một số thuận  lợi sau: Nắm rõ hơn về những nội dung bạn sẽ thuyết trình  Xác định được những điểm yếu của bài thuyết trình  Luyện tập được những phần âm khó  Kiểm tra trước khoảng thời gian bạn trình bày và có thể bổ sung, chỉnh  sửa lại nội dung  
  4. Vì thế  việc bạn cần làm là chuẩn bị, chuẩn bị  và chuẩn bị. Bạn phải chuẩn bị  trước mọi thứ: từ ngữ, thiết bị hỗ trợ, thời gian và trang thiết bị nơi thuyết trình.  Tập  trước  bài  thuyết  trình  vài  lần  và  xác   định  khoảnng  thời  gian  cho  phép.  Khoảng thời gian đã đúng chưa? Bạn đã hiểu rõ ràng về  những dẫn giải chưa?   Chúng đã được sắp xếp theo đúng trật tự chưa? Bạn đã biết gì về thính giả của  mình chưa? Có bao nhiêu người tham dự? Bạn sẽ xoay sở thế nào với những câu   hỏi khó? Bạn đã biết địa điểm mình sẽ  thuyết trình chưa? Bạn có tự  tin về  các  trang thiết bị  không? Khi trả  lời chất vấn bạn phải tự tin, nhiệt tình và vui vẻ  thính giả. Chúng ta đã thấy rõ vai trò quan trọng của quá trình chuẩn bị cho một bài thuyết   trình. Nào, bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu về những thiết bị hỗ trợ và xem chúng   có vai trò như thế nào đối với bài thuyết trình của chúng ta? TRANG THIẾT BỊ  Một  trong những   điều quan trọng nhất  chính là …BẠN! Bạn phải chắc chắn là  mình đang tiến hành mọi việc đúng theo  kế   hoạch,   và   bạn   phải   kiểm   tra   kỹ  lưỡng   bài   thuyết   trình   của   mình.   Nếu  bạn không làm điều  đó trước thì chính  thính giả sẽ “làm thay” bạn.  Overhead projector (OHP) Khi sử dụng loại thiết bị này sẽ bạn một  số thuận lợi sau:  Có thể sử dụng ở độ sáng bình  thường  Có thể quay mặt về phía thính giả Có thể viết hoặc vẽ trực tiếp lên  những slide khi thuyết trình.     Bảng trắng là một thiết bị  rất hữu hiệu để  trình bày những   điều phát sinh như ý tưởng, ví dụ…Nhưng với những nội dung  đã định trước thì sử dụng  OHP  có lẽ là hữu hiệu nhất.
  5. Bạn sử dụng khăn lau để chùi bảng trắng. Bạn nhớ rằng khăn lau   phải sạch sẽ và bạn cũng nên chuẩn bị sẵn một cái cho riêng mình. Bạn nên sử  dụng bút màu để  viết bảng trắng và khi cần thiêt   bạn có thể thay đổi màu mực. Có rất nhiều màu mực khác nhau   cho bạn lựa chọn như xanh duơng, đỏ, đen hay màu xanh lá cây.   Bạn cũng nhớ nên đem theo nhiều cái phòng khi gặp sự cố.    "Một người làm việc tốt không bao giờ cảm thấy giận dữ  và bất mãn với  những dụng cụ làm việc của mình."    Kẹp giấy (flipchart): giống như một cuốn lịch, bạn kẹp một số  trang giấy lên đó và lật từng tờ để dẫn giảI khi thuyết trình. Một số  người thích loại thiết bị này hơn dùng bảng, nhưng thực ra thiết bị  này chỉ phù hợp với những bài thuyết trình nhỏ.   Slide projector chỉ  được sử  dụng trong phòng tối. Một số  máy Projector sử dụng slide có thể đồng thời sử dụng cả âm   thanh. loại Projector này thường được sử dụng cho các buổi  thuyết  trình lớn. Đa số  loại máy này đòi hỏi slide 35mm   nhưng cũng có loại máy dùng với slide 6*6cm Màn   hình   chiếu   được   sử   dụng   cho   overhead   projector   hoặc   projector   sử   dụng  các  slide.   Bạn  có  thể  sử  dụng  loại  màn  hình  chiếu có thể cuốn lại và di chuyển được.    Máy tính xách tay ngày càng được sử dụng rộng rãi để trình chiếu  các   đồ   thị,   biểu   đồ.   Nó   thưòng   được   sử   dụng   cùng   overhead  projector để trình chiếu các hình ảnh từ màn hình máy tính lên màn   hình chiếu.   
  6. Handouts là các tài liệu hay mẫu nội dung mà bạn phát cho thính giả.  Bạn lưu ý không nên phát handout trước khi thuyết trình vì như  thế  thính giả chỉ chăm chú đọc mà không lắng nghe bạn trình bày. Như vậy chúng ta có thể thấy rằng sử dụng thiết bị hỗ trợ trong thuyết trình sẽ  tạo thêm hiệu quả cho chúng ta. Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu về những kỹ  năng cần thiết trong thuyết trình. CÁC KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH Trình bày Trình bày là cách bạn thể hiện bài thuyết trình của bạn. Trình bày là khâu  quan trọng của bài thuyết trình, chí ít nó cũng quan trọng như nội dung của bài  thuyết trình. Lo lắng Hầu hết những người thuyết trình lúc đầu đều cảm thấy rất hồi hộp, lo   lắng vì thế nếu bạn có hồi hộp, lo lắng cũng là chuyện bình thường. Điều quan   trọng là bạn bắt đầu như  thế  nào, bạn có tạo được  ấn tượng ban đầu không.  Đây là thời gian để bạn tạo mối liên hệ với thính giả của bạn. Bạn nên trình bày  rõ ràng, từ  từ và cố  gắng giữ  bình tĩnh. Tốt hơn hết là bạn nên học thuộc lòng   phần giới thiệu. Mối liên hệ với thính giả Bạn cần phải tạo mối quan hệ thân thiện với thính giả của bạn. Bạn cần   phải thân thiện và nhiệt tình vì như thế thính giả cũng sẽ thân thiện và nhiệt tình  với bạn. Và trong quá trình thuyết trình bạn cũng nên quan sát và nhìn vào từng  thính giả  một cách tự  nhiên nhất vì như  vậy sẽ  tạo cho họ  cảm giác như  bạn  đang nói trực tiếp với họ. Chính điều này tạo cho bạn cơ hội để nhận ra những   biểu hiệu của thính giả:nhàm chán, không thích thú hay thậm chí bất đồng …để  điều chỉnh cho phù hợp. Mục tiêu của bạn là giao  tiếp! Ngôn ngữ cử chỉ Những điều bạn không nói cũng quan trọng như những điều bạn trình bày.  Ngôn ngữ cử chỉ có thể giúp thính giả  hiểu được điều bạn muốn nói trước khi  bạn mở lời. Trang phục, dáng đi, mắt kính, kiểu tóc và cử chỉ của bạn là những  điều tạo  ấn tượng đầu tiên khi bạn bước vào phòng. Nói chung, bạn nên đứng  khi thuyết trình. Bạn nên chú ý tránh lặp lại những cử  chỉ  khó chịu, bạn cũng   cần hiểu rằng sự  di chuyển của bạn cũng là một cách để  bạn kiểm soát quá 
  7. trình thuyết trình của mình. Ví dụ, khi bạn tiến đến hoặc rời khỏi bảng, bạn có  thể  di chuyển nhanh hay chậm, lên hay xuống giọng với thính giả. Bạn có thể  đứng tại chỗ  khi trình bày mà cũng có thể  di chuyển từ  bên này sang bên khác.   Bạn có nghĩ rằng hai phương cách hoàn toàn khác nhau này có ảnh hưởng gì đến  thính giả của bạn không? Yếu tố văn hoá Mặc dù tiếng Anh được sử  dụng rộng rãi trên toàn thế  giới nhưng có thể  sẽ có một số thính giả của bạn không nói tiếng Anh chính thống. Bạn thử tưởng   tượng rằng khi một người Đức làm việc cho một công ty của Israel sẽ trình bày   một bài thuyết trình bằng tiếng Anh trước các thính giả người Nhật ở Hàn Quốc  thì chắc chắn sẽ xảy ra các tình huống nhầm lẫn do yếu tố văn hoá gây ra. Bạn  nên cố  gắng nắm bắt những yếu tố  có thể   ảnh hưởng đến sự  tiếp nhận của   thính giả. Đây là lý do giải thích vì sao chuẩn bị  là công đoạn vô cùng quan  trọng. Sự  khác biệt về  văn hoá cũng được thể  hiện rõ trong ngôn ngữ  cử  chỉ.   Nếu bạn là  một người đến từ miền nam nước Pháp hay từ nước Ý thì việc bạn  sử  dụng cử chỉ khi thuyết trình có thể được coi là thân thiện, nhưng nếu bạn là  một người Anh thì hành động đó của bạn bị xem là thiếu tự tin và không hiểu rõ  về những điều bạn đang trình bày. Âm giọng tốt Tất nhiên điều này rất quan trọng vì như thế thính giả có thể nghe rõ ràng bài   thuyết trình của bạn. Bạn hãy chú ý khi quay lưng về  phía thính giả, ví dụ  khi   bạn quay lên bảng, bạn cần phải nói lớn hơn. Nói chung bạn nên thay đổi giọng  nói của bạn phù hợp với từng thời điểm, như thế sẽ tạo hứng thú hơn cho thính   giả. Bạn có thể thay đổi âm lượng của bạn theo ít nhất 3 yếu tố sau đây: Tốc độ: bạn có thể  trình bày theo tốc độ  bình thường, có thể  nói nhanh   hơn, có thể chậm lại và bạn cũng có thể  dừng lại. Bạn nên dừng lại sau   mỗi đoạn để  thu hút sự  chú ý của thính giả. Đây là một kỹ năng rất quan  trọng khi thuyết trình.  Ngữ điệu: bạn nên thay đổi ngữ điệu (khi lên cao, khi xuống thấp) cho phù  hợp theo từng tình huống cụ thể.  Âm lượng: bạn có thể  trình bày với âm lượng vừa phải, cũng có thể  nói   lớn hay nhỏ  lại. Hạ  thấp giọng cũng có thể  là một cách thu hút sự  chú ý   của thính giả. Nói chung, điều quan trọng là bạn không nên trình bày bằng giọng đều đều suốt  cả bài thuyết trình. Đó là âm giọng  ru ngủ mọi người.  Thiết bị hỗ trợ
  8. Trong tất cả những thông tin mà não tiếp nhận, thì hầu hết đều từ đôi mắt.  Theo thống kê, có đến 80 % thính giả  tiếp thu thông tin bằng trực giác   nhưng chỉ có 20 % tiếp thu bằng thính giác. Điều này cho thấy một ý nghĩa  rất rõ ràng: Thiết bị hỗ trợ là một phương thức giao tiếp vô cùng hữu hiệu  Những người chưa có được những kỹ năng hoàn hảo để thuyết trình cũng  không nên quá lo lắng vì hiệu quả  của việc sử  dụng các thiết bị  hỗ  trợ  cũng đóng vai trò quan trọng. Rất thiết thực khi dành thời gian để tạo ra những thiết bị hỗ trợ hữu hiệu nhưng   cũng không nên khiến người nghe quá tải. Bạn không nên đưa quá nhiều thông  tin vào trong mỗi phần và cũng nên dành thời gian cho thính giả quan sát và tiếp   thu. Bạn phải nhớ rằng thính giả của bạn chưa bao giờ tiếp cận với những loại   thiết bị  này. Họ  cần có đủ  thời gian để  hiểu chúng. Nếu chưa hiểu rõ thì họ  chưa thể giao tiếp. Ngoài tranh  ảnh, những dụng cụ hỗ trợ hữu hiệu nhất là những biểu đồ. Dưới  đây là 3 mẫu biểu đồ thường gặp. Biểu đồ hình tròn (có dạng như những miếng bánh) Biểu đồ hình khối (thể hiện theo bề ngang hoặc hướng thẳng đứng) Đồ thị (thể hiện sự tăng, giảm) Phản hồi của thính giả Hãy giữ bình tĩnh và lịch sự khi bạn nhận một câu hỏi khó hay thậm chí là  một câu hỏi không thân thiện. Và khi gặp một câu hỏi khó bạn nên đề nghị được   trả lời sau khi kết thúc phần thuyết trình. Chúng ta đã hiểu được những kỹ năng thuyết trình, vậy ngoài nội dung tốt, dụng   cụ  hỗ  trợ  thích hợp còn thành tố  nào quan trọng nữa không? Đó chính là  
  9. ngôn ngữ  trình bày. Nó có vai trò như  thế  nào? Chúng ta sẽ  được thấy rõ   trong phần tiếp theo. NGÔN NGỮ Hãy trình bày những gì bạn đã dự định Đơn giản và rõ ràng Nếu muốn thính giả hiểu những điều bạn trình bày, hãy sử dụng những  ngôn từ đơn giản, trong sáng và rõ ràng. Câu, từ nên ngắn gọn. Không sử dụng từ biệt ngữ trừ khi bạn chắc chắn rằng thính giả đã biết rõ nó. Nói chung, nên trình  bày những điều xác thực, rõ ràng chứ không nên đề cập  những vấn đề trừu tượng.  Bạn nên sử sụng động từ ở thể chủ động vì chúng dễ hiểu, rõ ràng và thuyết  phục hơn. Bạn hãy xem xét hai ví dụ sau: 1. Năm ngoái công ty Toyota đã tiêu thụ hơn 2 triệu chiếc xe hơi. 2. Hơn hai triệu chiếc xe hơi đã được công ty Toyota tiêu thụ trong năm qua. Theo bạn câu nào dễ hiểu, rõ ràng và thuyết phục hơn? Chắc chắn là câu thứ  nhất phải không bạn? Tạo điểm chính Khi đi trên đường bạn vẫn biết được mình đang  ở  đâu bởi mỗi con phố,  mỗi con đường đều có tên và mỗi ngôi nhà đều có số riêng. Nếu bạn đang đứng   ở  ngôi nhà số  100 thì bạn có thể  đi lùi lại nhà số  50 hay tiến đến nhà số  150.  Chính nhờ  vào những chỉ  dẫn, vào bản  đồ  mà bạn có thể  xác  định phương   hướng dễ  dàng và không bao giờ  bị  lạc. Vậy khi thuyết trình làm sao để  thính   giả  biết được bạn đang trình bày  ở  phần nào, bố  cục bài thuyết trình của bạn   như  thế  nào? Họ  chỉ biết được khi bạn đã giới thiệu trước. Bạn hãy giới thiệu  trước những điểm chính ở phần giới thiệu cũng như trong quá trình thuyết trình.  Để giới thiệu rõ bố cục bài thuyết trình,  bạn có thể giới thiệu như sau: “Trước tiên tôi xin bắt đầu với phần khái quát tình hình hiện tại của chúng ta tại   thị  trường Châu Âu, sau đó tôi sẽ  chuyển sang phần đánh giá những thành tựu  chúng ta đã đạt được ở thị trường Châu Á, kế tiếp tôi sẽ chuyển sang nhận định   những cơ  hội để  mở  rộng thị  trường Châu Phi và cuối cùng tôi sẽ  kết thúc bài  thuyết trình với một số kiến nghị.” Thính giả có thể theo dõi bài thuyết trình của bạn chi tiết như sau: Phần giới  Chào thính giả thiệu Giới thiệu bố cục bài thuyết trình
  10. Nội dung Ở Châu Âu Ở Châu Á  Ở Châu Phi  Phần kết thúc Kết luận  Kiến nghị Thính giả sẽ dựa vào bố cục này để theo dõi bài thuyết trình của bạn. Họ có thể  viết nó ra giấy để nắm được phần nào bạn đã trình bày và phần nào bạn sẽ giới  thiệu. Ví dụ, sau khi giới thiệu xong nội dung  ở thị trường Châu Âu và chuyển  sang giới thiệu về tình hình ở Châu Á, bạn có thể nói: “Như vậy tôi đã trình bày cụ thể tình hình ở thị trường Châu Âu. Nào bây  giờ chúng ta hãy xem tình hình ở thị trường Châu Á như thế nào.” Và khi muốn đưa ra phần kết luận sau khi giới thiệu xong thị trường Châu Phi,  bạn có thể nói: “Vậy là chúng ta đã tổng quát được tình hình chung của 3 thị trường lớn:   Châu Âu, Châu Á và Châu Phi. Bây giờ  chúng ta hãy cùng nhìn lại những nội   dung chính cần lưu ý.” Sau phần kết luận, để đưa ra những kiến nghị của mình bạn có thể nói: “Vậy những điều này có ý nghĩa gì với chúng ta? Chúng ta sẽ phải làm gì  trong thời gian tới? Theo tôi trước tiên chúng ta nên …” Dưới đây là một số cách diễn đạt mà bạn có thể sử dụng để giới thiệu những  điểm chính trong bài thuyết trình của mình. NỘI DUNG CHÍNH Chức năng Ngôn ngữ Giới thiệu nội dung Tôi xin bắt đầu với …  Nào, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung đầu  tiên.. Trước tiên tôi xin trình bày… Kết thúc nội dung Tôi vừa trình bày về...  Đó là những nội dung tôi muốn trình bày  trong.. Chúng ta vừa tìm  hiểu về… Chuyển sang nội dung  Nào chúng ta cùng chuyển sang phần kế  mới tiếp Tôi xin trình bày nội dung kế tiếp Tiếp theo,… Chúng ta cùng tiếp tục thảo luận về… Nào, chúng ta cùng xem xét về…
  11. Phân tích và đưa ra kiến  Điều này cho chúng ta thấy gì? nghị cho một nội dung nào  Hãy cùng xem xét cụ thể về...  đó Điều đó có ý nghĩa gì với…? Hãy xem xét vấn đề này ở góc độ… Cung cấp dẫn chứng, ví  Ví dụ,...  dụ Một ví dụ rất có ý nghĩa cho nội dung này  là… Như dẫn chứng sau… Để dẫn chứng cho nội dung này,… Giải quyết những câu hỏi Chúng ta cùng xem xét cụ thể nội dung này  ở phần sau… Tôii sẽ trả lời những thắc mắc của quý sau  khi… Tôi sẽ quay lại những câu hỏi của quý vị  sau khi… Tôi xin đề nghị, nếu quý vị nào có thắc mắc  gì xin chờ sau khi tôi trình bày xong Kết luận Nói tóm lại,...  Nào, chúng ta hãy cùng nhìn lại … Chúng ta cùng khái quát lại những nội dung  vừa tim hiểu Cuối cùng, tôi xin nhắc kại những nội dung  vưa trình bày  Trật tự trình bày Thứ nhất…thứ hai…thứ ba…cuối cùng… Trước tiên…sau đó…kế tiếp…tiếp theo… cuối cùng… Bắt đầu với…sau đó…kết thúc với… TRÌNH BÀY Hãy trình bày tốt bài thuyết trình của  bạn Hầu hết mọi bài thuyết trình được chia thành 3 phần, bao gồm những câu hỏi  chất vấn 1 PHẦN GIỚI THIỆU 2     NỘI DUNG Câu hỏi 3     PHẦN KẾT
  12.   Câu hỏi   Nhắc lại những điều bạn đã trình bày là một nguyên tắc chung và rất có ý nghĩa  trong quá trình giao tiếp. Qui tắc vàng về việc lặp lại trong quá trình thuyết trình  là: Hãy trình bày những gì bạn dự định Hãy trình bày thật tốt  Hãy nhắc lại những điều bạn vừa trình bày Nói cách khác, nội dung bài thuyết trình của bạn sẽ được nhấn mạnh trong cả 3  phần. Ở phần mở đầu, bạn sẽ giới thiệu qua về nội dung bài thuyết trình, ở  phần chính bạn sẽ trình bày cụ thể nội dung bài thuyết trình và ở phần kết thúc  bạn sẽ tóm tắt lại những điều bạn đã trình bày. Bây giờ chúng ta cùng xem xét cụ thể từng phần. 1. Phần giới thiệu Đây là phần rất quan trọng, có lẽ  là quan trọng nhất trong buổi thuyết trình  của bạn bởi vì đây là thời điểm bạn tạo  ấn tượng ban đầu với thính giả. Bạn  nên tập trung đầu tư  cho phần giới thiệu thật hoàn hảo. Bạn có thể  tham khảo   cách giới thiệu sau: 1. Chào thính giả  2. Giới thiệu chủ đề bài thuyết trình  3. Giới thiệu bố cục bài thuyết trình  4. Hướng dẫn cách đặt câu hỏi Dưới đây là một số cách diễn đạt cho mỗi phần cụ thể. Bạn hãy xác định rõ  cách diễn đạt nào phù hợp với phần nào trong bài thuyết trình.  Chức năng Cách diễn đạt Chào thính        Kính chào quý ông, quý bà           giả       Kính chào tất cả quý vị thính giả Giới thiệu  Hôm nay tôi xin trình bày về… chủ đề        Mục đích  bài thuyết trình của tôi là nhằm giới thiệu … thuyết trình Giới thiệu        Trước tiên tôi xin trình bày những thành quả chúng ta đã đạt   về bố cục  được trong năm qua. Kế tiếp tôi sẽ đề cập đến những khó khăn  bài thuyết  chúng ta đã gặp và phương pháp khắc phục. Sau đó tôi sẽ  xem   trình xét đến những phương pháp khả  thi cho kế  hoạch phát triển   trong năm tới. Cuối cùng tôi xin tổng quát lại những nội dung  chính và xin trình bày những kiến nghị của cá nhân tôi. Hướng dẫn  Đừng ngần ngại cắt lời tôi nếu quý vị có thắc mắc gì. về câu hỏi Tôi xin phép sẽ trả lời tất cả những thắc mắc của quý vị sau 
  13. khi trình bày xong. Tôi sẽ dành thời gian để trả lời các câu hỏi của quý vị sau  khi kết thúc phần trình bày. 2. Phần nội dung Đây là phần trình bày nội dung cụ thể của bài thuyết trình. Nếu phần giới  thiệu đã được chuẩn bị và trình bày tốt thì bạn sẽ kiểm soát được quá trình  thuyết trình của mình. Bây giờ bạn hãy thư giãn một chút và tự tin lên. Bạn  hãy xây dựng bố cục và chia thời gian cho bài thuyết trình một cách hợp lý. Khi trình bày bạn hãy lưu ý một số điểm sau: Không vội vàng Nhiệt tình  Dành thời gian hợp lý cho thính giả khi sử dụng thiết bị hỗ trợ Luôn quan sát biểu hiện của từng thính giả Điều chỉnh âm lượng  Luôn tỏ thái độ thân thiện Thực hiện theo đúng bố cục đã định Sử dụng card ghi chú Giới thiệu rõ bố cục bài thuyết trình Luôn vui vẻ, lịch sự dù gặp tình thế khó 3. Phần kết luận Phần này sẽ bao gồm: 1. Khái quát lại 2. Đưa ra những kiến nghị nếu cần thiết  3. Cảm ơn sự tham dự của thính giả 4. Mời thính giả đặt câu hỏi Sau đây là một số cách diễn đạt cho phần kết luận và bạn nên xác định rõ những  cách diễn đạt cho từng mục cụ thể khi trình bày, Chức năng Cách diễn đạt Khái quát lại Nói tóm lại,… Cuối cùng tôi xin khái quát lại những nội dung chính  vừa trình bày Kiến nghị Trước khi kết thúc phần thuyết trình, tôi xin trình bày  một số kiến nghị… Về phương pháp giải quyết tình hình hiện nay,tôi xin  đề xuất một số kiến nghị sau… Cảm ơn thính  Xin chân thành cảm ơn sự tham dự của quý vị giả Tôi xin chân thành cám ơn quý vị đã dành thời gian quý 
  14. báu để đến dự buổi thuyết trình của tôi. Mời thính giả  Tôi xin vui lòng trả lời mọi thắc mắc của quý vị đặt câu hỏi Nếu quý vị còn thắc mắc gì xin đừng ngại đặt câu hỏi  cho tôi Quý vị nào cần hỏi gì không ạ? Quý vị còn thắc mắc gì nữa không? Quý vị nào còn có thắc mắc gì nữ không? Câu hỏi chất vấn Những câu hỏi chất vấn là cơ hội để bạn tiếp xúc với thính giả. Tốt hơn  hết bạn nên dự tính trước những câu hỏi mà thính giả có thể đặt ra để  chuẩn bị câu trả lời trước. Bạn có thể trả lời các câu hỏi của thính giả  trong kkhi trình bày mà cũng có thể trả lời sau khi kết thúc phần trình bày.  Điều đó phụ thuộc vào bạn nhưng tốt nhất bạn nên nói rõ trong phần mở  đầu. Hãy luôn thân thiện và lịch sự khi trả lời thính giả dù họ đặt ra cho  bạn những câu hỏi khó. Họ đang cảm thấy thú vị và quan tâm đến đề tài  bạn  trình bày đấy. Thỉnh thoảng bạn nên đặt một câu hỏi hay bạn có thể  trả lời thính giả bằng một câu hỏi khác hay thậm chí sử dụng ngay ý kiến  của những thính giả khác để trả lời. Chúng ta vừa tìm hiểu bố cục của một bài thuyết trình, nào bây giờ chúng ta hãy   nhìn lại những nội dung chính cần chú ý. PHẦN KẾT  KHÁI QUÁT LẠI NỘI DUNG CHÍNH ...hãy nhắc lại những nội dung chính bạn vừa trình bày Bạn học được gì từ buổi hội thảo này? Dành nhiều thời gian để chuẩn bị  Hãy tự trả lời các câu hỏi liên quan đến bài thuyết trình: Vì sao? Như thế  nào? Ai? Khi nào? Ở đâu? Xây dựng bài thuyết trình của bạn theo cố cục: mở đầu, nội dung, kết  luận và phần chất vấn. Ghi chú những từ khoá Nhắc lại nội dung chính và nhấn mạnh khi cần thiết  Lựa chọn những thiết bị hỗ trợ phù hợp với nội dung thuyết trình  Sử dụng hữu hiệu các thiết bị hỗ trợ, tránh làm quá tải thính giả Sử dụng ngôn từ rõ ràng, đơn giản   Sử dụng câu chủ động và cung cấp những thông tin thực tế, cụ thể  Giải thích rõ bố cục bài thuyết trình ở ngay phần mở đầu   Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các phần 
  15. Giới thiệu rõ từng phần khi trình bày để thính giả xác định được theo sát  được bài thuyết trình của bạn.  Trình bày tốt những gì bạn đã chuẩn bị và nhắc lại nội dung chính what  you are   Cố gắng vượt qua cảm giác lo âu, hồi hộp  Tạo mối liên hệ với thính giả  Kiểm soát ngôn ngữ cử chỉ  Hiểu rõ những khác biệt văn hoá  Kiểm soát âm lượng, ngữ điệu   Luôn thay đổi tốc độ, âm lượng và ngữ điệu để tạo hứng thú  Lịch sự, thân thiện và vui vẻ khi trả lời chất vấn  Chúng ta vừa khái quát lại toàn bộ nội dung của bài thuyết trình. Nào, để kiểm  tra xem mình đã tiếp nhận được gì qua bài thuyết trình này, chúng ta hãy cùng  thử nghiệm với bài kiểm tra trác nghiệm nhỏ sau.
  16. BÀI KIỂM TRA TỰ ĐÁNH GIÁ Những câu dưới đây đúng hay sai? 1. OHP sử dụng loại slide 35mm. Đúng Sai 2. Tài liệu phát cho thính giả gọi là “handout”. Đúng Sai 3. Chỉ có hai cách để chúng ta điều chỉnh giọng nói khi trình bày. Đúng Sai 4. 80 % thông tin chúng ta tiếp nhận bằng trực giác. Đúng Sai 5. Biểu đồ hình khối có thể hiển thị theo bề ngang hoặc chiều thẳng đứng. Đúng Sai 6. Động từ ở dạng chủ động hữu hiệu hơn đọng từ ở dạng bị động. Đúng Sai 7. Chỉ giới thiệu bố cục trong quá trình thuyết trình. Đúng Sai 8. 'Nhắc lại' có nghĩa là 'viết ra'. Đúng Sai 9. Nên cung cấp càng nhiều thông tin càng tốt trên một biểu đồ. Đúng Sai 10. Viết màu được dùng với kẹp giấy chứ không phải dùng với bảng trắng. Đúng Sai
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2