
160
viện15. Hợp đồng thông minh có thể tự động hóa về việc giải quyết các khiếu nại bằng cách
chia sẻ các tài liệu pháp lý trong sổ cái phân tán, giúp nâng cao hiệu quả thực hiện, giảm thời
gian xử lý khiếu nại và tiết kiệm chi phí. Shuai Wang và các cộng sự16 đưa ra ví dụ về hãng
hàng không Pháp AXA đang sử dụng bảo hiểm chuyến bay thông qua hợp đồng thông minh.
Nội dung hợp đồng về việc nếu chuyến bay của hành khách bị trễ hơn hai giờ, họ sẽ tự động
nhận được thông báo về các tùy chọn bồi thường. Ngành bảo hiểm chi hàng chục triệu đô la
mỗi năm để xử lý các yêu cầu bồi thường và mất hàng triệu đô la cho các yêu cầu lừa đảo. Hợp
đồng thông minh có thể được khai thác để tự động hóa việc xử lý, xác minh và thanh toán,
nhằm tăng tốc độ xử lý yêu cầu cũng như loại bỏ gian lận và ngăn chặn các cạm bẫy tiềm ẩn.17
Trong lĩnh vực tài chính thương mại, thông qua việc sử dụng mã phần mềm để số hóa
giấy tờ và tự động hóa những hoạt động, hợp đồng thông minh giúp các doanh nghiệp thúc đẩy
hiệu quả quá trình kinh doanh và giảm thiểu đáng kể các chi phí. Trong bối cảnh khi một doanh
nghiệp mỗi ngày phải tiến hành một lượng lớn thủ tục xác nhận đơn hàng logistics thì tính ứng
dụng mà hợp đồng thông minh mang lại là rất lớn18. Dự án áp dụng công nghệ chuỗi khối 300
Cubits được xây dựng nhằm tạo một nền tảng phi tập trung, trong đó toàn bộ thông tin về
chuyến tàu, tình trạng đặt chỗ, tình trạng hàng hóa... sẽ được công khai với cả khách hàng và
công ty vận tải. Khi một lệnh đặt tàu được đưa ra, chuỗi khối sẽ hình thành một hợp đồng thông
minh yêu cầu hai bên phải đặt cọc một khoản tiền bằng token chứa container vận chuyển công
nghiệp (token TEU). Công ty tàu sẽ nhận được khoản bồi thường nếu khách hàng không thực
hiện nghĩa vụ giao hàng và ngược lại khách hàng cũng sẽ được bồi thường nếu hàng hóa của
họ bị bỏ lại do lỗi của bên cho thuê tàu. Sau cùng, số tiền đặt cọc sẽ chảy lại về địa chỉ ví điện
tử của cả hai nếu hợp đồng được tuân thủ hoàn toàn.19 Một ví dụ khác về ứng dụng hợp đồng
thông minh trong lĩnh vực logistics là vào tháng 7 năm 2017, một giao dịch thương mại đã thực
hiện giữa Úc và Nhật Bản. Giao dịch thương mại này chứng kiến tất cả các quy trình liên quan
đến thương mại, từ phát hành thư tín dụng đến chuyển giao chứng từ thương mại được hoàn
thành hoàn toàn thông qua nền tảng Hyperledger Fabric, giúp giảm thời gian cần thiết để chuyển
chứng từ cũng như nhân công và các chi phí khác.20
Trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng, phân phối nguồn năng lượng sạch là xu hướng
phát triển mà ngành năng lượng hướng tới trong tương lai. Hợp đồng thông minh được hỗ trợ
bởi nền tảng chuỗi khối có thể được ứng dụng để xây dựng hệ thống năng lượng phân tán và
triển khai các giao dịch cung cấp năng lượng. Từ đó, xây dựng một thị trường năng lượng phi
tập trung, cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng và giảm chi phí vận hành lưới điện. Trên thực
tế, có thể lập luận rằng hợp đồng thông minh là khía cạnh của công nghệ chuỗi khối có liên
quan nhất đối với ứng dụng năng lượng. Trong khi các kiến trúc chuỗi khối liên quan đến việc
lưu trữ dữ liệu, liên quan đến các khía cạnh như bảo mật mật mã hoặc đạt được sự đồng thuận
về thông tin được viết trên chuỗi khối thì các hoạt động và giao dịch theo hợp đồng sẽ được
thực hiện trên nền tảng này mới là mối quan tâm của hợp đồng thông minh.21 Để cung cấp một
15 Wenliang Du and Mikhail J Atallah, “Secure multi-party computation problems and their applications: a review
and open problems”, Proceedings of the 2001 workshop on New security paradigms, 2001, p. 13–22.
16 Shuai Wang, et al., "Blockchain-enabled smart contracts: architecture, applications, and future trends", IEEE
Transactions on Systems, Man, and Cybernetics: Systems, 2019, 49.11, p. 2266-2277.
17 Anastasia Mavridou and Aron Laszka, “Tool demonstration: Fsolidm for designing secure ethereum smart
contracts”, International Conference on Principles of Security and Trust, Springer, 2018, p. 270–277.
18 Phạm Văn Chính, “Những vấn đề pháp lý về hợp đồng thông minh”, Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật
ĐHQG Hà Nội, 2021, tr. 20.
19 Lê Thu Hằng và Lê Thị Thanh Tâm, "Blockchain-Bước đột phá cho ngành Logistics của Việt Nam", Hội thảo
khoa học quốc tế, NXB Hà Nội, 2018, tr. 231-243.
20 Shuai Wang, et al., "Blockchain-enabled smart contracts: architecture, applications, and future trends", IEEE
Transactions on Systems, Man, and Cybernetics: Systems, 2019, 49.11, p. 2266-2277.
21 Desen Kirli, et al., “Smart contracts in energy systems: A systematic review of fundamental approaches and
implementations”, Renewable and Sustainable Energy Reviews, 2022.