intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo " ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở TỈNH NGHỆ AN BẰNG CÔNG NGHỆ GIS "

Chia sẻ: Bánh Bèo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

130
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghệ An là một tỉnh ven biển, nằm phía Đông Bắc của dãy Trường Sơn, có địa hình đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hướng nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông - Nam. Nơi cao nhất của tỉnh là đỉnh Pulaileng (2.711m) ở huyện Kỳ Sơn, nơi thấp nhất là vùng đồng bằng huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành, có nơi chỉ cao đến 0,2 m so với mặt nước biển (xã Quỳnh Thanh huyện Quỳnh Lưu). Ngoài phần đất liền với địa hình đồi núi chiếm 83%...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo " ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở TỈNH NGHỆ AN BẰNG CÔNG NGHỆ GIS "

  1. HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2011 ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở TỈNH NGHỆ AN BẰNG CÔNG NGHỆ GIS Phạm Hồng(1), Nguyễn Cẩm Vân(2) (1) Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (2) Viện Địa lý Abstract: Nghe An province situated in the North Central region of Vietnam has the geographical coordinates from 18033'10" to 19004'43" north latitude and from 103052'53" to 105045'50" longitude East. With 82 km of coastline stretching across the districts of Quynh Luu, Dien Chau, Nghi Loc and Cua Lo town, along with six bays, Nghe An has a big advantage to implement economic development strategy of sea like maritime transport, seaports and tourism. Sea can bring great benefit, but with the threat of sea level rise due to climate change will have bad impact on the lives, economy and society ... of the province. To respond and resolve this issue, it needs to assess the effects of sea level rise to productive life of coastal residents. In this report, we focus on the application of GIS technology to analyze and predict the impact of sea level rise on existing land use of the coastal districts of Nghe An province. Research results will help the managers, and decision makers to develop the master plan and adaptation strategies for climate change in the province. Keywords: Impact of sea level rise, land use, GIS, Nghe An province. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghệ An là một tỉnh ven biển, nằm phía Đông Bắc của dãy Trường Sơn, có địa hình đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hướng nghiêng từ Tây - Bắc xuống Đông - Nam. Nơi cao nhất của tỉnh là đỉnh Pulaileng (2.711m) ở huyện Kỳ Sơn, nơi thấp nhất là vùng đồng bằng huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành, có nơi chỉ cao đến 0,2 m so với mặt nước biển (xã Quỳnh Thanh huyện Quỳnh Lưu). Ngoài phần đất liền với địa hình đồi núi chiếm 83% diện tích đất tự nhiên, tỉnh có bờ biển dài hơn 80 km qua các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc và thị xã Cửa Lò, với hải phận rộng khoảng 4000 hải lý vuông, phần gần bờ độ sâu đến 40m đáy biển tương đối bằng phẳng, từ độ sâu 40m trở ra có nhiều đá ngầm, cồn cát. Vùng biển Nghệ An là nơi tập trung nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao; bãi biển Cửa Lò là một trong những bãi tắm đẹp và hấp dẫn, là lợi thế cho việc phát triển du lịch. Với các đặc điểm như trên, Nghệ An được đánh giá có nhiều lợi thế cho việc phát triển giao thông vận tải biển, cảng biển và du lịch hòa chung vào chiến lược tiến ra biển của nước ta. Với tác động của biến đổi khí hậu, tỉnh Nghệ An cũng như các tỉnh ven biển Việt Nam đang phải chịu ảnh hưởng lớn từ các thiên tai như bão, ngập lụt, đối diện với các nguy cớ mất đất canh tác, tăng diện tích bị xâm nhập mặn và mất đi các hệ sinh thái quan trọng. Vì thế nghiên cứu đánh giá những tác động của mực nước biển dâng cao đối với phát triển kinh tế - xã hội và môi trường tại các khu vực bờ biển của tỉnh càng quan trọng và cấp thiết. Các kết quả nghiên cứu sẽ là các cơ sở khoa học để các Ban, Ngành trong tỉnh có định hướng xây dựng và triển khai kế hoạch hành động, đưa ra các chính sánh và giải pháp cụ thể nhằm thích ứng và giảm thiểu tác động tiềm tàng của mực nước biển dâng trong tương lai cho toàn tỉnh nói chung và các huyện ven biển nói riêng. 320
  2. HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2011 2. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định các vùng bị ngập theo các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng từ đó đánh giá một số tác động có thể có đến sản xuất nông nghiệp cụ thể là thiệt hại về mất đất canh tác cho các huyện ven biển. Phương pháp thực hiện là phân tích điều kiện tự nhiên địa hình địa mạo bờ biển Nghệ An lựa chọn các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng, sử dụng các bản đồ và công nghệ GIS để phân tích không gian tính toán các thiệt hại về mất đất. Cơ sở lựa chọn các mức nước biển dâng là đặc điểm địa hình địa mạo đồng bằng ven biển của tỉnh. Tại đây có hai kiểu địa hình chính: - Kiểu đồng bằng tích tụ sông biển bằng phẳng bị biến đổi bởi quá trình tích tụ xói lở xâm thực. Dải ven biển của đồng bằng hiện bị xói lở xâm thực mạnh ở một số nơi như ở hạ lưu sông Lam đoạn từ Bến Thủy đến Cửa Hội. - Đồng bằng tích tụ sông biển đầm lầy bằng phẳng, bị biến đổi do quá trình đầm lầy hoá. Kiểu địa hình này có diện tích hẹp ở ven biển phía bắc huyện Quỳnh Lưu. Đồng bằng được cấu tạo bởi chủ yếu là các trầm tích sông hồ. Các quá trình hiện đại ở đây chủ yếu là quá trình lầy hóa. Như vậy có thể thấy địa hình dải đồng bằng ven biển của Nghệ An tương đối bằng phẳng và hướng dốc ra biển, không có nhiều vũng vịnh, nếu không có các con đê thì nước biển dâng có thể dễ dàng ngập sâu. Vì vậy ảnh hưởng lớn nhất của nước biển dâng là vùng ngoài đê. Căn cứ vào Kịch bản nước biển dâng do biến đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường [1], dựa vào đặc điểm địa hình đồi núi của Nghệ An và đặc điểm địa hình địa mạo dải ven biển của tỉnh hai kịch bản mức nước biển dâng là 50cm và 100cm đã được lựa chọn. Từ cơ sở dữ liệu được thành lập trong ArcGIS lựa chọn các lớp thông tin địa hình và độ cao xây dựng DEM và xác định các vùng ngập theo hai mức 50 và 100cm. Thực hiện bài toán chồng xếp các lớp thông tin các vùng ngập và hiện trạng sử dụng đất để tính toán các diện tích đất mất đi do nước biển dâng tại các huyện ven biển. Để đánh giá mức độ đáp ứng của các hệ thống đê điều và ảnh hưởng của nước biển dâng đến các điểm dân cư tiến hành chồng xếp bản đồ các mức ngập với các lớp thông tin khác. Phân tích các bản đồ kết quả, đề xuất, khuyến nghị các giải pháp và các phương án đáp ứng giảm thiểu thiệt hại. Các bước thực hiện cụ thể như sau: a, Thu thập hệ thống dữ liệu bản đồ và số liệu thống kê - Số liệu thống kê (năm 2009) và bản đồ về hiện trạng sử dụng đất của 4 huyện ven biển tỉnh Nghệ An: Diện tích tự nhiên theo số liệu thống kê năm 2005 cụ thể của từng huyện như sau: - Huyện Quỳnh Lưu: 604.777,46 km2. - Huyện Diễn Châu: 303.618,93 km2. - Thị xã Cửa Lò: 22.316,54 km2. - Huyện Nghi Lộc: 366.918,25 km2. - Bản đồ địa giới hành chính theo Chỉ thị số 364/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ 321
  3. HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2011 - Bản đồ địa hình 4 huyện ven biển Dữ liệu địa hình là tài liệu dạng số của bản đồ địa hình tỷ lệ từ 1: 25000 đến 1: 50.000 do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành. - Bản đồ phân bố các điểm dân cư - Bản đồ hiện trạng hệ thống đê ven biển của các huyện. b, Xây dựng cơ sở dữ liệu của các huyện ven biển Hệ thống các dữ liệụ được thành lập gồm: - Lớp thông tin địa giới hành chính đến xã (tên và số dân) - Lớp thông tin các điểm dân cư ( tên và số dân) - Lớp thông tin hiện trạng sử dụng đất ( tên các loại hình sử dụng và diện tích) - Lớp thông tin đường bình độ - Lớp thông tin điểm độ cao - Lớp thông tin mạng lưới thủy văn - Lớp thông tin mạng lưới đê điều. c, Xây dựng mô hình số độ cao cho các huyện ven biển Mô hình số độ cao được xây dựng trên cơ sở dữ liệu đầu vào là dữ liệu số của bản đồ địa hình tỷ lệ 1:25.000 ở trên thông qua ứng dụng 3D trong ArcGIS. Mô hình số độ cao phục vụ công tác nội suy các giá trị độ cao cần thiết theo thuật toán để đáp ứng các yêu cầu đặt ra của việc xây dựng kịch bản nước biển dâng do biến đổi khí hậu. Mô hình số độ cao cũng sẽ hỗ trợ cho việc quan sát và phân tích địa hình một cách trực quan hơn, giúp cho các đối tượng sử dụng, phân tích và khai thác dữ liệu được dễ dàng, thuận tiện hơn Nội suy giá trị độ cao 100cm và 50cm: Đường giá trị độ cao 100cm và 500 mét được nội suy từ mô hình số độ cao thông qua ứng dụng Create Contours trong ArcGIS. Sau khi tiến hành nội suy ta có: - Đường ranh giới giá trị của mực nước biển dâng lên 0,5 mét. - Đường ranh giới là giá trị của mực nước biển dâng lên 1 mét. Từ đó tạo hai lớp thông tin các vùng ngập 100cm và vùng ngập 50cm d, Đánh giá các tác động do nước biển dâng đối với các yếu tố kinh tế xã hội Sử dụng các thuật toán chồng xếp các lớp thông tin trong GIS các vùng ngập với bản đồ hiện trạng sử dụng đất và phân tích dữ liệu đã thu được kết quả như sau: - Nếu nước biển dâng 50cm mét thì tổng diện tích của các huyện ven biển bị ngập nước là: 42.688 km2 chiếm 39,92% tổng diện tích tự nhiên, trong đó huyện Quỳnh Lưu ngập: 9.711,26 km2 chiếm 1,61% tổng diện tích tự nhiên; huyện Diễn Châu ngập: 9.862,51 km2 chiếm 3,25% tổng diện tích tự nhiên; thị xã Cửa Lò ngập: 6.833,89 km2 chiếm 30,62% tổng diện tích tự nhiên; huyện Nghi Lộc ngập: 16.280,34 km2 chiếm 4,44% tổng diện tích tự nhiên. 322
  4. HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2011 Bảng 1: Nguy cơ mất đất theo kịch bản nước biển dâng 50cm của 4 huyện TT Huyện Diện tích đất ngập (km2) % Diện tích đất ngập 1 Huyện Quỳnh Lưu 9.711,26 1,61 2 Huyện Diễn Châu 9.862,51 3,25 3 Thị xã Cửa Lò 6.833,89 30,62 4 Huyện Nghi Lộc 16.280,34 4,44 5 Tổng diện tích đất bị ngập nước 42.688,00 39,92 Bảng 2: Các loại đất có nguy cơ bị mất theo kịch bản nước biển dâng 50cm tại thị xã Cửa lò STT Thị xã Cửa Lò 6.833,89 30,62 1 ANI Đất an ninh 2,15 0,031 2 BCS Đất bằng chưa sử dụng 319,78 4,679 3 DCH Đất chợ 5,69 0,083 4 DGD Đất cơ sở giáo dục - đào tạo 8,98 0,131 5 DTL Đất thủy lợi 3,19 0,047 6 DTS Đất trụ sở cơ quan tổ chức 30,03 0,439 7 NTD Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa 6,60 0,097 8 ODT Đất ở tại đô thị 2.885,31 42,221 9 ONT Đất ở nông thôn 1.260,37 18,443 10 QPH Đất quốc phòng 20,41 0,299 11 RPT Đất có rừng trồng phòng hộ 1.824,30 26,695 12 RST Đất có rừng trồng sản xuất 38,82 0,568 13 SKC Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh 428,26 6,267 Hình 1: Bản đồ minh họa đường ngập 50cm cho Thị xã Cửa Lò - Nếu nước biển dâng 1 mét thì tổng diện tích của các huyện ven biển bị ngập nước là: 72.621,51 km2 chiếm 47,52% tổng diện tích tự nhiên, trong đó huyện Quỳnh Lưu ngập: 24.336,31 km2 chiếm 4,024% tổng diện tích tự nhiên; huyện Diễn Châu ngập: 17.889,99 km2 chiếm 5,896% tổng diện tích tự nhiên; thị xã Cửa Lò ngập: 6.956,88 km2 chiếm 31,214% tổng diện tích tự nhiên; huyện Nghi Lộc ngập: 23.429,33 km2 chiếm 6,355% tổng diện tích tự nhiên. 323
  5. HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2011 Bảng 3: Nguy cơ mất đất theo kịch bản nước biển dâng 100cm tại 4 huyện ven biển TT Huyện Diện tích đất ngập (km2) % Diện tích đất ngập Tổng diện tích đất bị ngập nước 72.621,51 47,520 I. Huyện Quỳnh Lưu 24.336,31 4,024 II. Huyện Diễn Châu 17.889,99 5,896 III. Thị xã Cửa Lò 6.965,88 31,214 IV. Huyện Nghi Lộc 23.429,33 6,385 Bảng 4: Các loại đất có nguy cơ bị mất theo kịch bản nước biển dâng 100cm tại thị xã Cửa Lò. III. Thị xã Cửa Lò 6.965,88 31,214 1 ANI Đất an ninh 2,15 0,031 2 BCS Đất bằng chưa sử dụng 319,78 4,591 3 DCH Đất chợ 15,44 0,222 4 DGD Đất cơ sở giáo dục - đào tạo 29,07 0,417 5 DNT Đất để chuyền dẫn năng lượng, truyền thô 0,51 0,007 6 DTL Đất thủy lợi 3,19 0,046 7 DTS Đất trụ sở cơ quan tổ chức 49,34 0,708 8 DYT Đất cơ sở y tế 1,48 0,021 9 NCS Núi đá không có rừng cây 4,40 0,063 10 NTD Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa 27,64 0,397 11 ODT Đất ở tại đô thị 2.887,48 41,452 12 ONT Đất ở nông thôn 1.260,37 18,093 13 QPH Đất quốc phòng 20,41 0,293 14 RPT Đất có rừng trồng phòng hộ 1.824,30 26,189 15 RST Đất có rừng trồng sản xuất 38,82 0,557 16 SKC Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh 455,42 6,538 17 SON Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 26,07 0,374 Hình 2: Bản đồ minh họa đường ngập 100cm cho Thị xã Cửa Lò 324
  6. HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2011 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT Theo các bảng dự báo trên có thể thấy các loại đất bị ngập nước khá đa dạng bao gồm nhiều loại đất khác nhau, trong đó có nhiều loại đất bị ngập với diện tích chiếm tỷ lệ lớn như đất ở, đất có rừng, đất sông suối, đất chưa sử dụng… Có thể đánh giá có những tác động sau do mực nước biển dâng tại các huyện ven biển tỉnh Nghệ An: - Đối với các loại hình sử dụng đất: các vùng ngoài đê sẽ bị ảnh hưởng mạnh nhất sẽ mất các bãi bồi, bãi tắm, các hệ sinh thái chịu mặn, các khu vực nuôi trồng thủy sản nước lợ. - Đối với hệ thống đê ven biển: nước dâng cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ an toàn của hệ thống đê. Việc gia cố và bảo vệ đê biển sẽ phải thực hiện thường xuyên và chất lượng hơn vì đây đang được coi là một giải pháp ứng phó. - Xâm nhập mặn theo các hệ thống sông sẽ gia tăng và sẽ vào rất sâu trong đất liền ảnh hưởng mạnh đến sản xuất nông nghiệp. - Đối với môi trường sinh thái nói chung nước biển dâng cao sẽ ảnh hưởng đến các chức năng của môi trường như chức năng chứa, chức năng tự làm sạch môi trường của lãnh thổ.... 4. KẾT LUẬN Từ kết quả của các kịch bản ở trên có thể thấy việc phải chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất do các loại đất bị ngập nước là một bài toán cần giải quyết và cũng là một giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Kết quả thử nghiệm các kịch bản nước biển dâng phần nào hỗ trợ được các nhà quản lý, các chuyên gia hoạch định chính sách trong công tác quy hoạch tổng thể và phát triển chiến lược của tỉnh như việc phải di chuyển bao nhiêu dân cư đến một nơi khác hay di chuyển bao nhiêu trụ sở cơ quan đến một địa điểm thích hợp khi đối phó với hiện tượng nước biển dâng. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy công nghệ bản đồ và GIS là những công cụ rất thích hợp cho công tác xử lý thông tin không gian phục vụ cho các nhà ra quyết định có thể nhanh chóng tìm câu trả lời cho các vấn đề về biến đổi khí hậu.. Để đáp ứng việc xây dựng các kịch bản đánh giá tác động ảnh hưởng của nước biển dâng việc thành lập các bản đồ địa hình tỷ lệ lớn cho dải ven biển là hết sức cần thiết và cấp bách. Tài liệu tham khảo 1/ Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009, Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam. 2/ Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011, Dự thảo "Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu", http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Du-thao-Chien-luoc-quoc-gia-ve-bien-doi-khi- hau/20116/85667.vgp. 325
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2