Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường: Nghiên cứu xây dựng quy trình chiết tách cao chiết từ lá cây ngải cứu trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
lượt xem 20
download
Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là xây dựng qui trình chiết cao từ lá cây ngải cứu, định danh các thành phần hoá học có trong cao chiết lá ngải cứu và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn có trong cao chiết lá ngải cứu. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường: Nghiên cứu xây dựng quy trình chiết tách cao chiết từ lá cây ngải cứu trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU BÁO CÁO ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHIẾT TÁCH CAO CHIẾT TỪ LÁ CÂY NGẢI CỨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU Chủ nhiệm đề tài: Lê Bảo Quỳnh Hương Hướng dẫn khoa học: Th.S Nguyễn Quang Thái Bà Rịa – Vũng Tàu, tháng 08 năm 2019
- Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu Viện Kỹ thuật – Kinh tế biển Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường MỤC LỤC MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.....................................................................................3 1.1. Giới thiệu về cây ngải cứu [1], [19] ....................................................................3 1.1.1. Nguồn gốc cây ngải cứu ......................................................................... 3 1.1.2. Đặc tính sinh thái .................................................................................... 3 1.1.3. Đặc tính thực vật ..................................................................................... 4 1.2 Một số nghiên cứu về thành phần hóa học và dinh dưỡng của cây ngải cứu. [1], [18] ………………………………………………………………...……………….6 1.2.2. Thành phần dinh dưỡng .......................................................................... 6 1.2.3. Một số hợp chất có hoạt tính sinh học của lá ngải cứu [18] ..................... 6 1.3. Vi khuẩn [13] .....................................................................................................7 1.3.1. Nhóm vi khuẩn Gram dương (Gr+) ........................................................ 7 1.3.2. Nhóm vi khuẩn Gram âm (Gr-) ............................................................ 11 1.4. Giá trị sử dụng của cây ngải cứu [7], [13] .......................................................16 1.4.1. Y dược dân gian .................................................................................... 16 1.4.2. Các nghiên cứu dược học về ngải cứu ................................................. 17 1.4.3. Dược tính lá ngải cứu ........................................................................... 18 1.4.4. Thu hái và chế biến [7] ........................................................................... 19 1.4.5. Một số chế phẩm từ ngải cứu [20] .......................................................... 19 1.5. Xây dựng quy trình chiết [6], [10] ....................................................................21 1.5.1. Phương pháp chiết xuất ........................................................................ 21 1.5.2.Phương pháp siêu tới hạn [23]................................................................. 22 1.5.3. Phương pháp sắc ký ghép khối phổ (GC – MS) [3], [4], [6] ...................... 22 Chủ nhiệm đề tài: Lê Bảo Quỳnh Hương Hướng dẫn khoa học: Th.S Nguyễn Quang Thái
- Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu Viện Kỹ thuật – Kinh tế biển Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường 1.5.4. Phương pháp phân tích trọng lượng .................................................... 26 1.6. Phương pháp đánh giá hoạt tính sinh học kháng viêm [24]........................27 CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....31 2.1. Nguyên liệu, dụng cụ, hóa chất ....................................................................31 2.1.1. Thu gom nguyên liệu ............................................................................ 31 2.1.2. Dụng cụ - thiết bị và hóa chất .............................................................. 31 2.1.3. Vi khuẩn thí nghiệm [21] ....................................................................... 32 2.1.4. Các phương pháp nghiên cứu ............................................................... 32 2.2. Xử lý nguyên liệu ..........................................................................................33 2.3. Quy trình chiết tách dịch chiết lá ngải cứu [19] ...........................................34 2.3.1. Sơ đồ nghiên cứu.................................................................................. 34 2.3.2. Thuyết minh quy trình .......................................................................... 35 2.4. Mô hình chiết xuất dịch chiết thực nghiệm tại phòng thí nghiệm. ..........35 2.5. Các phương pháp xác định chỉ tiêu hóa lý. ................................................35 2.5.1 Xác định độ ẩm: ................................................................................... 35 2.5.2. Xác định hàm lượng tro: ...................................................................... 36 2.6. Khảo sát điều kiện chiết ...............................................................................37 2.6.1. Khảo sát tỷ lệ nguyên liệu/dung môi [3;4] ........................................... 37 2.6.2. Khảo sát thời gian chiết ........................................................................ 38 2.7. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến dịch chiết từ lá ngải cứu ..................39 2.8. Xác định thành phần hóa học có trong dịch chiết lá ngải cứu bằng phương pháp GC/MS .........................................................................................................39 2.9. Thăm dò hoạt tính kháng khuẩn bằng phương pháp đo đường kính vòng kháng khuẩn [13], [24] ..............................................................................................39 Chủ nhiệm đề tài: Lê Bảo Quỳnh Hương Hướng dẫn khoa học: Th.S Nguyễn Quang Thái
- Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu Viện Kỹ thuật – Kinh tế biển Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .....................................................41 3.1. Kết quả xác định một số chỉ tiêu hóa lý của lá ngải cứu ...........................41 3.1.1. Độ ẩm ................................................................................................... 41 3.1.2. Hàm lượng tro ...................................................................................... 41 3.2. Kết quả khảo sát điều kiện chiết lá ngải cứu..............................................42 3.2.1. Tỉ lệ dung môi ...................................................................................... 42 3.2.2. Thời gian chiết ..................................................................................... 43 3.3. Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến dịch chiết lá ngải cứu .........44 3.4. Kết quả định danh các thành phần hóa học có trong dịch chiết cao ngải cứu bằng phương pháp GC/MS .........................................................................45 3.5 Kết quả thăm dò hoạt tính sinh học của cao lá ngải cứu ...........................49 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................52 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................53 PHỤ LỤC………………………………………………………………………….50 Chủ nhiệm đề tài: Lê Bảo Quỳnh Hương Hướng dẫn khoa học: Th.S Nguyễn Quang Thái
- Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu Viện Kỹ thuật – Kinh tế biển Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt GC-MS Gas chromatography–mass Sắc ký khí ghép khối phổ spectrometry DMSO Dimethyl sulfoxit Hợp chất hữu cơ lưu huỳnh MHA Mueller Hinton Agar Môi trường MHB Mueller Hinton Broth Môi trường GC Gas chromatography Sắc ký khí MS Mass spectrometry Quang phổ khối TSB Trypic Soy Borth Môi trường dinh dưỡng MP Môi trường dinh dưỡng cao thịt peptone CFU Colony Forting Unit Đơn vị hình thành khuẩn Chủ nhiệm đề tài: Lê Bảo Quỳnh Hương Hướng dẫn khoa học: Th.S Nguyễn Quang Thái
- Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu Viện Kỹ thuật – Kinh tế biển Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường DANH MỤC BẢNG Bảng 1. 1: Thành phần dinh dưỡng của lá ngải cứu tươi ............................................ 6 Bảng 2. 1 Bảng danh sách thiết bị ............................................................................. 31 Bảng 2. 2 Bảng danh sách dụng cụ ........................................................................... 32 Bảng 3. 1 Bảng xác định độ ẩm trung bình lá ngải cứu ............................................ 41 Bảng 3. 2 Hàm lượng tro trung bình lá ngải cứu ...................................................... 42 Bảng 3. 3 Kết quả khảo sát tỉ lệ dung môi ................................................................ 42 Bảng 3. 4 Kết quả khảo sát thời gian chiết ............................................................... 43 Bảng 3. 5 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ lên mẫu ................................... 44 Bảng 3. 6 Kết quả GC-MS của cao lá ngải cứu ........................................................ 46 Bảng 3. 7 Hoạt tính kháng vi sinh vật của cao ngải cứu ........................................... 49 Chủ nhiệm đề tài: Lê Bảo Quỳnh Hương Hướng dẫn khoa học: Th.S Nguyễn Quang Thái
- Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu Viện Kỹ thuật – Kinh tế biển Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Hình 1. 1. Cây ngải cứu...............................................................................................4 Hình 1. 2 Các bộ phận của cây ngải cứu .....................................................................5 Hình 1. 3. Vi khuẩn Staphylococcus aureus trên kính hiển vi ....................................9 Hình 1. 4. Vi khuẩn Bacillius cereus trên kính hiển vi .............................................10 Hình 1. 5. Vi khuẩn Bacillius cereus trên kính hiển vi .............................................13 Hình 1. 6. Vi khuẩn Escherichia coli trên kính hiển vi .............................................14 Hình 1. 7. Vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa trên kính hiển vi ..............................16 Hình 1. 8. Tinh dầu ngải cứu.....................................................................................19 Hình 1. 9. Mặt nạ chiết xuất từ ngải cứu ..................................................................20 Hình 1. 10. Kem dưỡng dạng gel chiết xuất từ ngải cứu ..........................................20 Hình 1. 11. Trứng gà ngải cứu ..................................................................................20 Hình 1. 12. Gà hầm ngải cứu ....................................................................................21 Hình 1. 13. Sơ đồ thiết bị sắc ký ghép khối phổ .......................................................24 Hình 1. 14 Đĩa Petri có sẵn môi trường và vi khuẩn.................................................29 Hình 2.1. Cây ngải cứu .............................................................................................31 Hình 2. 2 Cây ngải cứu sau khi thu hái .....................................................................33 Hình 2. 3 Lá ngải cứu sau khi được rửa sạch ............................................................33 Hình 2. 4 Lá ngải cứu đã được phơi khô...................................................................34 Hình 2.5 Mô hình chiết xuất dịch chiết lá ngải cứu tại phòng thí nghiệm................35 Hình 2. 6 Hình ảnh minh họa về xác định đường kính vòng vô khuẩn ....................40 Hình 2. 7 Mueller Hinton Agar - MHA ...................................................................40 Hình 3. 1 Hình ảnh mẫu sau khi được xác định độ ẩm .............................................41 Hình 3. 2 Hình ảnh mẫu sau khi được tro hóa ..........................................................42 Hình 3. 3 Đồ thị biểu diễn kết quả khảo sát tỷ lệ dung môi......................................43 Hình 3. 4 Đồ thị biểu diễn kết quả khảo sát thời gian chiết ......................................43 Hình 3. 5 Cao chiết lá ngải cứu .................................................................................44 Hình 3. 6 Kết quả GC-MS cao chiết lá ngải cứu ......................................................45 Hình 3. 7 Hoạt tính sinh học của cao chiết lá ngải cứu trên chủng Bacilus cereus ..49 Chủ nhiệm đề tài: Lê Bảo Quỳnh Hương Hướng dẫn khoa học: Th.S Nguyễn Quang Thái
- Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu Viện Kỹ thuật – Kinh tế biển Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường Hình 3. 8 Hoạt tính sinh học của cao chiết lá ngải cứu trên chủng Escherichia coli ...................................................................................................................................50 Hình 3. 9 Hoạt tính sinh học của cao chiết lá ngải cứu trên chủng Salmonella Spp 50 Hình 3. 10 Hoạt tính sinh học của cao chiết lá ngải cứu trên chủng Staphylococcus aureus………………………………………………………………………………………..50 Hình 3. 11 Hoạt tính sinh học của cao chiết lá ngải cứu trên chủng Pseudomonas Aeruginosa…………………………………………………………………………51 Chủ nhiệm đề tài: Lê Bảo Quỳnh Hương Hướng dẫn khoa học: Th.S Nguyễn Quang Thái
- Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu Viện Kỹ thuật – Kinh tế biển Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài - Trong nhiều thế kỷ liên tục, ở bất cứ quốc gia nào, từ Đông sang Tây, đều có niềm tự hào riêng về kinh nghiệm áp dụng dược liệu thiên nhiên. Cây thuốc, dù là rễ, thân, lá, hoa hay bất cứ bộ phận nào có thể dùng làm thuốc đều được con người áp dụng. Đặc biệt là những loại cây gần gũi với đời sống hằng ngày. - Từ hai thập niên gần đây, dược phẩm với hoạt chất từ nguồn dược liệu thiên nhiên trở thành đề tài nghiên cứu hàng đầu của các nhà khoa học trong kỹ nghệ làm thuốc. Ngay cả khi phối hợp nhiều cây thuốc trong một chế phẩm thì tính chất tương tác giữa các vị thuốc kế thừa từ kinh nghiệm dân gian vẫn dễ kiểm soát hơn giữa nhiều loại hóa chất tổng hợp trong cơ thể con người. - Đất nước Việt Nam có một thảm thực vật phong phú, đa dạng bao gồm nhiều cây thuốc quý với đầy đủ chủng loại và số lượng lớn. Một trong số đó chính là cây ngải cứu. Các thành phần trong lá ngải cứu được sử dụng để chữa kinh nguyệt không đều, khí hư, động thai, băng huyết, đau bụng, đau dây thần kinh, thấp khớp, dưỡng da, trị mụn, giảm mỡ, giảm nhăn,… Tuy ngải cứu có nhiều ứng dụng và được sử dụng nhiều như vậy nhưng các thành phần hóa học chưa được khảo sát kỹ do đó việc nghiên cứu để xây dựng một qui trình xác định một số thành phần từ lá ngải cứu là một vấn đề cần thiết cũng như mong muốn được góp phần tìm hiểu sâu hơn về ngải cứu. Vì lý do trên tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng quy trình chiết tách cao chiết từ lá cây ngải cứu trên địa bàn tỉnh bà rịa – vũng tàu”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Xây dựng qui trình chiết cao từ lá cây ngải cứu. - Định danh các thành phần hoá học có trong cao chiết lá ngải cứu. - Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn có trong cao chiết lá ngải cứu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Lá của cây ngải cứu được trồng tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Phạm vi nghiên cứu: - Chiết, xác định thành phần hoá học trong dịch chiết cao lá ngải cứu. - Thăm dò hoạt tính sinh học của cao chiết lá ngải cứu đối với năm chủng vi khuẩn. Chủ nhiệm đề tài: Lê Bảo Quỳnh Hương 1 Hướng dẫn khoa học: Th.S Nguyễn Quang Thái
- Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu Viện Kỹ thuật – Kinh tế biển Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường 4. Một số phương pháp: Nghiên cứu lý thuyết: Tổng quan các tài liệu về đặc điểm hình thái thực vật, thành phần hoá học, thăm dò hoạt tính sinh học và ứng dụng của cây ngải cứu. Phương pháp thực nghiệm: - Chuẩn bị mẫu: lá được thu hái, rửa thật sạch bằng nước sau đó phơi khô, xay nhuyễn. - Phương pháp xác định một só chỉ tiêu hóa lý: độ ẩm, hàm lượng tro. - Phương pháp chiết soxhlet để lấy dịch chiết lá ngải cứu và đem cô quay thành cao. - Phương pháp GC – MS để định danh, định danh các hợp chất có trong cao chiết lá ngải cứu. - Phương pháp khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết lá ngải cứu. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa về mặc khoa học: - Cung cấp những thông tin khoa học một số chỉ tiêu hóa lý, khảo sát quy trình chiết, xác định thành phần hóa học của một số hợp chất chính trong lá ngải cứu. - Cung cấp những thông tin, tư liệu làm cơ sở cho việc nghiên cứu sau này. Ý nghĩa về mặt thực tiễn: - Nhằm giúp cho việc ứng dụng ngải cứu ở phạm vi rộng một cách khoa học hơn. - Giải thích một cách khoa học một số kinh nghiệm dân gian về ứng dụng của ngải cứu. 6. Bố cục đề tài Đề tài gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan Chương 2: Nguyên liệu và các phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả và thảo luận Chương 4: Kết luận và kiến nghị Chủ nhiệm đề tài: Lê Bảo Quỳnh Hương 2 Hướng dẫn khoa học: Th.S Nguyễn Quang Thái
- Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu Viện Kỹ thuật – Kinh tế biển Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Giới thiệu về cây ngải cứu [1], [19] 1.1.1. Nguồn gốc cây ngải cứu Theo dân gian: cái tên "ngải cứu" cũng đã gợi cho nhiều người về ý nghĩa của nó. Theo sách "Thảo mộc dược Đông y", ngải cứu có nghĩa là "cứu vãn tình nghĩa" và có một sự tích kể về nguồn gốc của loài ngải cứu. Ngày xưa, ở vùng Nội Mông (Trung Quốc), có cô gái dáng hình thắt đáy lưng ong, nhan sắc kiêu sa, tên là Kim Tuyến. Ở độ tuổi 20, nàng đã kết duyên cùng chàng kỵ sĩ. Một hôm, nhân buổi du xuân, có vị đại thần nhác trông thấy Kim Tuyến đã sinh lòng thèm muốn và tìm cách sát hại kỵ sĩ. Ông ta bèn vu cho chàng kỵ sĩ là đã bắn chết con ngựa của mình, nếu muốn được tha tội, chàng phải nộp cho quan một đoạn dây thừng bện bằng tro cỏ, bằng không, sẽ bị đầy biệt xứ. Hiểu được dã tâm của vị quan, Kim Tuyến ra vườn nhổ những cây thuốc già, héo khô về bện thành đoạn thừng, đặt lên chiếc mâm đồng, rồi đốt cháy dần thành tro đem cho chồng bê "mâm thừng" đến nộp cho quan. Thoạt trông thấy, quan phủ ngớ người nhìn mà không nói năng gì! Hiểu được tài trí của đôi vợ chồng nọ, đại quan đành tuyên bố tha tội cho chàng kỵ sĩ, và từ bỏ ý muốn chiếm đoạt Kim Tuyến. Vậy là loại cây thuốc trồng ở vườn kia đã cứu vãn sự cách chia tình nghĩa vợ chồng. Dân làng biết chuyện, gọi cây ấy là cây "ngải cứu". Từ đó, người ta còn phát hiện ra nhiều công dụng của ngải cứu với mùi hương thơm nồng, hăng hắc không lẫn vào đâu được. Theo nghiên cứu khoa học: - Ngải cứu được biết đến từ thời cổ đại và đã từng được xem như một loài cỏ dại. - Có nguồn gốc từ các vùng ôn đới ấm ở Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á; vùng nhiệt đới Bắc Phi và vùng hàn đới Alaska. - Tên khoa học hiện nay Artemisia Vulgaris L. xuất phát từ tên Latin, tên của nữ thần Artémis, người hiện diện để bảo vệ người phụ nữ khỏi bệnh tật. 1.1.2. Đặc tính sinh thái a) Tên gọi Tên thường gọi : Ngải cứu, ngải diệp, nhả ngải (tiếng Tày), quá sú (tiếng H'mông), co linh li (tiếng Thái),… Chủ nhiệm đề tài: Lê Bảo Quỳnh Hương 3 Hướng dẫn khoa học: Th.S Nguyễn Quang Thái
- Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu Viện Kỹ thuật – Kinh tế biển Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường Tên khác : Motherwort, Maiden wort, Mugwort (Anh), Cordon de S. Jose (Tây Ban Nha), Armoise commune (Pháp),… Tên khoa học : Artemisia Vulgaris L. b) Phân loại khoa học Giới: Plantea Bộ: Asterales Họ: Asteraceae Ngành: Angiospermae Loài: A.vulgaris Chi: Artemisia Lớp: Asterids c) Phân bố - Ngải cứu phân bố rộng khắp thế giới, phát triển nhất ở vùng nhiệt đới Nam Á, các nước Ðông Nam Á, Ấn Độ, Pakistan, Srilanca, Banglades và Trung Quốc. - Ở nước ta, ngải cứu được trồng từ lâu đời trên khắp các vùng miền từ Nam chí Bắc và mọc hoang nhiều nơi chẳng hạn như lề đường. - Ngải cứu được trồng trên các loại đất không có nhiều đạm, giống như các khu vực đồng cỏ và hoang hóa. Các hộ gia đình trồng ngải cứu xung quanh nhà với quy mô nhỏ, chưa thấy trồng quy mô lớn. 1.1.3. Đặc tính thực vật - Ngải cứu là cây thân thảo, sống lâu năm, thân cây cao khoảng từ 30 cm – 1,5 m (hiếm khi cao trên 2m) Hình 1. 1. Cây ngải cứu Chủ nhiệm đề tài: Lê Bảo Quỳnh Hương 4 Hướng dẫn khoa học: Th.S Nguyễn Quang Thái
- Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu Viện Kỹ thuật – Kinh tế biển Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường - Các lá dài 5 – 20 cm, màu xanh lá cây thẫm, hình mũi giáo, xẻ thùy lông chim, với các sợi lông trắng dày đặc 2 mặt trên, dưới. - Lá ngải thường có mùi thơm nồng và có vị hơi đắng hoặc rất đắng tùy theo mùa. - Những bông hoa nhỏ (dài ~ 5 mm) đối xứng với nhiều cánh hoa màu vàng hoặc màu hồng. Cụm hoa hẹp và rất nhiều, sinh thành chùm. Hoa trổ từ tháng 7 – 10. - Ngải cứu là cây ưa ẩm, dễ trồng bằng cách giâm cành những đoạn gốc thân già. Hình 1. 2 Các bộ phận của cây ngải cứu 1.2 .Một số nghiên cứu về thành phần hóa học và dinh dưỡng của cây ngải cứu. [1], [18] 1.2.1. Thành phần hóa học - Lá chứa nhiều flavonoid loại tri và tetra hydroxyflavone; dẫn xuất coumarin,…. - Dịch chiết từ thân cây và rễ cây chứa nhiều lactone sesquiterpen như dehydromatricarin và artevulgarin,… Trong đó artevulgarin là một chất mới chưa được tỉm thấy trong tự nhiên. - Cả cây có chứa tinh dầu với lượng nhỏ từ 0,20 – 0,34%, trong đó chiếm đến 90% là 1,8 – cineole, thuyone. - Ngoài ra trong ngải cứu còn có hợp chất của indole, xeton, dehydro matricaria este, tetradecatrilin, tricosanol, arachyl alcol, chất màu, vulgarin, profilin, các acid amin như adenin, cholin. Chủ nhiệm đề tài: Lê Bảo Quỳnh Hương 5 Hướng dẫn khoa học: Th.S Nguyễn Quang Thái
- Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu Viện Kỹ thuật – Kinh tế biển Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường - Trong ngải cứu Việt Nam có nhiều chất màu Indigo – base, gần 50 hợp chất đã phân tích và xác định có trong lá ngải cứu và chủ yếu là caryophylen 24%, cuberene 12% 1.2.2. Thành phần dinh dưỡng Thành phần dinh dưỡng trong 100g lá ngải cứu tươi được thể hiện ở bảng 1.1. Bảng 1. 1: Thành phần dinh dưỡng của lá ngải cứu tươi Thành phần Hàm lượng (g) Calories 50 – 60 Protein 5 Chất béo 0 Carbohydrates 8 Chất xơ 3.5 Vitamin B6 & C 0.028 1.2.3. Một số hợp chất có hoạt tính sinh học của lá ngải cứu [18] C10H18O (Eucalyptol): là một hợp chất hữu cơ tự nhiên, trong điều kiện nhiệt độ phòng là một chất lỏng không màu. Nó là một ete vòng đồng thời là một monotecpenoit. Được sử dụng trong các chất tạo mùi, tạo vị và trong mỹ phẩm, là thành phần trong nhiều loại nước súc miệng và thuốc ho. 1-8-Cineol C10H16: -pinen là một đồng phân của pinene với liên -pinen kết đôi ngoại bào. Nó là một thành phần của tinh dầu từ nhiều loại thực vật. Nó có vai trò như một chất chuyển hóa thực vật. -pinen là một thành phần hương vị. Chủ nhiệm đề tài: Lê Bảo Quỳnh Hương 6 Hướng dẫn khoa học: Th.S Nguyễn Quang Thái
- Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu Viện Kỹ thuật – Kinh tế biển Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường 2-methylenebicyclo[3.1.1]heptane C10H18O: Borneol là một hợp chất hữu cơ bicyclic và Borneol một dẫn xuất terpene . Nhóm hydroxyl trong hợp chất này được đặt ở vị trí endo . Có hai chất đối kháng khác nhau củaborneol. Cả d - (+) - borneol và l - (-) -borneol đều được tìm thấy trong tự nhiên. Borneol dễ bị oxy hóa thành ketone ( long não ) 1,7,7 trimethylbicyclo[2.2.1]heptan-2-ol 1.3. Vi khuẩn [13] Khả năng kháng khuẩn của cao lá ngải cứu đã được nghiên cứu ở các nồng độ khác nhau (200; 400; 800; 1600 mg/ml) chống lại 5 chủng vi khuẩn gây bệnh bao gồm ba chủng Gram âm (Escherichia coli (E.coli) – ATCC 43895, Salmonella typhi - ATCC 14028, Pseudomonas aeruginosa - ATCC 9027); và hai chủng Gram dương (Staphylococus aureus - ATCC 6538, Bacillus cereus - VTCC 1005). 1.3.1. Nhóm vi khuẩn Gram dương (Gr+) a) Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn) - Staphylococcus aureus được phân lập từ da, màng nhày của người và động vật máu nóng (Trần Linh Thước, 2006). - Những nhiễm trùng do Staphylococcus aureus có thể gây nên nhiều biểu hiện khác nhau như: nhiễm trùng da, tổ chức dưới da hay các cơ quan nội tạng, gây mưng mủ điển hình, nhiễm trùng huyết và bại huyết. Staphylococcus aureus còn có khả năng hình thành độc tố đường ruột trong thực phẩm (Nguyễn Như Thanh và ctv,1997). - Đặc điểm: Staphylococcus aureus hình cầu, tụ lại thành đám giống chùm nho, đường kính từ 0,7 – 1µm, bắt màu Gr+, không có lông, không di động, không sinh nha bào, không có giáp mô, tuy nhiên cũng có 1 số chủng có giáp mô (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977). - Sức đề kháng: Staphylococcus aureus không có nha bào nên đề kháng kém đối với nhiệt độ và hóa chất: ở 70oC vi khuẩn bị diệt trong 1 giờ, ở 80oC chết trong 10 – 30 phút, đun sôi ở 100oC chết trong vài phút. Staphylococcus aureus dễ bị tiêu diệt bởi các loại thuốc Chủ nhiệm đề tài: Lê Bảo Quỳnh Hương 7 Hướng dẫn khoa học: Th.S Nguyễn Quang Thái
- Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu Viện Kỹ thuật – Kinh tế biển Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường sát trùng thông thường: acid fenic 3 – 5% giết vi khuẩn trong 3 – 15 phút, formol 1% tiêu diệt vi khuẩn trong 1 giờ, cồn nguyên chất không có tác dụng đối với Staphylococcus aureus nhưng cồn 70% diệt vi khuẩn trong vài phút. (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977). - Tính sinh độc tố: Staphylococcus aureus có thể sản sinh ra các loại độc tố sau: độc tố dung huyết, độc tố diệt bạch cầu, độc tố gây hoại tử da, độc tố gây chết, độc tố đường ruột, các yếu tố độc lực ngoại bào. Ngoài ra Staphylococcus aureus còn hình thành những nhân tố gây bệnh sau: chất làm tan tơ huyết, men làm đông huyết tương, nhân tố khuếch tán (Trần Thị Phận, 2004). - Tính kháng thuốc: Staphylococcus aureus là vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện rất phổ biến, và người ta đã nghiên cứu được nó có khả năng đề kháng với một số kháng sinh. Tuy nhiên loại kháng sinh và mức độ kháng tùy thuộc vào điều kiện địa lý. Sự kháng thuốc ở Staphylococcus aureus là 1 đặc điểm rất đáng lưu ý. Đa số Staphylococcus aureus kháng lại các nhóm kháng sinh nhóm -lactams nhờ men -lactamase (Nguyễn Thanh Bảo, 2003). Một số còn kháng được methicillin gọi là methicillin resistant Staphylococcus aureus (MRSA), do nó tạo được các protein gắn vào vị trí tác động của kháng sinh. Hiện nay một số rất ít các tụ cầu còn đề kháng được với cephalosporin các thế hệ. Trong trường hợp này, vancomycin được dùng thay thế (Lê Huy Chính, 2007). - Tính gây bệnh: + Trong tự nhiên: Nhiễm khuẩn ngoài da: Staphylococcus aureus làm mưng mủ các vết thương, nơi sây sát trên da, làm các tổ chức bị sưng, tạo thành áp se (Trần Thị Phận, 2004). Nhiễm khuẩn huyết: từ các ổ nhiễm trùng ngoài da, tụ cầu khuẩn xâm nhập vào máu gây chứng huyết nhiễm mủ và theo máu đi tới các cơ quan gây nên các ổ áp se. Tụ cầu khuẩn là nguyên nhân gây viêm xoang, viêm amygdale, viêm vú cho người (Trần Thị Phận, 2004). Ngoài ra tụ cầu khuẩn gây viêm vú ở bò sữa, viêm da có mủ ở chó (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997; Lưu Hữu Mãnh, 2009). Trong các loài vật, ngựa dễ cảm nhiễm nhất rồi đến chó, bò, lợn, cừu. Gà vịt có sức đề kháng cao nhất đối với Staphylococcus aureus (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977). Chủ nhiệm đề tài: Lê Bảo Quỳnh Hương 8 Hướng dẫn khoa học: Th.S Nguyễn Quang Thái
- Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu Viện Kỹ thuật – Kinh tế biển Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường Trong phòng thí nghiệm: Theo Trần Thị Phận (2004), thỏ cảm nhiễm nhất. Nếu tiêm canh trùng Staphylococcus aureus vào tĩnh mạch thỏ thì thỏ sẽ chết trong vòng 1 – 2 ngày vì chứng huyết nhiễm mủ. mổ khám thấy có nhiều ổ áp se ở tim, thận, xương và bắp thịt…Nếu tiêm canh trùng Staphylococcus aureus vào dưới da cho thỏ sẽ gây áp se dưới da. Hình 1. 3. Vi khuẩn Staphylococcus aureus trên kính hiển vi b) Bacillus cereus - Bacillius cereus là vi khuẩn Gram dương khi chưa trưởng thành nhưng có thể thành Gram âm khi chúng già, hình que, sinh bào tử, kị khí, có khắp nơi trong tự nhiên. - Vi khuẩn Bacillus cereus là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng ngộ độc thực phẩm, trong khi một số chuẩn lại có lợi cho hệ vi sinh vật đường ruột của động vật. Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng tác nhân gây bệnh tinh vi này sản xuất ra 19 biến thể khác nhau của một loại chất độc gây buồn nôn và ói mửa ở người. Khả năng phân lập đa dạng này có thể giải thích cho tình huống tại sao một số trường hợp ngộ độc tương đối lành tính trong khi một số trường hợp khác có thể dẫn đến tử vong. - Đặc điểm: Liều lượng nhiễm khuẩn ban đầu trong các loại thực phẩm có Bacillius cereus ở hầu hết các trường hợp là rất thấp (< 102 – 103 CFU/g). Theo ngưỡng đặt ra, tổng số vi khuẩn từ 105 đến 108 đơn vị hình thành khuẩn lạc trên mỗi gram (CFU/g) là định lượng của độc tố hình thành trong thực phẩm hoặc trong ruột non. Dạng sinh dưỡng của Bacillius cereus phát triển trong khoảng từ 10 – 50°C, với nhiệt độ tối đa từ 30 – 40°C. Tuy nhiên, các chủng chịu lạnh cũng có thể nhân bản ở nhiệt Chủ nhiệm đề tài: Lê Bảo Quỳnh Hương 9 Hướng dẫn khoa học: Th.S Nguyễn Quang Thái
- Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu Viện Kỹ thuật – Kinh tế biển Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường độ từ 4 – 6°C; trong những trường hợp này, thời gian nhân bản thường dài hơn đáng kể. Dưới độ pH 4,8 các dòng Bacillius cereus không thể nhân bản được. Tuy nhiên, sự dung nạp axit giữa các chủng thay đổi đáng kể. Giá trị giá trị aw (sinh sôi trong nước) tối thiểu cho phép nhân bản là xấp xỉ 0,92. Nhiệt độ dưới 100°C cho phép các bào tử tồn tại. Do đó, các phương pháp làm nguội nhanh chóng sau khi xử lý nhiệt là cần thiết để ngăn chặn sự nảy mầm của bào tử. - Tính sinh độc tố: Bacillus cereus có thể gây ra sự nhiễm trùng và nhiễm độc khác nhau như: nhiễmtrùng máu, viêm màng não và nhiễm trùng mắt. + Vi khuẩn sản sinh 2 loại độc tố: Độc tố gây tiêu chảy (Type 1): Diarrhoed toxin.Vi khuẩn sản sinh độc tố trên thịt, rau quả, gia vị.Bản chất là một loại protein gây hủy hoại biểu bì và niêm mạc ruột, gây tiêu chảy có thể nguy hiểm đến tính mạng. Độc tố gây nôn mửa (Type 2): Emetic toxin. Vikhuẩn nhiễm trong gạo, cơm nguội, đậu các loại. ản chất độc tố là phospholipid có tính ổn định cao không bị phân hủy ở nhiệtđộ cao và dịch dạ dày. + Ngoài ra vi khuẩn còn có enzyme hemolyzin là một protein gây độc mạnh có thể gây chết người. Độc tố này có thể trung hòa bởi cholesterol trong huyết thanh nhưng nó đã góp phần cho sự phát triển của vi khuẩn. Bacillus cereus có thể gây ra sự nhiễm trùng và nhiễm độc khác nhau như: nhiễm trùng máu, viêm màng não và nhiễm trùng mắt. - Tính gây bệnh: Vi khuẩn Bacillus cereus phân bố nhiều trong tự nhiên, nhiễm vào các loại thức ăn qua đêm hay trữ lạnh lâu, thường gây ngộ độc thực phẩm. - Hình 1. 4. Vi khuẩn Bacillius cereus trên kính hiển vi Chủ nhiệm đề tài: Lê Bảo Quỳnh Hương 10 Hướng dẫn khoa học: Th.S Nguyễn Quang Thái
- Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu Viện Kỹ thuật – Kinh tế biển Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường 1.3.2. Nhóm vi khuẩn Gram âm (Gr-) a) Salmonella spp - Salmonella là vi khuẩn đường ruột, Gram âm, thuộc họ Enterobacteriaceae. Những chủng vi khuẩn này phân bố rộng rãi trong môi trường, có thể tìm thấy trong đất, nước, thực phẩm và đường ruột của người và súc vật (Marcel Dekker, 2001). - Năm 1934, theo đề nghị của hội sinh vật học quốc tế để kỉ niệm người đầu tiên tìm ra vi khuẩn, tên chính thức của vi khuẩn này được đặt là: Salmonella (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997). - Đặc điểm: Salmonella là trực khuẩn Gram âm, hình gậy ngắn, hai đầu tròn, kích thước 0,4 – 0,6 x 1 – 3µm, không hình thàn nha bào và giáp mô. Phần lớn các loài thuộc giống Salmonella có thể di động mạnh do thân trên có lông (7 đến 12 lông xung quanh thân), trừ Salmonella gallinarum, Salmonella pullorum. (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977). Salmonella là vi khuẩn hiếu khí và kị khí tùy nghi, dễ nuôi cấy, nhiệt độ thích hợp là 37oC nhưng vẫn có thể phát triển ở nhiệt độ 6 – 42oC, pH thích hợp 7,2 – 7,6 (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977). Khuẩn lạc tròn, trong sáng hoặc xám, nhẵn bóng hơi lồi lên ở giữa, nhỏ và trắng hơn khuẩn lạc của Escherichia coli (đường kính 1 – 1,5mm) (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997). Theo Trần Linh Thước (2006), phần lớn các loài Salmonella có đặc điểm: lên men sinh hơi glucose và manitol nhưng không lên men đường lactose và succharose, không sinh hơi indol, không phân giải urê, không có khả năng tách nhóm amin từ tryptophan, sinh H2S, khử nitrate thành nitrite (NO3- thành NO2-). - Sức đề kháng: Salmonella khó sinh sản trong nước thường nhưng có thể tồn tại 1 tuần, trong nước đá có thể sống 2 – 3 tháng. Trong xác động vật chết chôn ở bùn hoặc cát khô có thể sống từ 2 – 3 tháng (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997). Salmonella đề kháng yếu với nhiệt độ, ở nhiệt độ 60oC bị diệt trong 1 giờ, 70oC trong 20 phút, 75oC trong 5 phút. Có thể sinh trưởng trong môi trường thạch ở Chủ nhiệm đề tài: Lê Bảo Quỳnh Hương 11 Hướng dẫn khoa học: Th.S Nguyễn Quang Thái
- Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu Viện Kỹ thuật – Kinh tế biển Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường nhiệt độ 10oC trong 115 ngày. Ánh sáng mặt trời chiếu thẳng có thể diệt vi khuẩn trong nước trong 5 giờ, nước đục trong 9 giờ. - Tính sinh độc tố: Nội độc tố: rất mạnh, với liều thích hợp tiêm tĩnh mạch vi khuẩn có thể giết chết chuột bạch, chuột lang trong vòng 48 giờ với các triệu chứng: ruột non sung huyết, phù nề, đôi khi hoại tử. độc tố gây độc thần kinh, gây hôn mê, co giật. Nội độc tố có 2 loại: loại sung huyết và mụn loét. Ngoại độc tố: tác động vào thần kinh và ruột, và chỉ hình thành trong điều kiện invivo và trong môi trường nuôi cấy yếm khí (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997). - Tính kháng thuốc: Theo Bùi Thị Tho (2003), Salmonella có khả năng đề kháng với các kháng sinh sau: chloramphenicol (37,4 – 68,1%), tetracycline (33,4 – 59,6%), streptomycin (74,6 – 89,24%). Những kháng sinh dùng nhiều và rộng rãi thì tỷ lệ kháng thuốc cao như: streptomycin, sulfonamid, chlortetracyclin… Năm 2001, tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, Trần Thị Phận và ctv đã nghiên cứu về sự nhạy cảm đối với kháng sinh của 30 chủng Salmonella phổ biến và phát hiện được các chủng kháng kháng sinh với tỷ lệ: ampicillin (54,5%), chloramphenicol (36%), tetracycline (36%) và cephalexin (9%). Theo Natsue Ogasawara et al. (2001), giá trị MIC50 MIC90 của các chủng Salmonella spp. Được phân lập tại Đồng Bằng Sông Cửu Long đối với oxytetracycline (MIC50 = 2µg/ml và MIC90 = 128µg/ml), streptomycin (MIC50 và MIC90 = 8µg/ml ), kanamaycin (MIC50 và MIC90 = 2µg/ml), ampicillin (MIC50 = 1 µg/ml và MIC90 = 2 µg/ml), cefazolin (MIC50 và MIC90 = 1 µg/ml). - Tính gây bệnh: Trên động vật vi khuẩn Salmonella gây bệnh thương hàn và phó thương hàn cho gia súc, gia cầm. Bình thường có thể phát hiện Salmonella trong ruột của bò, heo, gà… và một số động vật khỏe mạnh khác. Khi sức đề kháng của động vật giảm sút, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào nội tạng và gây bệnh. Trâu bò đang cho sữa bị nhiễm Salmonella thì lượng sữa sẽ giảm hoặc mất. Chủ nhiệm đề tài: Lê Bảo Quỳnh Hương 12 Hướng dẫn khoa học: Th.S Nguyễn Quang Thái
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CÁC NƯỚC ASEAN "
16 p | 212 | 69
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Đề tài gia đình trong văn học Việt Nam sau 1975"
10 p | 392 | 68
-
Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ enzym trong chế biến một số nông sản thực phẩm
60 p | 174 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHỐI TRỘN CHI TOSAN – GELATI N LÀM MÀNG BAO THỰC PHẨM BAO GÓI BẢO QUẢN PHI LÊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG"
7 p | 518 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH BAO DỮ LIỆU VÀ HỒI QUY TOBIT ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CAO SU THIÊN NHIÊN CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI TỈNH KON TUM"
8 p | 263 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Những chuyển biến về cơ cấu giai cấp xã hội Trung Quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX."
6 p | 209 | 39
-
Báo cáo đề tài khoa học sinh viên: Đánh giá các phương pháp thành lập bản đồ địa hình trong khảo sát thiết kế đường sắt
34 p | 229 | 33
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " ỨNG DỤNG KỸ THUẬT PCR (POLYMERASE CHAIN REACTION) ĐỂ PHÁT HIỆN NHIỄM SẮC THỂ PHILADELPHIA TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ BẠCH CẦU MÃN TÍNH DÒNG HẠT (CHRONIC MYELOID LEUKEMIA )"
7 p | 307 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHÔI CÁ CHẠCH (MISGURNUS ANGUILLICAUDATUS) ĐƯỢC CHUYỂN GEN HORMONE SINH TRƯỞNG NGƯỜI"
8 p | 212 | 19
-
Báo cáo đề tài khoa học cấp trường: Thiết kế điều khiển thiết bị bằng giọng nói với google assistant ( google home)
48 p | 138 | 19
-
Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường: Nghiên cứu chiết tách cao neem từ lá cây neem Ấn Độ bằng các hệ dung môi khác nhau và bước đầu nghiên cứu ứng dụng trong thuốc bảo vệ thực vật
96 p | 81 | 18
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ: Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cho cáp quang treo dọc đường dây điện lực (cáp quang tự treo ADSS)
50 p | 125 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " Về các môđun fg - nội xạ và fg – xạ ảnh"
7 p | 131 | 15
-
Báo cáo đề tài khoa học cấp Bộ: Cơ sở khoa học xây dựng mô hình lưu trữ tư nhân ở Việt Nam
131 p | 37 | 12
-
Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu xây dựng qui định về ghi nhãn sản phẩm dệt may phù hợp với điều kiện trong nước và qui định quốc tế - KS. Bùi Thị Thanh Trúc
47 p | 108 | 10
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Về cấu trúc và biểu hiện xạ ảnh của nhóm Lie Poin caré"
7 p | 109 | 6
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ: Nghiên cứu, rà soát và hoàn thiện bộ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (nhóm quy chuẩn kỹ thuật về âm lượng và mức đỉnh cực đại của tín hiệu audio trong các chương trình truyền hình)
12 p | 93 | 5
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Một số điều kiện để môđun có tính chất chuyển đổi là trơn"
8 p | 123 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn