Báo cáo đồ án 2: Thiết kế mạch đọc thẻ RFID và giao tiếp với máy tính qua cổng UART
lượt xem 12
download
Báo cáo đồ án 2 "Thiết kế mạch đọc thẻ RFID và giao tiếp với máy tính qua cổng UART" có nội dung gồm 3 phần. Phần 1: Giới thiệu đề tài, tìm hiểu MSP430; Phần 2: Triển khai thiết kế đề tài; Phần 3: kết quả thử nghiệm, phụ lục, hình vẽ, mã nguồn MSP, tài nguyên phần cứng, phần mềm. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo đồ án 2: Thiết kế mạch đọc thẻ RFID và giao tiếp với máy tính qua cổng UART
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG BÁO CÁO ĐỒ ÁN 2 K55 ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ MẠCH ĐỌC THẺ RFID VÀ GIAO TIẾP VỚI MÁY TÍNH QUA CỔNG UART GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: NHÓM SINH VIÊN Nguyễn Thanh Tiền ĐT1 K55 20102303 (Nhóm trưởng) Nguyễn Văn Tỉnh ĐT2 K55 20102422 Lê Việt Tuấn ĐT4 K55 20102422 HÀ NỘI 11/2012 1
- MỤC LỤC 2
- Phần 1: Giới thiệu đề tài, tìm hiểu MSP430 1.1 Nhận dạng tự động tần số vô tuyến (Radio Frequency Identification – RFID) 1.1.1. Giới thiệu về nhận dạng tự động tần số vô tuyến (RFID) Nhận dạng tự động (Automatic Identification) hay gọi ngắn gọn là "ID tự động" là một thuật ngữ chỉ các công nghệ chủ dùng để giúp các máy nhận dạng các đối tượng. Nhận dạng tự động thường được thực hiện bằng tự động thu thập dữ liệu. Đó là phương pháp các công ty dùng để nhận dạng đồ vật hay hàng hóa, thu thập thông tin về chúng và nhập dữ liệu đưa vào máy tính mà không cần làm thủ công. Mục tiêu của "ID tự động" là tăng tính hiệu quả, giảm lỗi dữ liệu đầu vào và sử dụng lao động dư thừa cho các chức năng giá trị gia tăng như cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Các công nghệ chủ được xếp vào nhóm "ID tự động" gồm có: mã vạch (Bar Codes), thẻ thông minh, nhận dạng tiếng nói, một số công nghệ sinh trắc học (biometric), nhận dạng đặc trưng quang học (Optical character Recognition OCR) và nhận dạng tần số vô tuyến (Radio Frequency Identification RFID). Đó là một kỹ thuật nhận dạng sóng vô tuyến từ xa, cho phép đọc không cần tiếp xúc dữ liệu trên một con chíp bằng sóng vô tuyến ở khoảng cách từ 50 cm tới 10 mét, tùy theo kiểu của thẻ nhãn RFID Hệ thống RFID gồm hai thành phần: thứ nhất là những chiếc thẻ nhãn nhỏ (cỡ vài cm) có gắn chip silicon cùng ăng ten radio và thứ hai là bộ đọc cho phép giao tiếp với thẻ nhãn và truyền dữ liệu tới hệ thống máy tính trung tâm. Bộ nhớ của con chip có thể chứa từ 96 đến 512 bit dữ liệu, nhiều gấp 64 lần so với một mã vạch. Ưu việt hơn, thông tin được lưu giữ trên con chíp có thể được sửa đổi bởi sự tương tác của bộ đọc. Dung lượng lưu trữ cao của những thẻ nhãn RFID thông minh này sẽ cho phép chúng cung cấp nhiều thông tin đa dạng như thời gian lưu trữ, ngày bày bán, giá và thậm chí cả nhiệt độ sản phấm 3
- Với công nghệ RFID, các sản phẩm ngay lập tức sẽ được nhận dạng tự động. Chip trên thẻ nhãn RFID được gắn kèm với một ăngten chuyển tín hiệu đến một máy cầm tay hoặc máy đọc cố định. Các máy này chuyển tín hiệu radio từ thẻ RFID sang một mã liên quan đến việc xác định các thông tin trong một cơ sở dữ liệu máy tính do cơ quan quản lý kiểm soát. Khi một RFID được gắn vào một sản phẩm, ngay tức khắc nó sẽ phát ra các tín hiệu vô tuyến cho biết sản phẩm ấy đang nằm ở chỗ nào, trên xe đẩy vào kho, trong kho lạnh hay trên xe đẩy của khách hàng. Do thiết bị này được nối kết trong mạng vi tính của cửa hàng nên nhờ vậy các nhân viên bán hàng có thể biết rõ sản phẩm ấy được sản xuất khi nào, tại nhà máy nào, màu sắc và kích cỡ của sản phẩm; để bảo quản sản phẩm tốt hơn thì phải lưu trữ nó ở nhiệt độ nào. Nhờ RFID sẽ giảm được rất nhiều thời gian và chi phí quản lý, trưng bày, bán hàng . Tín hiệu vô tuyến phát ra từ chiếc tem điện tử này sẽ giúp các nhân viên bán hàng không phải đưa đầu dò đọc lướt lên mã vạch của sản phẩm nữa; việc tính tiền sẽ nhanh lẹ hơn rất nhiều, và như vậy khách hàng sẽ không mất nhiều thời gian xếp hàng chờ thanh toán nữa. Trong các kho hàng, nhân viên sẽ thao tác nhanh chóng và chính xác hơn việc lập sổ thu mua, tiêu thụ, tồn kho để theo dõi số lượng, chủng loại hàng trong kho. Họ sẽ nhanh chóng biết lô hàng nào đã quá hạn không được bày bán nữa, chủng loại hàng nào đang hút khách tiêu dùng cần mua thêm... Tóm lại, nhờ ứng dụng RFID, các cửa hàng bán lẻ, các siêu thị sẽ cần ít nhân viên hơn, chi phí hoạt động sẽ giảm, lợi nhuận sẽ cao hơn. 1.1.2. Module MFRC 522 và thẻ RFID Hình 1.1 MFRC522RC522 RFIDReader IC Card Thông số kỹ thuật +RC522 Sensor (đọc ghi thông tin lên S50 IC Card or Key) 4
- +S50 IC50 Card (thẻ trống) +S50 IC50 Key +Hàng chân nối đứng và cong Mô tả Module MF522 sử dụng IC MFRC522 của Phillip, chuyên dùng làm card reader, với giá rẻ và dễ sử dụng, MFRC522 rất thích hợp cho các ứng dụng cần đến RFID, hay NFC. Module MF522 được làm với tất cả thành phần cần thiết để MFRC522 hoạt động, bao gồm cả anthena, người dùng chỉ cần kết nối module với bộ điều khiển thông qua SPI là có thể dùng được. Nguồn: 13—26mA/ DC 3.3VDC, 13 26mA Dòng ở chế độ chờ: 1013mA Dòng ở chế độ nghỉ:
- Hình 1.2 MSP430G2553 a, Dòng vi xử lý msp430 Dòng vi xử lý được sản xuất bởi Texas Instruement, MSP430là một sự kết hợp chặt chẽ của một CPU RISC 16 bit, những khối ngoại vi, và hệ thống xung linh hoạt, tần số cơ bản 25MHz.MSP430 đã đưa ra được những giải pháp tốt cho những nhu cầu ứng dụng với nhiều phiên bản khác nha. MSP430 có một số phiên bản như: MSP430x1xx, MSP430x2xx, MSP430x3xx, MSP430x4xx, MSP430x5xx. Kiến trúc nguồn điện cực thấp để mở rộng tuổi thọ của Pin và giảm tiêu thụ năng lượng: 1μAduy trì RAM 0.8μAchế độ xung thời gian thực 250μA/MIPS tích cực Xử lý tín hiệu tương tự với hiệu xuất cao: 12bit hoặc 10bit ADC – 200Ksps, cảm biến nhiệt, V(Ref). 12bit kép DAC. 16 bit RISC CPU cho phép được nhiều ứng dụng, thể hiện một phần ở kích thước code lập trình. Thanh ghi lớn nên loại trừ được trường hợp tắt nghẽn tập tin khi đang làm việc. Thiết kế nhỏ gọn làm giảm lượng tiêu thụ điện và giảm giá thành. Tối ưu hóa cho những chương trình ngôn ngữ bậc cao như C, C++ Có 7 chế độ định địa chỉ. Khả năng ngắt theo véctơ lớn. Trong lập trình cho bộ nhớ Flash cho phép thay đổi Code một cách linh hoạt, phạm vi rộng, bộ nhớ Flash còn có thể lưu lại được nhật ký của dữ liệu. 6
- Hình 1.3: Cấu trúc vi điều khiển MSP430 b, MSP430 LaunchPad: Hình 1.4: KITMSP430 LaunchPad On Board Emulation (Tích hợp phần mô phỏng trên kit): Nghĩa là bạn có thể nạp chương trình và gỡ lỗi project của bạn mà không cần thêm công cụ nào khác. Đặc biệt hơn là bạn có thể dùng Kit để nạp và debug cho tất cả các chip MSP430 nằm trên một mạch khác. BoosterPackcompatibility (Tương thích với các module hỗ trợ): 7
- Các chân của MSP430G2 được thiết kế rất thoáng. Các chân này giúp cho việc cắm các module hỗ trợ khác rất dễ dàng, để thêm các tính năng như wireless, capacitive touch… Hỗ trợ các vi điều khiển MSP430G2xx: Kit MSP430 hỗ trợ các vi điều hiển dòng MSP430G2xx. Đây là các vi điều khiển tần số dao động có thể lên đến 16MHZ, bộ nhớ lên đên 16KB Flash, 512B RAM, có tích hợp ADC, timer và các module giao tiếp... Bộ kit MSP430 LaunchPad Rev.1.5 Full Box gồm có Kit Msp430 lauchpad 1 Chip MSP430G2553IN20 + 1 Chip MSP430G2452IN20 Thạch anh 32.768Khz 2 thanh jump cái 1 dây cáp usb mini để kết nối MSP430 launchpad với máy tính Tài liệu về kit MSP430 launchpad Hình 1.5: Bộ kit MSP430 LaunchPad Rev.1.5 Full Box c, Chương trình biên dịch Code Composer Studio (CCStudio). Code Composer Studio là môi trường phát triển tích hợp (IDE) cho họ vi xử lý nhúng của Texas Instrument (TI). CCStudio bao gồm bộ công cụ được dùng để phát triển và gỡ rối các ứng dụng nhúng. Nó bom gồm việc biên dịch cho mỗi dòng thiết bị của TI, trình tạo mã nguồn, môi trường xây dựng project, trình gỡ rối, profile, mô phỏng, vận hành hệ thống thời gian thực và nhiều tính năng khác 8
- Hình 1.6:Màn hình khởi động Code Composer Studio 1.3 Lên ý tưởng cho đề tài Nhận dạng tự động tần số vô tuyến (RFID) thực tế có rất nhiều ứng dụng hữu ích, trong khuôn khổ thiết kế đò án 2 này, chúng em sẽ thiết kế mạch điện điện tử dùng chíp xử lý MSP430G2553 của TI, đọc ghi thông tin thẻ RFID bằng cảm biến MFRC522, giao tiếp với MSP qua cổng SPI; và chíp xử lý này trao đổi thông tin với máy tính qua giao tiếp UART. Trên máy tính có sẵn hệ cơ sở dữ liệu, được cập nhập thông tin mỗi lần thao tác với MSP. Sơ đồ khối hệ thống có thể phân tích như sau: Mỗi người dùng, sở hữu thẻ RFID với những thông tin riêng biệt, mỗi khi thao tác với mạch (có thế là quét thẻ), mạch nhận diện thẻ RFID, đọc và xử lý thông tin. Chip xử lý giao tiếp với máy tính qua cổng UART/USB, trên máy tính có sẵn giao diện phần mềm ở đó, admin có thể cập nhật thông tin, gửi lệnh lại cho mạch xử lý. Trong trường hợp khác , admin hoặc người dùng cũng có thể hiển thị thông tin ngay trên giao diện mạch xử lý. Mạch xử lý bao gồm các khối: +Cảm biến RFID (RC522) +Chip xử lý MSP430 +Khối hiển thị (LCD hiển thị thông tin xử lý khi có nhận diện thẻ RFID) +Khối giao tiếp UART, SPI 9
- +Khối cấp nguồn Hình 1.7: Sơ đồ ứng dụng nhận dạng tự động RFID Mục đích thiết kề mạch này là chúng em có thể tạo ra một thiết bị điện tử có khả năng nhận diện tự động tần số vô tuyến RFID, xử lý thông tin và trao đổi thông tin với máy vi tính nhằm tạo ra một giao diện sử dụng đơn giản tiển lợi. Sản phẩm đáp ứng các yêu cầu chức năng và phi chức năng: +Chức năng: Nhận diện và đọc thông tin trên thẻ RFID, cung cấp giao diện sử dụng. +Phi chức năng: Thiết bị đơn giản, đẹp mắt, gon nhẹ, xử lý nhanh, dễ sử dụng, tiêu thụ ít năng lượng… Đặc biệt, sản phẩm có thể đi vào thực tế với các ứng dụng khác nhau khi tiếp tục phát triển sản phẩm về sau. (Như quản lý nhân viên công ty, quản lý sinh viên, mở cửa tự động)… 10
- Phần 2. Triển khai thiết kế đề tài 2.1 Phân chia chức năng Trong quá trình thiết kế, sản phẩm được chia thành các khối, cụ thể chức năng và phân chia các khối như sau: Hình 2.. Sơ đồ các khối chức năng của mạch nhận diện tự động tần số vô tuyến (RFID) 2.1.1. Chip xử lý Chíp xử lý MSP430 đặt trên kit MSP430 LaunchPad như hình vẽ. Trong mạch thiết kế, chíp có nhiệm vụ: hoạt động theo chương trình đã được lập trình sẵn do lập trình viên (thành viên thiết kế sản phẩm) và được nạp vào bộ nhớ chương trình của chip (MSP430G2553 sử dụng bộ nhớ flash 16KB). Cụ thể chương trình hoạt động của chip thực hiện những nhiệm vụ sau: 11
- +Thiết lập hoạt động cho cảm biến RC522, trao đổi thông tin qua giao tiếp SPI, đọc ghi thông tin thẻ FRID. +Hiển thị thông tin lên LCD +Giao tiếp với phần mềm máy tính qua giao tiếp UART/USB 2.1.2. Cảm biến RC522 Hình 2.3 Cảm biến RC522 và sơ đồ các chân Module RC522: Có chức năng nhận diện thẻ RFID, đọc thông tin trên thẻ giao tiếp với chip xử lý theo cổng giao tiếp SPI, RC522 đóng vai trò Slave trong giao tiếp SPI với chíp xử lý (đóng vai trò Master). 12
- Hình 2.4: SPI 4 chân +Chân SCK(chân số 2 cảu RC522) đóng vai trò làm xung đồng hồ được lấy ra từ xung đồng hồ của chip xử lý msp430 +MOSI: Master Out Slave In +MISO: Master In Slave Out +SS: Select Slave (đóng vai trò Shift Enable) Hình 2.5: Biểu đồ thời gian giao tiếp SPI với 1 master 1 slave 13
- 2.1.3. Khối hiển thị LCD16x2 Khối LCD được điểu khiển bơi chip xử lý, nhận và hiển thị thông tin do chip xử lý cung cấp, giúp cho người sử dụng biết được thông tin cần thiết. Chân Ký hiệu Mô tả 1 Vss Chân nối đất cho LCD, khi thiết kế mạch ta nối chân này với GND của mạch điều khiển 2 VDD Chân cấp nguồn cho LCD, khi thiết kế mạch ta nối chân này với VCC=5V của mạch điều khiển 3 VEE Điều chỉnh độ tương phản của LCD. 4 RS Chân chọn thanh ghi (Register select). Nối chân RS với logic “0” (GND) hoặc logic “1” (VCC) để chọn thanh ghi. + Logic “0”: Bus DB0DB7 sẽ nối với thanh ghi lệnh IR của LCD (ở chế độ “ghi” write) hoặc nối với bộ đếm địa chỉ của LCD (ở chế độ “đọc” read) + Logic “1”: Bus DB0DB7 sẽ nối với thanh ghi dữ liệu DR bên trong LCD. 5 R/W Chân chọn chế độ đọc/ghi (Read/Write). Nối chân R/W với logic “0” để LCD hoạt động ở chế độ ghi, hoặc nối với logic “1” để LCD ở chế độ đọc. 6 E Chân cho phép (Enable). Sau khi các tín hiệu được đặt lên bus DB0DB7, các lệnh chỉ được chấp nhận khi có 1 xung cho phép của chân E. + Ở chế độ ghi: Dữ liệu ở bus sẽ được LCD chuyển vào(chấp nhận) thanh ghi bên trong nó khi phát hiện một xung (hightolow transition) của tín hiệu chân E. + Ở chế độ đọc: Dữ liệu sẽ được LCD xuất ra DB0DB7 khi phát hiện cạnh lên (lowtohigh transition) ở chân E và được LCD giữ ở bus đến khi nào chân E xuống mức thấp. 7 14 DB0 Tám đường của bus dữ liệu dùng để trao đổi thông tin với MPU. DB7 Có 2 chế độ sử dụng 8 đường bus này : + Chế độ 8 bit : Dữ liệu được truyền trên cả 8 đường, với bit MSB là bit DB7. + Chế độ 4 bit : Dữ liệu được truyền trên 4 đường từ DB4 tới DB7, bit MSB là DB7 15 A Nguồn dương cho đèn nền 16 K GND cho đèn nền 14
- Hình 2.6: Giai đoạn EX 2.1.4. Board mạch Board mạch là nơi đặt các linh kiện, thiết bị cần thiết, kết nối tín hiệu giữa các thiết bị, cấp nguồn cho mạch… Để thiết kế mạch cần trải qua các bước: +Thiết kế mạch layout từ sơ đồ nguyên lý (thiết kế trên phần mềm hỗ trợ như Altium, Orcard …) +Làm mạch in. +Hàn, nối linh kiện +Chạy thử mạch Mạc nguyên lý bao gồm các khối: +Khối nguồn +Khối hiển thị +MSP430 +RC522 +Khối điều khiển Các khối, link kiện được bố trí hợp lý trên mạch, tạo ra sự nhỏ gọn đẹp mặt cho người sử dụng, dễ dàng kiểm tra hàn nối các link kiện 15
- Board mạch chính tạo nên một môi trường hoạt động cho các linh kiện, để mạch chạy tốt ổn định thì chế tạo mạch cần phải chính xác tỉ mỉ. Khi hoàn thành board mạch, hàn linh kiện, có thể đánh giá được chất lượng sản phẩm trên các phương diện: +Tính chính xác: Mạch đã hoạt động đúng chức năng hay không. +Dộ ổn định: Trên môi trường thực tế mạch có chạy đúng không. +Tốc độ làm việc: Tốc độ nhanh đáp ứng yêu cầu sử dụng Hình 2.6: Sơ đồ layout mạch nhận diện RFID 16
- 2.1.5. Phần mềm sử dụng Thực tế khi sử dụng thiết bị, chúng ta phải thao tác với một lượng lớn thông tin, mà bản thân bộ nhớ của MSP quá nhỏ không đáp ứng được, việc này có thể đáp ứng bằng cách sử dụng thêm bộ nhớ ngoài. Tuy nhiên ngoài vấn đề về lượng thông tin lớn, chúng ta cũng cần phải tạo ra được một giao diện sử dụng dễ dàng, tiện lợi. Phần mềm máy tính có thế đáp ứng được yêu cầu trên. Chức năng chính việc thiết kế phần mềm sử dụng bao gồm: +Nhận thông tin từ board mạch, trao đổi cập nhật với một hệ cơ sở dữ liệu sẵn có +Truyền đạt lại thông tin người sử dụng tới bo mạch xử lý +Tạo giao diện sử dụng đơn giản, đẹp mắt cho người dùng Hình 2.7: Giao diện phần mềm sử dụng 17
- Giao diện thiết kế sẽ bao gồm các khối chính: + Giao tiếp UART: nhận và truyền thông tin với board mạch + Giao tiếp với hệ cơ sở dữ liệu: hiển thị thông tin, cập nhật thông tin và các chức năng khác 2.2 Lập kế hoạch Toàn bộ đề tài bao gồm các công việc: Tìm hiểu lý thuyết chung, cần thiết để thực hiện đề tài bao gồm: tìm hiểu về MSP430, tìm hiểu các phương thức truyền thông SPI, UART; tìm hiểu về nhận dạng tự động tần số vô tuyến (RFID), module RFIDRC522; tìm hiểu LCD16x2; xây dựng khối cấp nguồn; tìm hiểu cách xây dựng board mạch (sơ đồ nguyên lý, mạch lay out, mạch in, và hàn mạch); xây dựng phần mềm sử dụng (công cụ được chọn: visual studio C#). Sau khi nắm được lý thuyết, đi vào thực hành với các công việc: +Lập trình cho vi điều khiển MSP430: Vi điều khiển được chọn là MSP430G2553, chip sẽ được lập trình và hoạt động với chức năng: giao tiếp với RC522 qua cổng SPI, điều khiển hoạt động của nó, đọc ghi thông tin của thẻ RFID, hiển thị một số thông tin lên LCD16x2, bật một led khi phát hiện thẻ RFID, và tắt nó đi trong trường hợp còn lại. Truyền thông tin lên phần mềm máy tính qua cổng UART, nhận và xử lý lệnh được gửi về. +Xây dựng mạch: Vẽ mạch nguyên lý bao gồm các khối: khối nguồn có led báo và công tắc nguồn; khối hiển thị gồm LCD và các led báo hiệu; khối cảm biển giao tiếp với MSP qua cổng SPI; và khối giao tiếp UART với máy tính. Từ sơ đồ nguyên lý, vẽ sơ đồ layout, nối chân các thiết bị. Từ sơ đồ layout, in mạch, mua linh kiện Hàn mạch Chạy thử +Thiết kế phần mềm sử dụng: Giao tiếp với mạch qua cổng UART: nhận thông tin và gửi lệnh xuống board. Tạo hệ cơ sở dữ liệu: Cập nhật, hiển thị, trao đổi thông tin. 18
- 2.3 Thực hành Sau khi tìm hiểu lý thuyết, lập kế hoạch triển khải; dưới đây là phần trình bày về thực hành thực tế sản xuất thiết bị. 2.3.1. Lập trình cho vi xử lý MSP430 Chức năng vi xử lý trong mạch: giao tiếp với RC522 qua cổng SPI, điều khiển hoạt động của nó, đọc ghi thông tin của thẻ RFID, hiển thị một số thông tin lên LCD16x2, bật một led khi phát hiện thẻ RFID, và tắt nó đi trong trường hợp còn lại. Truyền thông tin lên phần mềm máy tính qua cổng UART, nhận và xử lý lệnh được gửi về. Công cụ được sử dụng để xây dựng project là CCStudio, lập trình cho dòng vi điều khiển do TI cung cấp. 2.3.1.1. Khởi tạo project mới Các bước đầu tiên đi vào thực hành bao giờ cũng dề dàng nhằm tạo tiền đề cho hoạt động sản xuất mạch diễn ra được trôi chảy, dưới đây là các bước tạo một project mới phát triển nên ứng dụng về sau: Khởi động giao diện CCStudio: Hình 2.8: Màn hình đầu tiên CCStudio khi khởi động song 19
- Trên màn hình khởi động có các nội dung: Project Explorer: Chứa các project đã và đang được phát triển ứng dụng. Màn hình chính: Triển khai code. Cửa sổ Console: Cửa sổ hiện thị lỗi và các kết quả thao tác. Thanh công cụ: Chứa các phím chức năng của CCStudio. Tạo CCS Project Trên thanh công cụ trọn mục file → New → Project… tiếp đó chọn mục CCS Project, nhấn Next; cửa sổ thiết lập project mới hiện ra như hình 2.9. Tại Project Name: Đặt tên cho project mới (tùy thích). Tại Family chọn MSP430 Tại Variant chọn MSP430G2553 (chip đã được chọn để phát triển ứng dụng) Tại Connection chọn TI MSP430 USB1 [Default]. Tại của sổ chọn loại project chọn Empty Project (with main.c). Nhấn Finish, project mới được hiện ra Sau khi thiết lập song môi trường phát triển project mới, hoàn toàn có thể phát triển ứng dụng với các thao tác như thêm thư viện .h .c cần thiết và viết hàm main.c (Kịch bản hoạt động chính cho chip xử lý). 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
HƯỚNG DẪN BẢO VỆ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
5 p | 822 | 194
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Nhà máy Luyện Gang Công ty CP Gang thép Thái Nguyên (TISCO)
43 p | 683 | 174
-
Báo cáo đồ án 2: Viết chương trình điều khiển đèn giao thông cho một ngã tư theo 3 chế độ dựa theo đồng hồ thời gian thực tích hợp trong PLC S7 – 200 CPU 224
20 p | 330 | 73
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu thiết kế anten vi dải sử dụng trong hệ thống thông tin vô tuyến
51 p | 422 | 62
-
Đồ án tốt nghiệp: Trang thiết bị điện tàu 53000 tấn – đi sâu nghiên cứu một số hệ thống neo tời quấn dây tàu thủy
101 p | 186 | 58
-
Báo cáo đồ án 2: Phân tích thiết kế hệ thống quản lí học bạ điện tử của trường trung học phổ thông
25 p | 243 | 50
-
Báo Cáo Đồ án Điện Tử ĐIện Hình Thiết kế hệ thống đệm từ trường
10 p | 226 | 39
-
Báo cáo đồ án môn Cơ điện tử: Nghiên cứu, thiết kế Mobile Robot dạng bốn bánh vận chuyển phôi trong nhà máy
38 p | 77 | 30
-
ĐỒ ÁN: THIẾT KẾ HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN CHO NHÀ MÁY CƠ KHÍ SỐ 130_CHƯƠNG 2
18 p | 126 | 28
-
Đồ án tốt nghiệp: Trang thiết bị tàu dầu 6500T – đi sâu tính toán ngắn mạch trạm phát điện
91 p | 152 | 26
-
Báo cáo đồ án môn Cơ điện tử: Nghiên cứu, thiết kế Robot leo cầu thang
95 p | 92 | 25
-
Đồ án tốt nghiệp: Trang thiết bị điện tàu chở nhựa đường 1700m3 – đi sâu nghiên cứu thiết kế bảng điện chính
88 p | 113 | 19
-
Báo cáo đồ án 2: Thiết kế mạch điều khiển tốc độ động cơ có hồi tiếp
31 p | 25 | 15
-
Đồ án tốt nghiệp: Trang thiết bị của Ụ FS05 – đi sâu nghiên cứu hệ thống nồi hơi của Ụ
86 p | 101 | 14
-
Báo cáo đồ án 2: Điều khiển thiết bị điện trong nhà qua Module thu phát RF 315M
20 p | 33 | 13
-
ĐỒ ÁN CUNG CẤP ĐIỆN_CHƯƠNG 2
17 p | 71 | 12
-
Báo cáo đồ án 2: Thiết kế đồng hồ hiển thị thời gian thực có báo thức sử dụng chip MSP430
13 p | 38 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn