intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo ngành Bất động sản Việt Nam

Chia sẻ: Nhữ Thị Cẩm Vân | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

867
lượt xem
332
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhìn chung từ năm 1993 đến nay, thị trường bất động sản Việt Nam phát triển mạnh và có tính chu kỳ khoảng 5 - 6 năm lại xuất hiện một đợt sốt về giá cả cũng như về lượng giao dịch (vào các năm 1993 - 2000 - 2007) những biến động chủ yếu xảy ra tại một số thành phố lớn. Bên cạnh những yếu tố tích cực trong quá trình phát triển, thị trường BĐS ở nước ta cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đáng ngại khi mà "Khả năng trả nợ" của các nhà đầu tư và đầu cơ bất động...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo ngành Bất động sản Việt Nam

  1. Báo cáo ngành Bất động sản Việt Nam và triển vọng 2011 Nhìn chung từ năm 1993 đến nay, thị trường bất động sản Việt Nam phát triển mạnh và có tính chu kỳ khoảng 5 - 6 năm lại xuất hiện một đợt sốt về giá cả cũng như về lượng giao dịch (vào các năm 1993 - 2000 - 2007) những biến động chủ yếu xảy ra tại một số thành phố lớn. Bên cạnh những yếu tố tích cực trong quá trình phát triển, thị trường BĐS ở nước ta cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đáng ngại khi mà "Khả năng trả nợ" của các nhà đầu tư và đầu cơ bất động sản đã lên đến một giới hạn cực kỳ nguy hiểm. Tại Việt Nam, mức tiết kiệm để mua nhà hiện đang trên 80% thu nhập của một hộ trung lưu là một mức dễ gây ra khủng hoảng nợ. Một trong những yếu tố quan trọng nhất nhằm hạn chế tới mức tốt nhất những rủi ro này là khả năng tiếp cận thông tin hay tính minh bạch của thông tin trên thị trường. Tuy nhiên có thể thấy việc tiếp cận thông tin để xúc tiến đầu tư của nhà đầu tư nhằm hình thành một dự án khu đô thị mới, chung cư cao tầng là một tồn tại lớn hiện nay. Dẫu rằng rất nhiều dự án đã được phê duyệt, rất nhiều công trình đã được xây dựng và rất nhiều dự án đã hoàn thành, đang triển khai và sẽ triển khai nhưng thông tin về những vấn đề liên quan còn thiếu rõ ràng. Thêm vào đó, hiện vẫn chưa có một chỉ số tối thiểu để đo lường thị trường bất động sản tại Việt Nam. Trong khi đó, trên thế giới tồn tại rất nhiều các chỉ số khác nhau về đo lường thị trường bất động nói chung và thị trường nhà ở, khu đô thị mới nói riêng. Chẳng hạn, chỉ số giá nhà (HPI), chỉ số giá bất động sản (RPI), chỉ số thị trường bất động sản (REMI).. Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) đề xuất đề tài nghiên cứu “Xây dựng cơ sở dữ liệu và phân tích xu hướng thị trường Bất động sản Việt Nam” dưới dạng báo cáo đánh giá các yếu tố tác động đến giá Bất động sản cũng như tìm ra một vài xu hướng phát triển của thị trường trong thời gian tới để giúp các nhà đầu tư, các nhà hoạch định chính sách một cái nhìn tổng quan nhất về thị trường. Nghiên cứu này của Vietnam Report hi vọng sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc lấp đầy khoảng trống về thị trường, cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư và cộng đồng doanh nghiệp trong ngành tiếp cận và xây dựng kế hoạch và chiến lược kinh doanh tiếp thị, đầu tư của mình.
  2. Bất động sản 2008: Đầu năm cực nóng, cuối năm cực lạnh! Thứ tư, 24/12/2008, 23:41 GMT+7 Năm 2008 là năm đầu tiên trên thị trường bất động sản, giá nhà đất diễn biến theo chiều hướng chủ đạo là liên tục đi xuống, không như trước đây giá nhà đất chỉ đứng và có đi lên, chứ không đi xuống. Theo một số chuyên gia, diễn biến của thị trường bất động sản năm 2008 là một năm kỳ lạ nhất từ trước đến nay. Thị trường từ chỗ cực nóng đến chỗ cực lạnh. Nóng vì theo phong trào Cuối năm 2007 và đầu năm 2008 là một thời điểm khó quên, khi thị trường nhà đất TPHCM và cả khu vực Đông Nam Bộ bị rơi vào cơn sốt giá chưa từng thấy. Giá nhà đất dường như tăng từng giờ, chứ không phải từng ngày như những cơn sốt trước đó. Chỉ trong một thời gian ngắn chưa đến 3 tháng (tháng 12.2007 đến 2.2008), giá nhà đất đã tăng bình quân 300%, thậm chí có nơi tăng đến 500%. Một số dự án xây dựng chung cư tung hàng ra bán ngay thời điểm thị trường đang "khát", chủ đầu tư vớ bở. Có những trường hợp - cùng 1 dự án, cùng một loại căn hộ, nhưng giữa 2 đợt bán hàng giá đã tăng hơn 1.200USD/m2, thế nhưng vẫn không đủ hàng đáp ứng nhu cầu thị trường. Cứ vài ngày lại có một vụ mua căn hộ chung cư, chẳng khác gì mua gạo, thịt thời bao cấp. Người ta phải xếp hàng qua đêm, chen lấn, đạp lên nhau, gây náo loạn cả một khu phố chỉ để giành một suất đặt cọc mua căn hộ. Vất vả nhưng cũng bõ công, vào thời điểm đầu năm 2008, nếu có một suất mua căn hộ chung cư, khi nhượng lại chắc chắn sẽ bỏ túi không dưới 50 triệu đồng, nhiều trường hợp còn đậm hơn - lên đến trên 10.000USD. Món mồi béo bở, chả trách thiên hạ đua nhau vay tiền đầu tư vào địa ốc, mà không cần nghĩ đến ngày thị trường bị sập đổ do phát triển quá nóng. Không chỉ căn hộ chung cư nóng sốt trước làn sóng "đón gió" Việt kiều về mua nhà, mà đất dự án cũng sốt nóng không kém. Từ khu Nam Sài Gòn đến khu lân cận khu đô thị mới Thủ Thiêm, lan rộng sang Nhơn Trạch, Long Thành (Đồng Nai) Bến Cát, Thủ Dầu Một (Bình Dương)... nơi nào giá đất cũng tăng ít nhất 3 lần. Cơn sốt đã đẩy giá nhà đất lên đến đỉnh điểm. Đất dự án Him Lam - Kênh Tẻ sau 3 tháng, từ 30 triệu đồng/m2 (mặt tiền đường 35m) đã vọt lên 90 triệu đồng/m2. Đất dự án An Phú - An Khánh (quận 2, lân cận khu đô thị mới Thủ Thiêm) cũng ngất ngưởng 70-80 triệu đồng/m2. Trong cơn sốt nhà đất, các phương tiện truyền thông "khản cổ" thông tin về các cảnh báo, dự báo, đánh giá của các chuyên gia về sự rủi ro của việc đầu tư vào nhà đất theo kiểu phong trào. Thế nhưng bất chấp tất cả, thị trường vẫn cứ nóng như thường. Tụt dốc không phanh Cơn sốt nhà đất năm 2008 chỉ chấm dứt sốt khi có chính sách thắt chặt tiền tệ, nguồn cung từ các ngân hàng bị cắt đứt. Những "ngày vui" nhà đất ngắn chẳng tày gang, thế nhưng hậu quả của cơn sốt nhà đất đầu năm 2008 để lại chắc chắn sẽ kéo dài trong nhiều năm. Tháng 4.2008 - một tháng sau khi có chính sách thắt chặt tiền tệ - trên thị trường BĐS bắt đầu xuất hiện làn sóng tháo chạy. Làn sóng tháo chạy đã kéo giá nhà đất liên tục sụt giảm, với tốc độ sụt giảm ngày càng gia tăng. Sau 6 tháng liên tục giảm giá, đến cuối năm 2008 nhà đất trên thị trường đã mất bình quân 50% giá trị so với thời đỉnh điểm cơn sốt.
  3. Các dự án trong những khu vực có tiềm năng phát triển như Nam Sài Gòn - lân cận khu đô thị mới Thủ Thiêm bị mất giá khoảng 50%, nhưng so với nhiều khu vực khác thì mức mất giá này vẫn còn khá nhẹ. Thậm chí, nhiều dự án toạ lạc trong các khu vực hội đủ điều kiện phát triển đã mất 70% giá trị. Đơn cử như các dự án trên địa bàn các phường Phước Long A, Phước Long B, Phú Hữu - quận 9; Phước Kiểng - huyện Nhà Bè, đỉnh điểm cơn sốt lên đến xấp xỉ 30 triệu đồng/m2 thì nay chỉ còn từ 8 đến 12 triệu/m2. So với đất dự án, mức độ mất giá của các dự án căn hộ chung cư nhìn chung là thấp hơn rất nhiều. Một số dự án căn hộ cao cấp thời điểm sốt nóng lên đến hơn 4.000USD/m2, nay đã giảm xuống còn dưới 3.000USD/m2. Theo một số chuyên gia, thị trường BĐS TPHCM nói riêng và khu vực phía nam nói chung, trong năm 2008 diễn biến theo 2 chiều trái ngược nhau: Đầu năm nóng, cuối năm lạnh. Đây là năm đầu tiên mà diễn biến thị trường BĐS đi ngược lại quy luật diễn biến của các năm trước. Kể từ khi thị trường BĐS mới manh nha hình thành đến trước năm 2008, thì hầu như diễn biến giá cả chỉ có đi lên hoặc đứng, chứ chưa bao giờ có tình trạng mất giá đến 50 - 70% như năm 2008. Cũng theo các chuyên gia, một điểm đáng chú ý nữa của thị trường BĐS trong năm 2008 đó là niềm tin "đầu tư vào nhà đất từ lời ít đến lời nhiều" - vốn tồn tại từ trước đến nay, đã bị lung lay. (Theo LĐ)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2