Báo cáo nghiên cứu khoa học: " XÁC ĐỊNH TÂM QUANG HỌC TRONG THẠCH ANH VIỆT NAM BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÁT QUANG CƯỠNG BỨC"
lượt xem 4
download
Trong bài báo này, các tác giả đưa ra một số kết quả nghiên cứu về thạch anh Việt Nam ở vùng nhiệt độ cao cũng như nhiệt độ thấp. Ở vùng nhiệt độ cao là các đường cong nhiệt phát quang tích phân (TL- intergral glow curve), phổ nhiệt phát quang dịch chuyển quang (PTTL –spectra) tại vùng nhiệt độ 1100C, phổ nhiệt phát quang (TL- spectra) vùng 2200C, 3250C và 3750C. Vùng phổ đặc trưng của thạch anh tự nhiên ở......
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: " XÁC ĐỊNH TÂM QUANG HỌC TRONG THẠCH ANH VIỆT NAM BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÁT QUANG CƯỠNG BỨC"
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 XÁC ĐỊNH TÂM QUANG HỌC TRONG THẠCH ANH VIỆT NAM BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÁT QUANG CƯỠNG BỨC DEFINING LUMINESCENT CENTRES IN VIETNAM QUARTZ BY THE STIMULATED LUMINESCENCE METHOD Trần Thị Hồng, Lê Văn Thanh Sơn Vũ Xuân Quang Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng Viện Khoa học vật liệu, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam TÓM TẮT Trong bài báo này, các tác giả đưa ra một số kết quả nghiên cứu về thạch anh Việt Nam ở vùng nhiệt độ cao cũng như nhiệt độ thấp. Ở vùng nhiệt độ cao là các đường cong nhiệt phát quang tích phân (TL- intergral glow curve), phổ nhiệt phát quang dịch chuyển quang (PTTL –spectra) tại vùng nhiệt độ 1100C, phổ nhiệt phát quang (TL- spectra) vùng 2200C, 3250C và 3750C. Vùng phổ đặc trưng của thạch anh tự nhiên ở nhiệt độ cao là 380nm và 470nm. Với phép đo đường cong nhiệt phát quang dịch chuyển quang (PTTL) và phổ PTTL ở vùng nhiệt độ thấp đã xác định được phổ của mẫu thạch anh có khuếch tán Na vùng nhiệt độ 200K là bức xạ 380nm, bức xạ này là do sự tái hợp giữa điện tử và lỗ trống tại tâm [AlO4]-… Từ các kết quả thu được, các tác giả đưa ra các nhận xét về tâm phát quang trong phát quang cưỡng bức của thạch anh Việt Nam. ABSTRACT In this paper, the authors present a number of results of a study on Vietnam quartz at high and low temperatures. At high temperatures, there exist thermoluminescence glow curves (TL-intergral glow curve), phototransferred thermoluminescence spectra (PTTL-Spectra) at the temperature range of 1100C and thermoluminescence spectra (TL-Spectra) at 2200C, 3250C and 3750C. The region with characteristic spectrum of natural quartz at high temperatures is in the wavelength range of 380nm and 470nm. With the measurements of the PTTL and PTTL spectra at low temperatures, common form of quartz diffusion of Na at the 200K, with a wavelength of 380nm, have been identified. This emission is caused by the recombination between electrons and the holes at the center [AlO4] - … With these results, some remarks on luminescent centres in Vietnam quartz will be made. 1. Đặt vấn đề Những năm gần đây, hầu hết các nghiên cứu ở nhiệt độ phòng và thấp hơn nhiệt độ phòng thì một số tâm quang học trong thạch anh tự nhiên chưa được phát hiện. Vì vậy, có rất nhiều các công trình công bố chưa được thống nhất với nhau [1], [7]. Để đánh giá chính xác các niên đại phải hiểu rõ sự tồn tại các tâm quang học trong các khoáng vật. Đặc biệt, đối với thạch anh là một khoáng vật phổ biến, có cấu trúc tinh thể ổn định. Trong thực tế không tồn tại tinh thể thạch anh có cấu trúc lí tưởng mà trong tinh thể thạch anh luôn tồn tại các khuyết tật riêng về cấu trúc cũng như chứa đựng các ion 98
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 lạ. Những ion này chiếm ở vị trí thay thế, một số chiếm ở vị trí điền kẽ trong tinh thể. Các tính chất quang của thạch anh được xác định bởi cấu trúc thật hoặc khuyết tật của nó. Kiểu và tần số xuất hiện của các khuyết tật trong thạch anh bị ảnh hưởng bởi những điều kiện riêng của sự hình thành. Nói chung có khoảng 20 loại khuyết tật đã được phát hiện trong thạch anh tự nhiên thông qua các phương pháp như: ESR, phổ IR, phổ OA hoặc TSL… [2], [6]. Trong thạch anh luôn chứa nhiều tạp chất, trong đó được quan tâm là tạp Al3+, tạo thành 3 tâm liên quan đến nó: [AlO4/M+]0; [AlO4/H+]0; [AlO4/h+]0. Với M và h lần lượt là các kim loại kiềm và lỗ trống có trong mẫu. [AlO4/M+]0; [AlO4/h+]0 hai loại tâm này có thể được xác định qua phổ IR và ESR [2]. Như vậy chính các tạp chất nói trên đã tạo thành các tâm bẫy và tâm tái hợp trong thạch anh. Sự khác biệt giữa thạch anh và các vật liệu có tính chất TL khác là sự xuất hiện các nguyên tố điền kẽ (M+, H+) trong thạch anh và từ đây xuất hiện các tâm bẫy mới trong quá trình chiếu xạ.. O2- O2- O2- O2- O2- O2- Al3+ M+ H+ Al3+ Al3+ + h O2- O2- O2- O2- O2- (b) (a) (c) Hình 1. Cấu trúc các tâm khuyết tật hình thành do sự thay thế ion Al3+ vào vị trí của Si4+: tâm [AlO4/M+]0 liên ết với ion kim loại kiềm (a), tâm [AlO4/H+]0 liên kết với H+, tâm [AlO4/h+]0 liên kết với lỗ trống [3], [4]. 2. Thực nghiệm Tất cả các mẫu thạch anh (không màu) đều được lấy từ mỏ đá quý Quỳ Hợp tỉnh Nghệ An - Việt Nam. Các mẫu được chuẩn bị như sau: - Các tinh thể thạch anh được làm sạch bề mặt. Sau đó cắt chọn phần sạch nhất. Cắt các mẫu thành tấm nhỏ có kích thước tương đương nhau và theo các phương khác nhau của tinh thể (phương song song và phương vuông góc với trục c). - Các mẫu được rửa sạch bằng dung dịch kiềm và cồn Etylic 96%, sấy khô ở nhiệt độ 400C trong 1 giờ. Mẫu được chia làm nhiều phần và được xử lý ở các nhiệt độ khác nhau (không xử lí nhiệt, xử lí nhiệt đến 6000C, 9000C, 10000C) trong 1 giờ. * Đối với các mẫu khuếch tán Na: Các mẫu thạch anh tự nhiên đã chọn lọc và được cắt theo phương vuông góc với trục c. Sau đó mài nhẵn và đánh bóng tạo thành các mẫu có kích thước (2x8x8) mm3. Sau đó rửa sạch, sấy khô ở nhiệt độ 400C trong 1 giờ. Các mẫu được chia thành các nhóm: + Nhóm thứ nhất QO: nung đến nhiệt độ 5000C và ủ ở nhiệt độ đó trong thời gian 24 giờ. Sau đó làm nguội từ từ xuống nhiệt độ phòng. 99
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 + Nhóm thứ hai QC: khuếch tán natri vào với sự hỗ trợ của điện trường. Nguồn + ion Na được lấy từ muối NaCl, muối này được nghiền nhỏ. Thời gian ủ 24 giờ ở nhiệt độ 5000C với điện trường 1000V/cm. Sau đó mẫu làm nguội từ từ xuống nhiệt độ phòng. + Nhóm thứ ba QK: cuốn hút ion Na+ ra khỏi tinh thể hay còn gọi là H- swept. Mẫu này làm giống mẫu QC nhưng trong quá trình nung ủ không đưa muối NaCl vào. - Đo đường cong TL và phổ TL: các mẫu sau khi xử lí, được chiếu xạ tia X (40KV, 20mA, 20 phút) tại nhiệt độ 300K. Tiến hành ghi nhận đường cong TL và phổ TL (hình 2, 3, 4, 5, 6, 7). - Đo đường cong PTTL, phổ PTTL: các mẫu sau khi được chiếu tia X tại nhiệt độ 300K, sau đó làm lạnh đến 80K và chiếu thêm Uv từ đèn qua cửa sổ thạch anh trong thời gian 4 phút. Tiến hành ghi nhận đường cong PTTL và phổ PTTL (hình 8, 9, 10, 11). 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Đo đường cong TL, phổ TL, phổ PTTL của thạch anh tự nhiên ở nhiệt độ cao a: MÉu kh«ng khuÕch t¸n b: MÉu cã khuÕch t¸n Na vµo a: MÉu kh«ng xö lý nhiÖt 3.00E+008 c: MÉu H-swept 0 b: MÉu xö lý nhiÖt ë 600 C 1.40E+008 0 c: MÉu xö lý nhiÖt ë 900 C d 0 d: MÉu xö lý nhiÖt ë 1000 C 1.20E+008 b 2.00E+008 C − êng ®é t − ¬ng ®èi (a.u) 1.00E+008 C−êng ®é t−¬ng ®èi (a.u) c c 8.00E+007 b 6.00E+007 1.00E+008 4.00E+007 a a 2.00E+007 0.00E+000 0.00E+000 -2.00E+007 0 100 200 300 400 500 0 100 200 300 400 500 0 0 NhiÖt ®é ( C) NhiÖt ®é ( C) Hình 3. Đường cong TL của thạch anh tự nhiên: Hình 2. Đường cong TL của thạch anh tự nhiên: (a) mẫu không xử lí nhiệt, (b) mẫu xử lí đến (a) mẫu không khuếch tán, (b) mẫu khuếch tán, 6000C, (c) mẫu xử lí nhiệt đến 9000C, (d) mẫu xử (c) mẫu H- Swept lí nhiệt đến 10000C Từ hình 2 và 3 cho thấy đường cong TL giữa các mẫu có khuếch tán Na vào, ra và không có khuếch tán Na có sự khác nhau. Điều này có thể lí giải là do lượng Na trong mẫu đã làm thay đổi dạng của đường cong. Đối với các mẫu có xử lí ở các nhiệt độ khác nhau thì dạng của đường cong không thay đổi nhưng cường độ thay đổi tỉ lệ với nhiệt độ nung ủ. Trên cơ sở những đường cong TL tích phân, chúng tôi tiến hành đo phổ TL tại các vùng 1100C, 2200C, 3250C và 3750C của mẫu thạch anh không xử lí nhiệt. Riêng đối với đỉnh 1100C dễ dàng mất vì thời gian giữa chiếu xạ và đo đạc lớn, nên muốn đo được phổ đỉnh này thì phải sử dụng phương pháp PTTL ở nhiệt độ cao. 100
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 1.2 1.0 1.0 C − êng ®é t− ¬ng ®èi (a.u) C−êng ®é t−¬ng ®èi (a.u) 0.8 0.8 0.6 0.6 0.4 0.4 0.2 300 350 400 450 500 550 300 350 400 450 500 550 B−íc sãng (nm) B−íc sãng (nm) Hình 4. Phổ PTTL ở vùng 1100C mẫu thạch tự Hình 5. Phổ PL vùng 2200C mẫu thạch anh tự nhiên không xử lí nhiệt nhiên không xử lí nhiệt 0.8 0.8 0.6 C − êng ®é t − ¬ng ®èi (a.u) 0.6 C − êng ®é t− ¬ng ®èi (a.u) 0.4 0.4 0.2 0.2 0.0 0.0 300 350 400 450 500 550 300 350 400 450 500 550 B−íc sãng (nm) B−íc sãng (nm) 0 Hình 7. Phổ PL vùng 3750C mẫu thạch anh tự Hình 6. Phổ TL ở vùng 325 C mẫu thạch tự nhiên không xử lí nhiệt nhiên không xử lí nhiệt Phân tích các phổ thu được chúng tôi nhận thấy: - Phổ ở vùng 1100C thì thu được hai vùng phổ có cực đại khoảng 380nm và 470nm. - Phổ ở vùng 2200C vẫn còn xuất hiện hai vùng phổ 380nm và 470nm. - Khi nhiệt độ lên đến 3250C , 3750C thì vùng phổ 380nm dần biến mất chỉ còn đặc trưng vùng 470nm. Từ đây chúng tôi đưa ra nhận xét: đỉnh phổ đặc trưng của thạch anh tự nhiên ở vùng nhiệt độ cao là vùng 380nm, 470nm và khi nhiệt độ càng lên cao thì đỉnh phổ dịch từ 380nm đến 470nm. 101
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 3.2. Đo đường cong PTTL và phổ PTTL của thạch anh tự nhiên ở nhiệt độ thấp * Đo đường cong PTTL của thạch anh tự nhiên Việt Nam ở nhiệt độ thấp Hình 9. Đường cong PTTL của thạch anh tự nhiên: Hình 8. Đường cong PTTL của thạch anh tự (a) mẫu không xử lí nhiệt, (b) mẫu xử lí đến 6000C, nhiên: (a) mẫu không khuếch tán, (b) mẫu (c) mẫu xử lí nhiệt đến 9000C, (d) mẫu xử lí nhiệt khuếch tán, (c) mẫu H- Swept đến 10000C Từ các kết quả đo được chúng tôi có các nhận xét sau: + Đối với các mẫu thạch anh tự nhiên (không khuếch tán) xuất hiện rất rõ hai đỉnh 200K và 230K. Với mẫu H-swept đỉnh 230K tăng mạnh so với đỉnh 200K, với mẫu khuếch tán Na vào thì đỉnh 200K tăng mạnh so với 230K. Các kết quả này khá phù hợp với các nghiên cứu của A. Halperin và E. W. Sucov. + Đối với mẫu thạch anh tự nhiên có xử lí nhiệt thì hai vùng lưu ý là 200K và 230K, bức xạ phân bố thành các dải hẹp và khá đối xứng trên trục nhiệt độ, điều này thể hiện sự phân bố gần nhau của các bẫy trong miền nhiệt độ này. Các đỉnh PTTL đều tăng theo nhiệt độ xử lí trước đó, riêng đối với các mẫu đã xử lí nhiệt đến 10000C thì đỉnh 230K dịch về khoảng 220K. Từ những nhận xét trên chúng tôi quyết định tiến hành đo phổ PTTL ở vùng đỉnh 200K đối với mẫu có khuếch tán Na vào và phổ PTTL ở vùng 220K đối với mẫu xử lí nhiệt ở 10000C trong thời gian 1giờ. * Đo phổ PTTL của thạch anh tự nhiên Việt Nam ở nhiệt độ thấp Từ kết quả đo phổ PTTL của mẫu thạch anh tự nhiên có khuếch tán Na vào, chúng tôi có nhận thấy phổ thu được ở vùng 200K là vùng 380nm và khá phù hợp với các nghiên cứu của A. Halperin và E. W. Sucov. Từ đây chúng tôi đưa ra cơ chế của đỉnh 200K như sau: + Khi chiếu tia X vào mẫu tại nhiệt độ khoảng 300K, trong mẫu xuất hiện các 102
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 điện tử và lỗ trống. Tâm [AlO4/Na]0 có sẵn trong mẫu sẽ bắt lỗ trống và trở thành [AlO4/Na]+: [AlO4/Na]0 + h → [AlO4/Na]+ Do nhiệt độ chiếu xạ là khá cao nên các ion Na+ sẽ nhận đủ năng lượng để thoát khỏi tâm, dịch chuyển dọc theo trục c và lại gần vị trí của Si ở dọc theo trục này, tâm ở trên sẽ trở thành tâm [AlO4/h]0 : [AlO4/Na]+ → [AlO4/h]0 + Na+ + Hạ nhiệt độ của mẫu xuống 80K, các ion Na+ sẽ dừng lại và định xứ ở gần vị trí của Si nào đó và tạo thành bẫy bắt điện tử [SiO4 /Na]+ bền vững: [SiO4] + Na → [SiO4/Na]+ 1.0 0.6 0.9 0.5 C − ê n g ® é t − ¬ n g ® è i (a .u ) 0.8 C − ê n g ® é t− ¬ n g ® è i 0.7 0.4 0.6 0.3 0.5 0.4 0.2 0.3 400 420 440 460 480 500 340 360 380 400 420 440 B−íc sãng (nm) B−íc sãng (nm) Hình 11. Phổ PTTL ở vùng 220K của mẫu Hình 10. Phổ PTTL vùng 200K mẫu thạch anh thạch anh tự nhiên xử lí nhiệt ở 10000C tự nhiên có khuếch tán Na vào trong thời gian 1 gìơ. + Chiếu UV vào mẫu ở nhiệt độ 80K, các điện tử ở bẫy sâu được giải phóng, bị bắt ở các bẫy điện tử và bẫy này trở thành tâm [SiO4/Na]0: [SiO4/Na]+ + e → [SiO4/Na]0 Từ kết quả đo phổ PTTL ở vùng 220K của mẫu thạch anh có xử lí nhiệt ở 0 1000 C trong 1 giờ cho thấy phổ PTTL ở vùng 220K là vùng 440nm. Điều này cho thấy đỉnh 220K không phải là do sự tái hợp giữa điện tử và lỗ trống tại tâm [AlO4]-, vì hầu hết các nhà khoa học trên thế giới đều công nhận bức xạ 380nm trong thạch anh tự nhiên có được là do sự tái hợp điện tử và lỗ trống tại tâm [AlO4]-. Hiện nay, các công bố về đỉnh 220K theo chúng tôi được biết thì chỉ bằng phương pháp EPR [5] người ta mới khẳng định khi thạch anh tự nhiên được nung ủ đến 10000C trong 1 giờ thì xuất hiện một khuyết tật X nào đó chưa biết. Với điều kiện của chúng tôi khi tiến hành đo phổ PTTL ở vùng 220K thì xuất hiện phổ vùng 440nm. Từ đây chúng tôi có thể đưa ra nhận xét: bức xạ phát ra ở vùng 220K không phải là do các tâm [AlO4/M+]0; [AlO4/H+]0; [AlO4/h+]0 mà do một khuyết tật riêng nào đó và điều này chỉ có thể xuất hiện khi mẫu được ủ đến 10000C. 103
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 4. Kết luận - Đỉnh phổ đặc trưng của thạch anh tự nhiên ở vùng nhiệt độ cao, là vùng 380nm, 470nm và khi nhiệt độ càng lên cao thì đỉnh phổ dịch từ 380nm đến 470nm. - Với phép đo PTTL ở nhiệt độ thấp, chúng tôi đã xác định được phổ của mẫu thạch anh tự nhiên có khuếch tán Na ở vùng 220K là bức xạ 380nm, bức xạ này là do sự tái hợp giữa điện tử và lỗ trống tại tâm [AlO4 ]-. Từ đó chúng tôi đã đưa ra cơ chế của đỉnh 200K đối với mẫu thạch anh tự nhiên. - Đối với mẫu thạch anh tự nhiên có xử lí nhiệt đến 10000C, mẫu này có sự khác biệt so với các mẫu thạch anh tự nhiên không xử lí nhiệt, xử lí nhiệt 6000C, 9000C, đó là đỉnh 230K bị dịch về khoảng 220K. Vì vậy chúng tôi tiến hành đo phổ vùng 220K đối với mẫu có xử lí nhiệt đến 10000C và thu được phổ vùng 440nm. Theo chúng tôi thì đỉnh 220K không phải là do sự tái hợp giứa điện tử và lỗ trống tại các tâm AlO4/M+]0; [AlO4/H+]0; [AlO4/h+]0 mà do một khuyết tật riêng nào đó, điều này chỉ có thể xuất hiện khi mẫu được ủ đến 10000C. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Halperin A., Jani M. G and halliburton L. E. (1986), Correlated ESR and thermoluminescence study of the [SiO4/Li]0 center in Quartz, Phy. R. B, Vol 34, number 8, pp. 5702-5707. [2] Itoh N., Stoneham D., Stoneh A. M. (2002), Ionic and electric processes in Quartz: Mechanisms of thermoluminescence and optically stimulated luminescence, Vol 92, number 9, pp. 5036-5044. [3] Krbetschek M. R., Gotze J., Dietrich A and Traurmann T. (1997), Spectral information from minerals relevant for luminescence dating, Radiation measurements, Vol 27, No 5/6, pp. 695 – 748. [4] Malik D. M., Kohnke E. E., and Sibley W. A. (1991), Low- temperature thermally stimulated luminescence os hight quality Quartz, Deparment of Physis, Oklahoma state University, Stillwater, Oklahoma 74078. [5] Poolton N. R. J., Smith G. M., Riedi P. C., (2000), Luminescence sensitivity change in natural Quartz induced by high temperature annealing: a high frequecy EPR and OSL study, J. Phys. D: Appl. Phys. 33, 1007-1017. [6] Rykart R. (1989), Quartz – Monographie, Ott Verlag Thun, pp. 34-38. [7] Santos A. J. J., Delime J. F., Valerio M. E. G. (2001), Phototransferred thermoluminescence of Quartz, Rad. Measur., Vol.33, pp.427-430. 104
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÔM TỰ NHIÊN TRONG CÁC MÔ HÌNH TÔM RỪNG Ở CÀ MAU"
12 p | 1367 | 120
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều."
10 p | 614 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHỐI TRỘN CHI TOSAN – GELATI N LÀM MÀNG BAO THỰC PHẨM BAO GÓI BẢO QUẢN PHI LÊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG"
7 p | 528 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Giọng điệu thơ trào phúng Tú Mỡ trong “Dòng nước ngược”"
8 p | 322 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA AXÍT LÊN TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)"
5 p | 455 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG VÀ SINH SẢN CỦA LƯƠN ĐỒNG (Monopterus albus)"
12 p | 314 | 43
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THỨC ĂN TRONG NUÔI CÁ TRA VÀ BASA KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG"
8 p | 229 | 38
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR-GENOTYPI NG (ORF94) TRONG NGHIÊN CỨU VI RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon)"
7 p | 379 | 35
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
11 p | 387 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Vai trò của toán tử tình thái trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan (Qua phân tích truyện ngắn Mất cái ví)"
8 p | 268 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Quan hệ giữa cấu trúc và ngữ nghĩa câu văn trong tập truyện ngắn “Đêm tái sinh” của tác giả Trần Thuỳ Mai"
10 p | 437 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU TẠO KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG VI-RÚT GÂY BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ DƯỚI VỎ (IHHNV) Ở TÔM PENAEID"
6 p | 356 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU DÙNG ARTEMIA ĐỂ HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIÊM MAO TRÙNG (Ciliophora) TRONG HỆ THỐNG NUÔI LUÂN TRÙNG"
10 p | 367 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
10 p | 375 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG THỦY VỰC DỰA VÀO QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT ĐÁY"
6 p | 351 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THAY THẾ THỨC ĂN SELCO BẰNG MEN BÁNH MÌ TRONG NUÔI LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) THÂM CANH"
10 p | 348 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " CẬP NHẬT VỀ HỆ THỐNG ĐỊNH DANH TÔM BIỂN VÀ NGUỒN LỢI TÔM HỌ PENAEIDAE Ở VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG"
10 p | 195 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học công nghệ: Kết quả nghiên cứu lúa lai viện cây lương thực và cây thực phẩm giai đoạn 2006 - 2010
7 p | 190 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn