intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bao giờ cho đến tháng 10 - Đạo diễn Đặng Nhật Minh

Chia sẻ: Anh Anh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

224
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kịch bản của phim do Đặng Nhật Minh viết từ nỗi đau của gia đình ông, nỗi đau như của hàng vạn gia đình Việt Nam khác thời bấy giờ. Ông đã cố gắng vượt mọi khó khăn, với một cái máy quay phim cũ rích, chất lượng kém và ông đã buộc phải quay đi quay lại nhiều lần vì cái máy đã làm hỏng nhiều thước phim.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bao giờ cho đến tháng 10 - Đạo diễn Đặng Nhật Minh

  1. Bao giờ cho đến tháng 10 - 1984 Đạo diễn: Đặng Nhật Minh Diễn viên: Như Quỳnh Sản xuất: Xí nghiệp Phim truyện Việt Nam Kịch bản: Đặng Nhật Minh Âm nhạc: Phú Quang Thời lượng: 95 phút Giải thưởng: * Giải Bông sen vàng tại LHP Việt Nam lần thứ 7 năm 1985 * Giải đặc biệt tại LHP Quốc tế châu Á - Thái Bình Dương năm 1989 * Bằng khen của Ủy ban Bảo vệ Hòa bình, tại LHP Quốc tế Maxcơva năm 1985 Trở về nhà sau chuyến đi thăm chồng ở biên giới Tây Nam, Duyên mang trong mình nỗi đau khôn tả: chồng chị đã hi sinh. Trên thuyền trở về, chị đã bị ngã xuống sông và được thầy giáo Khang cứu sống. Duyên dấu chuyện chồng hi sinh với mọi người trong gia đình đặc biệt là đối với người cha già. Để an ủi cha, Duyên nhờ Khang viết hộ những bức thư hỏi thăm gia đình như khi chồng chị còn sống. Khi người cha sắp mất, ông bảo Duyên gọi điện cho con về... Lấy nhân vật chính là người phụ nữ, đạo diễn Đặng Nhật Minh đã góp phần làm tăng vẻ đẹp thầm kín cao cả trong tâm hồn người phụ nữ Việt Nam. Bao giờ cho đến tháng Mười là một bộ phim thành công và đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần làm rạng danh diện ảnh nước nhà những năm đầu thập niên 80. • Trong phim có hình ảnh Duyên (do Lê Vân đóng) diễn chèo trong vai một người vợ tiễn chồng đi ra trận. Cô đã không diễn hết được trích đoạn chèo này và chạy ra miếu thờ Thành hoàng làng. Ở đây, cô được Thành hoàng cho biết, nếu muốn gặp chồng, thì
  2. đợi đến rằm tháng bảy, ra chợ Âm phủ sẽ được gặp. Tại chợ Âm phủ, mặc dù gặp được chồng nhưng cô không thể cầm tay được do bây giờ, chồng cô đã là một vong hồn... Cảnh quay cuộc gặp gỡ này gây nhiều ấn tượng cho người xem phim. • Kịch bản của phim do Đặng Nhật Minh viết từ nỗi đau của gia đình ông, nỗi đau như của hàng vạn gia đình Việt Nam khác thời bấy giờ. Ông đã cố gắng vượt mọi khó khăn, với một cái máy quay phim cũ rích, chất lượng kém và ông đã buộc phải quay đi quay lại nhiều lần vì cái máy đã làm hỏng nhiều thước phim. Sau này, ông còn phải mượn một máy quay từ Viện sốt rét Ký sinh trùng để quay những phần còn lại. Phim đã từng bị kiểm duyệt tới 13 lần. • Phim có tới 3 nhà quay phim: Nguyễn Lân, Phạm Tiến Đạt và Nguyễn Đăng Bảy nên với 3 phong cách khác nhau này, đạo diễn Đặng Nhật Minh đã phải cố gắng để giữ sự thống nhất trong các cảnh quay của một bộ phim. Cho đến bây giờ người xem trong nước và nước ngoài vẫn nhắc đến "Bao giờ cho đến Mười" của đạo diễn Đặng Nhật Minh và "Cánh đồng hoang" của đạo diễn Nguyễn Hồng Sến như hai bộ phim tiêu biểu của điện ảnh Việt Nam. Nếu như "Cánh đồng hoang" được coi là tác phẩm thành công nhất về đề tài chiến tranh thì "Bao giờ cho đến tháng Mười" có thể xem là bộ phim tinh tế và giàu sức truyền cảm nhất về đề tài hậu chiến. Năm 1985 tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ VII "Bao giờ cho đến tháng Mười" có thể xem là bộ phim tinh tế và giàu sức truyền cảm nhất, Nguyễn Mạnh Lân được trao giải quay phim xuất sắc nhất , hai diễn viên Lê Vân và Nguyễn Hữu Mười được trao giải diễn viên xuất sắc nhất. Tiếp đó , tại Liên hoan phim quốc tế Hawaii (Mỹ) "Bao giờ cho đến tháng Mười" đã được trao giải đặc biệt của ban giám khảo. Trung tâm bộ phim là một câu chuyện cảm động : Duyên ( Lê Vân đóng ) biết tin chồng hy sinh ở mặt trận biên giới Tây Nam nhưng âm thầm chịu đựng nỗi đau và cố gắng tạo cho ông bố chồng gần đất xa trời một sự yên ổn. Chị nhờ anh giáo làng (Hữu Mười) – Một người yêu văn thơ và say mê viết những bài thơ gửi in báo, viết những bức thư mạo danh chồng chị đang chiến đấu xa để động viên ông cụ. Bản thân Duyên phải sống bằng hai con người - một góa phụ với nỗi đau mất chồng và một người con dâu hiếu thảo , hết lòng phụng dưỡng bố chồng . Ấy thế mà trong xóm dưới làng vẫn còn bao nhiêu điều tiếng , bao nhiêu dị nghị , khi eo xèo lẩn quất , lúc thì đay đả , chát chúa chĩa vào chị. Sức mạnh nào đã giúp Duyên cất lên đôi vai bé nhỏ của mình mọi gánh nặng (từ những vất vả mệt nhọc thể xác đến nỗi đau tinh thần) để gắng gượng đi giữa cuộc đời? Đó chính là sức mạnh tâm linh của con người Việt Nam. Nói một cách khái quát, Duyên là một hình tượng người phụ nữ Việt Nam như dấu gạch nối giữa chiến tranh và hòa bình. Giữa cõi âm và trần thế, giữa lịch sử và cuộc sống hiện đại. Ta thấy rõ bóng dáng và vị trí của “dấu gạch nối” này trong những trường đoạn đạo diễn đẩy kịch tính của phim lên đến cao trào. Bắt đầu từ khi Duyên diễn vở chèo Trương Viên trên sân đình, chị đóng vai người vợ chia tay chồng trước khi ra trận. Nhập thân vào nhân vật , sống trong tâm trạng của người khác nhưng mỗi câu hát , lời than ly biệt đều làm Duyên chạnh lòng , đều cứa vào nỗi đau thầm lặng trong lòng chị. Người vợ vẫn hát tiếp khúc than hồi chia ly. Dưới sân đình, khán giả như cũng hòa tan vào nỗi niềm ly biệt. Những người phụ nữ lấy vạt áo chùi nước mắt, những người đàn ông lặng
  3. đi vì xúc động. Ánh đèn chiếu mờ tỏ, bóng lá cây đổ lên các khuôn mặt như làm tăng thêm nỗi xúc động của tất cả trẻ, già, trai, gái, kéo họ vào một nỗi niềm chung. Nhân đây cũng cần nói thêm rằng trong "Bao giờ cho đến tháng Mười", các nhà làm phim (đạo diễn và các nhà quay phim Nguyễn Mạnh Lân , Phạm Phúc Đạt) đã tạo được những cảnh quay đêm đạt hiệu quả cao, góp phần vào thành công chung của phim và để lại những ấn tượng sâu đậm trong lòng người xem. Có thể nói cảnh quay đêm chiếu chèo là một cảnh quay xuất thần khi nhà làm phim tạo được mối giao hòa tuyệt vời giữa người diễn chèo, người xem chèo và khán giả xem phim. …Bầu không khí căng lên như một sợi dây đàn và rồi dây đàn đột ngột đứt phựt. Duyên không thể tiếp tục được câu hát, cô ôm mặt chạy vào hậu trường và gục mặt xuống khóc nghẹn ngào. Bầu không khí giao hòa nóng ấm bỗng như đông đặc lại, kết thành những giọt nước mắt mặn đắng! Trường đoạn tiếp theo cũng diễn ra hoàn toàn trong đêm, được dàn dựng sáng tạo và đặc sắc. Từ sân chèo đạo diễn đã xử lý khéo léo khi để Duyên chạy qua một cáng đồng rộng đến miếu thờ Thành Hoàng. Trong đêm tối, bóng người đàn bà mảnh mai, áo tứ thân dập dờn, một mình băng quá cánh đồng lúa mênh mông, vắng lặng đã cho người xem cảm giác như thực lại như ảo. Đó là con đường để người xem cùng Duyên từ cõi thực đi vào cõi mộng , để những gì xảy ra sau đó đều diễn ra một cách tự nhiên, như không có sự sắp đặt. Trong miếu thờ chị đã trò chuyện với Thần làng - một nghĩa sĩ cũng trạc tuổi chồng chị, cũng từng ra trận và hy sinh trong lúc đang đầu xanh tuổi trẻ. Cùng với Thần làng, chị được gặp lại chồng mình giữa vô vàn người lính Việt đã ngã xuống vì Tổ quốc suốt chiều dài lịch sử. Bao thế kỷ đã qua nhưng các chiến sĩ vẫn trẻ như cái ngày họ ngã xuống . Giữa rừng nến bạt ngàn cháy như một rừng sao trong chợ Âm Phủ - nơi theo quan niệm phương Đông, người sống và người chết có thể gặp nhau một lần trong năm vào ngày lễ xá tội vong nhân, những người đã khuất vẫn cùng chúng ta tiếp bước. Nỗi đau của Duyên từ đây đã hòa vào nỗi đau chung của vô vàn người vợ góa chồng , cô dường như tìm được sự yên ổn trong lòng, được tiếp thêm sức mạnh khi đến với thế giới tâm linh của dân tộc. Chính điều này đã làm cho "Bao giờ cho đến tháng Mười" mang đậm màu sắc Việt Nam nói riêng và màu sắc Phương Đông nói chung. Cho đến nay, nếu có dịp về thăm làng Hữu Oai bên bờ sông Nhuệ nơi từng là bối cảnh chính của phim , một làng cách thị xã Hà Đông không mấy xa, giống như bao làng quê Việt Nam bình thường khác, người ta khó có thể mường tượng rằng chính ở ngôi miếu thờ ấy, dưới gốc cây đã ấy đã có lúc là nới gặp gỡ của cõi thực và cõi tâm linh của dân tộc. Thế mới hay sức mạnh của hình tượng màn ảnh có thể làm cho những gì ta vẫn gặp thường ngày trở nên có hồn, có sắc. Có thể nói không quá rằng "Bao giờ cho đến tháng Mười" là nơi thành danh của nhiều nghệ sĩ. Nhiều người góp phần xây dựng bộ phim tự nhận xét rằng họ đạt đến đỉnh cao nghệ thuật của mình ở chính bộ phim này. Cho dù sau này họ còn tham gia làm rất nhiều bộ phim khác (như nhạc sĩ Phú Quang , nữ diễn viên Lê Vân , diễn viên Hữu Mười …) Trước hết phải nói đến đạo diễn Đặng Nhật Minh, đồng thời cũng là tác giả kịch bản phim. Từ nỗi xúc động, cảm thông, yêu mếm và kính phục những người vợ, người mẹ Việt Nam từng gánh chịu biết bao mất mát, hy sinh suốt mấy chục năm chiến tranh và cho đến thời hậu chiến, họ vẫn tiếp tục chịu mất mát, thiệt thòi, đạo diễn đã xây dựng hình tượng chưa từng gặp trên màn ảnh Việt Nam rất cảm động và giàu sức thuyết phục. Đó là nhân vật Duyên âm
  4. thầm chịu đựng nỗi đau đã nhờ người thay chồng viết thư an ủi ông bố. Với phong cách thể hiện dung dị và tinh tế, đạo diễn đã chinh phục không những khán giả ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước (Mỹ, Pháp, Nhật, Ấn Độ … ). Đến nay , mặc dù đạo diễn Đặng Nhật Minh đã xây dựng thêm nhiều bộ phim thành công và trở thành một đạo diễn rất nổi tiếng, nhưng nhắc đến ông người ta thường nhớ ngay đến "Bao giờ cho đến tháng Mười". Lê Vân vốn là diễn viên múa "sô-lit” của nhà hát Ca múa nhạc dân tộc, bắt đầu đến với điện ảnh qua mấy bộ phim "Tự thú trước bình minh", "Đất mẹ", "Những con đường", nhưng chỉ có ở "Bao giờ cho đến tháng Mười" khán giả mới thực sự biết đến và yêu mến cô, giới chuyên môn đánh giá cao khả năng diễn xuất của cô. Duyên của Lê Vân mảnh mai, giản dị nhưng thật đằm thắm, cứng cỏi mà vẫn chứa đựng một thế giới nội tâm giàu có. Với vai diễn xuất thần này, Lê Vân thật xứng đáng với giải diễn viên nữ xuất sắc nhất Liên hoan phim Việt Nam lần thứ VII ( 1985). Cùng với Lê Vân, Hữu Mười (vai anh giáo làng) cũng được giải nam diễn viên xuất sắc nhất. Anh giáo làng hiền lành ít nói , trông không có vẻ gì là đặc biệt , là đáng chú ý lại ẩn chứa một tâm hồn sâu lắng đa cảm. Cùng với vai ông giáo Thứ (trong phim "Làng Vũ Đại ngày ấy") đến vai anh giáo làng , Nguyễn Hữu Mười đã khẳng định khả năng diễn xuất của mình. Bao giờ cho đến tháng mười: 1 trong 18 phim châu Á hay nhất mọi thời đại Theo Thanh Niên Online Ngày 18/9/2008 Kênh truyền hình CNN của Mỹ vừa công bố danh sách 18 phim châu Á hay nhất mọi thời đại, trong đó có Bao giờ cho đến tháng mười của đạo diễn Đặng Nhật Minh. Đây là tin vui cho điện ảnh Việt Nam khi tác phẩm do Xí nghiệp phim truyện Việt Nam sản xuất từ năm 1984 một lần nữa được vinh danh. Chuyện phim phản ánh thân phận phụ nữ Việt Nam sau chiến tranh do chính đạo diễn Đặng Nhật Minh viết kịch bản. Đây cũng là bộ phim do Lê Vân đóng vai chính (Duyên) đã tạo nhiều ấn tượng, cảm xúc cho người xem. Nỗi đau và thân phận của phụ nữ Việt Nam được đạo diễn đẩy lên thành kịch tính trong bộ phim được quay bằng chiếc máy quay phim cũ kỹ, lạc hậu. Hình ảnh người phụ nữ với vẻ đẹp tâm hồn thầm kín, cao cả, hy sinh đã được thể hiện thành công trong Bao giờ cho đến tháng mười và tự bao giờ bộ phim được công chúng yêu điện ảnh công nhận là một trong những bộ phim kinh điển của điện ảnh Việt. Bao giờ cho đến tháng mười còn nhận được nhiều giải thưởng như Bông sen vàng LHP Việt Nam lần 7 năm 1985, Giải đặc biệt tại LHP quốc tế châu Á-Thái Bình Dương năm 1989, bằng khen của Ủy ban bảo vệ hòa bình tại LHP quốc tế Moscow 1985 và giải thưởng đặc biệt của ban giám khảo tại LHP quốc tế Hawaii năm 1985. Cùng xếp vào danh sách còn có các phim của Trung Quốc như Shower (Nhà tắm công cộng) của đạo diễn Trương Dương, In the mood for love (Tâm trạng khi yêu) của đạo diễn Vương Gia Vệ, To live (Phải sống) của Trương Nghệ Mưu, Internal affairs (Vô gian đạo) của đạo diễn Lưu Vỹ Cường và Mạch Thiệu Huy, Still life (Người tốt ở Tam Hiệp) đạo diễn Giả Chương Kha. Tiếp theo là Nhật Bản với 3 phim: Shall we dansu? (đạo diễn Masayuki Suo),
  5. Ikiru (Akira Kurosawa), The ballad of Narayawa (Keisuke Kinoshita). Hàn Quốc và New Zealand mỗi nước được 2 phim trong đó Hàn Quốc được biết đến nhiều qua phim The host (Quái vật sông Hàn). Các quốc gia và vùng lãnh thổ góp mặt mỗi nơi 1 phim: Ấn Độ là Mother India, Thái Lan: Syndromes and a century, Philippines: Himala, Đài Loan: King Hu và Iran: Gabbeh của đạo diễn Mohsen Makhmalbaf. Đặng Nhật Minh vui buồn với bình chọn của CNN & "Bao giờ cho đến tháng 10" Theo VnExpress Ngày 20/9/2008 Link: http://www.vnexpress.net/GL/Van-hoa/2008/09/3BA06A30/ Tác giả 'Bao giờ cho đến tháng mười' - bộ phim vừa được kênh truyền hình CNN của Mỹ bầu chọn là một trong 18 phim châu Á hay nhất mọi thời đại - không giấu nổi niềm tự hào về đứa con tinh thần của mình. Đạo diễn Đặng Nhật Minh chia sẻ cùng VnExpress.net những vui buồn xung quanh Bao giờ cho đến tháng mười cũng như tác phẩm mới chuyển thể từ Nhật ký Đặng Thùy Trâm. - Ông cảm thấy thế nào trước sự ghi nhận của thế giới đối với “Bao giờ cho đến tháng mười”? - Tôi cảm thấy rất vui, bất ngờ và cảm động. Một bộ phim làm ra cách đây đã 24 năm mà vẫn còn được nhớ đến, được bình chọn là một trong 18 phim xuất sắc của châu Á, không cảm động sao được? Nhưng vui xong rồi lại chợt buồn. Nếu sau sự kiện này có ai hỏi: "Làm sao cho tôi xem (hoặc xem lại) bộ phim của anh vừa được CNN bình chọn", thì có lẽ tôi đành im lặng hoặc nói lảng sang chuyện khác. Chẳng nhẽ lại trả lời rằng sang bên Viện phim Fukuoka (Nhật Bản) mà xem vì quả tình ở Việt Nam đã hơn 20 năm nay chẳng lưu giữ bản phim nào còn nguyên vẹn. Bản phim gốc bị mốc, suýt hỏng nếu không được ông Gerry Herman, người Mỹ, đem sang Bangkok (Thái Lan) thuê tu sửa để sản xuất đĩa DVD, kéo dài đời sống của bộ phim. Ông Gerry hiện là chủ rạp Cinematheque Hà Nội ở 22A Hai Bà Trưng. Tôi rất biết ơn ông ấy. - Trong khi Trung Quốc có tới 5 phim, Nhật Bản có 5 phim, Hàn Quốc và New Zealand có 2 phim lọt vào danh sách đề cử thì Việt Nam chỉ có “Bao giờ cho đến tháng mười”. Ông nghĩ sao về điều này? - Nếu được lựa chọn tôi có thể chọn 100 bộ phim xuất sắc của điện ảnh châu Á qua các thời đại chứ không phải chỉ có 18 phim và điện ảnh Việt Nam có thể có nhiều phim chứ không phải một. Nhưng đây là sự lựa chọn của CNN, hệ thống truyền hình lớn, có uy tín nhất của Mỹ và thế giới. Nhân dịp này, qua báo điện tử VnExpress.net cho tôi được gửi tới đài CNN lời cám ơn chân thành nhất. - “When the tenth month comes (Bao giờ cho đến tháng 10) vẽ nên một bức tranh sống động, kể về cảm nhận của một góa phụ trẻ tuổi về những di sản trong chiến tranh Việt Nam”. Đứng ở vai trò người cha tác phẩm, ông cảm thấy những đánh giá, nhận xét của CNN như thế nào?
  6. - Tôi cho rằng đó là những nhận xét rất cô đọng và chính xác. - Ông đánh giá thế nào về vị trí của “Bao giờ cho đến tháng mười” trong số những tác phẩm của mình? - Đây là bộ phim thứ hai mà tôi nhận được giải Bông sen Vàng tại Liên hoan phim Việt Nam (sau phim Thị xã trong tầm tay) và là phim đầu tiên của tôi được khán giả nước ngoài đón nhận với nhiều thiện cảm, thoạt tiên ở Mỹ, rồi đến Ấn Độ, Pháp và nhiều nước khác, đặc biệt là Nhật Bản. Tôi đạo diễn rất nhiều phim như Thị xã trong tầm tay, Cô gái trên sông, Thương nhớ đông quê, Mùa ổi…, nhưng nhắc đến Đặng Nhật Minh người ta thường nghĩ ngay tới Bao giờ cho đến tháng mười. Có lẽ sau sự kiện này thì Bao giờ cho đến tháng mười lại càng được nhắc đến nhiều nhất trong số gia tài điện ảnh của tôi. - Những kỷ niệm cũng như khó khăn ông gặp phải khi làm phim “Bao giờ cho đến tháng mười”? - Tôi làm Bao giờ cho đến tháng mười với chiếc máy quay cũ rích của Xưởng phim truyện Việt Nam khi đó. Kỷ niệm thì rất nhiều, vui cũng có mà buồn cũng có. Tôi đã mô tả rất tỉ mỉ về công việc làm phim, những cảm xúc và động lực thúc đẩy tôi làm phim này trong một chương dài của cuốn Hồi ký điện ảnh do nhà xuất bản Văn nghệ Thành phố HCM xuất bản năm 2005. Chỉ có thể nói rằng không có gì liên quan đến những ngày làm phim đó mà tôi quên, nhất là những người đã giúp tôi, góp phần làm nên thành công của bộ phim. Bộ phim được thai nghén từ nỗi đau không chỉ của gia đình tôi mà là của hàng triệu hàng triệu gia đình khác trên dải đất hình chữ S này. - Mới đây, ông lại tiếp tục làm đạo diễn bộ phim chuyển thể từ "Nhật ký Đặng Thùy Trâm". Vì sao ông tâm đắc với đề tài chiến tranh như thế? - Không phải tất cả các phim của tôi đều nói về chiến tranh. Đúng ra thì đây là bộ phim thứ ba của tôi có đề cập trực tiếp hay gián tiếp đến chiến tranh. Thực ra đối với tôi đề tài gì cũng được, miễn nói lên được thân phận của con người. - Áp lực từ sự nổi tiếng toàn cầu của cuốn sách "Nhật ký Đặng Thùy Trâm" tác động thế nào đến ông khi làm phim? - Tôi biết có hàng triệu triệu người yêu mến cuốn sách này. Tôi không nghĩ sẽ đáp ứng được sự chờ đợi của tất cả hàng triệu triệu người đó. Tôi chỉ biết cùng anh chị em trong đoàn phim cố gắng làm hết sức mình với hy vọng lúc xem, người xem có đôi chỗ cảm động và xem xong thì suy nghĩ ít nhiều. - Hiện tại bộ phim mới này của ông đã hoàn thành đến đâu? - Đừng đốt, trong đó đã có lửa, bộ phim chuyển thể từ Nhật ký Đặng Thùy Trâm của tôi vừa hoàn thành giai đoạn quay, đang ghép nối các hình ảnh. - Với “Bao giờ cho đến tháng mười”, diễn viên chính Lê Vân đã giành giải Bông sen vàng cho Diễn viên xuất sắc. Vậy với “Đừng đốt, trong đó đã có lửa”, ông nhận xét thế nào về khả năng diễn xuất của Minh Hương?
  7. - Bằng những gì thể hiện trên hình ảnh của những thước phim đã quay, tôi thấy diễn viên Minh Hương hoàn thành tốt vai diễn của mình như tôi mong đợi. Tuy nhiên cô ấy có được thành công như Lê Vân hay không thì tôi chưa thể nói trước điều gì. ............... “Bao giờ cho đến tháng mười” sản xuất năm 1984 bởi Xí nghiệp phim truyện Việt Nam. Đạo diễn, tác giả kịch bản: Đặng Nhật Minh. Diễn viên: Lê Vân, Nguyễn Hữu Mười, Đặng Việt Bảo, Lại Phú Cường. Giải thưởng: - Giải Bông sen vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 7 năm 1985. - Giải đặc biệt tại Liên hoan phim Quốc tế châu Á - Thái Bình Dương năm 1989. - Bằng khen của Ủy ban Bảo vệ Hòa bình, tại Liên hoan phim Quốc tế Mátxcơva năm 1985. - Giải thưởng đặc biệt của Ban giám khảo tại Liên hoan phim Quốc tế Hawai năm 1985. "Tôi bắt tay viết kịch bản Bao giờ cho đến tháng mười, xuất phát từ nỗi đau của gia đình tôi, từ nỗi đau của hàng vạn, hàng triệu người có người thân ngã xuống trong chiến tranh. Đó là những điều đã có sẵn trong tôi, không phải tìm kiếm đâu xa cả. Chỉ cần tìm hình thức thể hiện nữa thôi. Một lần ngồi trú mưa trên đê, trong một quán nước ven đường ở huyện Quế Võ, tỉnh Hà Bắc, tôi nhìn thấy dưới cánh đồng xa xa một đoàn người lầm lũi đi trong mưa. Khi đoàn người đến gần tôi nhận ra đó là một đám tang. Theo sau chiếc kiệu có bốn người khiêng là một phụ nữ trẻ đầu quấn khăn trắng, dắt theo một đứa con trai chừng 7 tuổi. Bà con trong quán cho biết chồng chị là bộ đội đi B, hy sinh đã lâu, nhưng bây giờ người ta mới báo tin cho gia đình và làm lễ rước hương hồn người chiến sĩ về yên nghỉ tại nghĩa trang của làng. Còn anh hiện nằm ở đâu trên chiến trường miền Nam, đến bây giờ không ai biết. Người phụ nữ chít khăn tang đi dưới chiều mưa hôm ấy chính là chị Duyên sau này trong Bao giờ cho đến tháng 10". (Trích "Hồi ký điện ảnh" của Đặng Nhật Minh. NXB Văn nghệ TP HCM xuất bản năm 2005).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2