intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh sương mai

Chia sẻ: Nguyen UYEN | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

347
lượt xem
36
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh sương mai có phải do sương muối gây ra trên các cây dưa leo, khổ qua? Bệnh mốc sương có khác bệnh sương mai không, nếu khác thì biểu hiện bệnh thế nào trên các loại cây trên? Biện pháp phòng trị? Bệnh đốm phấn, đốm phấn vàng, phấn trắng có phải là một bệnh không? Nếu khác thì biểu hiện mỗi loại bệnh và cách phòng trị thế nào? 1. Bệnh sương mai, bệnh mốc sương theo tên gọi tiếng Anh là Downy mildew, tuy nhiên về tác nhân gây hại lại có sự khác nhau. + Bệnh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh sương mai

  1. Bệnh sương mai
  2. Bệnh sương mai có phải do sương muối gây ra trên các cây dưa leo, khổ qua? Bệnh mốc sương có khác bệnh sương mai không, nếu khác thì biểu hiện bệnh thế nào trên các loại cây trên? Biện pháp phòng trị? Bệnh đốm phấn, đốm phấn vàng, phấn trắng có phải là một bệnh không? Nếu khác thì biểu hiện mỗi loại bệnh và cách phòng trị thế nào? 1. Bệnh sương mai, bệnh mốc sương theo tên gọi tiếng Anh là Downy mildew, tuy nhiên về tác nhân gây hại lại có sự khác nhau. + Bệnh sương mai, mốc sương: Do nấm Phytophthora gây nên. + Bệnh giả sương mai: Do nấm Pseudoperonospora hoặc một số nấm khác gây nên tuỳ thuộc vào từng loại cây trồng. Đối với cây dưa hấu, cây dưa leo và cây khổ qua thì bệnh sương mai, bệnh mốc sương là 1 bệnh, nó tuỳ thuộc vào cách gọi của nông dân ở từng địa phương và đó cũng chính là bệnh giả sương mai do nấm Pseudoperonospora gây nên. Sương muối, sương ban đêm là một trong những điều kiện thích hợp cho sự phát sinh và gây hại của loại bệnh này. Biện pháp phòng trừ bệnh:
  3. + Thu gom tàn dư cây bệnh, làm tốt công tác vệ sinh ruộng sau thu hoạch. + Sử dụng giống từ ruộng không bị bệnh. + Ruộng trồng dưa phải có hệ thống tiêu thoát nước tốt. + Khi bệnh xuất hiện trên ruộng, có thể dùng thuốc Boocdo 1% hoặc Ridomil 72MZ 0,2% để phun. Nếu điều kiện thời tiết có mưa hoặc đêm nhiều sương thì 5-7 ngày sau nên phun lại. 2. Bệnh đốm phấn, đốm phấn vàng, phấn trắng theo chúng tôi có thể không phải 1 loại bệnh, rất tiếc là ông không nêu cụ thể trên loại cây trồng nào. Dưới đây là 2 dạng triệu chứng tiêu biểu: + Triệu chứng của bệnh phấn trắng: Xuất hiện những đám sợi nấm màu trắng ở mặt trên của lá. Những đám nấm trắng này có thể đứng riêng rẽ hoặc phủ kín cả phiến lá. + Triệu chứng đốm phấn vàng: Trên lá xuất hiện những đốm màu vàng hoặc vàng nâu, trên đó có lớp bột bào tử nấm bệnh màu vàng, vàng da
  4. cam hoặc màu gạch cua. Ví dụ như bệnh gỉ sắt trên lá cà phê, bệnh gỉ sắt trên lá mận, đào, bệnh gỉ sắt trên lạc, đậu tương và 1 số cây đậu đỗ khác. Biện pháp phòng trừ bệnh: Vì triệu chứng bệnh khác nhau cho nên thuốc hoá học để phun phòng trừ là khác nhau. Bệnh phấn trắng có thể dùng thuốc Sumieight, Tilt super để phun. Còn bệnh đốm phấn vàng (bệnh gỉ sắt) thì nên dùng các loại thuốc như Anvil, Baycor, Bayleton và Bayfidan. Để hiệu quả phòng trừ bệnh cao đối với cả 2 loại bệnh phấn trắng và gỉ sắt đều nên phun khi bệnh xuất hiện nhẹ và kết hợp với các biện pháp khác như sử dụng giống kháng bệnh, tiêu huỷ tàn dư bệnh và sử dụng phân bón hóa học.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2