YOMEDIA
ADSENSE
Biến đổi phản xạ H trong bệnh đa dây thần kinh do đái tháo đường
49
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết khảo sát thời gian tiềm phản xạ H, sự thay đổi tỷ lệ H/M ở bệnh nhân (BN) mắc bệnh đa dây thần kinh do đái tháo đường (ĐTĐ) và mối liên quan giữa phản xạ H với thời gian có triệu chứng lâm sàng.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Biến đổi phản xạ H trong bệnh đa dây thần kinh do đái tháo đường
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2020 - chuyªn ®Ò thÇn kinh häc<br />
<br />
BIẾN ĐỔI PHẢN XẠ H TRONG BỆNH<br />
ĐA DÂY THẦN KINH DO ĐÁI THÁO ĐƯỜNG<br />
Hoàng Tiến Trọng Nghĩa1, Trương Đình Cẩm1<br />
Leng Matin2, Nguyễn Hữu Công2<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Khảo sát thời gian tiềm phản xạ H, sự thay đổi tỷ lệ H/M ở bệnh nhân (BN) mắc<br />
bệnh đa dây thần kinh do đái tháo đường (ĐTĐ) và mối liên quan giữa phản xạ H với thời gian<br />
có triệu chứng lâm sàng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 32 đối<br />
tượng mắc bệnh đa dây thần kinh do ĐTĐ tại Bệnh viện Ngoại Thần kinh Quốc tế. Các chỉ tiêu<br />
nghiên cứu chính bao gồm: thời gian tiềm, biên độ phản xạ H, tỷ số H/M, đặc điểm phản xạ H,<br />
thời gian tiềm sóng F, hiện tượng tái phân bố thần kinh trên điện cơ kim. Các chỉ số nghiên cứu<br />
được lựa chọn thống nhất bên trái hoặc bên phải. Kết quả: 43,5% BN có thời gian tiềm kéo dài,<br />
tỷ lệ bất thường phản xạ H là 96,9%, trong đó 50% mất phản xạ H. Trong số BN còn phản xạ H,<br />
tỷ lệ H/M < 0,5 chiếm 82,4% và > 0,5 chiếm 17,6%. Có mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh<br />
đa dây thần kinh do ĐTĐ với thời gian tiềm phản xạ H. Kết luận: Phần lớn BN mắc bệnh đa<br />
dây thần kinh do ĐTĐ đều có bất thường phản xạ H, có mối liên quan giữa thời gian có triệu<br />
chứng bệnh đa dây thần kinh do ĐTĐ và thời gian tiềm phản xạ H.<br />
* Từ khoá: Bệnh đa dây thần kinh do đái tháo đường; Phản xạ H.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ lý, nếu tổn thương các sợi thần kinh lớn<br />
biểu hiện bằng sự thay đổi cảm giác sâu<br />
Bệnh lý đa dây thần kinh do ĐTĐ là và cảm rung vỏ xương. Phản xạ H là loại<br />
hậu quả trực tiếp hay gián tiếp của tình phản xạ 1 synap kinh điển của tủy sống,<br />
trạng tăng đường máu và hiện tượng bao gồm cả đường cảm giác và đường<br />
thiếu máu cho hệ thần kinh. Khởi đầu là vận động, đồng thời cũng là một xét<br />
một tổn thương chức năng do phù nề bên nghiệm chẩn đoán điện đơn giản, không<br />
trong các neuron. Đặc trưng lâm sàng là xâm lấn, dễ dàng thực hiện ở bất kỳ<br />
biểu hiện của bệnh dây thần kinh phụ phòng điện cơ nào, cho thông tin nhạy<br />
thuộc chiều dài. Mất cảm giác bắt đầu từ cảm về khả năng dẫn truyền của thần<br />
các ngón chân và lan dần lên cẳng chân, kinh ngoại biên ở gần gốc chi và các rễ.<br />
sau đó lan lên bàn tay (từ các ngón tay), Ở Việt Nam hiện nay, các khảo sát về<br />
tạo nên kiểu đi găng đi vớ. Tổn thương bệnh lý đa dây thần kinh do ĐTĐ đã đề<br />
các sợi thần kinh có myelin đặc trưng bởi cập tới đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng<br />
tình trạng giảm tốc độ dẫn truyền thần điện cơ sinh lý, các yếu tố tiên lượng<br />
kinh và biên độ điện thế trên điện cơ sinh nặng và tiên lượng hồi phục của bệnh.<br />
<br />
1. Bệnh viện Quân y 175<br />
2. Bệnh viện Ngoại Thần kinh Quốc tế<br />
Người phản hồi (Corresponding author): Hoàng Tiến Trọng Nghĩa (dr.hnghia@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 14/02/2020; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 20/02/2020<br />
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2020<br />
<br />
28<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2020 - chuyªn ®Ò thÇn kinh häc<br />
<br />
Tuy nhiên, nghiên cứu về biến đổi phản - BN phù chỗ cần làm điện cơ, vết thương<br />
xạ H của các bệnh lý này chưa được tiến chỗ cần làm điện cơ, cụt chi, rối loạn tâm<br />
hành nhiều, hoặc chỉ được đề cập trong thần, kích động, bị bệnh nặng kèm theo<br />
các nghiên cứu liên quan đến các khía (bệnh lý tim mạch, phổi...).<br />
cạnh lâm sàng của bệnh. Chính vì vậy, - BN từ chối khảo sát phản xạ H hoặc<br />
chúng tôi tiến hành nghiên cứu này từ chối thực hiện đầy đủ các bước của<br />
nhằm: Khảo sát thời gian tiềm phản xạ H, chẩn đoán điện.<br />
sự thay đổi tỷ lệ H/M (tỷ lệ giữa đáp ứng 2. Phương pháp nghiên cứu<br />
của phản xạ H và đáp ứng co cơ M) trên Nghiên cứu mô tả cắt ngang.<br />
BN bị bệnh đa dây thần kinh do ĐTĐ và<br />
* Các bước tiến hành:<br />
mối liên quan giữa phản xạ H với đặc<br />
- Trực tiếp hỏi bệnh sử BN và thân nhân,<br />
điểm lâm sàng.<br />
thăm khám lâm sàng.<br />
- Ghi thông số phản xạ H gồm biên độ,<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
thời gian tiềm và tỷ số H/M bằng máy<br />
NGHIÊN CỨU<br />
đo điện cơ Viking Quest (Hãng Natus,<br />
1. Đối tượng nghiên cứu Hoa Kỳ).<br />
32 BN bệnh đa dây thần kinh do ĐTĐ - Người nghiên cứu trực tiếp thực hiện<br />
được điều trị tại Phòng Điện cơ, Bệnh và ghi nhận các kết quả.<br />
viện Ngoại Thần kinh Quốc tế từ tháng * Xử lý và phân tích dữ liệu: Bằng phần<br />
12/2017 - 6/2018. mềm STATA 13.0.<br />
* Tiêu chuẩn lựa chọn:<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BN có tiền căn ĐTĐ hoặc mới được<br />
BÀN LUẬN<br />
chẩn đoán lần đầu theo tiêu chuẩn chẩn<br />
đoán ĐTĐ của ADA (American Diabetes Nghiên cứu gồm 43,7% BN nữ, tuổi<br />
Association) (2014) [3] và theo tiêu trung bình là 64, tập trung chủ yếu từ<br />
chuẩn chẩn đoán bệnh đa dây thần kinh 41 - 88 tuổi. 78% BN sống ở các tỉnh<br />
[4]. khác. Phần lớn BN mắc bệnh đa dây thần<br />
kinh do ĐTĐ có thời gian phát hiện bệnh<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
≥ 5 năm, trong đó, 5 - 10 năm: 56,3% và<br />
- BN có bệnh lý khác gây bệnh đa dây > 10 năm: 28,1%. Chỉ có 15,6% BN có thời<br />
thần kinh như: Nghiện rượu, bệnh tự gian khởi phát bệnh < 5 năm. Thời gian có<br />
miễn - hệ thống, nhiễm độc, nội tiết, suy triệu chứng bệnh đa dây thần kinh đến thời<br />
dinh dưỡng, bệnh đa dây thần kinh có điểm nghiên cứu: < 6 tháng chiếm 56,3%,<br />
tính gia đình hoặc di truyền. > 12 tháng chiếm 25%, từ 6 - 12 tháng<br />
- BN bệnh nặng, có nhiều biến chứng. chiếm 18,7%.<br />
<br />
29<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2020 - chuyªn ®Ò thÇn kinh häc<br />
<br />
Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng.<br />
Chân trái (n = 32) Chân phải (n = 32)<br />
Đặc điểm lâm sàng<br />
n (%) n (%)<br />
<br />
Vận động Yếu cơ 11 (34,4) 11 (34,4)<br />
<br />
Teo cơ 6 (21,4) 6 (21,4)<br />
<br />
Cảm giác đau Còn 28 (87,5) 28 (87,5)<br />
<br />
Mất 4 (12,5) 4 (12,5)<br />
<br />
Cảm giác rung âm thoa (128 Hz) Còn 16 (50,0) 16 (50,0)<br />
<br />
Mất 16 (50,0) 16 (50,0)<br />
<br />
Cảm giác vị thế khớp Còn 20 (62,5) 20 (62,5)<br />
<br />
Mất 12 (37,5) 12 (37,5)<br />
<br />
Kết quả cho thấy, không có sự khác biệt về đặc điểm lâm sàng giữa 2 bên. 100%<br />
BN có rối loạn cảm giác ở cả 2 chân. 93,7% BN mất phản xạ gót và 25% BN bị loét<br />
thay đổi màu sắc da ở cả 2 chân.<br />
Bảng 2: Đặc điểm dẫn truyền thần kinh.<br />
Dây Bình Bất thường<br />
Thời gian tiềm sóng F<br />
thần kinh thường n (%)<br />
<br />
Mất Hủy Hỗn Bất Bình Bên trái Bên phải<br />
sợi trục myelin hợp thường thường (ms) (ms)<br />
n (%) n (%) ( ± SD) ( ± SD)<br />
<br />
Dây chày 25 (78,1) 1 (3,1) 5 (15,7) 1 (3,1) 10 (31,3) 22 (68,7) 55,6 ± 6,6 55,8 ± 7,6<br />
<br />
Dây mác sâu 14 (43,8) 14 (43,8) 2 (6,3) 2 (6,1) 12 (37,1) 20 (62,9) 51,4 ± 12,4 52,2 ± 5,7<br />
<br />
Dây bắp chân 3 (9,4) 29 (90,6)<br />
<br />
Hiện tượng tái phân bố<br />
17 (53,1%)<br />
thần kinh trên điện cơ kim<br />
<br />
<br />
Bảng 3: Đặc điểm phản xạ H.<br />
Phản xạ H Bình thường Bất thường<br />
Đặc điểm<br />
<br />
Một phần Mất hoàn toàn<br />
Số lượng BN (n,%) 1 (3,1) 15 (46,9) 16 (50)<br />
Thời gian tiềm (ms) 34,3 ± 5,7 35,4 ± 4,7<br />
Biên độ trung bình (µV) 2,2 ± 1,9 1,7 ± 0,9<br />
Tỷ số H/M trung bình 8,3 ± 20,7 5,9 ± 12,5<br />
<br />
<br />
30<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2020 - chuyªn ®Ò thÇn kinh häc<br />
<br />
Những BN mắc bệnh đa dây thần kinh Trong số BN còn phản xạ H, chúng tôi<br />
do ĐTĐ còn phản xạ H có thời gian trung ghi nhận tỷ lệ biên độ H/M là 17,6%. Tỷ lệ<br />
bình tiềm bên trái là 34,3 ± 5,7ms và bên này thấp hơn so với bất thường của thời<br />
phải là 35,4 ± 4,7ms. Kết quả này phù hợp gian tiềm phản xạ H, chứng tỏ bất thường<br />
với nghiên cứu của Nguyễn Duy Mạnh tỷ lệ biên độ H/M có độ nhạy kém hơn<br />
(37,95 ± 7,71ms) [2], cao hơn của Nguyễn bất thường của thời gian tiềm phản xạ H<br />
Mai Hòa (32,4 ± 2,54ms) [1]. Sự khác biệt trong bệnh đa dây thần kinh do ĐTĐ.<br />
này là do đối tượng trong nghiên cứu của Bảng 4: Mối liên quan giữa bất thường<br />
chúng tôi đủ tiêu chuẩn của bệnh đa dây phản xạ H và các đặc điểm lâm sàng.<br />
thần kinh do ĐTĐ, còn đối tượng trong<br />
Bất thường Mất hoàn<br />
nghiên cứu của Nguyễn Mai Hòa là mẫu Các đặc tính<br />
một phần toàn p<br />
của mẫu<br />
ngẫu nhiên. Trong nhóm còn phản xạ H, n (%) n (%)<br />
tỷ lệ bất thường chiếm 43,5%, xuất hiện Nhóm tuổi<br />
cân xứng 2 bên phải và trái. Điều này < 60 5 (16,1) 3 (9,7)<br />
chứng tỏ tính chất đối xứng của bệnh đa > 0,05<br />
≥ 60 10 (41,9) 13 (32,3)<br />
dây thần kinh do ĐTĐ.<br />
Giới tính<br />
Trong nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận Nam 9 (29) 8 (25,9)<br />
31 BN (96,6%) có bất thường phản xạ H > 0,05<br />
Nữ 6 (19,2) 8 (25,9)<br />
(gồm trường hợp kéo dài thời gian tiềm,<br />
Thời gian khởi phát bệnh ĐTĐ<br />
giảm biên độ phản xạ H và mất phản xạ<br />
< 5 năm 5 (16,1) 1 (3,2)<br />
H. Đây là một tỷ lệ rất cao, chứng tỏ độ<br />
nhạy cảm của sự thay đổi phản xạ H 5 - 10 năm 6 (19,4) 10 (32,3) > 0,05<br />
<br />
trong bệnh đa dây thần kinh do ĐTĐ có > 10 năm 4 (12,9) 5 (16,1)<br />
<br />
vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán Thời gian có triệu chứng bệnh đa dây thần kinh<br />
sớm bệnh. Kết quả này cao hơn so với < 6 tháng 13 (41,9) 4 (12,9)<br />
nghiên cứu của Nguyễn Mai Hòa (52,0%) 6 - 12 tháng 1 (3,2) 6 (19,4) < 0,01<br />
[1] và các nghiên cứu trên thế giới. > 12 tháng 1 (3,2) 6 (19,4)<br />
Sachin Pawar và CS [6] khảo sát 100 BN<br />
Chúng tôi ghi nhận có mối liên quan<br />
ĐTĐ, ghi nhận 73% trường hợp có bất<br />
giữa thời gian có triệu chứng bệnh đa dây<br />
thường phản xạ H. Tỷ lệ này trong nghiên<br />
thần kinh với thời gian tiềm phản xạ H.<br />
cứu của R.O. Millán-Guerrero và CS [5]<br />
Trong đó, tỷ lệ mất phản xạ H ở BN có<br />
trên 150 BN ĐTĐ là 77,1%.<br />
thời gian từ khi có triệu chứng của bệnh<br />
Biên độ phản xạ H trung bình là 2,2 ± đa dây thần kinh đến thời điểm khảo sát<br />
1,9µV. Kết quả này phù hợp với nghiên > 6 tháng cao hơn ở BN có thời gian này<br />
cứu của Nguyễn Duy Mạnh (2,18 ± 2,16µV) < 6 tháng, khác biệt có ý nghĩa thống kê<br />
[2]. Trong đó, chúng tôi ghi nhận 58,8% (p < 0,01). Tuy nhiên, khác biệt không có<br />
trường hợp bất thường về biên độ phản có ý nghĩa thống kê giữa nhóm tuổi, giới<br />
xạ H. Tỷ lệ này tương đối cao, xuất hiện tính và thời gian khởi phát bệnh ĐTĐ với<br />
đối xứng 2 bên giữa phải và trái. thời gian tiềm phản xạ H (p > 0,05).<br />
<br />
31<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2020 - chuyªn ®Ò thÇn kinh häc<br />
<br />
KẾT LUẬN nhân đái tháo đường týp 2. Luận văn Thạc sỹ<br />
Y học. Đại học Y Hà Nội. 2009, tr.1-93.<br />
Trong nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận<br />
96,6% BN có bất thường về phản xạ H. 3. American Diabetes Association. Diagnosis<br />
Có mối liên quan giữa thời gian có triệu and classification of diabetes mellitus. Diabetes<br />
Care. 2014, 37 (Supplement 1), pp.S81-S90.<br />
chứng bệnh đa dây thần kinh với thời<br />
gian tiềm phản xạ H. Trong đó, BN có 4. Dyck Peter J. et al. Diabetic<br />
polyneuropathies: Update on research<br />
thời gian từ khi có triệu chứng của bệnh<br />
definition, diagnostic criteria and estimation of<br />
đa dây thần kinh đến thời điểm khảo sát ><br />
severity. Diabetes/metabolism Research and<br />
6 tháng có tỷ lệ mất phản xạ H cao hơn ở Reviews. 2011, 27 (7), pp.620-628.<br />
BN có thời gian này < 6 tháng.<br />
5. Millán-Guerrero R.O. et al. H-reflex and<br />
clinical examination in the diagnosis of diabetic<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
polyneuropathy. Journal of International<br />
1. Nguyễn Mai Hòa. Khảo sát điện cơ Medical Research. 2012, 40 (2), pp.694-700.<br />
trên bệnh nhân đái tháo đường mạn tính. 6. Sachin Pawar, Vinod Shende, Vishakha<br />
Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 2008, 12 (1), Jain. H-reflex and clinical examination in<br />
tr.352-358. the diagnosis of diabetic polyneuropathy.<br />
2. Nguyễn Duy Mạnh. Nghiên cứu biểu Contemporary Medical Research. 2016, 3 (7),<br />
hiện tổn thương đa dây thần kinh ở bệnh pp.2115-2118.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
32<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn