intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỒI DƯỠNG KĨ NĂNG XÂY DỰNG CÂU HỎI ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY PHẦN SINH LÍ THỰC VẬT

Chia sẻ: Phan Cảnh Trình | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:20

241
lượt xem
50
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong dạy học câu hỏi có nhưng vai trò rất quan trọng: + Dùng câu hỏi để “mã hoá” nội dung sách giáo khoa. + Kích thích định hướng nhận thức tri thức mới, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập của học sinh. + Giúp học sinh tự lĩnh hội kiến thức một cách có hệ thống. Như vậy có thể dùng câu hỏi để tổ chức học tập cho học sinh giúp học sinh tự chiếm lĩnh tri thức mới, rèn luyện các thao tác tư duy tích cực sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp học tập để học sinh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỒI DƯỠNG KĨ NĂNG XÂY DỰNG CÂU HỎI ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY PHẦN SINH LÍ THỰC VẬT

  1. Tai liêu đươc sưu tâm và chinh sưa bơi CLB GS Sinh viên Dươc ̀ ̣ ̀ ̉ Bơi vì nhiêu lý do cac tai liêu sưu tâm nay chưa có điêu kiên kiêm đinh chât lương và ̀ ́ ̀ ̣ ̀ ̀ ̀ ̣ ̉ ̣ ́ xin phep cac tac giả khi chia sẻ rât mong quý vị thông cam. ́ ́ ́ ́ ̉ Nêu quý thây cô nao là tac giả cua nhưng tai liêu nay xin liên hệ email: ́ ̀ ̀ ́ ̉ ̀ ̣ ̀ clbgiasusvd@gmail.com câu lac bộ để chung tôi bổ sung tên tac giả vao cac tai liêu cung ̣ ́ ́ ̀ ́̀ ̣ ̃ 1
  2. Chuyên đề: BỒI DƯỠNG KĨ NĂNG XÂY DỰNG CÂU HỎI ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY PHẦN SINH LÍ THỰC VẬT Trần Thị Hương – Trường THPT Trùng Khánh I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong dạy học câu hỏi có nhưng vai trò rất quan trọng: + Dùng câu hỏi để “mã hoá” nội dung sách giáo khoa. + Kích thích định hướng nhận thức tri thức mới, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập của học sinh. + Giúp học sinh tự lĩnh hội kiến thức một cách có hệ thống. Như vậy có thể dùng câu hỏi để tổ chức học tập cho học sinh giúp học sinh tự chiếm lĩnh tri thức mới, rèn luyện các thao tác tư duy tích cực sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp học tập để học sinh tự học. Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, đối tương quan sát trong dạy học sinh học là các sơ đồ, hình vẽ, mẫu vật tự nhiên, các thí nghiệm…Giáo viên có thể sư dụng câu hỏi để hướng dẫn học sinh quan sát phương tiện trực quan để kích thích quan sát chú ý..., khơi dậy ơ học sinh tính tò mò khoa học, phát hiện nhưng băn khoăn, thắc mắc của học sinh, tạo tình huống có vấn đề. Trong thời đại kinh tế vốn tri thức của nhân loại ngày càng nhiều, không nhưng thế còn luôn luôn đổi mới. Xu hướng chính của chiến lươc phát triển giáo dục, đào tạo là: Giáo dục định hướng vào học tập, hoạt động nhận thức của học sinh. Do vậy mà phải có phương pháp giáo dục, dạy học phù hơp, hiệu quả. Trong dạy học thì câu hỏi có vai trò rất quan trọng. Có câu hỏi tốt là cơ sơ cho việc sư dụng các phương pháp dạy học khác có hiệu quả. Thực trạng của việc xây dựng câu hỏi trong dạy học nói chung và trong dạy học sinh học nói riêng đã khẳng định cần phải rèn luyện kĩ năng xây dựng câu hỏi trong dạy học sinh học là một vấn đề cấp bách và cần thiết. Vì nhưng lí do trên tôi chọn chuyên đề: “BỒI DƯỠNG KĨ NĂNG XÂY DỰNG CÂU HỎI ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY PHẦN SINH LÍ THỰC VẬT” 2
  3. II. GIẢI QUYẾT VẦN ĐỀ 1. Các loại câu hỏi Câu hỏi vô cùng đa dạng, mà trong dạy học thì câu hỏi đươc sư dụng trong mọi trường hơp. Tuy nhiên, trong dạy học không phải trong chủ đề nào của nội dung dạy và học đều có sẵn các câu hỏi phù hơp với mọi đối tương. Vì vậy nhiều trường hơp giáo viên phải tự xây dựng câu hỏi để hướng dẫn người học nghiên cứu, phát hiện kiến thức. Khi lựa chọn và xây dựng câu hỏi để tổ chức hoạt động học tập, giáo viên phải nắm vưng cần có nhưng câu hỏi thuộc loại nào để đạt đươc mục tiêu dạy học. Câu hỏi chỉ phát huy đươc tác dụng dạy học khi sư dụng loại câu hỏi phù hơp với mục tiêu dạy học. Vậy trong dạy học thường sử dụng những loại câu hỏi : 1.1 Khi kiểm tra kết quả thực hiện mục tiêu bài học, người ta thường sử dụng các loại dạng câu hỏi sau: – Câu hỏi để kiểm tra sự ghi nhớ kiến thức đã học. – Câu hỏi để kiểm tra sự nắm vưng bản chất của kiến thức, nghĩa là nêu lại, giải thích nội dung, kiến thức đã lĩnh hội. – Câu hỏi để kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết một nhiệm vụ nhận thức mới. – Câu hỏi để kiểm tra sự nắm vưng giá trị của kiến thức nghĩa là xác định đươc vai trò, ý nghĩa của kiến thức trong lí luận và thực tiễn. – Câu hỏi để kiểm tra thái độ, hành vi của người học sau khi học tập một chủ đề nào đó. 1.2. Để hình thành, phát triển năng lực nhận thức, người ta thường sử dụng các loại câu hỏi sau – Câu hỏi rèn luyện kĩ năng quan sát; – Câu hỏi rèn luyện kĩ năng phân tích; – Câu hỏi rèn luyện kĩ năng tổng hơp; – Câu hỏi rèn luyện kĩ năng so sánh; – Câu hỏi rèn luyện kĩ năng sư dụng con đường quy nạp; – Câu hỏi rèn luyện kĩ năng sư dụng con đường diễn dịch. 1.3. Dựa vào các giai đoạn của quá trình dạy học để sử dụng câu hỏi, người ta chia ra: 3
  4. – Câu hỏi hình thành kiến thức mới; – Câu hỏi củng cố, hoàn thiện kiến thức; – Câu hỏi kiểm tra, đánh giá. 1.4. Dựa vào nội dung mà câu hỏi phản ánh, người ta chia ra: – Câu hỏi nêu vấn đề; – Câu hỏi xác định các dấu hiệu bản chất; – Câu hỏi xác định mối quan hệ; – Câu hỏi xác định cơ chế; – Câu hỏi xác định phương pháp khoa học; – Câu hỏi xác định ý nghĩa lí luận hay thực tiễn của kiến thức. Do dựa vào nhiều tiêu chuẩn khác nhau để phân loại, nên mỗi câu hỏi ơ loại này có thể cũng thuộc về loại khác. 2. Sử dụng câu hỏi trong dạy học sinh học ở trường phổ thông. Trong dạy học, câu hỏi luôn đươc sư dụng và đươc sư dụng trong các khâu khác nhau nhằm đạt đươc nhưng mục tiêu khác nhau. 2.1. Sử dụng câu hỏi để tạo tình huống học tập Con người hoạt động khi có nhu cầu, nhu cầu có đươc khi đứng trước một nhiệm vụ cần đươc giải quyết. Do đó giáo viên cần xác định rõ nhiệm vụ nhận thức và diễn đạt nhiệm vụ nhận thức đó bằng câu hỏi. Khi đó câu hỏi là phương tiện để tạo tình huống học tập. Ta có thể sư dụng câu hỏi để tạo các tình huống trong dạy học Sinh học nói chung, Sinh học 11 nói riêng như sau: Giáo viên có thể đưa ra tình huống: Tại sao cây non khi bị chiếu sáng từ một phía sẽ phát triển thân theo hướng cong về phía ánh sáng? Học sinh chắc sẽ nhanh chóng trả lời đó là vì cây có tính hướng quang. Tuy nhiên, nếu hỏi cơ chế nào dẫn đến cây sẽ bị cong đi như vậy thì học sinh không dễ gì giải thích đươc. Việc đưa ra nhưng tình huống mang tính thách đố như vậy sẽ kích thích học tập và thi đua nhau tìm câu trả lời. Nhưng em trả lời đươc sẽ rất tự hào và nhớ kiến thức lâu và chắc, còn nhưng em chưa trả lời đươc sẽ gắng học hơn. 2.2. Sử dụng câu hỏi để hình thành kiến thức, kĩ năng mới 2.2.1. Sử dụng câu hỏi để định hướng vấn đề học tập 4
  5. Nhiều khi nghiên cứu một vấn đề có chứa đựng nhiều nội dung, người học không dễ gì xác định đươc vấn đề nào là cơ bản, đặc điểm nào là bản chất. Do vậy giáo viên cần định hướng cho người học bằng câu hỏi. Ví dụ: Khi dạy bài 9 “Quang hơp ơ các nhóm thực vật” Sinh học 11 Cơ bản, sau khi ghi đầu bài lên bảng ta có thể định hướng vấn đề học tập như sau: Quang hơp ơ cây xanh diễn ra như thế nào ơ các nhóm thực vật khác nhau và sống trong môi trường khác nhau thì quá trình quang hơp có đặc điểm gì riêng biệt? Câu hỏi định hướng vấn đề học tập khác với câu hỏi tạo tình huống học tập ơ chỗ: chỉ cần chỉ ra nhưng vấn đề học tập mà không cần chỉ ra mâu thuẫn thế nào dẫn đến cần giải quyết. 2.2.2. Sử dụng câu hỏi để gợi ý, để giới hạn vấn đề cần trả lời Khi một câu hỏi lớn đặt ra, gồm nhiều khía cạnh khác nhau, ta có thể nêu câu hỏi để gơi ra từng vấn đề nhỏ và nội dung từng vấn đề, sau một loạt câu hỏi gơi ý, dẫn người học giải quyết đươc vấn đề lớn. 2.2.3. Sử dụng câu hỏi để hướng dẫn quan sát Khi quan sát hình vẽ có nhiều chi tiết hoặc quan sát thiên nhiên có nhiều hiện tương đồng thời xảy ra, nhưng cần nghiên cứu một hiện tương trong đó, giáo viên phải rèn luyện cho học sinh có kĩ năng quan sát và nhận biết, ta thường dùng câu hỏi để hướng dẫn. 2.2.4. Sử dụng câu hỏi để phát triển kĩ năng tư duy Trong tổ chức hoạt động học tập, ngoài việc hướng tới mục tiêu tri thức, đồng thời phải hướng tới mục tiêu quan trọng nưa là phát triển tư duy. Trong các kĩ năng tư duy, trước hết phải sư dụng câu hỏi để phát triển kĩ năng so sánh, phân tích, tổng hơp . 2.2.5. Sử dụng câu hỏi để tự kiểm tra và kiểm tra kết quả học tập Để học sinh hoạt động tích cực, tự lực trong học tập, khâu kiểm tra và tự kiểm tra sẽ góp phần định hướng cho hoạt động dạy và hoạt động học. Do vậy cần xác định mục tiêu dạy học cụ thể, để từ mục tiêu cụ thể mà sư dụng câu hỏi phù hơp để học sinh tự kiểm tra và tự điều chỉnh cách học nhằm nắm vưng kiến thức, kĩ năng và phát triển năng lực nhận thức. Để giúp học sinh tự kiểm tra tốt nhất là sư dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan, dạng nhiều lựa 5
  6. chọn. 3. Kĩ thuật thiết kế câu hỏi Để thiết kế đươc câu hỏi đảm bảo các yêu cầu sư phạm, để sư dụng trong quá trình dạy học cần thực hiện theo trình tự sau: – Thứ nhất, phải xác định rõ và đúng của việc hỏi. Mục tiêu hỏi đươc hiểu là mục tiêu của việc hỏi, nghĩa là muốn người học phải trả lời ơ mức độ nào về kiến thức, tư duy, kĩ năng. Như vậy, giáo viên phải nắm vưng mục tiêu bài dạy, nội dung bài dạy, biện pháp tổ chức thực hiện bài dạy và năng lực của học sinh. – Thứ hai: liệt kê và sắp xếp nhưng cái cần hỏi theo một trình tự phù hơp với trình độ các hoạt động học tập. – Thứ ba: diễn đạt cái cần hỏi bằng các câu hỏi. Mỗi câu hỏi cần diễn đạt rõ điều đã biết và điều cần tìm. Điều đã biết và điều cần tìm có quan hệ với nhau; điều đã biết là cơ sơ để suy ra điều cần tìm, hay điều cần tìm là hệ quả của điều đã biết. Điều đã biết thường là nhưng thông tin đươc nêu trong sách giáo khoa hay nhưng kiến thức vừa thu nhận trước đó; điều đã biết có thể đươc thể hiện qua kênh chư hay kênh hình. Điều cần tìm thường là mối quan hệ giưa các hiện tương, hay đặc điểm bản chất, hay xác định giá trị hay kĩ năng ứng dụng, hay phương pháp luận, hay nguyên nhân giải thích. – Thứ tư: Thư xác định nhưng nội dung cần trả lời, tìm nội dung trả lời để xác định câu hỏi này có tìm đươc đáp số hay không, đáp số này có phù hơp với trình độ hay không. Qua việc tìm ý trả lời mà xác định việc diễn đạt câu hỏi đã phù hơp hay chưa, nếu chưa phù hơp cần sưa lại thế nào. – Thứ năm: Chỉnh sưa lại nội dung và hình thức diễn đạt câu hỏi để đưa vào sư dụng. Ví dụ minh hoạ: Khi thiết kế câu hỏi, bài tập để dạy mục I.2: “Pha tối” trang 41 (SGK Sinh học 11 Cơ bản) ta tiến hành như sau: 1) Mục tiêu của việc xây dựng câu hỏi là: + Hiểu đươc đặc điểm của pha tối là pha khư CO2 ơ thực vật C3. 6
  7. + Hình thành năng lực thu thập xư lí thông tin từ SGK – một năng lực tự học cần đươc hình thành qua việc dạy học sinh trả lời câu hỏi. 2) Liệt kê nhưng điều cần hỏi và nhưng điều đã biết. + Điều đã biết: Chu trình Canvin, đặc điểm các giai đoạn của chu trình. + Điều cần hỏi: • Hơp chất tham gia đồng hoá CO2. • Sản phẩm đầu tiên khi khư CO2. • Các giai đoạn của pha tối. • Giải thích tên gọi của chu trình • Ý nghĩa của chu trình. 3) Diễn đạt điều cần hỏi bằng câu hỏi: Quan sát hình 9.2, SGK trang 41 và cho biết: + Hơp chất tham gia đồng hoá CO2 là chất nào? + Sản phẩm đầu tiên khi khư CO2 là gì? Có bao nhiêu cacbon trong phân tư? + Pha tối có nhưng giai đoạn nào? Nêu đặc điểm của mỗi giai đoạn. + Tại sao lại có tên là thực vật C3? Chu trình C3 có ý nghĩa gì? 4) Xác định các nội dung cần trả lời cho từng câu hỏi: + Hơp chất tham gia đồng hoá CO2 là ribulôzơ -1,5-diphotphat. + Hơp chất ribulôzơ -1,5-diphotphat (có 5C) kết hơp với CO2 tạo 2 phân tư APG có 3C. + Chu trình Canvin có 3 giai đoạn: • Cố định CO2 tạo APG. • Khư APG thành AlPG. Cuối giai đoạn có phân tư AlPG tách khỏi chu trình tạo glucôzơ. • Tái sinh chất nhận ban đầu là ribulôzơ -1,5-diphotphat. + Sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình C3 là một hơp chất có 3 cacbon (do đó chu trình này có tên là chu trình C3). Nhóm thực vật cố định CO2 theo con đường C3 (chu trình Canvin) gọi là thực vật C3. + Ý nghĩa của chu trình C3: - Chu trình C3 là chu trình quang hơp cơ bản nhất của thế giới thực vật, xảy ra trong tất cả thực vật. - Chu trình C3 tạo nên nhiều sản phẩm sơ cấp đó là hơp chất C3, C5, C6… là nguyên liệu để tổng hơp nên các sản phẩm quan trọng như đường, 7
  8. tinh bột, protein, lipit. 4. Nguyên tắc xây dựng câu hỏi 1) Đảm bảo nội dung khoa học, cơ bản, chính xác của kiến thức. 2) Phát huy được tính tích cực trong học tập của học sinh. 3) Phản ánh được tính hệ thống. 4) Phù hợp với trình độ đối tượng học sinh. Tóm lại việc xây dựng các câu hỏi phải dựa trên các nguyên tắc trên. Tuy nhiên không phải câu hỏi nào đươc xây dựng cũng phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc trên mà tuỳ thuộc vào nội dung kiến thức của từng bài học. 5. Yêu cầu sư phạm của câu hỏi Sinh học – Câu hỏi phải là công cụ, phương tiện trong dạy học. ` – Câu hỏi phải mã hoá đươc lương thông tin quan trọng đã trình bày dưới dạng thông báo, phổ biến kiến thức thành dạng nêu ra vấn đề học tập. – Câu hỏi cần đươc diễn đạt gọn, súc tích, rõ ràng, chứa đựng đươc hướng trả lời. – Câu hỏi phải diễn đạt đươc điều cần hỏi. – Câu hỏi có tác dụng kích thích tư duy Trong trường hơp câu hỏi mà yêu cầu trả lời cần nêu có hoặc không, đây mới là sự dẫn dắt, chưa phải nội dung cần khám phá, do đó tiếp sau phải có vế thứ hai là: Tại sao? Trả lời vế này mới đi vào bản chất và mới là cái cần hỏi. 8
  9. 6. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH BỒI DƯỠNG KĨ NĂNG XÂY DỰNG CÂU HỎI Bước 1: Bồi dưỡng cho giáo viên cơ sơ lí luận về bản chất và nguyên tắc xây dựng câu hỏi Bước 2: Phân tích nội dung tài liệu giáo khoa Bước 3: Xác định mục tiêu bài dạy Bước 4: Tìm các khả năng có thể đặt câu hỏi Bước 5: Xác định các tài liệu phụ trơ cho sách giáo khoa Bước 6: Diễn đạt các khả năng đó thành câu hỏi Bước 7: Sắp xếp các câu hỏi thành hệ thống logic Bước 8: Xây dựng câu hỏi để soạn bài dạy Bước 9: 9
  10. Tổ chức bài giảng trên lớp 8. Ví dụ minh họa BÀI: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT (Sinh học 11 Cơ bản) I. Mục tiêu 1. Kiến thức a. Kiến thức chung Học xong bài này, học sinh cần: - Nêu đươc khái niệm quang hơp. - Nêu đươc vai trò quang hơp ơ thực vật. - Trình bày đươc cấu tạo (đặc điểm về hình thái, giải phẫu) của lá thích nghi với chức năng quang hơp. - Liệt kê đươc các sắc tố quang hơp, nơi phân bố trong lá và nêu chức năng chủ yếu của các sắc tố quang hơp. b. Kiến thức trọng tâm - Vai trò của quang hơp. - Đặc điểm hình thái và giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hơp. 2. Kĩ năng Rèn một số kĩ năng: - Phân tích, xư lí thông tin. - Tư duy so sánh, khái quát hoá kiến thức. - Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn. 3. Thái độ Có ý thức bảo vệ, phát triển cơ quan quang hơp góp phần bảo vệ môi trường. II. Phương pháp: Quan sát trực quan, vấn đáp tìm tòi, ghiên cứu SGK. III. Phương tiện dạy học - Hình 8.1. Sơ đồ quang hơp ơ cây xanh. - Hình 8.2. Cấu tạo của lá cây. - Hình 8.3. Cấu tạo của lục lạp. IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra báo cáo thực hành của học sinh. 3. Bài mới: * Mở bài: 10
  11. Giáo viên đưa câu hỏi nêu vấn đề : Về khía cạnh dinh dưỡng, cây xanh khác với động vật nói chung và con người nói riêng ơ điểm cơ bản nào? Tại sao? HS(…) GV: Quá trình quang hơp không chỉ là phương thức dinh dưỡng độc đáo giúp cây xanh tồn tại, sinh trương và phát triển, quang hơp còn cung cấp nguồn thức ăn và năng lương để duy trì sự sống trên Trái đất. Bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu về quá trình quang hơp ơ thực vật để tìm hiểu rõ hơn về vai trò cũng như diễn biến trong quá trình quang hơp đã xảy ra như thế nào? (Câu hỏi định hướng vấn đề học tập) * Nội dung: Hoạt động của GV & HS Nội dung Hoạt động1 : Tìm hiểu khái niệm I. Khái niệm quang hợp ở cây quang hợp ở cây xanh. xanh: GV cho quan sát hình 8.1(GV sử dụng 1. Quang hợp là gì ? hệ thống câu hỏi để hướng dẫn quan sát) : - Quá trình quang hơp diễn ra chủ yếu ơ cơ quan nào của cây, tại sao ? - Điều kiện cần thiết để quang hơp xảy ra là gì ? - Sản phẩm chủ yếu của quá trình quang hơp là gì? HS: (……) Tiếp theo GV đặt câu hỏi rèn luyện kĩ năng tổng hợp để HS trình bày khái niệm về quang hợp: - Từ các đặc điểm - Quang hơp ơ cây xanh là quá trình vừa nhận xét em hãy cho biết quang trong đó năng lương ánh sáng mặt hơp là gì? trời đươc diệp lục hấp thụ để tạo ra cacbohidrat và oxi từ khí cacbonic và nước. - Phương trình tổng quát của quá - Dựa vào khái niệm quang hơp kết hơp trình quang hơp: với hình 8.1 SGK phương trình tổng quát quá trình quang hơp đươc viết như 6 CO2 + 12 H2O NLAS → C6H12O6   thế nào ? +6O2 + 6 H2O Hệ sắc tố HS: (……) * Mở rộng: GV: viết sơ đồ quang hơp của vi khuẩn lên bảng (vi khuẩn lưu huỳnh): 11
  12. Hoạt động của GV & HS Nội dung CO2 + 2H2S → CH2O + 2S + H2O Sau đó GV sử dụng câu hỏi để phát triển kĩ năng tư duy bằng việc đặt câu hỏi rèn luyện kĩ năng so sánh : - Sự khác nhau giưa quang hơp ơ thực vật và quang hơp ơ vi khuẩn là gì ? GV: “Rừng là lá phổi xanh của trái đất”. Hãy giải thích? - Tại sao nói quang hơp là một quá trình mà tất cả sự sống trên trái đất đều phụ thuộc vào nó? 2. Vai trò quang hợp của cây xanh : HS: (……) - Em hãy cho biết vai trò của quang hơp ? - Cung cấp thức ăn cho mọi sinh vật, GV cho HS: nghiên cứu mục I.2, trả nguyên liệu cho xây dựng và dươc lờ i : liệu cho y học. - Nếu con người chặt phá rừng bừa bãi - Cung cấp năng lương cho mọi hoạt thì sẽ gây ra nhưng hậu quả gì? động sống. GV: nhận xét, bổ sung → kết luận. - Điều hòa không khí. GV dẫn dắt : Lá có cấu tạo như thế nào để phù hơp với chức năng quang hơp ? II. Lá là cơ quan quang hợp : Hoạt động2 : Tìm hiểu lá là cơ quan quang hợp. Để HS hiểu cơ quan quang hơp có thể nêu câu hỏi : Bộ máy quang hơp đươc tổ chức như thế nào mà thích hơp với việc hấp thụ và chuyển hoá năng lương ánh sáng mặt trời thành năng lương hoá học dự trư trong hơp chất hưu cơ ? Để tìm được ý trả lời cho câu hỏi trên, nên có những câu hỏi gợi ý như sau : - Bộ máy quang hơp ơ cấp cơ quan, bào quan, cấp phân tư là gì ? Mỗi cấp có cấu trúc thế nào phù hơp với hoạt động quang hơp ? GV yêu cầu HS: quan sát hình 8.2 : Đặc điểm bên ngoài của lá thích nghi 1. Hình thái giải phẫu của lá thích 12
  13. Hoạt động của GV & HS Nội dung với chức năng quang hơp ntn ? nghi với chức năng quang hợp : (có thể gợi ý bằng câu hỏi : Diện tích a. Hình thái : bề mặt lá lớn có tác dụng gì đối với quang hơp ?) - Diện tích bề mặt lớn : hấp thụ đươc nhiều ánh sáng mặt trời. HS: (……) GV: nhận xét → kết luận. - Phiến lá mỏng : thuận lơi cho khí GV bổ sung : Cách xếp lá trên thân giúp khuếch tán vào và ra đươc dễ dàng. lá nhận đươc nhiều ánh sáng → Mật - Trong lớp biểu bì của mặt lá có độ gieo trồng phù hơp với từng loại khí khổng giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp. cây. - Một số thực vật chịu nhiệt khi gặp - Cách sắp xếp của lá trên thân cường độ ánh sáng mạnh có khả năng vận động bản lá theo hướng song song với tia sáng để giảm sự đốt nóng. GV nêu câu hỏi : Đặc điểm giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hơp ntn ? (Câu hỏi này nhằm giúp học sinh rèn luyện được năng lực xác định được nội dung quan trọng qua tự đọc b. Giải phẫu : sách, đồng thời về tri thức là nhớ được các đặc điểm hình thái, cấu tạo của lá) - Tế bào mô giậu và mô xốp chứa - Câu hỏi tiếp theo để khai thác các nhiều lục lạp xếp xít nhau theo hàng dấu hiệu bản chất của vấn đề là : dọc→ hấp thụ đươc nhiều a/s. + Quan sát hình 8.2, nêu đặc điểm phân - Tế bào mô xốp phân bố xa nhau tạo bố và sắp xếp của các tế bào chứa diệp điều kiện cho khí CO2 dễ dàng lục trong lá và cho biết điều đó có tác khuếch tán vào (.) lá. dụng gì đối với quang hơp ? - Hệ gân lá phát triển đến tận từng + Gân lá có cấu tạo như thế nào và có tế bào nhu mô lá, vận chuyển vai trò gì cho quang hơp ? nước,ion khoáng và vận chuyển sản phẩm quang hơp ra khỏi lá. HS: (……) HS: Nhận xét GV: nhận xét, bổ sung → kết luận. 2. Lục lạp là bào quan quang hợp : - Tilacôit xếp chồng lên nhau tạo nên GV: Quan sát hình 8.3 và dựa vào kiến thức cấu trúc Grana. Trên màng tilacoit là về lục lạp trong Sinh học 10, hãy nêu nơi phân bố hệ sắc tố quang hơp, nhưng đặc điểm cấu tạo của lục lạp nơi xảy ra các phản ứng sáng. Xoang thích nghi với chức năng quang hơp. tilacoit là nơi xảy ra các phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng HS: (……) HS: Nhận xét hơp ATP trong quang hơp. GV: nhận xét, bổ sung → kết luận. - Chất nền là nơi xảy ra các phản 13
  14. Hoạt động của GV & HS Nội dung Lưu ý : Cấu trúc của lục lạp rất phức ứng tối tạp, trong khuôn khổ bài học chỉ nghiên cứu nhưng cấu tạo cơ bản nhất. 3. Hệ sắc tố quang hợp : GV y/c HS: nghiên cứu mục II. 3 sgk : GV nêu câu hỏi mã hoá được lượng thông tin quan trọng đã trình bày dưới dạng thông báo : Em hãy nêu các loại - Hệ sắc tố quang hơp gồm : sắc tố của cây, và vai trò của chúng + Diệp lục a hấp thu năng lương trong quang hơp. ánh sáng chuyển thành năng lương Sắc tố nào có vai trò quan trọng nhất ? trong ATP và NADPH. + Các sắc tố phụ : (Carotenoit) Vì sao ? hấp thụ và truyền năng lương cho HS: (……) GV: nhận xét, bổ sung → kết luận. diệp lục a - Sơ đồ : Carotenoit → Diệp lục b → Diệp lục a → Diệp lục a ơ trung tâm phản ứng. - Quá trình truyền năng lương cho các nhóm sắc tố đươc thực hiện như thế nào ? Cuối bài GV nêu những câu hỏi có tác dụng kích thích tư duy, HS muốn trả lời được cần có sự phân tích, tổng hợp các thông tin đã có trong bài : - Vì sao lá có màu lục (xanh) ? - Nhưng cây lá có màu đỏ như rau dền đỏ, huyết dụ,... thì có quang hơp không ? Tại sao ? - Vì sao thực vật thuỷ sinh lại có nhiều màu sắc ? 4. Củng cố: - Mô tả sự phù hơp giưa cấu tạo và chức năng của lá? 5. Hướng dẫn về nhà: - Trả lời câu hỏi SGK trang 39 - Đọc thêm: “Em có biết” - Đọc trước bài 9 sgk. 14
  15. V.Rút kinh nghiệm: BÀI : SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT Sinh học 11 Cơ bản) I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh cần: - Nêu đươc khái niệm về sinh sản hưu tính - Mô tả đươc sự hình thành hạt phấn, túi phôi, sự thụ tinh kép và kết quả của sự thụ tinh - Nắm đươc một số ứng dụng của sinh sản hưu tính trong nông nghiệp 2. Kỹ năng : -Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh 3. Thái độ: -Nhìn nhận đươc vai trò của con người trong cải tạo thiên nhiên II. Phương pháp: III. Phương tiện dạy học - Sơ đồ mô tả quá trình phát triển của hạt phấn và túi phôi - Sơ đồ mô tả quá trình thụ phấn, thụ tinh. - Máy tính, máy chiếu IV. Tiến trình bài dạy: 1.Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Sinh sản là gì? Thế nào là sinh sản vô tính ơ thực vật? 3.Giảng bài mới: 15
  16. Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức GV đưa ví dụ để phân tích I. Khái niệm chung về sinh sản hữu tính - Ví dụ: 1. Khái niệm: Tiếp theo GV nêu câu hỏi hình thành Sinh sản hưu tính là hình thức sinh sản có sự kiến thức mới: hơp nhất của giao tư đực (n) và giao tư cái - Sinh sản hưu tính ơ thực vật là gì? (n) thành hơp tư (2n) phát triển thành cơ thể mới. - Nhưng quá trình nào diễn ra trong quá trình sinh sản hưu tính ơ thực vật? → Giảm phân tạo giao tư (n). → Thụ tinh tạo hơp tư (2n). - Từ khái niệm hãy tìm nhưng nét * Đặc trưng của sinh sản hữu tính: đặc trưng của sinh sản hưu tính ? - Luôn có quá trình hình thành và hơp nhất của các giao tư đực cái tạo nên cá thể mới, luôn có sự trao đổi, tái tổ hơp của hai bộ gen. - Luôn gắn liền với giảm phân để tạo giao tư . - SSHT có ưu việt gì so với SSVT? - SSHT ưu việt hơn so với SSVT: + Tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau đối với môi trường sống luôn biến đổi. + Tạo sự đa dạng về mặt DT → cung cấp nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá. - HS quan sát hình ảnh trên màn hình II. Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa. - Phân tích cấu tạo hoa? 1. Cấu tạo hoa: → Cuống, đài, tràng, nhị, nhuỵ… 2. Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi. a. Hình thành hạt phấn(thể giao tử đực): - Từ mỗi 1 TB mẹ trong bao phấn (2n) GP GV hướng dẫn HS quan sát tranh → 4 tiểu bào tư đơn bội (4 TB con – n hình về các quá trìnhbằng cách nêu NST) . nên các yêu cầu: TBống phấn - Quan sát hình mô tả quá trình hình Mỗi TB con (n) NP → Hạt phấn (n) thành hạt phấn. (n) TB sinh sản 16
  17. Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức (n) TB sinh sản NP → hai giao tư đực (tinh trùng) b. Sự hình thành túi phôi(thể giao tử cái): Từ mỗi một tế bào mẹ của noãn giảm phân → 4 TB con xếp chồng lên nhau (n NST), 3 - Quan sát hình mô tả quá trình hình TB dưới tiêu biến, 1 TB sống sót → nguyên thành túi phôi. phân 3 lần liên tiếp → cấu trúc gồm 7 tế bào và 8 nhân gọi là túi phôi chứa noãn cầu đơn bội (TB trứng), nhân phụ (2n), 2 tế bào kèm, 3 tế bào đối cực. -HS quan sát tổng thể 2 quá trình tạo hạt phấn, túi phôi. GV sử dụng câu hỏi rèn luyện kĩ năng so sánh để phát triển kĩ năng tư duy hoàn thiện kiến thức: - Sự hình thành hạt phấn và túi phôi có nhưng điểm gì giống nhau và khác nhau? (Hãy chỉ ra điểm tương đồng trong quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi) - Quá trình hình thành giao tư ơ thực vật có đặc điểm gì khác so với quá trình này ơ động vật? - GV: chỉ ra cách tính số giao tư đực và số giao tư cái khi làm bài tập. 3. Quá trình thụ phấn và thụ tinh: HS: Dựa vào kiến thức đã học và a. Thụ phấn : nghiên cứu SGK để trả lời các câu hỏi. - Thụ phấn là gì? - Định nghĩa: Thụ phấn là quá trình vận - Có nhưng hình thức thụ phấn nào? chuyển hạt phấn từ nhị đến đầu nhuỵ của - Phân biệt tự thụ phấn và thụ phấn hoa cùng loài. chéo. Hình thức nào góp phần làm - Hình thức: Tự thụ phấn và giao phấn (thụ cho mỗi loài thực vật có tính đa phấn chéo). dạng, phong phú hơn? - Tác nhân: - Các tác nhân gây thụ phấn ? 17
  18. Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức + Tác nhân tự nhiên: Gió, côn trùng . + Tác nhân nhân tạo: Con người GV: Hướng dẫn HS quan sát H42.2 b. Thụ tinh: từ đó nêu câu hỏi hình thành kiến Thụ tinh là sự hơp nhất giưa giao tư đực và thức mới: giao tư cái tạo hơp tư (2n), khơi đầu của cá - Thụ tinh là gì? thể mới.. - Quá trình thụ tinh ơ TV diễn ra như - Khi ống phấn qua lỗ noãn vào túi phôi thế nào? - Nhân TB ống phấn tiêu biến - Nhận xét về quá trình thụ tinh ơ - Nhân TBSS NP → 2 giao tư đực (tinh trùng) TV. + Giao tư đực thứ nhất (n) + noãn (n) → hơp HS: Có sự thụ tinh kép tư (2n) → phôi. - Vai trò của sự thụ tinh kép ơ TV? + Giao tư đực thứ hai (n) + nhân phụ (2n) → phôi nhũ (3n) Sự thụ tinh như trên là thụ tinh kép và không Cuối mục II.3 GV yêu cầu HS: Phân cần nước. biệt thụ phấn với thụ tinh. 4. Quá trình hình thành hạt và quả. a. Hình thành hạt - Có mấy loại hạt và xuất xứ của - Noãn (thụ tinh) → hạt (vỏ, phôi, phôi nhũ) hạt? - 2 Loại hạt: - Phân biệt hạt cây Một lá mầm và + Hạt nội nhũ (hạt cây 1 lá mầm): Nội nhũ hạt cây Hai lá mầm. chứa chất dinh dưỡng dự trư. - Hãy so sánh cấu tạo của hạt ngô và + Hạt không nội nhũ (hạt cây 2 lá mầm): hạt đậu. Chất dinh dưỡng dự trư trong lá mầm. b. Hình thành quả Nội dung này đã được SGK nêu - Quả do bầu nhụy phát triển thành. rõ nên GV có thể đặt những câu hỏi - Quả đơn tính: Do noãn không thụ tinh và do mã hoá được lượng thông tin quan xư lý thành quả không hạt: auxin, giberelin. trọng đã trình bày dưới dạng thông - Quá trình chín của quả. báo: - Cho biết nguồn gốc của quả. - Có mấy loại quả và xuất xứ của quả? - Khi quả chín có nhưng biến đổi gì về hình thái, sinh lí? 18
  19. Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức Tiếp theo để HS vận dụng các kiến thức được học trong bài, kiến thức của những bài trước và liên hệ thực tế, GV nên những câu hỏi rèn luyện kĩ năng phân tích như: - Sự hình thành quả và hạt có ý nghĩa gì đối với thực vật hạt kín? - Có thể cho quả chín nhanh hay chậm đươc không? Điều kiện nào quyết định hiện tương đó? - Quả có vai trò như thế nào đối với cây và đối với đời sống con người? 4. Củng cố -Tóm tắt nội dung của bài - Phân biệt sinh sản vô tính với sinh sản hưu tính ơ thục vật. 5. Hướng dẫn về nhà. - Trả lời câu hỏi cuối bài, học kĩ bài. - Chuẩn bị nội dung cho bài tiếp theo. V. Tự rút kinh nghiệm. III. KẾT LUẬN Trong chuyên đề này, chủ yếu chỉ tập trung vào việc bồi dưỡng kĩ năng xây dựng câu hỏi để tổ chức hoạt động học tập, nghĩa là sư dụng câu hỏi để hướng dẫn học sinh hoạt động khám phá kiến thức và kĩ năng mới, nên không đi sâu vào việc sư dụng câu hỏi để củng cố, hoàn thiện hệ thống hoá kiến thức cũng như để kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Để góp phần đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh, nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy học sinh học. Mặc dầu tôi có rất nhiều cố gắng, song chắc nội dung trình bày ơ trên còn có nhưng thiếu sót. Mong đươc nhiều ý kiến nhận xét, góp ý của các đồng chí. Xin chân thành cảm ơn! 19
  20. Trùng Khánh, tháng 03 năm 2010 Người thực hiện     TRẦN THỊ HƯƠNG 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0