intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Rèn luyện kĩ năng phân tích và vận dụng các biện pháp tu từ cho học sinh Trung hoc phổ thông

Chia sẻ: Trần Thị Tan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:53

87
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài vận dụng những thành tựu nghiên cứu về tu từ học của những người đi trước, kết hợp với kinh nghiệm học tập và đứng lớp nhằm tìm ra phương pháp hiệu quả nhất để “rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích giá trị biểu đạt của các biện pháp tu từ trong cảm thụ văn chương” theo phương châm “bằng thực hành, thông qua thực hành và hướng tới thực hành”. Phương pháp rèn luyện của đề tài này sẽ giúp ích rất nhiều cho học sinh trong việc nâng cao năng lực cảm thụ văn chương để học tốt bộ môn Ngữ văn. Thực tế giảng dạy của bản thân tôi đã bước đầu khẳng định điều đó.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Rèn luyện kĩ năng phân tích và vận dụng các biện pháp tu từ cho học sinh Trung hoc phổ thông

  1. SKKN :  Rèn luyện kĩ năng phân tích và vận dụng các biện pháp tu từ  cho học sinh Trung hoc phổ thông SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐĂK NÔNG TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN ­­­­­ ? ­­­­­ Sáng kiến kinh nghiệm Lĩnh vực:  Ngữ văn Tên tác giả:  Phan Thị Phương Lan Giáo viên môn : Ngữ văn Đơn vị công tác: Trường THPT Chu Văn An . Gia Nghĩa, tháng 3 năm 2017 Giáo viên: Phan Phương Lan                                                                            Trang:  1
  2. SKKN :  Rèn luyện kĩ năng phân tích và vận dụng các biện pháp tu từ  cho học sinh Trung hoc phổ thông MỤC LỤC                                                                                                                                            Trang NỘI DUNG A. MỞ ĐẦU  1 1. Lí do chọn đề tài. 2 2. Mục đích nghiên cứu. 2 3. Đối tượng nghiên cứu. 2 4. Phương pháp nghiên cứu. 3 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. B. NỘI DUNG I.CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ. 4 1. Về khái niệm “biện pháp tu từ” tiếng Việt. 4 2. Một số biện pháp tu từ tiếng Việt cấp độ từ vựng – ngữ nghĩa. 4 3. Tu từ với sáng tạo và cảm thụ văn chương. 6 II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ. 7 1. Dạy học tu từ ở chương trình Ngữ văn trong trường phổ thông. 7 2. Một vài nhận xét từ kết quả điều tra thực tế về khả năng phân tích  8 và vận dụng các biện pháp tu từ của học sinh phổ thông. III. CÁC BIỆN PHÁP ĐàTIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 10 1. Rèn luyện kĩ năng phân tích giá trị  biểu đạt của các biện pháp tu từ  10 cho học sinh lớp 10. 2. Rèn luyện kĩ năng phân tích giá trị biểu đạt của các biện pháp tu từ  13 cho học  sinh lớp 11 qua một số tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại. III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. 27 1. Rèn luyện vận dụng ẩn dụ tu từ. 27 2. Rèn luyện vận dụng  ẩn dụ  chuyển đổi cảm giác và  ẩn dụ  tượng  28 trưng. 30 3. Rèn luyện vận dụng hoán dụ tu từ. C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. Giáo viên: Phan Phương Lan                                                                            Trang:  2
  3. SKKN :  Rèn luyện kĩ năng phân tích và vận dụng các biện pháp tu từ  cho học sinh Trung hoc phổ thông 33 I. KẾT LUẬN. 34z II. KIẾN NGHỊ. HỆ THỐNG MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT KÝ HIỆU VIẾT TẮT Trung học cơ sở THCS Trung học phổ thông THPT Giáo viên: Phan Phương Lan                                                                            Trang:  3
  4. SKKN :  Rèn luyện kĩ năng phân tích và vận dụng các biện pháp tu từ  cho học sinh Trung hoc phổ thông A. MỞ ĐẦU  1. Lí do chọn đề tài: Các nhà ngôn ngữ học đều thống nhất rằng, vận dụng các biện pháp tu từ  là một trong những con đường chủ yếu để nâng cao hiệu quả của hoạt động  giao tiếp bằng ngôn ngữ. Trong văn chương, tu từ  là một trong những cách  thức quan trọng để thể hiện tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ. Chính các   biện pháp tu từ đã làm nên những câu văn hay, những câu thơ hay, những tác   phẩm hay. Vì vậy mà việc phân tích giá trị biểu đạt của các biện pháp tu từ  là chìa khóa vàng để thâm nhập và cảm thụ tốt một tác phẩm văn học.  Học sinh được học lí thuyết về  các biện pháp tu từ   ở  bậc THSC. Đây là  nội dung kiến thức khó, trừu tượng,  ở  lứa tuổi THCS, không phải học sinh   nào cũng hiểu được một cách sâu sắc bản chất của các biện pháp tu từ, đặc  biệt là những biện pháp tu từ khó như ẩn dụ, hoán dụ, tượng trưng... Do đó,  khi lên bậc THPT, hiểu biết về tu từ và nhất là kĩ năng phân tích giá trị biểu   đạt các biện pháp tu từ của học sinh chưa đáp ứng yêu cầu của bộ môn. Điều  này rõ ràng làm hạn chế  năng lực cảm thụ  tác phẩm văn học của học sinh.  Trong khi đó, yêu cầu của việc học văn đối với học sinh bậc THPT là không  chỉ  dừng  ở  mức độ  cảm thụ  tốt mà còn phải biết vận dụng ngôn ngữ  một   cách sáng tạo.  Hình thành cho học sinh kĩ năng phân tích giá trị  biểu đạt của các biện   pháp tu từ là việc cần thiết. Không nắm vững kiến thức ngôn ngữ, khi phân   Giáo viên: Phan Phương Lan                                                                            Trang:  4
  5. SKKN :  Rèn luyện kĩ năng phân tích và vận dụng các biện pháp tu từ  cho học sinh Trung hoc phổ thông tích một tác phẩm văn chương, học sinh rất dễ  rơi vào bệnh suy diễn chủ  quan, thiếu cơ sở, không có tính thuyết phục. “Đối với một giáo viên ngữ văn điều đặc biệt cần thiết là trình độ  phong   cách chức năng của việc nắm vững ngôn ngữ, là nguồn phương tiện, biện   pháp tu từ dồi dào, đa dạng của ngôn ngữ… nhanh nhạy trước những sự kiện  tu từ của ngôn ngữ” [11, tr 324]. Chính vì vậy, nghiên cứu đề tài này giúp tôi  hoàn thiện thêm những kiến thức về  ngôn ngữ, giúp ích rất nhiều cho việc   giảng dạy của bản thân, góp phần giúp cho học sinh học tốt bộ  môn Ngữ  văn. Xuất phát từ  những lí do trên, tôi đã chọn đề  tài  “Rèn luyện kĩ năng  phân tích và vận dụng các biện pháp tu từ cho học sinh Trung học phổ  thông” 2. Mục đích nghiên cứu: Đề  tài vận dụng những thành tựu nghiên cứu về  tu từ  học của những   người đi trước, kết hợp với kinh nghiệm học tập và đứng lớp nhằm tìm ra   phương pháp hiệu quả nhất để “rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích giá   trị biểu đạt của các biện pháp tu từ trong cảm thụ văn chương” theo phương  châm   “bằng   thực   hành,   thông   qua   thực   hành   và   hướng   tới   thực   hành”.  Phương pháp rèn luyện của đề  tài này sẽ  giúp ích rất nhiều cho học sinh   trong việc nâng cao năng lực cảm thụ  văn chương để  học tốt bộ  môn Ngữ  văn. Thực tế giảng dạy của bản thân tôi đã bước đầu khẳng định điều đó.  3. Đối tượng nghiên cứu: Tu từ  là một khái niệm có từ  thời cổ  đại. “Tu từ  học là môn học dạy  người ta nói, viết đúng, tiến tới nói, viết hay, ra đời trong nhà trường của chủ  nô Hi Lạp và được Aristote tổng kết trong cuốn  Tu từ học. Tiếp đó Tu từ trở  thành một bộ môn bắt buộc trong Tam khoa (Trivium) của nhà trường Trung  cổ và nhà trường cận đại ở châu Âu. (...) Đầu thế kỉ XX, trước sự phát triển  của ngôn ngữ  học, Triết học ..., các nhà khoa học đã đổi mới môn học này,  hiện đại hóa bằng cơ sở lí thuyết và gọi là phong cách học.” [7, tr.238] Giáo viên: Phan Phương Lan                                                                            Trang:  5
  6. SKKN :  Rèn luyện kĩ năng phân tích và vận dụng các biện pháp tu từ  cho học sinh Trung hoc phổ thông Trong sách hướng dẫn học tập môn Ngữ văn THPT, các tác giả có đề cập   đến vai trò của tu từ  đối với văn chương hoặc phân tích giá trị  của chúng   trong những tác phẩm văn học cụ thể. Tuy nhiên, vẫn chưa có tác giả nào chú  trọng vào  phương pháp rèn luyện kĩ năng phân tích và vận dụng các biện   pháp tu từ cho học sinh. Như vậy, cho đến nay, vấn đề “Phương pháp rèn luyện kĩ năng phân tích   và vận dụng các biện pháp tu từ học sinh phổ thông ” đang còn bỏ ngõ. Chính  vì vậy tôi mạnh dạn đi vào địa hạt đang còn nhiều điều thú vị, bổ ích này với  mong muốn tìm ra phương pháp góp phần giúp học sinh học tốt môn Ngữ  văn. 4. Phương pháp nghiên cứu: Tôi vận dụng một số phương pháp chính sau: ­Phương pháp điều tra thực tế, thống kê nhằm nắm được chính xác kiến   thức và kĩ năng của học sinh THCS và THPT về các biện pháp tu từ. ­Phương pháp khái quát, hệ thống hóa giúp nắm được một cách toàn diện   những vấn đề liên quan đến đề tài. ­Phương pháp phân tích, tổng hợp, liên hệ, so sánh, thử nghiệm tu từ, bình   giảng được vận dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu tác phẩm văn  học. ­ Phương pháp phát vấn, thảo luận nhóm, diễn giảng .. khi đứng lớp và  một số biện pháp bổ trợ khác. 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Các biện pháp tu từ tiếng Việt xét ở các cấp độ ngôn ngữ là rất rộng, bao   gồm các biện pháp từ  từ  ngữ  âm, từ  vựng – ngữ  nghĩa, ngữ  pháp, văn bản.   Việc   rèn  luyện   phân   tích   và   vận  dụng  các   biện   pháp   tu  từ   là   công  việc  thường xuyên được triển khai trong cả  chương trình Ngữ  văn, mục tiêu là  hình thành cho học sinh cảm thụ tốt văn chương và vận dụng ngôn ngữ hiệu   quả. Giáo viên: Phan Phương Lan                                                                            Trang:  6
  7. SKKN :  Rèn luyện kĩ năng phân tích và vận dụng các biện pháp tu từ  cho học sinh Trung hoc phổ thông Tuy nhiên, do kinh nghiệm đứng lớp có hạn, đề tài này chỉ tập vào những  biện pháp tu từ thuộc cấp độ  từ  vựng ­ ngữ  nghĩa và cũng chỉ  tập trung vào   các biện pháp tu từ được dùng phổ  biến như: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, phép  điệp, đối lập và tương phản.  Cũng do khuôn khổ của một đề tài nhỏ, tôi chỉ trình bày gợi ý hướng dẫn   học sinh phân tích giá trị biểu đạt của các biện pháp tu từ ở một số tiết Đọc   văn, một số tiết thực hành Tiếng Việt ở chương trình Ngữ văn 10 và một số  tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 11.  B. NỘI DUNG I.CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ: 1. Về khái niệm “biện pháp tu từ” tiếng Việt: Ở nước ta, các tên gọi tu từ, tu từ học xuất hiện khá muộn, vào thập niện  50 của thế kỉ XX. Trước đấy có nhiều tên gọi: “Phép làm văn”, “Mĩ từ pháp”,   “Văn thể  học” ...cũng có nội hàm tương đương tu từ  học. Tu từ  có nghĩa là  phép làm đẹp từ, cách sử dụng từ có sự trau chuốt, sửa chữa và sáng tạo (tu:  sửa chữa, trau dồi; từ: lời nói, ngôn từ). Ngày nay khái niệm “tu từ học” vừa  dùng để chỉ bộ môn Tu từ (hay Mĩ từ pháp) cổ điển để phân biệt với “Phong  Giáo viên: Phan Phương Lan                                                                            Trang:  7
  8. SKKN :  Rèn luyện kĩ năng phân tích và vận dụng các biện pháp tu từ  cho học sinh Trung hoc phổ thông cách học” hiện đại, vừa có thể  gọi tên một bộ  phận cấu thành Phong cách   học. Gần đây nhiều nhà nghiên cứu đã đề xuất ý kiến khi dạy học tu từ, nhất   là đối tượng học sinh phổ thông, nên thống nhất các khái niệm phương tiện   và biện pháp tu từ  gọi chung là “biện pháp tu từ” hoặc là “phép tu từ”. Đây  cũng là quan điểm của những tác giả  biên soạn sách giáo khoa Ngữ  văn cải  cách. Ở chương trình Ngữ văn THCS, các tác giả dùng khái niệm “biện pháp  tu từ”,  ở  chương trình Ngữ  văn THPT chuẩn, các tác giả  dùng khái niệm   “phép tu từ”,  ở chương trình Ngữ  văn THPT nâng cao, các tác giả  dùng khái  niệm “biện pháp tu từ”. Chúng tôi đi theo quan điểm này, thống nhất gọi  chung các cách sử  dụng ngôn ngữ  có sắc thái tu từ  là các “biện pháp tu từ”   (hoặc các “phép tu từ”). Các biện pháp tu từ được hiểu “là những cách thức,  những hình thức diễn đạt bóng bẩy, gợi cảm nhằm nâng cao hiệu lực của  ngôn ngữ” [2, tr 238]. Dựa vào các cấp độ  của ngôn ngữ  có thể  phân chia các biện pháp tu từ  thành các biện pháp tu từ ngữ âm, các biện pháp tu từ từ vựng – ngữ nghĩa,   các biện pháp tu từ ngữ pháp, các biện pháp tu từ văn bản. Trên cơ sở thống nhất khái niệm đó, giáo viên và học sinh phổ thông sẽ có   nhiều thuận lợi trong việc nghiên cứu, học tập và tìm ra được phương pháp  hiệu quả  nhất để  “rèn luyện kĩ năng phân tích giá trị  biểu đạt của của các   biện pháp tu từ”, góp phần nâng cao năng lực cảm thụ văn chương. 2. Một số biện pháp tu từ tiếng Việt cấp độ từ vựng – ngữ nghĩa: 2.1. So sánh “là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có  nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt” .  2.2. Ẩn dụ tu từ “là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện  tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho   sự diễn đạt”.  Giáo viên: Phan Phương Lan                                                                            Trang:  8
  9. SKKN :  Rèn luyện kĩ năng phân tích và vận dụng các biện pháp tu từ  cho học sinh Trung hoc phổ thông 2.3. Hoán dụ tu từ “là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên  của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm   tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt”. 2.4. Tượng trưng  (học sinh chưa được học lí thuyết  ở  phổ  thông) “là  những  ẩn dụ  tu từ, hoán dụ  tu từ  dùng nhiều lần, dùng phổ  biến, trở  nên   quen thuộc đối với mọi người, đến mức hễ nhắc đến nó ai cũng hiểu thống   nhất về nội dung biểu hiện của nó”. Khác với ẩn dụ  tu từ  và hoán dụ  tu từ  còn giữ nguyên dấu ấn cá nhân, tượng trưng mang tính ước lệ xã hội. Chẳng  hạn tùng, cúc, trúc, mai là những biểu tượng cho người quân tử trong xã hội  ngày xưa. Ước lệ tượng trưng là đặc điểm của thơ trung đại. 2.5. Phép điệp “là biện pháp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (vần, nhịp,  điệu, từ, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có  khả  gợi hình tượng nghệ  thuật”. Hiệu quả  tu từ  của phép điệp là:  cộng   hưởng, tạo âm hưởng; nhấn mạnh ý nghĩa đối tượng; khắc sâu dễ hiểu, dễ   nhớ. 2.6. Phép đối lập (học sinh chưa được học lí thuyết ở phổ thông) “là biện  pháp tu từ đặt cho cân xứng vào vị trí những từ ngữ có âm thanh và có ý nghĩa   đối chọi lẫn nhau để  tạo sự  hài hòa cân đối về  ý nghĩa, hay nhạc điệu câu   văn, đoạn văn.” (Nguyễn Thái Hòa) [7, tr 173]. Cần phân biệt cho học sinh  phép đối với câu đối, là một thể  văn ngắn gồm hai câu sử  dụng phép đối,   vừa có tính chất văn chương vừa có tính trang trí. Phép đối trong nội bộ  câu  gọi là tiểu đối, phép đối giữa hai câu trở  lên gọi là bình đối, mở  rộng đến  phép đối trong bố cục. Phép đối được dùng phổ  biến trong thơ  xưa, nhất là  thơ Đường luật bát cú. 2.7. Tương phản hay còn gọi là phép nghịch nghĩa, nghịch ngữ, hay phản   ngữ (học sinh chưa được học lí thuyết  ở  phổ  thông) “là phương thức dùng  nghĩa trái ngược để  chỉ  một sự  thật chứa đựng mâu thuẫn” (Đỗ  Hữu Châu)  [1, tr 216].   Trong thực tế  nhiều lúc học sinh không phân biệt đâu là “đối   lập”, đâu là “tương phản. Có người gọi chung bằng khái niệm là phép đối   Giáo viên: Phan Phương Lan                                                                            Trang:  9
  10. SKKN :  Rèn luyện kĩ năng phân tích và vận dụng các biện pháp tu từ  cho học sinh Trung hoc phổ thông lập – tương phản.  Tuy nhiên “tương phản” có cấu trúc tổ  chức ngôn ngữ  hoàn toàn khác so với “đối  lập”. Tương phản nghiêng nhiều về đối chọi ngữ  nghĩa hơn là hình thức.  2.8. Nói quá “là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của   sự  vật, hiện tượng được miêu tả  để  nhấn mạnh, gây  ấn tượng, tăng sức   biểu cảm.” 2.9. Nói giảm nói tránh “là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị,   uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô  tục, thiếu lịch sự.” 3. Tu từ với sáng tạo và cảm thụ văn chương: Ngôn ngữ là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của   văn học. Ngôn ngữ  của tác phẩm văn học là ngôn ngữ  của đời sống, ngôn  ngữ  của toàn dân nhưng đã được nâng lên đến trình độ  nghệ  thuật, nghĩa là  ngôn ngữ  toàn dân đã được trau dồi, mài giũa, tinh luyện mà thành. Để  có   những tác phẩm văn chương giá trị, bao người nghệ  sĩ ngôn từ  vô cùng vất   vả, công phu, đúng như  nhà thơ  Nga đã nói:  “ Phải phí tốn ngàn cân quẵng   chữ ­ Mới thu về một chữ mà thôi ­ Những chữ ấy làm cho rung động ­ Triệu   trái tim trong hàng triệu năm dài” (Mai­a­cốp­ki) Nghệ thuật ngôn từ có sức mạnh kì diệu đối với tâm hồn con người. “Cái  làm nên kì diệu của ngôn ngữ đó chính là các phương tiện và biện pháp tu từ  ” (Đinh Trọng Lạc) [12, tr 4]. Các đơn vị  ngôn ngữ  của mỗi dân tộc là có  hạn, chính sự vận dụng một cách sáng tạo, độc đáo ngôn từ của mỗi cá nhân   đã làm phong phú thêm cho vốn ngôn ngữ. “Nghệ  thuật sử  dụng ngôn ngữ  trong tác phẩm văn học trước hết là nghệ  thuật sử  dụng từ  ngữ”[5, tr 15].   Người nghệ sĩ trước hết phải có vốn từ dồi dào nghĩa là phải tích cực thâm  nhập vào đời sống để  đãi cát tìm vàng. “Người nghệ  sĩ không thể  ngồi bóp  óc nghĩ cách trau dồi câu chữ  mà đi vào thực tế  đời sống mới bồi bổ  được  chữ  nghĩa cho ngòi bút” (Tô Hoài). Khi mảnh đất ngôn từ  đã màu mỡ  nhưng   người   nghệ  sĩ chưa có được cách gieo trồng hiệu quả, cũng chưa thể  có  Giáo viên: Phan Phương Lan                                                                            Trang:  10
  11. SKKN :  Rèn luyện kĩ năng phân tích và vận dụng các biện pháp tu từ  cho học sinh Trung hoc phổ thông được mùa bội thu. “Tác phẩm đã có sự phong phú về vốn từ sẽ càng giàu có  thêm nhờ  các biện pháp khai thác ngữ  nghĩa” [5, tr 15]. Như  vậy có thể  khẳng định rằng, tu từ là một trong những phương diện quan trọng nhất thể  hiện sự  sáng tạo của người nghệ  sĩ và góp phần quan trọng tạo nên giá trị  của một tác phẩm văn chương. Nói cách khác “vận dụng hiệu quả  các biện  pháp tu từ là một trong những con đường chủ yếu của nhà văn để có một tác  phẩm giá trị”. Chính vì thế, có thể nói việc phân tích giá trị  biểu đạt của các biện pháp   tu từ là một chìa khóa vàng để thâm nhập và cảm thụ một tác phẩm văn học.  Những đòi hỏi  ở  một giáo viên ngữ  văn là rất lớn: khả  năng cảm thụ, khả   năng diễn đạt, khả  năng hướng dẫn. Vì vậy những hiểu biết về  tu từ  học,   về phong cách học là cơ  sở  quan trọng chuẩn bị cho sự  thành công của giáo  viên khi đứng lớp.  Đối với học sinh, muốn ‘thưởng ngoạn” tốt một tác phẩm văn chương,  không còn cách nào khác là phải trang bị đầy đủ, rèn luyện tốt những kĩ năng   phân tích ngôn ngữ. Có thể nói đọc một tác phẩm thấy hay nhưng không biết   hay chỗ nào, vì sao hay (tức là không biết nhà văn đã sử dụng biện pháp ngôn   ngữ gì, không hiểu được hiệu quả của phương thức tu từ nào được sử dụng)   nghĩa là chỉ mới khám phá được một nửa giá trị của tác phẩm.   Vì vậy, muốn học tốt môn Ngữ văn, học sinh phải hiểu biết chắc chắn và  có kĩ năng phân tích hiệu quả biểu đạt của các biện pháp tu từ. Đây là điều   kiện cần đối với học sinh phổ thông nói riêng và đối với độc giả nói chung. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: 1. Dạy học tu từ ở chương trình Ngữ văn trong trường phổ thông: 1.1. Mục tiêu về dạy học tu từ ở THCS là: hiểu và nhận diện được, có kĩ   năng phân tích được giá trị  tu từ, bước  đầu biết cách vận dụng.  Ở  bậc  THPT, học sinh không học về  lí thuyêt nhưng được luyện tập về  một số  biện pháp tu từ. Mục tiêu của việc dạy học tu từ  ở THPT là: nhận diện tốt,   có kĩ năng phân tích tốt giá trị biểu đạt trong cảm thụ văn chương, biết vận   Giáo viên: Phan Phương Lan                                                                            Trang:  11
  12. SKKN :  Rèn luyện kĩ năng phân tích và vận dụng các biện pháp tu từ  cho học sinh Trung hoc phổ thông dụng sáng tạo các biện pháp tu từ. Như vậy, yêu cầu về phân tích hiệu quả  và vận dụng các biện pháp tu từ đối với học sinh THPT là rất cao. 1.2. Tổng quan các biện pháp tu từ ở chương trình Ngữ văn ở trường phổ  thông:  Số  Khối  Số  Biện pháp tu từ CT tuần Trang TT lớp tiết 1 So sánh 6 2 19, 21 24, 41 2 Nhân hóa 6 1 22 56 3 Ân dụ 6 1 23 68 4 Hoán dụ 6 1 24 82 5 Điệp ngữ 7 1 13 152 6 Chơi chữ 7 1 14 163 7 Liệt kê 7 1 28 104 8 Nói quá 8 1 9 101 9 Nói giảm nói tránh 8 1 10 107 Tổng kết về từ vựng 10 (một   số   phép   tu   từ   từ  9 ½ 11 147 vựng) Ẩn   dụ,   hoán   dụ    (thực  Chuẩ 11 10 1 15 135 hành) n Phép điêp, phép đối (thực  Chuẩ 12 10 1 31 124 hành) n Ẩn dụ, nói giảm   Nâng  13 nói   tránh,   nói   quá  (thực  10 1 14 178 cao hành) 1.3. Nhận xét từ  việc hệ  thống nội dung dạy học tu từ   ở  trường phổ  thông:  Vai trò quan trọng của tu từ  đối với sáng tạo và cảm thụ  văn chương là  không cần bàn cãi, 10 biện pháp tu từ  được đưa vào chương trình Ngữ  văn  phổ thông cũng đã khẳng định điều đó. Tuy nhiên, với tổng cộng trên dưới 13   tiết trực tiếp dành cho học lí thuyết và thực hành các biện pháp tu từ là quá   khiêm tốn so với chương trình Ngữ văn trường phổ thông.  Giáo viên: Phan Phương Lan                                                                            Trang:  12
  13. SKKN :  Rèn luyện kĩ năng phân tích và vận dụng các biện pháp tu từ  cho học sinh Trung hoc phổ thông Việc đưa các biện pháp tu từ cơ bản vào chương trình lớp 6, lớp 7 là một  quan điểm đúng đắn, cần phải sớm tạo cho học sinh kiến thức và kĩ năng  ngôn ngữ  cần thiết để  có thể  cảm thụ  văn chương và vận dụng ngôn ngữ  hiệu quả. Nhưng vấn đề  đặt ra là với ý thức, vốn sống, vốn văn học, khả  năng tư  duy của độ  tuổi này, để  nắm vững những kiến thức về  các biện   pháp tu từ  khó như  so sánh,  ẩn dụ, hoán dụ  ... rõ ràng là không phải dễ  đối  với học sinh. Trong khi đó thời lượng trực tiếp dành cho nội dung tu từ là quá  ít. Ngoài những tiết học lí thuyết, học sinh THCS hầu như không có giờ thực   hành về các biện pháp tu từ. Lớp 9, học sinh chỉ có một  tiết tổng kết về từ  vựng và cũng chỉ còn một nửa thời lượng dành cho các biện pháp tu từ. Chính  vì vậy, khi lên bậc THPT, một bộ phận không nhỏ học sinh đã quên đi kiến   thức và yếu về  kĩ năng phân tích tu từ  trong cảm thụ  văn chương cũng như  trong vận dụng ngôn ngữ. Đương nhiên với quan điểm dạy tích hợp, các kiến thức về  Tiếng Việt   phải được vận dụng để  học tốt một giờ  đọc văn. Tuy nhiên do áp lực của   tiết học, không phải lúc nào giáo viên cũng khai thác hết được hiệu quả của   các biện pháp tu từ. Học sinh buộc phải nắm vững kiến thức về tu từ và có ý   thức, có phương pháp rèn luyện thường xuyên mới đáp ứng được yêu cầu. 2. Một vài nhận xét từ  kết quả  điều tra thực tế  về  khả  năng phân  tích và vận dụng các biện pháp tu từ của học sinh phổ thông: 2. 1. Để  có một cái nhìn khái quát và chắn chắc về  mức độ  hiểu biết và  khả  năng vận dụng các biện pháp tu từ  của học sinh khi vào lớp 10, tôi đã   tiến hành điều tra thực tế tại một số lớp  ở một số trường trên địa bàn thị xã   như  sau:  lớp 7A, lớp 8B, lớp 9C, trường THCS Trần Phú, thị  xã Gia Nghĩa  (2015­2016); lớp 10A2, lớp 11A5 trường THPT Chu Văn An (2015­2016). Mẫu phiếu điều tra: (Phụ lục 01) Phiếu điều tra học sinh khối lớp khác cũng theo các cấp độ:   nắm khái   niệm, nhận biết, phân tích hiệu quả  biểu đạt và vận dụng các biện pháp tu   Giáo viên: Phan Phương Lan                                                                            Trang:  13
  14. SKKN :  Rèn luyện kĩ năng phân tích và vận dụng các biện pháp tu từ  cho học sinh Trung hoc phổ thông từ  như  mẫu trên, nhưng có thay đổi cứ  liệu cho phù hợp với trình độ  học  sinh.  2. 2. Kết quả điều tra theo mẫu: (Phụ lục 02) Bảng thống kê kết quả điều tra vào đầu năm học như sau:  Lớp Khái niệm Nhận biết Phân tích giá trị Vận dụng 7 89,3 % 85,2 % 43,1 % 41,2 % 8 72,6 % 78,6 % 45,4 % 43 % 9 67,2 % 80,4 % 56,3 % 53,6 % 10 70, 3 % 60,5 % 52,4 % 46,8 % 11 63,5 % 62,5 % 56,7 % 45,2 % Mặc dù kết quả  điều tra  ở  trên chỉ  có tính tương đối (bởi lẽ  phần   nhiều câu hỏi điều tra theo hình thức trắc nghiệm) nhưng rõ ràng nó cũng đã  nói lên được phần nào thực trạng hiểu biết, kĩ năng phân tích và khả  năng  vận dụng các biện pháp tu từ của học sinh khi vào lớp 10.  Trên cơ  sở  đó, chúng tôi có nhận định sau đây: Thực tế  điều tra cho   thấy, một bộ  phận không nhỏ  học sinh các lớp 8, lớp 9 còn mơ  hồ  về  các  biện pháp tu từ. Tình hình này diễn ra tương tự khi các em lên lớp 10, thậm  chí là những hiểu biết cơ bản về các biện pháp tu từ của học sinh lớp 10 đã  giảm đi so với học sinh THCS. Sự nhầm lẫn các biện pháp tu từ, không phân  tích được giá trị biểu đạt của chúng hoặc là không nhận diện được các biện   pháp tu từ  khá phổ  biến. Khi cảm thụ  và phân tích tác phẩm văn học, học   sinh thường rơi vào bệnh suy diễn chủ  quan, không có cơ  sở  ngôn ngữ  và  thường bị tắc ý. Tóm lại, thực tế điều tra và đứng lớp đã cho thấy một bộ phận không  nhỏ học sinh  mới vào lớp 10 không nắm vững kiến thức về các biện pháp tu   từ, nhất là học sinh của những trường có đầu vào thấp... Trong khi đó, yêu   cầu học văn của chương trình THPT là rất cao:  cảm thụ  và sáng tạo. Nếu  không trang bị tốt về ngôn ngữ, học sinh sẽ không có năng lực cảm thụ cũng  như  sáng tạo. Rèn luyện kĩ năng vận dụng ngôn ngữ  là công việc thuờng   xuyên, lâu dài, mới   mong có kết quả. Vì vậy   không còn cách nào khác là  Giáo viên: Phan Phương Lan                                                                            Trang:  14
  15. SKKN :  Rèn luyện kĩ năng phân tích và vận dụng các biện pháp tu từ  cho học sinh Trung hoc phổ thông phải khôi phục lại kiến thức tu từ cho học sinh khối 10 và dần dần giúp các   em rèn luyện kĩ năng. III. CÁC BIỆN PHÁP ĐàTIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Rèn luyện kĩ năng phân tích giá trị biểu đạt của các biện pháp tu từ  cho học sinh lớp 10: 1.1. Củng cố kiến thức về một số biện pháp tu từ cho học sinh lớp 10: Tình hình thực tế  đã nói  ở  trên đặt ra yêu cầu cho giáo viên là phải khôi  phục lại kiến thức và  kĩ năng về tu từ cho học sinh ngay khi vào lớp 10. Vì  thế  tôi lập ra một kế hoạch cũng cố  kiến thức và kĩ năng về  các phép tu từ  cho học sinh lớp 10 bằng cách lồng ghép vào các giờ  đọc văn hoặc làm văn   một cách thường xuyên để  hình thành nên ý thức và thói quen rèn luyện cho   học sinh. Tôi chú trọng vào những vấn đề chủ yếu sau đây: Tập trung hướng dẫn học sinh nắm vững một số  biện pháp tu từ  khó  hoặc dễ bị nhầm lẫn như:  so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, phép điệp, phép đối lập   và tương phản. Muốn nắm vững biện pháp ẩn dụ, trước hết học sinh phải  nắm vững biện pháp so sánh; muốn hiểu rõ hoán dụ phải đối chiếu với ẩn   dụ.  ­  Qui trình của việc phân tích hiệu quả  của một biện pháp tu từ  nói   chung:    Phát hiện vị  trí ngôn ngữ  có sử  dụng tu từ      Nhận diện chính xác  biện pháp tu từ   Thử  thay thế bằng cách diễn đạt trung tính, không có màu   sắc tu từ   Huy động kiến thức về tu từ và vốn sống để phân tích giá trị của  cách sử dụng tu từ đó  Rút kinh nghiệm về cách sử dụng tu từ của tác giả.  ­ Sơ đồ qui trình phân tích một số biện pháp tu từ:   (Phụ lục 03) 1.2. Rèn luyện kĩ năng phân tích giá trị biểu đạt của các biện pháp tu từ   trong một số tiết đọc văn: Trong những giờ  đọc văn ngay từ  đầu năm học, tôi sẽ  lồng ghép cho học  sinh lớp 10 những kiến thức và rèn luyện kĩ năng về các biện pháp tu từ, nhất   là những đơn vị bài học có sử dụng đậm đặc các biện pháp tu từ như   ca dao,   Giáo viên: Phan Phương Lan                                                                            Trang:  15
  16. SKKN :  Rèn luyện kĩ năng phân tích và vận dụng các biện pháp tu từ  cho học sinh Trung hoc phổ thông thơ  Hai­cư, truyện thơ  trung đại (Kiều, Chinh phụ  ngâm). Các biện pháp tu   từ so sánh, ẩn dụ, hoán dụ được phân tích theo qui trình thống nhất. Ví dụ 1:   Bài “Ca dao yêu thương tình nghĩa” (Ngữ văn 10 nâng cao)  Câu (4); “ Khăn thương nhớ ai (...) Lo vì một nỗi không yên một bề” Hướng dẫn học sinh tìm những biện pháp tu từ nổi bật trong bài ca dao: ­ Phép điệp: điệp từ (khăn, thương nhớ, đèn, mắt, lo), điệp cấu trúc câu:  C – V + Bổ  ngữ, điệp vần (ai,  ắt). Hiệu quả  nhấn mạnh tâm trạng nhớ  mong, nỗi nhớ  thường trực, tạo âm điệu triền miên, day dứt, dễ  thuộc, dễ  hiểu. ­ Các biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ được vận dụng trong bài:  A B  Bước Biện pháp (ẩn đi) (hiển thị trên câu chữ) con người (chủ sở hữu) khăn (vật sở thuộc) hoán dụ con người thao thức (sự  đèn (dấu hiệu của sự  hoán dụ  vật) vật)  1+2 con người (toàn thể) mắt (bộ phận) hoán dụ có   tính   nhân  Đối đáp với đồ vật (khăn, đèn)  hóa Thay thế  cách nói trực tiếp: ý lộ  rõ, thô, lại nhiều lần sẽ  vụng,   3 diễn đạt một lần không hết ý Khăn (vắt vai, rớt xuống ...)   tâm trạng đứng ngồi không yên, bổi  4 hổi bồi hồi, không chủ  định; đèn (không tắt)  giải bày thao thức;  mắt  không ngủ được, trằn trọc suốt đêm Cách nói bóng gió, duyên dáng, tế  nhị, đồng thời bộc lộ  tinh tế  5 những cung bậc, tâm trạng của tình yêu, tô đậm nỗi nhớ  thương   dằng dặc của cô gái Câu (5): “Cây đa cũ, bến đò xưa ­ Bộ hành có nghĩa, nắng mưa cũng chờ” B   Bướ A (hiển thị trên câu  Biện pháp c  (ẩn đi) chữ) 1 + 2 người   ở   lại   (cố  cây đa, bến cũ tương   đồng     ẩn   định) Giáo viên: Phan Phương Lan                                                                            Trang:  16
  17. SKKN :  Rèn luyện kĩ năng phân tích và vận dụng các biện pháp tu từ  cho học sinh Trung hoc phổ thông người đi (di động) bộ hành  dụ gian khó, lâu dài (đối  nắng mưa (dấu hiệu  tương cận hoán dụ tượng) của đối tượng) Thay bằng cách nói trực tiếp A: chỉ có giá trị cụ thể, không có tính  3 khái quát, không có tính hình tượng, không tạo được tình cảm gần  gũi, thân thương Cây đa, bến cũ là những hình  ảnh thân quen của đời sống người   Việt, gợi xúc động, nắng mưa là biểu hiện của sự  gian khổ, đợi  4 chờ, những hình ảnh này đều gợi được sự thủy chung, son sắt của   người ở lại.  Cách nói bóng gió, kín đáo, sâu sắc, phù hợp với tâm lí người Việt  5 đồng thời có giá trị phổ quát, đúng với nhiều trường hợp  Ví dụ 2 :   Bài “Ca dao than thân” (Ngữ văn 10 nâng cao) Câu hỏi 4(SGK): Liệt kê những hình  ảnh so sánh,  ẩn dụ  trong chùm ca  dao. Cho học sinh xác định vị trí ngôn ngữ  có sử  dụng tu từ, sau đó xác định  A:  Câu A B Biện pháp thân em tấm lụa đào ..... so sánh 1 thân   phận   người   phụ  phất phơ giữa chợ ... ẩn dụ nữ thân em giếng giữa đàng .... so sánh 2 thân   phận   người   phụ  người   khôn...   người  ẩn dụ nữ phàm... 3 Bướm vàng, đọt mù u ẩn dụ Sợ mẹ, sợ cha biển, trời so sánh 4 tình cảm (của anh) mây bạc ẩn dụ con cò (toàn bài) tượng trưng  (chết)   vinh   dự,   trong  5 sạch (xáo) nước trong ẩn dụ (chết)   nhục   nhã,   hèn  (xáo) nước đục kém Trên cơ  sở  hiểu được cơ  chế  các phép tu từ, học sinh rút ra giá trị  biểu   đạt. Ví dụ 3: Bài “Nỗi thương mình” (Kiều – Nguyễn Du) Giáo viên: Phan Phương Lan                                                                            Trang:  17
  18. SKKN :  Rèn luyện kĩ năng phân tích và vận dụng các biện pháp tu từ  cho học sinh Trung hoc phổ thông Phép đối được sử dụng phép tiểu đối (nội bộ) câu và bình đối (đối giữa  hai câu) gần như xuyên suốt cả đoạn thơ: khắc sâu sự đau đớn, dày vò giữa  hiện tại và quá khứ ... của Kiều Phép điệp gồm:  điệp từ (mình, khi, sao, thân...), điệp cụm, điệp cấu trúc  được dùng dày đặc, tạo âm điệu triền miên, da diết, sự dằng xé nội tâm .... Hoán dụ:  cuộc say, trận cười, phong gấm rủ  là, dày gió, dạn sương và  ẩn dụ: bướm lả, ong lơi, lá gió cành chim, hoa giữa đường, bướm chán, ong   chường (gợi đến hoa tàn nhụy rữa)...đã đặc tả  nỗi đau khổ  bị  vùi dập của   Kiều.  Rõ ràng chính các biện pháp tu từ  đã góp phần đắc lực thể  hiện sâu sắc   giá trị nội dung tư tưởng của đoạn trích. 1.3. Rèn luyện kĩ năng phân tích giá trị biểu đạt của các biện pháp tu  từ trong một số tiết thực hành Tiếng Việt: Ví dụ  :   Bài  “Thực hành phép tu từ   ẩn dụ  và hoán dụ”  (Ngữ  văn 10 ­  chương trình chuẩn, tập 1) Yêu cầu để  đạt được mục tiêu: học sinh đã được khôi phục những kiến  thức cơ  bản về các biện pháp tu từ  này qua những giờ  văn trước đó và tích  cực chuẩn bị chu đáo bài tập ở  nhà. Tiến hành phân tích theo qui trình thống  nhất được sơ  đồ  hóa, học sinh thực hiện theo sự  chuẩn bị, giáo viên định   hướng:  * Luyện tập về ẩn dụ  (Phụ lục 04) * Luyện tập về hoán dụ: (Phụ lục 05) * Hướng dẫn phân biệt ẩn dụ và hoán dụ: ­ Điểm giống nhau: đều là cách gọi tên sự vật này bằng sự vật khác, trong   ẩn dụ và hoán dụ có một vế (đối tượng) bị ẩn đi (đây là vấn đề làm cho học  sinh dễ nhầm lẫn hoặc khó xác định ẩn dụ và hoán dụ) ­ Điểm khác nhau:  Ẩn dụ Hoán dụ ­ Dựa trên liên tưởng tương đồng (có  ­ Dựa trên liên tưởng tương cận (gần  Giáo viên: Phan Phương Lan                                                                            Trang:  18
  19. SKKN :  Rèn luyện kĩ năng phân tích và vận dụng các biện pháp tu từ  cho học sinh Trung hoc phổ thông nét   giống   hoặc   gần   giống   của   các  gũi đi đôi với nhau trong thực tế của   đối tượng) đối tượng) ­ So sánh ngầm ­ Không so sánh mà  hoán đổi vị  trí,   thay thế nhau ­ Thường có sự chuyển nghĩa ­   Không   chuyển   đổi   trường   nghĩa,  cùng một trường nghĩa * Rèn luyện vận dụng ẩn dụ và hoán dụ: (sẽ trình bày ở phần sau) Do áp lực của chương trình học, những kiến thức về tu từ đã nói ở trên rõ  ràng không dễ  nắm vững ngay đối với học sinh lớp 10. Nhưng nếu không  nắm vững chúng, học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn trong cảm thụ văn chương  và sử  dụng ngôn ngữ, nhất là đối với những học sinh chuyên văn. Những  kiến thức này sẽ được tiếp tục củng cố cho học sinh khi lên lớp 11. 2. Rèn luyện kĩ năng phân tích giá trị  biểu đạt của các biện pháp tu  từ cho học  sinh lớp 11 qua một số tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại: 2.1.  Ẩn dụ  chuyển đổi cảm giác, điệp ngữ  trong “Vội vàng”­ Xuân   Diệu: Thơ   mới   chịu   nhiều   ảnh   hưởng   thuyết   tương   giao   của   Bô­đơ­le  (Baudelaire) và lối thơ  tượng trưng của Pháp, mà “môn đồ” xuất sắc nhất  của thuyết tương giao trong các nhà thơ mới chính là Xuân Diệu. “Vội vàng”   là một bài thơ tiêu biểu cho “tâm hồn khát khao giao cảm với đời” của Xuân   Diệu và cũng là bài thơ  tiêu biểu cho nghệ  thuật tương giao trong thơ  ông.   Biện pháp tu từ   ẩn dụ  chuyển đổi cảm giác và ẩn dụ  tượng trưng được  nhà thơ vận dụng sáng tạo, độc đáo. “Vội vàng” là dòng cảm xúc hối hả, tuôn trào nhưng vẫn thể  hiện được  mạch triết lí, triết luận sâu sắc, thể hiện cả một quan niệm nhân sinh về lẽ  sống vội vàng với bố cục khá rõ ràng. Bố cục ấy có thể khái quát bằng sơ đồ  sau:   (Mạch cảm xúc ào ạt tuôn trào)                    I                                     II                                      III                 ong bướm  mùa xuân     tuổi trẻ                       ôm             chếnh choáng Giáo viên: Phan Phương Lan                                                                            Trang:  19
  20. SKKN :  Rèn luyện kĩ năng phân tích và vận dụng các biện pháp tu từ  cho học sinh Trung hoc phổ thông Này đây  lá hoa # tuần hoàn >
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2