Nghiên Cứu & Trao Đổi<br />
<br />
Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản<br />
của các ngân hàng thương mại Việt Nam<br />
VŨ THỊ HỒNG<br />
<br />
Trường Cao đẳng nghề GTVT Đường thủy II<br />
<br />
N<br />
<br />
ghiên cứu dùng mẫu của 37 ngân hàng thương mại VN (Gồm<br />
NHTMCP, NHTMNN, NHLD) với phương pháp nghiên cứu định<br />
lượng trong giai đoạn 2006-2011. Qua phân tích thống kê, tương<br />
quan và hồi quy dữ liệu bảng không cân xứng với hiệu ứng Fixed Effect,<br />
nghiên cứu đã tìm thấy sự tác động của một số yếu tố đến khả năng thanh<br />
khoản của các ngân hàng thương mại tại VN. Cụ thể là, “Tỷ lệ vốn chủ sở<br />
hữu”, “Tỷ lệ nợ xấu” và “Tỷ lệ lợi nhuận” có mối tương quan thuận; ngược<br />
lại, “Tỷ lệ cho vay trên huy động” có mối tương quan nghịch với khả năng<br />
thanh khoản của các ngân hàng thương mại VN. Tuy nhiên, nghiên cứu này<br />
không tìm thấy ảnh hưởng của “Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng”, “Quy mô<br />
ngân hàng” đối với khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại<br />
VN.<br />
Từ khóa: Ngân hàng thương mại VN, khả năng thanh khoản, thanh<br />
khoản, chính sách quản lý.<br />
<br />
1. Sự cần thiết nghiên cứu<br />
<br />
Cuộc khủng hoảng từ việc cho<br />
vay dưới chuẩn của Mỹ xảy ra vào<br />
tháng 8 năm 2007 đã nhấn chìm<br />
toàn bộ nền kinh tế Mỹ cũng như<br />
hệ thống tài chính toàn cầu. Ủy<br />
ban Basel về giám sát ngân hàng<br />
(BCBS 2004) chỉ ra rằng một trong<br />
những nguyên nhân gốc rễ của<br />
cuộc khủng hoảng là vấn đề thanh<br />
khoản, đã phần lớn bị bỏ qua trong<br />
quá khứ. Cuộc khủng hoảng chỉ ra<br />
rằng những ngân hàng dựa nhiều<br />
vào thị trường tiền tệ ngắn hạn tài<br />
trợ cho các tài sản hoạt động của họ<br />
có xu hướng bị vấn đề thanh khoản<br />
rất lớn.<br />
Từ cuộc khủng hoảng trên, đa<br />
số các ngân hàng thương mại đã<br />
quan tâm đến vấn đề thanh khoản<br />
vì nó chính là vấn đề sống còn của<br />
các ngân hàng trong thời kỳ hiện<br />
<br />
32<br />
<br />
nay. Ở VN, hơn hai thập kỷ qua, kể<br />
từ khi hệ thống ngân hàng VN thực<br />
hiện quá trình cải cách các ngân<br />
hàng thương mại (NHTM) đã có<br />
bước phát triển mới cả về lượng<br />
và chất, nhưng vấn đề rủi ro thanh<br />
khoản dường như chưa được quan<br />
tâm đúng mức. Một trong những<br />
nhiệm vụ quan trọng mà các nhà<br />
quản lý ngân hàng cần thực hiện<br />
là đảm bảo khả năng thanh khoản<br />
hợp lý cho ngân hàng. Ngân hàng<br />
có khả năng thanh khoản tốt, hay<br />
nói cách khác là ngân hàng không<br />
gặp rủi ro thanh khoản khi luôn có<br />
được nguồn vốn khả dụng với chi<br />
phí hợp lý vào đúng thời điểm mà<br />
ngân hàng cần. Điều này có nghĩa<br />
nếu ngân hàng không có đủ nguồn<br />
vốn cần thiết để đáp ứng mọi nhu<br />
cầu của thị trường sẽ có thể mất khả<br />
năng thanh toán, mất uy tín và dẫn<br />
<br />
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 23 (33) - Tháng 07-08/2015<br />
<br />
đến sự đổ vỡ của toàn hệ thống.<br />
Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề<br />
thanh khoản trong hệ thống ngân<br />
hàng là vô cùng cần thiết, nếu<br />
các ngân hàng có khả năng thanh<br />
khoản tốt thì không những có thể<br />
giúp cho thị trường tài chính ổn<br />
định mà nền kinh tế đất nước sẽ<br />
vận hành tốt. Đặc biệt, trong điều<br />
kiện của VN hiện nay, những vấn<br />
đề về thanh khoản đang được quan<br />
tâm hàng đầu và thường được đưa<br />
ra từ đầu năm để trong năm đó có<br />
thể quản lý tốt. Xuất phát từ những<br />
lý do trên, tác giả đã chọn đề tài<br />
“Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh<br />
khoản của các ngân hàng thương<br />
mại VN” để nghiên cứu.<br />
2. Cơ sở lý thuyết<br />
<br />
2.1. Những vấn đề cơ bản về<br />
thanh khoản ngân hàng<br />
a. Thanh khoản và rủi ro thanh<br />
<br />
Nghiên Cứu & Trao Đổi<br />
khoản<br />
Ủy ban Basel về giám sát<br />
ngân hàng cho rằng: “Thanh<br />
khoản là một thuật ngữ chuyên<br />
ngành nói về khả năng đáp ứng<br />
các nhu cầu về sử dụng vốn khả<br />
dụng phục vụ cho hoạt động kinh<br />
doanh tại mọi thời điểm như chi<br />
trả tiền gửi, cho vay, thanh toán,<br />
giao dịch vốn...”<br />
Theo Duttweiler (2009), có<br />
hai khía cạnh khác nhau về thanh<br />
khoản cần phải đặc biệt quan<br />
tâm, đó là thanh khoản tự nhiên<br />
và thanh khoản nhân tạo. Trong<br />
đó, thanh khoản tự nhiên nghĩa là<br />
các dòng lưu chuyển xuất phát từ<br />
tài sản hoặc nợ nhưng có thời gian<br />
đáo hạn theo luật định. Trong lĩnh<br />
vực ngân hàng, khi một giao dịch<br />
với khách hàng thường được tái<br />
tục, có thể với cùng số tiền hoặc<br />
với số tiền nhỏ hơn/lớn hơn thì<br />
nhìn chung nhóm khách hàng<br />
này thường hành động gần như<br />
theo cách có thể dự đoán được.<br />
Điều này không chỉ đúng với<br />
các tài sản mà còn đúng với các<br />
khoản nợ. Còn thanh khoản nhân<br />
tạo lại được tạo ra thông qua<br />
khả năng chuyển tài sản thành<br />
tiền mặt trước ngày đáo hạn. Ở<br />
đây có thể thấy hầu như lúc nào<br />
cũng có thể dễ dàng chuyển một<br />
chứng khoán cụ thể thành tiền<br />
mặt, đặc biệt nếu vẫn còn công ty<br />
nào muốn chuyển chứng khoán<br />
thành tiền mặt thì thị trường vẫn<br />
còn khả năng chấp nhận các giao<br />
dịch.<br />
Từ trước đến nay đã có nhiều<br />
khái niệm khác nhau về rủi ro<br />
thanh khoản. Nhưng rủi ro thanh<br />
khoản có thể được hiểu là rủi ro<br />
khi NHTM không có khả năng<br />
thanh toán tại một thời điểm<br />
nào đó, hoặc phải huy động các<br />
nguồn vốn với chi phí cao để đáp<br />
<br />
ứng nhu cầu thanh toán; hoặc do<br />
các nguyên nhân chủ quan khác<br />
làm mất khả năng thanh toán<br />
của NHTM, theo đó nó sẽ kéo<br />
theo những hậu quả không mong<br />
muốn. (Duttweiler, 2009)<br />
b. Nguyên nhân gây ra rủi ro<br />
thanh khoản<br />
Nhiều nghiên cứu đã tương<br />
đối thống nhất khi chỉ ra rằng rủi<br />
ro thanh khoản có thể đến từ bên<br />
tài sản nợ hoặc tài sản có, hoặc từ<br />
hoạt động ngoại bảng của bảng cân<br />
đối tài sản của NHTM (Valla và<br />
Escorbiac, 2006).<br />
Bên cạnh đó, theo Nguyễn Văn<br />
Tiến (2010), có ba nguyên nhân<br />
tiền đề khiến cho ngân hàng phải<br />
đối mặt với rủi ro thanh khoản<br />
thường xuyên là:<br />
“Thứ nhất, ngân hàng huy động<br />
và đi vay vốn thời gian ngắn, sau<br />
đó cứ tuần hoàn chúng để cho vay<br />
thời gian dài hơn. Do đó nhiều ngân<br />
hàng phải đối mặt với sự không<br />
trùng khớp về kỳ hạn đến hạn giữa<br />
tài sản có và tài sản nợ.”<br />
“Thứ hai, sự nhạy cảm của tài<br />
sản tài chính với thay đổi lãi suất.<br />
Khi lãi suất tăng, nhiều người<br />
gửi tiền sẽ rút tiền ra tìm kiếm<br />
nơi gửi khác có mức lãi suất cao<br />
hơn. Những người có nhu cầu tín<br />
dụng sẽ hoãn lại, hoặc rút hết số<br />
dư hạn mức tín dụng với lãi suất<br />
thấp đã thỏa thuận. Như vậy, thay<br />
đổi lãi suất ảnh hưởng đồng thời<br />
đến luồng tiền gửi cũng như luồng<br />
tiền vay, và cuối cùng là đến thanh<br />
khoản của ngân hàng.”<br />
“Thứ ba, ngân hàng luôn phải<br />
đáp ứng nhu cầu thanh khoản một<br />
cách hoàn hảo. Những trục trặc về<br />
thanh khoản sẽ làm xói mòn niềm<br />
tin của dân chúng vào ngân hàng.”<br />
c. Đo lường khả năng thanh<br />
khoản<br />
Nghiên cứu về tính thanh khoản<br />
<br />
rất quan trọng đối với thị trường tài<br />
chính và các ngân hàng, đặc biệt là<br />
từ sau khủng hoảng kinh tế 2008.<br />
Theo Aspachs (2005) và Nikolau<br />
(2009), tính thanh khoản không<br />
đơn giản phụ thuộc vào các yếu<br />
tố khách quan bên ngoài (chẳng<br />
hạn như thị trường hiệu quả, cơ<br />
sở hạ tầng, chi phí giao dịch thấp,<br />
số lượng lớn người mua và người<br />
bán, đặc tính minh bạch của tài sản<br />
giao dịch) mà điều quan trọng là<br />
nó ảnh hưởng bởi yếu tố bên trong,<br />
đặc biệt là các phản ứng của người<br />
tham gia thị trường khi đối mặt với<br />
sự không chắc chắn và thay đổi giá<br />
trị tài sản. Cho tới nay nghiên cứu<br />
của một số tác giả như Aspachs &<br />
cộng sự (2005), Rychtárik (2009),<br />
Praet và Herzberg (2008) đã tập<br />
trung vào 4 tỷ số thanh khoản như<br />
sau:<br />
L1 = Tài sản thanh khoản/ Tổng<br />
tài sản<br />
Tỷ số này cung cấp một thông<br />
tin chung về khả năng thanh khoản<br />
của ngân hàng. Tức là trong tổng<br />
tài sản của ngân hàng tỷ trọng tài<br />
sản thanh khoản là bao nhiêu. Tỷ<br />
số này cao tức là khả năng thanh<br />
khoản của ngân hàng rất tốt.<br />
L2 = Tài sản thanh khoản / (Tiền<br />
gửi + Vốn huy động ngắn hạn)<br />
Tỷ số thanh khoản L2 sử dụng<br />
tài sản thanh khoản để đo lường<br />
khả năng thanh khoản là rất tốt.<br />
Tuy nhiên, tỷ lệ này là tập trung<br />
vào mức độ nhạy cảm của ngân<br />
hàng khi lựa chọn các loại kinh phí<br />
(bao gồm tiền gửi của các hộ gia<br />
đình, doanh nghiệp và các tổ chức<br />
tài chính khác). Tỷ số này cũng<br />
giống L1, tức là tỷ số này cao cũng<br />
thể hiện thanh khoản của ngân<br />
hàng là tốt.<br />
L3 = Khoản cho vay / Tổng tài<br />
sản<br />
Tỷ số này cho biết có bao nhiêu<br />
<br />
Số 23 (33) - Tháng 07-08/2015 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP<br />
<br />
33<br />
<br />
Nghiên Cứu & Trao Đổi<br />
phần trăm khoản cho vay trên tổng<br />
tài sản ngân hàng. Do đó tỷ lệ này<br />
cao tức là khả năng thanh khoản<br />
của ngân hàng yếu.<br />
L4 = Khoản cho vay/ (Tiền gửi<br />
+ Nguồn vốn ngắn hạn)<br />
Tỷ số này cũng giống L3, tức là<br />
nếu cao thì khả năng thanh khoản<br />
của ngân hàng yếu.<br />
Các tỷ số này tương ứng với<br />
nhiều nghiên cứu khác nhau sẽ sử<br />
dụng làm biến phụ thuộc để xem<br />
xét các yếu tố ảnh hưởng đến khả<br />
năng thanh khoản của các ngân<br />
hàng thương mại.<br />
d. Dự trữ thanh khoản<br />
Theo Duttweiler (2009), để duy<br />
trì khả năng thanh toán, một mặt<br />
ngân hàng thương mại phải đảm<br />
bảo toàn bộ giá trị tài sản có phải<br />
lớn hơn các khoản nợ ở mọi thời<br />
điểm. Nếu trong kinh doanh vốn<br />
cho vay không có khả năng thu<br />
hồi và lỗ trong nghiệp vụ chứng<br />
khoán sẽ làm cho giá trị tài sản có<br />
xuống thấp hơn tài sản nợ và như<br />
vậy sẽ dẫn đến ngân hàng mất khả<br />
năng thanh toán, có thể phải đóng<br />
cửa hoặc phải bán tài sản cho ngân<br />
hàng khác.<br />
Trong các nguồn dự trữ để đảm<br />
bảo khả năng thanh khoản cho các<br />
ngân hàng có hai nguồn quan trọng<br />
mà các nhà quản lý trong ngân<br />
hàng phải đặc biệt quan tâm, đó là:<br />
Nguồn dự trữ sơ cấp và nguồn dự<br />
trữ thứ cấp. (Duttweiler, 2009)<br />
Dự trữ sơ cấp là các khoản<br />
mục về ngân quỹ tiền mặt, tiền gửi<br />
ở Ngân hàng Trung ương, tiền gửi<br />
các ngân hàng khác. Các khoản<br />
dự trữ này được sử dụng để dự<br />
trữ theo quy định của Ngân hàng<br />
Trung ương và đáp ứng nhu cầu bất<br />
thường về tiền mặt cho khách hàng<br />
hoặc để thực hiện các khoản thanh<br />
toán cho ngân hàng khác trong việc<br />
thanh toán giữa các ngân hàng.<br />
<br />
34<br />
<br />
Dự trữ thứ cấp bao gồm các loại<br />
chứng khoán có khả năng chuyển<br />
thành tiền dễ dàng như: Trái phiếu<br />
kho bạc, giấy chấp nhận trả tiền<br />
của ngân hàng...Dự trữ thứ cấp<br />
được dùng để hỗ trợ cho dự trữ sơ<br />
cấp về các nhu cầu rút tiền, thanh<br />
toán giữa các ngân hàng và vay<br />
mượn của khách hàng đã được dự<br />
kiến trước.<br />
e. Các lý thuyết về đo lường<br />
thanh khoản và các yếu tố ảnh<br />
hưởng đến thanh khoản của các<br />
NHTM.<br />
Các lý thuyết về đo lường thanh<br />
khoản:<br />
Trước đây, người ta thường<br />
sử dụng các tỷ lệ thanh khoản để<br />
đưa ra các biện pháp quản lý rủi ro<br />
thanh khoản tốt hơn. Tỷ lệ mà các<br />
nghiên cứu trước đây sử dụng bao<br />
gồm tỷ lệ tài sản thanh khoản/tổng<br />
tài sản (ví dụ như Aspachs & cộng<br />
sự (2005), Rychtárik (2009), Praet<br />
và Herzberg (2008); DemirgüçKunt & cộng sự năm 2003), Tỷ<br />
lệ tài sản thanh khoản/tiền gửi<br />
khách hàng (Aspachs & cộng sự<br />
năm 2005; Rychtárik năm 2009;<br />
Praet and Herzberg năm 2008), Tỷ<br />
lệ tài sản thanh khoản/Tổng huy<br />
động ngắn hạn (Indriani, 2004).<br />
Nếu các tỷ lệ thanh khoản này cao<br />
chứng tỏ ngân hàng hoạt động có<br />
hiệu quả và ít rủi ro hơn. Bên cạnh<br />
đó, một số nghiên cứu sử dụng<br />
tỷ lệ vốn vay/tổng tài sản (ví dụ<br />
như Demirgüç-Kunt và Huizinga<br />
năm 1999; Athanasoglou & cộng<br />
sự, 2006.), tỷ lệ cho vay ròng với<br />
khách hàng/tài trợ ngắn hạn (ví dụ<br />
như Pasiouras và Kosmidou, 2007;<br />
Naceur và Kandil, 2009) để đánh<br />
giá rủi ro thanh khoản của ngân<br />
hàng. Nếu các tỷ số này cao có thể<br />
dẫn đến rủi ro thanh khoản của các<br />
ngân hàng.<br />
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả<br />
<br />
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 23 (33) - Tháng 07-08/2015<br />
<br />
năng thanh khoản:<br />
Từ lúc thanh khoản trở thành<br />
vấn đề đáng được quan tâm của<br />
các ngân hàng thương mại thì đã<br />
có rất nhiều lý luận, nhiều tác giả<br />
đề cập đến những yếu tố có thể ảnh<br />
hưởng đến khả năng thanh khoản.<br />
Tuy nhiên, những nghiên cứu cho<br />
kết quả đáng tin cậy nhất đa số<br />
tập trung vào các nghiên cứu về<br />
ngân hàng ở châu Âu và Bắc Mỹ.<br />
Những nghiên cứu trên tập trung<br />
vào hai nhóm yếu tố chính có thể<br />
ảnh hưởng đến khả năng thanh<br />
khoản của các ngân hàng thương<br />
mại:<br />
Nhóm thứ nhất là những yếu tố<br />
nội tại của chính bản thân các ngân<br />
hàng đó như: lợi nhuận, vốn chủ sở<br />
hữu, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ cho vay trên<br />
huy động, quy mô ngân hàng, tỷ lệ<br />
dự phòng rủi ro tín dụng...<br />
Nhóm thứ hai đề cập đến các<br />
yếu tố vĩ mô như: tỷ lệ tăng trưởng<br />
kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm<br />
phát, lãi suất cho vay, lãi suất cơ<br />
bản của NHTW, lãi suất bình quân<br />
liên ngân hàng...<br />
Tuy nhiên, nghiên cứu này<br />
chỉ tập trung vào các yếu tố nội<br />
tại, chưa đi sâu vào phân tích ảnh<br />
hưởng của các yếu tố vĩ mô đến<br />
khả năng thanh khoản của các<br />
ngân hàng.<br />
2.2. Các nguyên tắc của Basel về<br />
quản lý thanh khoản trong ngân<br />
hàng<br />
Ủy ban Basel về giám sát ngân<br />
hàng là một diễn đàn cho sự hợp<br />
tác thường xuyên về các vấn đề<br />
liên quan đến giám sát hoạt động<br />
ngân hàng. Mục tiêu của Ủy ban<br />
là hiểu rõ hơn về các vấn đề mấu<br />
chốt trong việc giám sát hoạt động<br />
ngân hàng và nâng cao chất lượng<br />
giám sát hoạt động ngân hàng trên<br />
toàn cầu.<br />
Trong các công việc về giám<br />
<br />
Nghiên Cứu & Trao Đổi<br />
sát khả năng thanh khoản, Ủy ban<br />
Basel đã nỗ lực mở rộng cách hiểu<br />
về cách thức một ngân hàng quản<br />
lý khả năng thanh khoản của mình<br />
ở phạm vi toàn cầu trên cơ sở bù trừ<br />
các giao dịch trong nội bộ. Những<br />
tiến bộ gần đây về phương diện tài<br />
chính và công nghệ đã cung cấp<br />
cho các ngân hàng những phương<br />
pháp mới để cấp vốn cho các hoạt<br />
động của mình và quản lý khả năng<br />
thanh khoản.<br />
Vì vậy, Ủy ban Basel đã đưa<br />
ra một số nguyên tắc cơ bản nhằm<br />
đánh giá công tác quản lý thanh<br />
khoản trong ngân hàng như sau:<br />
(Ngân hàng thanh toán quốc tế,<br />
2009)<br />
Nguyên tắc 1: Mỗi ngân hàng<br />
cần thống nhất về một chiến lược<br />
quản lý khả năng thanh khoản hàng<br />
ngày. Chiến lược này cần được<br />
truyền đạt trong toàn ngân hàng.<br />
Nguyên tắc 2: Hội đồng quản trị<br />
của một ngân hàng phải là cơ quan<br />
kiểm duyệt chiến lược và các chính<br />
sách cơ bản liên quan đến quản lý<br />
khả năng thanh khoản của ngân<br />
hàng. Hội đồng quản trị cũng cần<br />
đảm bảo là các cán bộ quản lý cao<br />
cấp của ngân hàng thực hiện những<br />
biện pháp cần thiết để theo dõi và<br />
kiểm soát rủi ro thanh khoản.<br />
Nguyên tắc 3: Mỗi ngân hàng<br />
cần có một cơ cấu quản lý để thực<br />
hiện có hiệu quả chiến lược về khả<br />
năng thanh khoản. Cơ cấu này cần<br />
bao gồm sự tham gia thường xuyên<br />
của các thành viên thuộc nhóm cán<br />
bộ quản lý cao cấp.<br />
Nguyên tắc 4: Một ngân hàng<br />
cần có hệ thống thông tin đầy đủ<br />
cho việc đo lường, theo dõi, kiểm<br />
soát và báo cáo rủi ro thanh khoản.<br />
Các báo cáo cần được cung cấp kịp<br />
thời cho hội đồng quản trị của ngân<br />
hàng, các cán bộ quản lý cao cấp và<br />
các cán bộ có thẩm quyền khác.<br />
<br />
Nguyên tắc 5: Mỗi ngân hàng<br />
cần xây dựng một quy trình cho<br />
việc theo dõi và đo lường liên tục<br />
các yêu cầu cấp vốn ròng.<br />
Nguyên tắc 6: Các ngân hàng<br />
cần phân tích khả năng thanh<br />
khoản sử dụng nhiều tình huống<br />
dạng “nếu thì”.<br />
Nguyên tắc 7: Các ngân hàng<br />
cần xem xét một cách thường<br />
xuyên những giả thiết được sử<br />
dụng trong việc quản lý khả năng<br />
thanh khoản để xác định xem giả<br />
thiết đó còn giá trị hay không.<br />
Nguyên tắc 8: Mỗi ngân hàng<br />
cần xem xét định kỳ các nỗ lực của<br />
mình trong việc xây dựng và duy<br />
trì quan hệ với những người nắm<br />
giữ tài sản nợ, để đa dạng hoá các<br />
tài sản nợ và đảm bảo khả năng bán<br />
được các tài sản có của mình.<br />
Nguyên tắc 9: Các ngân hàng<br />
cần có kế hoạch dự phòng bao<br />
gồm chiến lược xử lý các vấn đề về<br />
khả năng thanh khoản và quy trình<br />
xử lý sự suy giảm luồng tiền trong<br />
những tình huống khẩn cấp.<br />
Nguyên tắc 10: Mỗi ngân hàng<br />
cần có một hệ thống đo lường, theo<br />
dõi và kiểm soát khả năng thanh<br />
khoản đối với các ngoại tệ mạnh<br />
mà ngân hàng có hoạt động. Ngoài<br />
việc đánh giá tính thanh khoản<br />
chung cho tất cả các ngoại tệ và<br />
những chênh lệch (mismatch) có<br />
thể chấp nhận được kết hợp với các<br />
cam kết về nội tệ, các ngân hàng<br />
cũng cần phân tích riêng rẽ chiến<br />
lược của mình đối với từng đồng<br />
tiền.<br />
Nguyên tắc 11: Dựa trên những<br />
phân tích được thực hiện theo<br />
nguyên tắc 10, khi cần thiết các<br />
ngân hàng cần xác định và xem xét<br />
thường xuyên trong một khoảng<br />
thời gian nhất định các giới hạn<br />
về quy mô của sự chênh lệch dòng<br />
tiền đối với toàn bộ các ngoại tệ và<br />
<br />
với từng ngoại tệ riêng lẻ mà ngân<br />
hàng có hoạt động.<br />
Nguyên tắc 12: Mỗi ngân hàng<br />
cần có một hệ thống kiểm soát nội<br />
bộ phù hợp cho quy trình quản lý<br />
rủi ro về khả năng thanh khoản.<br />
Một thành phần cơ sở của hệ thống<br />
kiểm soát nội bộ là việc đánh giá<br />
và xem xét một cách độc lập tính<br />
hiệu quả của hệ thống và đảm bảo<br />
là việc kiểm soát nội bộ được tăng<br />
cường hoặc chỉnh sửa khi cần thiết.<br />
Kết quả của những đánh giá này<br />
cần được cung cấp cho các cơ quan<br />
giám sát.<br />
Nguyên tắc 13: Mỗi ngân hàng<br />
cần có một cơ chế đảm bảo một<br />
mức độ hợp lý về việc công khai<br />
thông tin về ngân hàng để đảm bảo<br />
uy tín của ngân hàng trong con mắt<br />
công chúng.<br />
Nguyên tắc 14: Các cơ quan<br />
giám sát cần thực hiện việc đánh<br />
giá các chiến lược, chính sách của<br />
ngân hàng có liên quan đến công tác<br />
quản lý khả năng thanh khoản một<br />
cách độc lập. Các cơ quan giám sát<br />
cần yêu cầu các ngân hàng phải có<br />
một hệ thống hiệu quả để đo lường,<br />
theo dõi và kiểm soát rủi ro thanh<br />
khoản. Các cơ quan giám sát cũng<br />
cần được cung cấp các thông tin từ<br />
các ngân hàng một cách đầy đủ và<br />
kịp thời để đánh giá mức độ rủi ro<br />
tín dụng và đảm bảo là ngân hàng<br />
có các kế hoạch dự phòng về khả<br />
năng thanh khoản đầy đủ.<br />
2.3. Một số nghiên cứu trước<br />
đây<br />
Khởi đầu bằng nghiên cứu của<br />
Aspachs & cộng sự (2005). Nghiên<br />
cứu này cung cấp một cái nhìn toàn<br />
diện về những yếu tố quyết định<br />
chính sách thanh khoản của các<br />
ngân hàng ở Anh. Bên cạnh đó, nó<br />
còn đi sâu tìm hiểu về mối quan<br />
hệ giữa những chính sách kinh tế<br />
vĩ mô, đặc biệt là chính sách của<br />
<br />
Số 23 (33) - Tháng 07-08/2015 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP<br />
<br />
35<br />
<br />
Nghiên Cứu & Trao Đổi<br />
Ngân hàng Trung ương và chu kỳ<br />
kinh tế có tác động như thế nào<br />
đến một mức hỗ trợ thanh khoản<br />
(Liquydity Buffer). Chắc chắn rằng<br />
Ngân hàng Trung ương sẽ đóng vai<br />
trò vô cùng quan trọng để duy trì<br />
khả năng thanh khoản, họ có thể<br />
cung cấp một sự hỗ trợ vốn trong<br />
trường hợp ngân hàng thương mại<br />
bị khủng hoảng thanh khoản với<br />
tư cách người cho vay cuối cùng<br />
(LOLR). Nghiên cứu này sử dụng<br />
dữ liệu từ bảng cân đối kế toán và<br />
báo cáo thu nhập trên cơ sở hàng<br />
quý, trong giai đoạn 1985 - 2003.<br />
Tiếp đó, vào năm 2006, Valla<br />
và Escorbiac cũng đưa ra kết quả<br />
nghiên cứu của họ. Tuy nhiên,<br />
nghiên cứu này về bản chất cũng<br />
tập trung vào một số yếu tố nội tại<br />
và vĩ mô ảnh hưởng đến khả năng<br />
thanh khoản của các ngân hàng ở<br />
Anh như nghiên cứu của các tác<br />
giả Aspachs & cộng sự (2005).<br />
Nghiên cứu này cho rằng các<br />
yếu tố quyết định thanh khoản ngân<br />
hàng cụ thể và yếu tố kinh tế vĩ mô<br />
của tính thanh khoản của các ngân<br />
hàng Anh. Họ giả định rằng tỷ lệ<br />
thanh khoản phụ thuộc vào các yếu<br />
tố sau: Xác suất có được sự hỗ trợ<br />
từ cho vay cuối cùng, tăng trưởng<br />
cho vay, tăng trưởng tổng sản phẩm<br />
quốc nội, lãi suất ngắn hạn; và lợi<br />
nhuận ngân hàng có tương quan âm<br />
với khả năng thanh khoản. Ngược<br />
lại, quy mô ngân hàng có thể tương<br />
quan âm hoặc dương với khả năng<br />
thanh khoản<br />
Trái lại với nghiên cứu của<br />
Aspachs & cộng sự (2005), nghiên<br />
cứu của Lucchetta (2007) lại không<br />
đi sâu vào những hỗ trợ vốn từ<br />
ngân hàng trung ương hay những<br />
chính sách kinh tế vĩ mô mà nó<br />
quan tâm đến mối quan hệ giữa các<br />
ngân hàng với nhau trên thị trường<br />
liên ngân hàng.<br />
<br />
36<br />
<br />
Nghiên cứu này đề cập đến<br />
quá trình cho vay liên ngân hàng<br />
để đáp ứng với những thay đổi về<br />
lãi suất. Qua đó, cung cấp những<br />
bằng chứng cho thấy lãi suất bình<br />
quân liên ngân hàng có ảnh hưởng<br />
đến những rủi ro và khả năng thanh<br />
khoản của các ngân hàng. Hầu như<br />
ở tất cả các nước châu Âu, lãi suất<br />
liên ngân hàng có ảnh hưởng tích<br />
cực đến tính thanh khoản của các<br />
ngân hàng đang tồn tại và quyết<br />
định cho vay của một ngân hàng<br />
trên thị trường liên ngân hàng. Ở<br />
nghiên cứu này, tính thanh khoản<br />
bị ảnh hưởng bởi: Hành vi của<br />
ngân hàng trên thị trường liên<br />
ngân hàng, lãi suất liên ngân hàng,<br />
lãi suất cơ bản của chính phủ, các<br />
khoản vay trên tổng tài sản và tỷ lệ<br />
nợ xấu, quy mô ngân hàng.<br />
Trong đó, khả năng thanh<br />
khoản được đo bởi tỷ lệ giữa khoản<br />
cho vay trên tổng tài sản (Loans<br />
on Total Assets - LTA). Để phục<br />
vụ cho nghiên cứu này, Lucchetta<br />
sử dụng dữ liệu bảng trong giai<br />
đoạn từ năm 1998 đến 2004. Các<br />
dữ liệu có trong bảng cân đối và<br />
báo cáo thu nhập của 5.066 ngân<br />
hàng ở châu Âu từ cơ sở dữ liệu<br />
BankScope, các mức lãi suất được<br />
lấy từ Ngân hàng Trung ương châu<br />
Âu (ECB) trên cơ sở thống kê số<br />
liệu.<br />
Đặc biệt, năm 2011, Bonfim<br />
và Kim đã đưa ra kết quả nghiên<br />
cứu của mình nhưng khác với các<br />
nghiên cứu trước là tập trung vào<br />
các ngân hàng ở châu Âu và Bắc<br />
Mỹ. Đồng thời tác giả cũng chủ<br />
động chia thời kỳ nghiên cứu thành<br />
hai giai đoạn trước khủng khoảng<br />
và trong khủng hoảng để thấy rõ<br />
được tầm ảnh hưởng của các yếu tố<br />
nội tại cũng như vĩ mô ảnh hưởng<br />
đến khả năng thanh khoản của các<br />
ngân hàng này.<br />
<br />
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 23 (33) - Tháng 07-08/2015<br />
<br />
Nghiên cứu này cho rằng để<br />
đảm bảo khả năng quản lý rủi ro<br />
thanh khoản tốt nhất đa số các<br />
ngân hàng thường bỏ qua yếu tố<br />
bên ngoài, mà không biết rằng đó<br />
là những yếu tố hỗ trợ quan trọng<br />
cho khả năng thanh khoản. Vì vậy,<br />
bên cạnh việc xác định những yếu<br />
tố ảnh hưởng đến khả năng thanh<br />
khoản, nghiên cứu này còn nhấn<br />
mạnh tầm quan trọng của các tổ<br />
chức tài chính trong việc giảm bớt<br />
rủi ro thanh khoản. Với ý nghĩa<br />
đó, nghiên cứu thu thập dữ liệu từ<br />
Bankscope giai đoạn từ năm 2002<br />
- 2009, do đó bao gồm cả cuộc<br />
khủng hoảng và những năm trước<br />
khủng hoảng. Dữ liệu thu thập<br />
tập trung vào các ngân hàng châu<br />
Âu và Bắc Mỹ, chỉ chọn các ngân<br />
hàng thương mại và tập đoàn ngân<br />
hàng có báo cáo tài chính hợp nhất,<br />
không bao gồm các ngân hàng mà<br />
không có thông tin về tổng tài sản.<br />
Do đó, tác giả có được 2968 quan<br />
sát và gần một nửa số các quan sát<br />
giới thiệu các ngân hàng ở Canada,<br />
Pháp, Đức, Italy, Hà Lan, Liên<br />
bang Nga, Anh và Mỹ.<br />
Cũng trong năm 2011, nghiên<br />
cứu của Vodová được đưa ra nhưng<br />
tác giả chỉ tập trung vào một quốc<br />
gia duy nhất là Séc, chứ không<br />
quan tâm đến nhiều quốc gia như<br />
Bonfim và Kim.<br />
Mục đích của nghiên cứu này là<br />
qua đó xác định các yếu tố quyết<br />
định tính thanh khoản của các ngân<br />
hàng thương mại ở Séc. Các dữ<br />
liệu bao gồm giai đoạn từ 2001<br />
đến 2009. Các kết quả phân tích<br />
hồi quy dữ liệu cho thấy rằng có<br />
mối quan hệ đồng biến giữa thanh<br />
khoản ngân hàng và tỷ lệ an toàn<br />
vốn, tỷ lệ nợ xấu và lãi suất cho vay<br />
trên thị trường giao dịch liên ngân<br />
hàng. Đồng thời, tác giả đã tìm<br />
thấy mối quan hệ nghịch biến của<br />
<br />