Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
CÁC DẠNG THÍNH LỰC ĐỒ TRONG VIÊM TAI GIỮA MẠN<br />
THỦNG NHĨ CÓ CHỈ ĐỊNH PHẪU THUẬT<br />
Nguyễn Công Huyền Tôn Nữ Cẩm Tú *, Phạm Ngọc Chất **<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Các dạng thính lực đồ trong viêm tai giữa mạn thủng nhĩ có chỉ định phẫu thuật<br />
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả 447 trường hợp VTGMT thủng nhĩ tại khoa Tai-Đầu Mặt Cổ bệnh viện<br />
Tai Mũi Họng từ 01/09/2009 đến 30/6/2010.<br />
Kết quả: VTGMT thủng nhĩ đơn thuần chiếm 90,6%, kèm gián đoạn chuỗi xương con chiếm 9,4%. Trong<br />
VTGM thủng nhĩ đơn thuần: lỗ thủng ½ trước thính lực đồ giảm chủ yếu ở tần số thấp, lỗ thủng ½ sau giảm<br />
chủ yếu ở tần số cao. Lỗ thủng ½ sau gây giảm thính lực nhiều hơn so với lỗ thủng ½ trước. Lỗ thủng gần hết<br />
màng căng gây giảm thính lực nhiều hơn so với các vị trí còn lại, giảm sức nghe trung bình khí đạo 61,0 ± 3,7dB,<br />
thính lực đồ thường là dạng phẳng. Trong VTGM thủng nhĩ kèm gián đoạn chuỗi xương con, thính lực khí đạo<br />
giảm trung bình 62,8 ± 5,0dB, thính lực đồ thường là dạng phẳng.<br />
Kết luận: Tùy theo vị trí lỗ thủng mà sức nghe giảm ở những tần số khác nhau, từ đó đánh giá chính xác<br />
kết quả phục hồi sức nghe chính xác trên từng tần số hội thoại sau phẫu thuật tai giữa.<br />
Từ khóa: viêm tai giữa mạn, gián đoạn chuỗi xương con, thủng màng nhĩ, tần suất, cường độ, hình dạng<br />
thính lực đồ, dẫn truyền xương trung bình.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
CORRELATING THE SITE OF TYMPANIC MEMBRANE PERFORATION WITH AUDIOGRAM<br />
SHAPE<br />
Nguyen Cong Huyen Ton Nu Cam Tu, Pham Ngoc Chat<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 267- 273<br />
Objective: To investigate the relationship between the location of perforation on tympanic membrane and<br />
shape of the audiogram.<br />
Methods: A cases series prospective study of 447 adult patients with perforated TM conducted in the ENT<br />
Hospital between 01/09/2009 and 30/6/2010.<br />
Results: 90,6% perforated chronic otitis media and 9,4% interrupted ossicular chain were studied. The<br />
conductive hearing loss resulting from a tympanic membrane perforation is frequency-dependent, perforations in<br />
posterior and anterior effected in turn high and low sound frequencies. Perforations in posterior versus anterior<br />
quadrants showed higher in intensity. The average air conduction of marginal perforations decreased lowest, 61,0<br />
± 3,7dB. Average air conduction were 62,8 ± 5,0dB in chronic otitis media with interrupted ossicular chain, the<br />
shape of audiogram was flat.<br />
Conclusion: The location of perforation on the tympanic membrane (TM) has effect on the magnitude and<br />
frequency of hearing loss in chronic TM perforations, since then to elevate the recovery of hearing in patients after<br />
middle ear surgery.<br />
<br />
* Bộ môn Tai Mũi Họng Đại Học Y Dược TPHCM<br />
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Công Huyền Tôn Nữ Cẩm Tú, ĐT: 0908476090 Email:<br />
camtu_nguyen@yahoo.com<br />
<br />
Tai Mũi Họng<br />
<br />
267<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Keywords: chronic otitis media, interrupted ossicular chain, tympanic membrane perforation, frequency,<br />
intensity, audiogram shape, average air conduction<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
Tiêu chuẩn đánh giá<br />
<br />
Viêm tai giữa mạn tính (VTGMT) thủng nhĩ<br />
là bệnh lý còn gặp ở tất cả các nước trên thế giới;<br />
phổ biến nhiều hơn ở các nước chậm hay đang<br />
phát triển, trong đó có Việt Nam.<br />
<br />
Lỗ thủng màng nhĩ: Lấy rốn nhĩ và trục cán<br />
búa, chia lỗ thủng màng nhĩ thành: lỗ thủng ½<br />
trước; lỗ thủng ½ sau; lỗ thủng ½ dưới; lỗ thủng<br />
trung tâm còn rìa; lỗ thủng gần hết màng căng.<br />
<br />
Đây là nguyên nhân chính gây giảm thính<br />
lực mà hầu hết các nhà Tai học trên thế giới đều<br />
thừa nhận. Việc chẩn đoán chính xác các tổn<br />
thương trong VTGMT thủng nhĩ thông qua các<br />
triệu chứng lâm sàng, nội soi, đặc biệt là kết hợp<br />
với thính lực đồ, giúp tiên lượng trước phẫu<br />
thuật về mức độ tổn thương và khả năng phục<br />
hồi thính lực sau phẫu thuật là điều rất cần thiết<br />
( 10) Trên thế giới và tại Việt Nam hiện nay chủ<br />
yếu nghiên cứu trên sức nghe trung bình chung<br />
của tất cả các tần số, thế nhưng những nghiên<br />
cứu về sự rung động của màng nhĩ tương ứng<br />
với các tần số khác nhau, tùy theo vị trí lỗ thủng<br />
mà sức nghe giảm ở những tần số khác nhau,<br />
cũng như đánh giá chính xác kết quả phục hồi<br />
sức nghe sau phẫu thuật tai giữa thành công,<br />
hiện nay còn nhiều tranh luận. Chúng tôi tiến<br />
hành khảo sát các dạng thính lực đồ trong<br />
VTGMT thủng nhĩ có chỉ định phẫu thuật chủ<br />
yếu trong các trường hợp VTGM thủng nhĩ đơn<br />
thuần có hay không kèm gián đoạn chuỗi xương<br />
con.<br />
<br />
Thu thập cường độ trên mọi tần số hội thoại<br />
từ 250Hz đến 4000Hz ở cả đường khí đạo, cốt<br />
đạo và tính khoảng khí cốt đạo tương ứng.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Phân bố số trường hợp theo vị trí thủng<br />
nhĩ: Thủng ở vị trí ½ trước chiếm nhiều nhất<br />
41,0% (166/405), kế đến là lỗ thủng trung tâm<br />
còn rìa 23,7% (96/405), lỗ thủng ½ dưới 21,0%<br />
(85/405), gần hết màng căng 9,9% (40/405), ít<br />
nhất lỗ thủng ½ sau (4,4%).<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Mô tả hàng loạt trường hợp (Case – series)<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Trong thời gian từ 01/09/2009 đến ngày<br />
31/06/2010, các bệnh nhân được chọn trong mẫu<br />
nghiên cứu với tiêu chuẩn: bệnh nhân >15 tuổi<br />
được chẩn đoán sau phẫu thuật VTGMT thủng<br />
nhĩ (không: cholesteatoma, túi lõm, sụp nhĩ, tiền<br />
căn chấn thương tai, các bệnh lý tai ngoài, tai<br />
trong gây giảm thính lực trước đó); có thính lực<br />
đồ; đáp ứng các điều kiện phẫu thuật<br />
<br />
268<br />
<br />
Tất cả các trường hợp VTGMT thủng nhĩ<br />
đơn thuần hay có kết hợp gián đoạn chuỗi<br />
xương con chẩn đoán xác định cuối cùng qua<br />
kiểm chứng trên phẫu thuật.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Trong thời gian từ 01/09/2009 đến ngày<br />
31/06/2010, có 447 bệnh nhân VTGMT thủng nhĩ<br />
đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫu<br />
<br />
Đặc điểm chung<br />
Trong tổng số 447 tai gồm 251 tai phải và<br />
196 tai trái; nam 186 trường hợp chiếm 41,6%,<br />
nữ 261 trường hợp chiếm 58,4; tuổi trung bình là<br />
33,6 ± 2.51, nhỏ nhất là 16 và lớn nhất là 63.<br />
Thủng nhĩ đơn thuần chiếm đa số các trường<br />
hợp 90,6% (405/447), gián đoạn chuỗi xương con<br />
chiếm 9,4% (42/447).<br />
VTGMT thủng nhĩ đơn thuần: có 405<br />
trường hợp thủng nhĩ đơn thuần.<br />
<br />
Sức nghe trung bình của từng nhóm<br />
Lỗ thủng ½ trước: 166 trường hợp<br />
Ngưỡng nghe khí đạo ở mỗi tần số:<br />
Ngưỡng nghe tăng tối đa là 45dB ở tần số 250 và<br />
500Hz. Ngưỡng nghe trung bình khí đạo (PTA):<br />
27,8 ± 4,8dB.<br />
<br />
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
Ngưỡng nghe cốt đạo ở mỗi tần số:<br />
Ngưỡng nghe cao nhất ở tần số 250Hz: 7,9 ± 3,2<br />
dB. Ngưỡng nghe trung bình cốt đạo: 6,9 ± 2,7<br />
dB.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Khoảng khí – cốt đạo trung bình: lớn nhất ở<br />
tần số 500Hz là 35,4 dB, nhỏ nhất ở<br />
1000Hz (30,1dB) và 2000Hz (30,6dB).<br />
Lỗ thủng ½ dưới: 85 trường hợp<br />
Ngưỡng nghe khí đạo ở mỗi tần số:<br />
Ngưỡng nghe tăng tối đa là 45dB ở tần số 250,<br />
500 và 4000Hz. Ngưỡng nghe trung bình khí<br />
đạo: 32,0 ± 3,1 dB.<br />
<br />
Hình 1: Ngưỡng nghe khí đạo ở lỗ thủng ½ trước<br />
Khoảng khí - cốt đạo trung bình: lớn nhất ở<br />
tần số 250Hz là 26,6 dB, nhỏ nhất ở<br />
2000Hz (15,7dB) và 4000Hz (15,9dB).<br />
Lỗ thủng ½ sau: 18 trường hợp<br />
Ngưỡng nghe khí đạo ở mỗi tần số:<br />
Ngưỡng nghe tăng tối đa là 65dB ở tần số<br />
4000Hz. Ngưỡng nghe trung bình khí đạo: 42,4 ±<br />
3,4 dB.<br />
<br />
Hình 3: Ngưỡng nghe khí đạo ở lỗ thủng ½ dưới<br />
Ngưỡng nghe cốt đạo ở mỗi tần số: Ngưỡng<br />
nghe cao nhất ở tần số 250Hz: 13,8 ± 4,3 dB.<br />
Ngưỡng nghe trung bình cốt đạo: 12,3 ± 3,9 dB.<br />
Khoảng khí - cốt đạo trung bình: lớn nhất ở<br />
tần số 250Hz là 24,6 dB, nhỏ nhất ở<br />
1000Hz (14,2dB).<br />
Lỗ thủng trung tâm còn rìa: 96 trường hợp<br />
Ngưỡng nghe khí đạo ở mỗi tần số:<br />
Ngưỡng nghe tăng tối đa là 60dB ở tần số 250.<br />
Ngưỡng nghe trung bình khí đạo: 39,5 ± 3,8dB.<br />
Ngưỡng nghe cốt đạo ở mỗi tần số: Ngưỡng<br />
nghe cao nhất ở tần số 250Hz: 24,2 ± 3,5 dB.<br />
Ngưỡng nghe trung bình cốt đạo: 19,5 ± 2,8 dB.<br />
<br />
Hình 2: Ngưỡng nghe khí đạo ở lỗ thủng ½ sau<br />
Ngưỡng nghe cốt đạo ở mỗi tần số: Ngưỡng<br />
nghe cao nhất ở tần số 4000Hz: 15,4 ± 1,2 dB.<br />
Ngưỡng nghe trung bình cốt đạo: 10,1 ± 2,7 dB.<br />
<br />
Tai Mũi Họng<br />
<br />
Khoảng khí - cốt đạo trung bình: lớn nhất ở<br />
tần số 500Hz là 23,0 dB, nhỏ nhất ở 4000Hz<br />
(14,9dB).<br />
Lỗ thủng gần hết màng căng: 40 trường<br />
hợp.<br />
<br />
269<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
căng gây giảm thính lực nhiều hơn so với các vị<br />
trí còn lại, khoảng khí cốt đạo tăng. (Sự khác bệt<br />
có ý nghĩa thống kê, p