Các giải pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Tân Trào
lượt xem 4
download
Bài viết Các giải pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Tân Trào trình bày thực trạng về công tác NCKH trong sinh viên; Một số giải pháp để nâng cao chất lượng NCKH của sinh viên; Phát huy vai trò của cán bộ, giản viên tron hướng dẫn sinh viên NCKH; Tăng cường hoạt động thúc đẩy tuyên truyền, đưa các thông tin về NCKH đến gần với sinh viên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các giải pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Tân Trào
- Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |277 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂN TRÀO TS. Mã Ngọc Thể Trường Đại học Tân Trào Tóm tắt: NCKH không chỉ là nhiệm vụ của trƣờng đại học, của ngƣời giảng viên mà còn là hoạt động định hƣớng mang tính thực tiễn, khơi dậy hứng thú NCKH cho sinh viên, thúc đẩy các tiềm năng về phát triển đội ngũ nhà khoa học, ứng dụng khoa học vào lao động, sản xuất, phát triển kinh tế xã hội. Để phát huy hiệu quả những hoạt động trên, cần có những những giải pháp nâng cao chất lƣợng NCKH của sinh viên, đƣa sinh viên vào các hoạt động gắn với các tổ chức xã hội và doanh nghiệp. Từ khóa: Giải pháp, chất lƣợng nghiên cứu, sinh viên, NCKH của sinh viên, ứng dụng khoa học, đội ngũ nhà khoa học. 1. Đặt vấn đề Luật Giáo dục đại học, số 08/2012/QH13 ngày 18/6/2012 Quốc hội 13, nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam đã khẳng định nhiệm vụ của Cơ sở giáo dục đại học (CSGDĐH) trong hoạt động khoa học và công nghệ (KHCN): “Nghiên cứu KHCN để phục vụ nâng cao chất lƣợng đào tạo”, “NCKH và chuyển giao công nghệ nhằm tạo ra tri thức, công nghệ, giải pháp mới, góp phần phát triển kinh tế - xã hội”.[2]. Khuyến khích giảng viên, sinh viên tích cực tham gia các hoạt động NCKH (NCKH) là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cần thiết của CSGDĐH nhằm hƣớng đến nâng cao chất lƣợng đào tạo, tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Hoạt động NCKH góp phần quan trọng để khẳng định uy tín của CSGDĐH trong đào tạo và xây dựng thƣơng hiệu cũng nhƣ nâng cao vị trí xếp hạng trƣờng đại học. Sinh viên tham gia NCKH phải đƣợc trang bị nền tảng tri thức vững vàng, biết tìm hiểu và đào sâu kiến thức chuyên môn, thực hiện công việc nghiên cứu một cách khoa học, đúng quy trình… Do đó, nâng cao chất lƣợng NCKH của sinh viên đƣợc xác định là một nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao chất lƣợng đào tạo đại học, góp phần phát hiện, bồi dƣỡng nhân tài và hƣớng nghiệp. Đề làm đƣợc nhƣ vậy, Trƣờng Đại học Tân Trào cần có những giải pháp phù hợp với thực tiễn, mang tính đột phá và tạo môi trƣờng NCKH cho sinh viên ngay từ những năm đầu của chƣơng trình Đại học. Tham gia NCKH giúp sinh viên củng cố đào sâu và mở rộng tri thức, kĩ năng, kĩ xảo đã tích lũy đƣợc; mở rộng tầm hiểu biết, đồng thời giúp sinh viên nắm đƣợc các phƣơng pháp, cách thức tổ chức hoạt động NCKH, tác phong lề lối làm việc, khả năng giao tiếp và niềm tin khoa học. Các giải pháp nâng cao chất lƣợng NCKH của sinh viên đòi hỏi phải có sự đồng thuận và hỗ trợ từ nhiều phía, trong đó Nhà trƣờng đóng vai trò đầu tàu, định hƣớng cho sự thành công
- 278| Phần II. Các trường đại học địa phương với nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của cả quá trình đào tạo. Sinh viên cần đƣợc tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp các kiến thức cần thiết để thực hành nghiên cứu và hoàn thiện khả năng NCKH. Huy động các nguồn lực từ các Doanh nghiệp, công ty, tổ chức phi chính phủ… xây dựng hệ thống đối tác đào tạo bên ngoài nhà trƣờng để Nhà trƣờng và sinh viên có những định hƣớng nghiên cứu, tạo ra những sản phẩm NCKH đúng với chuyên môn và phù hợp với yêu cầu phát triển xã hội hiện nay. 2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NCKH CỦA SINH VIÊN 2.1. Thực trạng về công tác NCKH trong sinh viên NCKH không chỉ là phƣơng pháp học tập mà còn là một trong những yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng giáo dục, tạo nguồn lực chất lƣợng cao đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Việc sinh viên tham gia NCKH sẽ giúp hình thành và bồi dƣỡng những phẩm chất cần thiết của nhà khoa học tƣơng lai, các em sẽ tăng thêm sự hiểu biết về nghề, hình thành và bồi dƣỡng tình cảm nghề nghiệp chuyên môn. Trong những năm vừa qua, “công tác NCKH của sinh viên bắt đầu đƣợc thực hiện và có nhiều chuyển biến tích cực (20 đề tài). Câu lạc bộ NCKH trẻ của sinh viên đã đƣợc thành lập thu hút hàng trăm sinh viên tham gia” [3]. Tuy nhiên, cũng bộc lộ những khó khăn, hạn chế của giảng viên và sinh viên trong quá trình triển khai các đề tài NCKH. Điều này cho thấy, “Sự gắn kết giữa đào tạo với các hoạt động chuyên môn, NCKH của khoa và bộ môn còn yếu. NCKH chƣa trở thành nhu cầu thực sự của giảng viên, phần lớn CBVC vẫn còn nặng tƣ duy bao cấp trong các hoạt động KHCN. Chƣa thu hút đƣợc nhiều sinh viên tham gia các hoạt động KHCN” [3]. Bên cạnh đó, “Năng lực quản lý điều hành, năng lực quản trị đại học của Lãnh đạo trƣờng chƣa đạt đƣợc yêu cầu của sự đổi mới đại học, chƣa đƣợc qua các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng về quản trị đại học, vì vậy còn gặp nhiều khó khăn khi triển khai thực hiện các nhiệm vụ của đại học theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn” [3]. Năng lực quản lý khoa học chƣa phát huy đƣợc hiệu quả dẫn đến hoạt động hợp tác quốc tế về NCKH hạn chế, doanh thu từ hoạt động KHCN chƣa tƣơng xứng với tiềm năng mà đội ngũ cán bộ, giảng viên trong nhà trƣờng. Nhiều đề tài, dự án KHCN chƣa có doanh nghiệp tài trợ và sử dụng kết quả nghiên cứu. Tỷ lệ sinh viên đƣợc tham gia đề tài chuyển giao công nghệ còn thấp. Những khó khăn, hạn chế của sinh viên trong quá trình NCKH, đó là chƣa tập trung đƣợc thời gian nghiên cứu chuyên sâu; không có hứng thú với NCKH, không có đủ kinh phí thực hiện NCKH…; đa số sinh viên lần đầu tiên tham gia NCKH nên chƣa có nhiều kinh nghiệm trong cách tiếp cận đề tài, chƣa chủ động trong cách nghiên cứu; đề tài chƣa bám sát với tình hình thực tiễn, bám sát với yêu cầu đào tạo của sinh viên chuyên ngành. Nhƣ vậy, muốn nâng cao chất lƣợng NCKH của sinh viên Trƣờng Đại học Tân Trào cần phải có các giải pháp đồng bộ từ Nâng cao năng lực quản lý khoa học, thay đổi phƣơng pháp hƣớng dẫn sinh viên NCKH, tạo cơ chế thúc đẩy giảng viên, sinh viên NCKH, huy động các nguồn lực xã hội để tạo cơ hội để sinh viên thể hiện năng lực NCKH .... Nhờ đó sinh viên có cơ hội mở rộng kiến thức và bƣớc đầu hình thành các phẩm chất cần thiết của nhà nghiên cứu. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân mà hoạt động NCKH của sinh viên trƣờng Đại học Tân Trào hiện nay chƣa đạt hiệu quả cao còn nhiều tồn tại và hạn chế. Vì vậy, việc đƣa ra các giải pháp nâng cao chất lƣợng NCKH của sinh viên là việc làm hết sức cần thiết, hợp lý trong tình hình hiện nay để nâng cao hiệu quả NCKH cho sinh viên trong nhà trƣờng.
- Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |279 2.2. Một số iải p p để nân c o c ất lƣợn NCKH củ sin viên 2.1. Tă c ng b i ỡng ă lực NCKH cho sinh viên với n i dung và hình th c phù h p Năng lực NCKH của sinh viên đƣợc hình thành bởi quá trình tác động, bồi dƣỡng của đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý khoa học. Việc bồi dƣỡng năng lực NCKH cho sinh viên có ý nghĩa quan trọng quyết định đến chất lƣợng hoạt động NCKH của sinh viên và Vì vậy, các lực lƣợng tham gia vào quá trình đào tạo cần tăng cƣờng bồi dƣỡng năng lực NCKH cho sinh viên với nội dung và hình thức phù hợp. Cần bồi dƣỡng, trang bị cho sinh viên những nội dung về NCKH nhƣ những yêu cầu cần chú ý trong quá trình nghiên cứu, những phẩm chất cơ bản cần có của ngƣời nghiên cứu, kỹ năng lựa chọn đề tài, kỹ năng xây dựng đề cƣơng nghiên cứu, kỹ năng thu thập và xử lý số liệu điều tra khảo sát, phân tích, tổng hợp tài liệu, quan sát, phỏng vấn, điều tra, kỹ năng triển khai minh hoạ kết quả nghiên cứu… Để quá trình bồi dƣỡng năng lực NCKH cho sinh viên đạt hiệu quả cao, cần tổ các hoạt động thúc đẩy hứng thú và đam mê NCKH của sinh viên nhƣ: nói chuyện chuyên đề, tổ chức diễn đàn khoa học với sự tham gia của các nhà khoa học, giảng viên có học hàm, học vị, có kinh nghiệm trong NCKH và hƣớng dẫn sinh viên NCKH. Đẩy mạnh hoạt động NCKH trong sinh viên với nhiều hình thức phù hợp nhƣ: tăng cƣờng hoạt động đánh giá kết quả học tập ở các học phần bằng hình thức viết tiểu luận, bài thu hoạch thực hành - thực tập, tham luận khoa học, chuyên đề, đề tài khoa học, khoá luận tốt nghiệp … Qua đó, góp phần bồi dƣỡng năng lực NCKH cho sinh viên, tăng cƣờng môi trƣờng rèn luyện NCKH cho sinh viên từ những năm thứ nhất cho đến năm chuẩn bị tốt nghiệp. 2.2. Phát huy vai trò củ đội n ũ n à o ọc và cán bộ quản lý KHCN trong quản lý NCKH Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ quan quản lý khoa học ở các phòng, khoa và trung tâm trong nhà trƣờng đủ về số lƣợng, chất lƣợng cao, có kinh nghiệm trong NCKH và quản lý khoa học, có khả năng tham mƣu, đề xuất các nhiệm vụ NCKH và các biện pháp quản lý NCKH, đồng thời có khả năng chỉ đạo, hƣớng dẫn các lực lƣợng tham gia NCKH thực hiện nhiệm vụ đúng quy định, quy chế, có chất lƣợng cao. Cần có sự kết hợp giữa khoa và các bộ môn cũng nhƣ trợ lý khoa học và nghiệp vụ để có sự phối hợp trong việc đăng ký đề tài NCKH của sinh viên khi các đề tài mang tính liên ngành, giao thoa giữa các lĩnh vực khoa học giáo dục và xã hội, khoa học cơ bản. Nhà trƣờng cần hoàn thiện quy chế xây dựng nhóm nghiên cứu mạnh để phát huy năng lực nghiên cứu của mỗi cán bộ, giảng viên có năng lực cho thực hiện các dự án, đề tài trong nƣớc và hợp tác quốc tế và đặc biệt là công bố bài báo quốc tế, tăng uy tín, thƣơng hiệu của Nhà trƣờng. Xây dựng đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học có uy tín, đúng chuyên môn tham gia các hội đồng khoa học của nhà trƣờng nhằm phát huy hiệu quả khoa học mang tính trọng tâm, đúng chuyên ngành và bám sát đƣợc yêu cầu của thực tiễn. Sau khi sinh viên hoàn thành đề tài nghiên cứu, nộp sản phẩm, cần tổ chức một cách trang trọng cho sinh viên thực hiện trình bày đề tài trƣớc hội đồng khoa học đúng chuyên ngành, có sự nhận xét đánh giá một cách khách quan chất lƣợng đề tài. Tổ chức sự kiện quảng bá công bố sản phẩm NCKH của sinh viên trong nhà trƣờng. Điều này sẽ giúp sinh viên nhận thức đƣợc tầm
- 280| Phần II. Các trường đại học địa phương với nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo quan trọng của NCKH, sự công bằng, tận tâm cống hiến và sự tự hào khi có các sản phẩm NCKH có ý nghĩa thực sự đối với cuộc sống. 2.3. Phát huy vai trò của cán bộ, giản viên tron ƣớng dẫn sinh viên NCKH Cán bộ, giảng viên khi đƣợc phân công hƣớng dẫn sinh viên nghiên cứu phải phát huy tốt tinh thần trách nhiệm. Khi hƣớng dẫn sinh viên nghiên cứu, cần tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp nhằm nâng cao nhận thức, thái độ, trách nhiệm, phƣơng pháp và kỹ năng NCKH cho các em. Cán bộ, giảng viên hƣớng dẫn định hƣớng, gợi mở để sinh viên phát huy tinh thần sáng tạo, tăng cƣờng tính tự lực, độc lập nghiên cứu, không “viết thay”, “làm hộ” hoặc “bỏ rơi” sinh viên. Tăng cƣờng bồi dƣỡng cho sinh viên phẩm chất trung thực, khách quan trong NCKH khi trích dẫn tài liệu, thu thập và xử lý các số liệu… Nâng cao nhận thức của sinh viên về NCKH, trong những giờ dạy trên lớp, cán bộ, giảng viên nên khuyến khích sinh viên làm việc theo nhóm, có thể lồng ghép và trao đổi với SV về NCKH, gợi ý và định hƣớng tên đề tài, giới thiệu các trang web và tài liệu có đề tài cho SV tham khảo. Giảng viên tƣ vấn và định hƣớng để sinh viên định hình đƣợc hƣớng đi cho phù hợp với năng lực của bản thân. 2.4. Tăn cƣờng hoạt độn t úc đẩy tuyên truyền, đƣ c c t ôn tin về NCKH đến gần với sinh viên Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên cần là cầu nối đƣa sinh viên trải nghiệm tại các doanh nghiệp, trung tâm nghiên cứu. Tổ chức nhiều cuộc thi, sân chơi trí tuệ gắn với các đơn vị tuyển dụng nhằm thu hút sinh viên tham gia. Huy động các nguồn lực của xã hội, doanh nghiệp để tạo sân chơi khoa học cho sinh viên, tạo môi trƣờng cho các em đƣợc sáng tạo, tƣ duy trong NCKH và học tập. Cần phải xác lập thành một chƣơng trình xuyên suốt năm học để sinh viên có nhiều cơ hội tham gia tìm hiểu các lĩnh vực ứng dụng khoa học vào đời sống. Từ đó phần nào nâng cao chất lƣợng và tính ứng dụng của các đề tài NCKH trong sinh viên. Tăng cƣờng tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm trao đổi nhằm giới thiệu, trang bị cho sinh viên những phƣơng pháp học tập hiện đại, xây dựng mục tiêu thái độ học tập, nghiên cứu đúng đắn; kết hợp với việc giao lƣu giữa sinh viên với những ngƣời thành công trong học tập, NCKH, từ đó thắp sáng ƣớc mơ, hoài bão trong sinh viên. 2.5. Xây dựn cơ c ế, chính sách khuyến khích hỗ trợ kinh phí cho cán bộ, giảng viên và sinh viên khi NCKH. Tăng số giờ chuẩn hƣớng dẫn sinh viên NCKH cho giảng viên. Có biện pháp khuyến khích mạnh hơn đối với hoạt động NCKH của sinh viên nhƣ: Cộng điểm thƣởng vào điểm trung bình chung học tập, thay cho điểm rèn luyện cho sinh viên khi tham gia NCKH, tăng chỉ tiêu đề tài NCKH cho các đơn vị, tăng số lƣợng sinh viên đƣợc làm bài tập lớn (thay thế môn thi học phần), tăng hỗ trợ kinh phí nhiều hơn nữa cho sinh viên trong đề tài NCKH. 2.6. Đổi mới p ƣơn p p dạy học gắn với hoạt động cho NCKH trong nhà trƣờn để các em sinh viên sớm tiếp cận với kỹ năn n iên cứu Tăng cƣờng nhận thức để mỗi sinh viên tích cực, chủ động hơn nữa trong việc lên kế hoạch học tập và nghiên cứu, xác định mục tiêu rõ ràng, tìm hiểu và lựa chọn cho mình một
- Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |281 phƣơng pháp học tập, nghiên cứu hiệu quả, phù hợp. Nâng cao khả năng sinh viên tự học trên lớp, tăng cƣờng việc tự học, tự nghiên cứu ở nhà, ở thƣ viện, tìm kiếm những giải pháp nâng cao hiệu quả chất lƣợng tự học tập, quản lý rèn luyện của sinh viên. Đổi mới phƣơng pháp dạy hƣớng vào xác định nhiệm vụ nghiên cứu theo hƣớng các khoa chuyên môn, bộ môn gợi mở những chủ đề, định hƣớng nội dung nghiên cứu. Khuyến khích sinh viên chủ động tìm kiếm, ấp ủ những ý tƣởng khoa học, tên đề tài mà họ cảm thấy tâm đắc, sinh viên chủ động tự liên hệ tìm cán bộ, giảng viên hƣớng dẫn khoa học trong các lĩnh vực chuyên môn phù hợp theo quy định, khuyến khích sinh viên tham gia cùng nghiên cứu các đề tài khoa học do cán bộ, giảng viên nhà trƣờng thực hiện. 3. KẾT LUẬN Hoạt động quản lý NCKH có ý nghĩa, vai trò rất quan trọng đối với nhiệm vụ NCKH của các trƣờng đại học. Do đó, bên cạnh hoạt động NCKH của cán bộ, giảng viên, NCKH của sinh viên phải đƣợc quan tâm thƣờng xuyên và không ngừng nâng cao chất lƣợng, trong đó tập trung vào việc khắc phục những tồn tại, khó khăn hạn chế do nguyên nhân từ chủ quan từ sinh viên và các yếu tố do cơ chế, chính sách, năng lực quản lý NCKH. Tăng cƣờng các hoạt động bồi dƣỡng năng lực NCKH, thay đổi phƣơng pháp hƣớng dẫn sinh viên tiếp cận, cập nhật những thành tựu khoa học của đất nƣớc và quốc tế; thƣờng xuyên tổng kết thực tiễn, nâng cao trình độ và hiệu quả quản lý NCKH góp phần thúc đẩy hoạt động NCKH của Nhà trƣờng từng bƣớc phát triển, ổn định, ngày càng đi vào nề nếp, tác động tích cực vào việc hoàn thành nhiệm vụ giáo dục - đào tạo của mỗi giảng viên, sinh viên trong nhà trƣờng./. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy định về Về hoạt động NCKH của sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học (Ban hành kèm theo Thông tƣ số 19/ 2012/ TT-BGDĐT ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). [2]. Luật Giáo dục đại học, Quốc hội 13, nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam. [3]. Trƣờng Đại học Tân Trào, Đề án Chiến lƣợc phát triển Trƣờng Đại học Tân trào đến năm 2025, định hƣớng đến năm 2030.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Thực tiễn và giải pháp nâng cao chất lượng giai cấp công nhân Việt Nam
20 p | 928 | 252
-
Kỷ yếu hội thảo khoa học: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học theo hệ thống tín chỉ - ThS. Cao Thị Kim Thanh
181 p | 351 | 89
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định
9 p | 210 | 27
-
Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh yếu kém môn hóa học tại trường Trung học phổ thông huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
7 p | 120 | 8
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ tại Đảng bộ Học viện Tài chính giai đoạn hiện nay
7 p | 26 | 8
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn “Tiếng Trung Quốc cổ đại” tại Học viện Khoa học Quân sự
9 p | 132 | 5
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục trong giai đoạn hiện nay
3 p | 17 | 4
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học của trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội trong thời kỳ hội nhập quốc tế
5 p | 64 | 4
-
Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống người dân tái định cư thuộc khu kinh tế Dung Quất, Quảng Ngãi
6 p | 77 | 4
-
Hiện trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy nghệ cho các trường cao đẳng nghề trong giai đoạn hiện nay
5 p | 60 | 3
-
Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Thái Bình
9 p | 12 | 3
-
Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Giáo dục quốc phòng - an ninh trong bối cảnh chuyển đổi số tại trường đại học, cao đẳng
7 p | 8 | 3
-
Giải pháp nâng cao chất lượng sinh viên được đào tạo từ ngành Thông tin học trường Đại học Cần Thơ
7 p | 66 | 2
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường Đại học Hải Dương giai đoạn hiện nay
4 p | 8 | 2
-
Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng tăng khả năng tìm việc cho sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
9 p | 5 | 2
-
Giải pháp nâng cao chất lượng thực tập của sinh viên khối ngành kinh tế - quản trị
5 p | 3 | 1
-
Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh giai đoạn 2022-2025
3 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn