intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cảnh giác với bệnh tiêu chảy do Rota virus

Chia sẻ: Tae_in Tae_in | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

164
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp bạn đọc hiểu thêm về bệnh tiêu chảy và cách chăm sóc, phòng tránh bệnh tiêu chảy nói chung, chúng tôi giới thiệu bài viết của BS. Bùi Mai Hương về bệnh tiêu chảy hay gặp này. Bệnh tiêu chảy do Rota virus thể hiện như thế nào ? Rota virus là một loại siêu vi khuẩn được phát hiện vào năm 1972 do Kapikian. Khi mắc bệnh tiêu chảy do Rota virus thường có các biểu hiện: - Nôn: Nôn là một triệu chứng hay gặp nhất trước khi có triệu chứng tiêu chảy và các...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cảnh giác với bệnh tiêu chảy do Rota virus

  1. Cảnh giác với bệnh tiêu chảy do Rota virus Thời gian vừa qua, tại Hà Nội đã “tái xuất” một số trường hợp mắc bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm. Hầu hết các bệnh nhân đều bị mất nước trầm trọng. Để giúp bạn đọc hiểu thêm về bệnh tiêu chảy và cách chăm sóc, phòng tránh bệnh tiêu chảy nói chung, chúng tôi giới thiệu bài viết của BS. Bùi Mai Hương về bệnh tiêu chảy hay gặp này.
  2. Bệnh tiêu chảy do Rota virus thể hiện như thế nào ? Rota virus là một loại siêu vi khuẩn được phát hiện vào năm 1972 do Kapikian. Khi mắc bệnh tiêu chảy do Rota virus thường có các biểu hiện: - Nôn: Nôn là một triệu chứng hay gặp nhất trước khi có triệu chứng tiêu chảy và các triệu chứng khác kèm theo. Tuy vậy, trong một số trường hợp nôn có thể cùng xảy ra đồng thời với triệu chứng tiêu chảy. Triệu chứng nôn có thể kéo dài một vài ngày và có thể xuất hiện sau ăn. - Đau bụng: Triệu chứng đau bụng là một triệu chứng dễ biết nhất, đau thường ở vùng quanh rốn hoặc trên rốn. - Dấu hiệu mất nước và chất điện giải: Dấu hiệu này sẽ thấy rõ như môi khô, mắt trũng, da nhăn nheo. - Sốt: Sốt không phải là triệu chứng gặp ở hầu hết các trường hợp tiêu chảy do Rota virus mà chỉ gặp ở một tỷ lệ nhất định. Sốt có thể lên tới 40oC. Sốt cũng có thể là phản xạ của cơ thể, cũng có thể là bội nhiễm thêm vi khuẩn khác... - Viêm đường hô hấp trên kèm theo tiêu chảy: các triệu chứng đi kèm như ho, sổ mũi... trong một số ngày đầu của bệnh tiêu chảy
  3. Khi bị tiêu chảy nên làm gì? Do căn nguyên của tiêu chảy xảy ra rất đa dạng nên khám bệnh là một biện pháp tốt nhất. Cần đi khám càng sớm càng tốt, bởi vì để muộn có thể có một số biến chứng xảy ra nhất là tiêu chảy không phải do Rota virut. Trong khi chờ để khám bệnh hoặc vì một lý do nào đó chưa thể đi khám bệnh ngay được, cần uống dung dịch oresol (ORS). Đây là loại thuốc rất dễ mua. Uống ORS có thể bù đắp được trên 95% số nước và chất điện giải bị mất do tiêu chảy hoặc sốt. Ngoài ra ORS còn chứa đường glucoza là loại đường đơn rất dễ hấp thu và cũng không sợ bị ảnh hưởng của sự thiếu hụt men tiêu hóa đường ruột. Nguyên tắc pha ORS là dùng một gói pha trong một lít nước đun sôi để nguội. Nếu pha đúng, tỷ lệ này sẽ tạo nên áp suất thẩm thấu tốt nhất. Nếu chia gói ORS để pha làm nhiều lần có thể sẽ làm cho dung dịch trở nên đậm hơn thì khi uống vào tiêu chảy sẽ tăng lên, ngược lại nếu pha loãng hơn thì khi uống dung dịch đó vào sẽ không có tác dụng bù nước và chất điện giải. Bệnh tiêu chảy do Rota virus có lây không và chữa trị ra sao? Bệnh có khả năng lây lan mạnh nên cần quản lý phân, các chất thải của người bệnh thật tốt, không để vương vãi nhất là ở các vùng nông thôn. Đặc biệt lưu tâm trong khâu ăn, uống phải đảm bảo vệ sinh. Đây là loại tiêu chảy do một loại virut gây nên vì vậy chưa có thuốc điều trị bệnh một cách đặc hiệu. Nếu người
  4. bệnh không bị sốt (không bị bội nhiễm vi khuẩn khác) thì không dùng kháng sinh vì nếu dùng sẽ có nguy cơ gây loạn khuẩn đường tiêu hóa. Đối với trẻ có bội nhiễm, có sốt cao trên 38oC cần đề phòng lên cơn co giật. Để đề phòng trẻ co giật do sốt cao, trẻ cần được hạ thân nhiệt càng nhanh càng tốt: bỏ bớt quần áo, bao gồm cả tã lót, cần đắp hoặc lau người bằng khăn tẩm nước ấm vào những vùng như nách, bẹn, trán. Đắp hoặc lau nước ấm cho bệnh nhân cứ khoảng 2 giờ một lần, mỗi lần không quá 30 phút, sau khi đắp hoặc lau bằng nước ấm, cần đo lại nhiệt độ. Không nên dùng nước lạnh hoặc đá để chườm cho người bệnh vì các loại này tuy làm hạ thân nhiệt nhanh nhưng ít mang lại lợi ích vì hiện tượng co mạch ngoại biên sẽ làm trở ngại cho việc thoát nhiệt. Với trẻ nhỏ không nên dùng viên thuốc hạ nhiệt đặt hậu môn (efferalgan...) vì trẻ đang tiêu chảy sẽ tống thuốc ra ngoài làm mất tác dụng của thuốc hạ nhiệt. Chăm sóc người bị tiêu chảy do Rota virus như thế nào? Thông thường khi bị tiêu chảy do Rota virus có thể đi nhiều lần trong ngày, do vậy lỗ hậu môn có thể bị hăm, đỏ, vì vậy sau mỗi lần đi đại tiện nên lau đít bằng giấy thật mềm hoặc khăn, tốt nhất vẫn là rửa hậu môn bằng nước ấm có xà phòng, Tuy nhiên cũng lưu ý khi rửa cần cho nước chảy vào hố xí, tránh vương vãi ra xung quanh. Tay của người mẹ, các cô giáo... sau khi rửa cho trẻ cần được rửa sạch bằng xà phòng và tốt nhất vẫn là được sát khuẩn lại bằng cồn 70oC. Cũng
  5. cần nhắc lại là khi trẻ bị tiêu chảy cần cho đi khám ở các bệnh viện nhi hoặc khoa nhi để được xác định nguyên nhân, có chỉ định điều trị và tư vấn cần thiết của các thầy thuốc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0