intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của nghiên cứu "Cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam" là khái quát cấu trúc vốn của các công ty Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng mẫu gồm 646 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt Nam với tổng cộng 2.494 quan sát trong vòng 4 năm từ năm 2017 đến năm 2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng tự chủ tài chính của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam là thấp với tỷ lệ trung bình nợ phải trả trên tài sản là 47,6%, tỷ lệ trung bình nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu là 276,4%. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM THE CAPITAL STRUCTURE OF LISTED ENTERPRISES ON VIETNAMESE STOCK MARKET TS. Tạ Thị Thúy Hằng, Th.S. Trần Thị Kim Chi Trường Đại học Lao động - Xã hội Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Mục đích của nghiên cứu này là khái quát cấu trúc vốn của các công ty Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng mẫu gồm 646 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt Nam với tổng cộng 2.494 quan sát trong vòng 4 năm từ năm 2017 đến năm 2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng tự chủ tài chính của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam là thấp với tỷ lệ trung bình nợ phải trả trên tài sản là 47,6%, tỷ lệ trung bình nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu là 276,4%. Ngoài ra nghiên cứu còn chỉ ra sự khác biệt về cấu trúc vốn của các nhóm ngành kinh doanh cụ thể. Ngành có tỷ lệ nợ phải trả trên tài sản cao nhất là ngành công nghệ và công nghiệp và thấp nhất là ngành dịch vụ tiêu dùng. Ngành có tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu là ngành tài chính và ngành thấp nhất là ngành các dịch vụ hạ tầng. Từ khóa: Cấu trúc vốn, công ty niêm yết, tỷ số nợ phải trả trên tài sản, tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu ABSTRACTS: The purpose of this study is to generalize the capital structure of Vietnamese listed enterprises. The study used a sample of 646 companies listed on Viet nam's stock market with a total of 2,494 observations over the four years from 2017 to 2020. The results of the study show that the financial autonomy of Vietnamese listed enterprises is low with the average ratio of liabilities to assets is 47.6%, the average ratio of liabilities to equity is 276.4%. In addition, The study also showed differences in the capital structure of specific business groups. The industry with the highest ratio of liabilities to assets is the technology and industry and the lowest is the consumer services industry. The sector with the lowest debt-to-equity ratio is the financial sector and the lowest is the infrastructure services industry. Key words: capital structure, listed enterprises, debt-to-equity ratio, Debt-to -Assets Ratio 1. Giới thiệu Cấu trúc vốn là thuật ngữ tài chính nhằm mô tả nguồn gốc và phương pháp hình thành nên nguồn vốn để công ty có thể sử dụng mua sắm tài sản, phương tiện vật chất và hoạt động kinh doanh. Cấu trúc vốn được định nghĩa là quan hệ tỷ trọng giữa nợ và vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp để tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh (Nguyễn Thị Thành Vinh, 2021). Để đo lường cấu trúc vốn thường sử dụng các chỉ số: (1). Tỷ số nợ trên tổng tài sản (DA): đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty để tài trợ cho 1837
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 tổng tài sản. Chỉ số này cho biết trong tổng số tài sản hiện tại của công ty được tài trợ khoảng bao nhiêu phần trăm là nợ phải trả. Tổng nợ Tỷ số nợ trên tổng tài sản (DA) = Tổng tài sản Tỷ số này cho thấy được khả năng trong vấn đề tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số này mà quá nhỏ thì càng chứng tỏ doanh nghiệp có nguồn vốn mạnh và vay ít. Tỷ số này cũng có ý nghĩa rất lớn với các nhà đầu tư. Họ thường sử dụng tỷ lệ này không chỉ để đánh giá xem công ty có đủ tiền để có thể đáp ứng đầy đủ các nghĩa vụ nợ hiện tại hay không mà còn để đánh giá liệu công ty đó có thể trả lại tiền cho khoản đầu tư của họ hay là không. (2). Tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu (DE): đo lường mức độ công ty đang tài trợ cho hoạt động của mình thông qua nợ so với các quỹ thuộc sở hữu hoàn toàn. Đây chỉ số quan trọng về tài chính đề đo lượng năng lực hoạt động cũng như cách vận hành hoạt động của bộ phận lãnh đạo doanh nghiệp Nợ phải trả Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (DE) = Vốn chủ sở hữu Tỷ số nợ trên vốn chủ cho biết được công ty có rủi ro về tài chính ở thời điểm hiện tại và khó khăn trong thời gian tới hay không. Trường hợp tỷ số nợ trên vốn chủ lớn hơn 1 có nghĩa là doanh nghiệp đang vay của nhiều tổ chức, cá nhân để phục vụ cho hoạt động của mình nhiều hơn số vốn hiện có. Tức là doanh nghiệp đó đang gặp khó khăn, vay nợ nhiều nguy cơ bị rủi ro, siết nợ bất cứ lúc nào và cũng khó trong việc đầu tư tiếp tục cho sản xuất, kinh doanh kiếm lợi nhuận. Nếu tỷ số này liên tục cao trong một thời gian dài thì khả năng trả nợ khó. Còn nếu tỷ số này nhỏ thì chứng tỏ nguồn vốn doanh nghiệp từ vốn chủ sở hữu dồi dào, ít nợ bên ngoài không chịu nhiều áp lực tài chính và đang kinh doanh có hiệu quả. Cấu trúc vốn mục tiêu hợp lý có thể sẽ giúp các doanh nghiệp tối đa hóa giá trị doanh nghiệp do tận dụng được lợi thế lá chắn thuế từ các khoản vay. Tuy nhiên xét khía cạnh ngược lại nếu công ty vay nợ nhiều quá có thể triệt tiêu lợi thế của vay nợ. Vì vậy nghiên cứu cấu trúc vốn là một nhu cấu cấp thiết về mặt học thuật để từ đưa ra những khuyến nghị cho nhà quản trị doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Bài viết này với mục đích thống kê cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam để từ đó cung cấp bức tranh toàn cảnh về thực trạng cấu trúc vốn tại các công ty này nhằm đưa ra khuyến nghị cho các nhà quản trị doanh nghiệp và nhà đầu tư khi tham gia thị trường chứng khoán. 2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện thống kê mô tả dữ liệu thu thập được của 646 công ty niêm yết trên hai sở giao dịch: sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với tổng cộng 2.494 quan sát trong vòng 4 năm từ năm 2017 đến năm 2020 gồm 9 nhóm ngành (Cơ sở phân ngành theo ICB) theo bảng dưới đây: 1838
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Bảng 1: Bảng thống kê các nhóm ngành thực hiện khảo sát năm 2017- 2020 Nhóm ngành Số Tỷ lệ quan (%) sát 1. Dầu khí (Sản xuất dầu khí, Thiết bị, dịch vụ và phân phối dầu khí) 20 0.8 2. Vật liệu cơ bản (Hóa chất, khai khoáng, Lâm nghiệp và giấy, Kim loại 341 13.67 công nghiệp) 3. Công nghiệp (Xây dựng và vật liệu xây dựng, Thiết bị điện, điện tử, Dịch 964 38.65 vụ hỗ trợ, tư vấn, thiết kế, Công nghiệp đa dụng, Cơ khí, chế tạo máy, vận tải kho bãi) 4. Hàng tiêu dùng (Sản xuất thực phẩm, Đồ dùng cá nhân, Thuốc lá, Ôtô và 339 13.59 linh kiện ôtô, Hàng gia dụng, Hàng tiêu khiển, Đồ uống) 5. Y tế (Dược phẩm và công nghệ sinh học, Thiết bị và dịch vụ y tế) 76 3.05 6. Dịch vụ tiêu dùng (Truyền thông, Bán lẻ chung, Du lịch và giải trí) 198 7.94 7. Các dịch vụ hạ tầng (Ga, nước, điện và các tiện ích khác) 114 4.57 8. Tài chính (Tài chính ngân hàng, Chứng khoán, Đầu tư bất động sản và 365 14.64 dịch vụ, Tài chính tổng hợp, bảo hiểm) 9. Công nghệ ( phần cứng, phần mềm, điện toán, thiết bị) 77 3.09 Tổng cộng 2,494 100 Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp dữ liệu 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Kết quả Tác giả thực hiện thống kê mẫu là toàn bộ doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả cho thấy tỷ số nợ phải trả của các doanh nghiệp này có tương đối cao. Bảng 2: Kết quả thống kê cơ cấu vốn chung cho tất cả doanh nghiệp 2017- 2020 Chỉ tiêu Số Giá trị Độ lệch Giá trị Giá trị lớn quan trung chuẩn nhỏ nhất nhất sát bình Tỷ số nợ trên tài sản DA 2.494 0,476713 0,234861 0,001 0,965 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu DE 2.494 1,764422 2,762937 0,650618 28,57143 Nguồn: Tác giả phân tích dữ liệu từ STATA Tỷ số nợ/tổng tài sản trung bình (DA) 0,47 điều này có nghĩa nợ phải trả trên tài sản trung bình chiếm 47,7% trong tổng số tài sản của các doanh nghiệp, chỉ số DA thấp nhất 0,1% thuộc về công ty VINAM năm 2018, chỉ số DA cao nhất 96,5% thuộc về công ty Y Dược Phẩm Vimedimex. Tỷ số nợ/Vốn chủ sở hữu (DE) là 2,76 có nghĩa nợ phải trả trung bình bằng 176% so với vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, DE có giá trị nhỏ nhất là 65% và cao nhất là 2857,14% (công ty Y Dược Phẩm Vimedimex), đây là một tín hiệu không tốt cho thấy các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam khả năng tài trợ cho các hoạt động của mình là kém. Tác giả thực hiện thống kê cấu trúc vốn của các doanh nghiệp trong những nhóm ngành khác 1839
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 nhau kết quả thu được ở bảng dưới đây: Ngành Dầu khí (Sản xuất dầu khí, Thiết bị, dịch vụ và phân phối dầu khí) Bảng 3: Kết quả thống kê cấu trúc vốn doanh nghiệp ngành dầu khí 2017 -2020 Giá trị Số quan Độ lệch Giá trị Giá trị Chỉ tiêu trung sát chuẩn nhỏ nhất lớn nhất bình Tỷ số nợ trên tài sản DA 20 0,3985 0,171981 0,078 0,704 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu DE 20 0,796907 0,533215 1,084599 3,367003 Nguồn: Nhóm tác giả phân tích dữ liệu từ STATA Số lượng các doanh nghiệp niêm yết được phân ngành là dầu khí không nhiều với tổng số quan sát thu được là 20 quan sát trong 4 năm. Thống kê mô tả cho thấy tỷ số nợ phải trả trên tài sản DA có giá trị 0,398 có nghĩa tổng tài sản của doanh nghiệp ngành dầu khí được tài trợ là 39,8% từ nợ phải trả, doanh nghiệp có tỷ số nợ phải trả trên tài sản thấp nhất 7,8% là công ty bọc ống dầu khí Việt Nam và có tỷ số nợ phải trả trên tài sản cao nhất 70,4% là Công ty hóa phẩm dầu khí DMC - Miền Bắc. Tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ DE bằng 1,796 có nghĩa mức độ tài trợ các hoạt động của doanh nghiệp so với vốn chủ là 179,6%. Những kết quả này cho thấy doanh nghiệp thuộc ngành dầu khí là những doanh nghiệp có những rủi ro về tài chính. Ngành Vật liệu cơ bản (Hóa chất, khai khoáng, Lâm nghiệp và giấy, Kim loại công nghiệp) Bảng 4: Kết quả thống kê cấu trúc vốn doanh nghiệp ngành vật liệu cơ bản 2017 -2020 Số quan Giá trị Độ lệch Giá trị Giá trị Chỉ tiêu sát trung bình chuẩn nhỏ nhất lớn nhất Tỷ số nợ trên tài sản DA 341 0,458481 0,2256 0,003 0,922 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu DE 341 1,431298 1,690047 1,003009 12,82051 Nguồn: Nhóm tác giả phân tích dữ liệu từ STATA Kết quả thống kê 341 quan sát trong vòng 4 năm của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành vật liệu cơ bản cho thấy tỷ số nợ trên tài sản trung bình DA là 45,8% , với chỉ số lớn nhất là 92,2% có nghĩa trong tổng số tài sản của doanh nghiệp thì được tài trợ bằng nợ phải trả là 92,2% thuộc về công ty Than Hà Lầm – Vinacomin, chỉ số DA thấp nhất là 0,3% thuộc về công ty Công Nghệ Sài Gòn Viễn Đông năm 2019. Chỉ số DE của các doanh nghiệp trong nhóm cũng khá cao, DE trung bình là 143,12% và có sự chênh lệch khá lớn về chỉ số này của các doanh nghiệp ngành vật liệu cơ bản với độ lệch chuẩn là 169%. Chỉ số DE thấp nhất đã là 100,3% tức là nợ phải trả tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đúng bằng với vốn chủ sở hữu, còn doanh nghiệp có DE cao nhất là 1282,05% thuộc về công ty Than Hà Lầm – Vinacomin. Kết quả này cho thấy những đoanh nghiệp trong ngành vật liệu cơ bản cũng là những doanh nghiệp có rủi ro cao về tài chính Ngành Công nghiệp (Xây dựng và vật liệu xây dựng, Thiết bị điện, điện tử, Dịch vụ hỗ trợ, tư vấn, thiết kế, Công nghiệp đa dụng, Cơ khí, chế tạo máy, vận tải kho bãi) 1840
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Bảng 5: Kết quả thống kê cấu trúc vốn doanh nghiệp ngành công nghiệp 2017 -2020 Giá trị Số quan Độ lệch Giá trị Giá trị Chỉ tiêu trung sát chuẩn nhỏ nhất lớn nhất bình Tỷ số nợ trên tài sản DA 964 0,511575 0,236017 0,001 0,964 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu DE 964 1,910759 2,512926 ,001001 26,77778 Nguồn: Nhóm tác giả phân tích dữ liệu từ STATA Kết quả thống kê mô ta 964 quan sát trong vòng 4 năm của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành công nghiệp cho thấy tỷ số nợ trên tài sản trung bình DA là 51,15% cao hơn so với trung bình của tổng thể doanh nghiệp niêm yết , với chỉ số lớn nhất là 96,4% có nghĩa trong tổng số tài sản của doanh nghiệp thì được tài trợ bằng nợ phải trả là 96,4% thuộc về công ty xi măng và xây dựng Quảng Ninh, chỉ số DA thấp nhất là 0,1% thuộc về công ty VINAM năm 2018. Chỉ số DE của các doanh nghiệp trong nhóm cũng khá cao, DE trung bình là 191,07%,và có sự khác biệt khá lớn về chỉ số DE của các doanh nghiệp trong mẫu, doanh nghiệp có DE thấp nhất là 0,1% (công ty VINAM) nhưng doanh nghiệp cao nhất là 2677,78 % thuộc về công ty xi măng và xây dựng Quảng Ninh. Ngành hàng tiêu dùng (Sản xuất thực phẩm, Đồ dùng cá nhân, Thuốc lá, Ôtô và linh kiện ôtô, Hàng gia dụng, Hàng tiêu khiển, Đồ uống) Bảng 6: Kết quả thống kê cấu trúc vốn doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng 2017 -2020 Giá trị Số quan Độ lệch Giá trị Giá trị Chỉ tiêu trung sát chuẩn nhỏ nhất lớn nhất bình Tỷ số nợ trên tài sản DA 339 0,463484 0,209861 0,016 0,934 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu DE 339 1,286785 1,386757 0,650618 15,15152 Nguồn: Nhóm tác giả phân tích dữ liệu từ STATA Kết quả thống kê mô tả 339 quan sát trong vòng 4 năm của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành hàng tiêu dùng cho thấy rằng vẫn có sự khác biệt khá lớn về các tỷ số nợ ở trên của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành này. Tỷ số nợ trên tài sản trung bình DA là 46,34%, với chỉ số lớn nhất là 93,4% có nghĩa trong tổng số tài sản của doanh nghiệp thì được tài trợ bằng nợ phải trả là 93,4%, chỉ số DA thấp nhất là 0,16% thuộc về Công ty đầu tư DNA năm 2018. Chỉ số DE của các doanh nghiệp trong nhóm khá cao, DE trung bình là 228,6%, chỉ số DE thấp nhất là 65% và cao nhất là 1515,15%. Đây là dấu hiệu cho thấy sự rủi ro của những doanh nghiệp trong ngành này Ngành Y tế (Dược phẩm và công nghệ sinh học, Thiết bị và dịch vụ y tế) Bảng 7: Kết quả thống kê cấu trúc vốn doanh nghiệp ngành y tế 2017 -2020 Giá trị Số quan Độ lệch Giá trị Giá trị Chỉ tiêu trung sát chuẩn nhỏ nhất lớn nhất bình Tỷ số nợ trên tài sản DA 76 0,398829 0,223566 0,092 0,965 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu DE 76 2,158359 5,576347 0,1013216 28,57143 Nguồn: Tác giả phân tích dữ liệu từ STATA 1841
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Kết quả thống kê mô tả 76 quan sát trong vòng 4 năm của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành y tế thấy rằng tỷ số nợ trên tài sản trung bình DA là 39,88% và tỷ lệ không đồng đều giữa các doanh nghiệp trong nhóm với độ lệch chuẩn là 22%, với chỉ số lớn nhất là 96,5% có nghĩa trong tổng số tài sản của doanh nghiệp thì được tài trợ bằng nợ phải trả là 96,5% thuộc về công ty y dược phẩm Vimedimex, chỉ số DA thấp nhất là 9,2% thuộc về Công ty sản xuất kinh doanh dược và trang thiết bị y tế Việt Mỹ. Chỉ số DE của các doanh nghiệp trong nhóm cao hơn nhiều so với tổng thể các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam, DE trung bình là 215,8% và có sự chênh lệch khá lớn giữa các doanh nghiệp trong nhóm với độ lệch chuẩn là 557,6% chỉ số DE thấp nhất là 10% (Công ty sản xuất kinh doanh dược và trang thiết bị y tế Việt Mỹ) và cao nhất là 2857,1% (về công ty y dược phẩm Vimedimex). Ngành Dịch vụ tiêu dùng (Truyền thông, Bán lẻ chung, Du lịch và giải trí) Bảng 8: Kết quả thống kê cấu trúc vốn doanh nghiệp ngành dịch vụ tiêu dùng 2017 -2020 Giá trị Số quan Độ lệch Giá trị Giá trị Chỉ tiêu trung sát chuẩn nhỏ nhất lớn nhất bình Tỷ số nợ trên tài sản DA 198 0,353712 0,220087 0,024 0,944 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu DE 198 1,073604 1,730895 0,02459 16,85714 Nguồn: Tác giả phân tích dữ liệu từ STATA Kết quả thống kê mô tả 198 quan sát trong vòng 4 năm của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành dịch vụ tiêu dùng cho thấy tỷ số nợ trên tài sản trung bình DA là 35,37% , với chỉ số lớn nhất là 94,4% có nghĩa trong tổng số tài sản của doanh nghiệp thì được tài trợ bằng nợ phải trả là 94,4% thuộc về công ty Văn Hóa Phương Nam năm 2017, chỉ số DA thấp nhất là 2,4% thuộc về Công ty in sách giáo khoa Hòa Phát năm 2018. Chỉ số DE của các doanh nghiệp trong nhóm này là thấp hơn khá nhiều so với tổng thể toàn bộ doanh nghiệp niêm yết trên sàn HNX và HSX với giá trị trung bình là 107,36%, và cũng có sự không đồng về tỷ số nợ trên tài sản của các doanh nghiệp trong nhóm này với độ lệch chuẩn là 173,08%, chỉ số cao nhất là 1685,7% (công ty Văn Hóa Phương Nam năm 2017) và thấp nhất là 2,4% (Công ty in sách giáo khoa Hòa Phát năm 2018). Các dịch vụ hạ tầng (Ga, nước, điện và các tiện ích khác) Bảng 9: Kết quả thống kê cấu trúc vốn doanh nghiệp ngành dịch vụ hạ tầng 2017 -2020 Số Giá trị Độ lệch Giá trị Giá trị Chỉ tiêu quan trung chuẩn nhỏ nhất lớn nhất sát bình Tỷ số nợ trên tài sản DA 114 0,420544 0,173468 0,03 0,729 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu DE 114 0,963856 0,717379 0,030928 4,617978 Nguồn: Tác giả phân tích dữ liệu từ STATA Kết quả thống kê mô tả114 quan sát trong vòng 4 năm của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành dịch vụ hạ tầng cho tỷ số nợ trên tài sản trung bình DA là 42,05% , với chỉ số lớn nhất là 72,9% thuộc về công ty kinh doanh LPG Việt Nam năm 2017, chỉ số DA thấp nhất là 2,4% thuộc về Công ty thủy điện Thác Bà năm 2017. Chỉ số DE của các doanh nghiệp trong nhóm này là thấp hơn khá nhiều so với tổng thể toàn bộ doanh nghiệp niêm yết trên sàn HNX và HSX với giá trị trung bình là 96,38 %, và cũng có sự không đồng về tỷ số nợ trên tài sản của các doanh nghiệp 1842
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 trong nhóm này với độ lệch chuẩn là 71,7%, chỉ số cao nhất là 461,7% (Công ty thủy điện Nậm Mu năm 2020) và thấp nhất là 3% (Công ty thủy điện Thác Bà năm 2018) Ngành Tài chính (Tài chính ngân hàng, Chứng khoán, Đầu tư bất động sản và dịch vụ, Tài chính tổng hợp, bảo hiểm) Bảng 10: Kết quả thống kê cấu trúc vốn doanh nghiệp ngành tài chính 2017 -2020 Số Giá trị Độ lệch Giá trị Giá trị Chỉ tiêu quan trung chuẩn nhỏ nhất lớn nhất sát bình Tỷ số nợ trên tài sản DA 365 0,509973 0,261909 0,007 0,959 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu DE 365 2,731803 4,547932 0,007049 26,02703 Nguồn: Tác giả phân tích dữ liệu từ STATA Kết quả thống kê mô tả 365 quan sát trong vòng 4 năm của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành tài chính cho tỷ số nợ trên tài sản trung bình DA là 50.09% cao hơn hẳn so với trung bình của tổng thể doanh nghiệp niêm yết, với chỉ số lớn nhất là 95,9% thuộc về ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam, chỉ số DA thấp nhất là 0,7% thuộc về Công ty chứng khoán Agribank năm 2017. Chỉ số DE của các doanh nghiệp trong nhóm này là tương đương so với tổng thể toàn bộ doanh nghiệp niêm yết trên sàn HNX và HSX với giá trị trung bình là 273,18 %, và cũng có sự chênh lệch khá lớn về tỷ số nợ trên tài sản của các doanh nghiệp trong nhóm này với độ lệch chuẩn là 454,79%, chỉ số cao nhất là 2602,7% (công ty đầu tư và phát triển doanh nghiệp Việt Nam năm 2020) và thấp nhất là 0,7% (Công ty chứng khoán Agribank năm 2017). Ngành Công nghệ (phần cứng, phần mềm, điện toán, thiết bị) Bảng 11: Kết quả thống kê cấu trúc vốn doanh nghiệp ngành tài chính 2017 -2020 Số Giá trị Độ lệch Giá trị Giá trị Chỉ tiêu quan trung chuẩn nhỏ nhất lớn nhất sát bình Tỷ số nợ trên tài sản DA 77 0,518221 0,218785 0,015 0,861 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu DE 77 1,636226 1,37104 0,015228 6,194245 Nguồn: Tác giả phân tích dữ liệu từ STATA Kết quả thống kê mô tả 77 quan sát trong vòng 4 năm của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành công nghệ cho thấy tỷ số nợ trên tài sản trung bình DA là 50.51% và khá đồng đều giữa các doanh nghiệp cùng nhóm ngành, với chỉ số lớn nhất là 86,1% thuộc về Công ty thiết bị bưu điện, chỉ số DA thấp nhất là 0,7% thuộc về Công ty đầu tư và phát triển công nghệ Văn Lang năm 2020. Chỉ số DE của các doanh nghiệp trong nhóm này là nhỏ hơn so với tổng thể toàn bộ doanh nghiệp niêm yết trên sàn HNX và HSX với giá trị trung bình là 163,62 %, và cũng có sự không đồng đều về tỷ số nợ trên tài sản của các doanh nghiệp trong nhóm này với độ lệch chuẩn là 137,1%, chỉ số cao nhất là 619,4% (Công ty thiết bị bưu điện năm 2018) và thấp nhất là 0,7% (Công ty đầu tư và phát triển công nghệ Văn Lang năm 2020). Bên cạnh kết quả chi tiết theo ngành, tác giả thực hiện thống kê DA tỷ số nợ phải trả trên tài sản và DE tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu toàn bộ các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong từng năm từ 4 năm 2017-2020 để thấy được sự biến động theo năm của các chỉ số này. Kết quả thu được theo theo bảng dưới đây 1843
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Bảng 12: Kết quả thống kê cấu trúc vốn doanh nghiệp niêm yết theo năm từ 2017-2020 Giá trị trung bình của Tỷ số nợ trên tài Giá trị trung bình của Tỷ số nợ trên Năm sản DA vốn chủ sở hữu DE 2017 0,479831 1,820892 2018 0,477389 1,765247 2019 0,475875 1,696999 2020 0,473634 1,761484 Nguồn: Tác giả phân tích dữ liệu từ STATA Kết quả bảng trên cho thấy rằng tỷ số nợ phải trả trên tài sản và tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ không có sự thay đổi nhiều qua các năm. Năm 2017 là năm được xem là tỷ số nợ phải trả của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán đều cao hơn hẳn so với các năm còn lại. Tỷ số nợ phải trả trên tài sản DA trung bình từ năm 2017-2020 dao động từ 47,36% đến 47,98%. Kết quả này cho biết tổng số tài sản hiện tại của các doanh nghiệp được tài trợ khoảng 47% nợ phải trả. Đây là tỷ lệ khá cao cho thấy tình trạng tự chủ tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam là thấp. Bên cạnh đó chỉ số tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu DE từ năm 2017 – 2020 dao động từ 169,69% - 182,08% cũng bổ sung kết quả trên về mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp niêm yết Việt Nam là thấp, vay nợ nhiều khi gặp những trở ngại biến động của kinh tế, chính trị... và những nhân tố khác có thể khiến doanh nghiệp không có khả năng chi trả, nợ dồn dập và kéo dài doanh nghiệp Việt Nam có thể gặp nguy cơ phá sản. Tuy nhiên, mỗi ngành nghề kinh doanh lại có những đặc thù riêng và có những yêu cầu về đầu tư khác nhau. Để có cái nhìn chi tiết hơn về cấu trúc vốn của từng ngành nghề nhóm tác giả thực hiện thống kê DA tỷ số nợ phải trả trên tài sản và DE tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu toàn bộ các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam theo ngành được kết quả theo bảng dưới đây Bảng 13: Kết quả thống kê cấu trúc vốn doanh nghiệp niêm yết theo ngành từ 2017-2020 Giá trị trung bình của Tỷ số Giá trị trung bình của Tỷ số Ngành nợ trên tài sản DA nợ trên vốn chủ sở hữu DE 1. Dầu khí 0,3985 0,796907 2. Vật liệu cơ bản 0,458481 1,431298 3. Công nghiệp 0,511575 1,912091 4. Hàng tiêu dùng 0,463484 1,286785 5. Y tế 0,398829 2,15836 6. Dịch vụ tiêu dùng 0,353712 1,073604 7. Các dịch vụ hạ tầng 0,420544 0,963856 8. Tài chính 0,509973 2,731803 9. Công nghệ 0,518221 1,636226 Tổng thể mẫu 0,476713 1,761589 Nguồn: Tác giả phân tích dữ liệu từ STATA Kết quả bảng trên thấy rằng ngành công nghệ là ngành có DA tỷ số nợ phải trả trên tài sản 1844
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 lớn nhất với giá trị 51,8% và ngành có DA thấp nhất là ngành dịch vụ tiêu dùng với giá trị 35,3%. Ngành có DE tỷ số nợ trên vốn chủ cao nhất là ngành tài chính với giá trị là 273,1% và ngành có tỷ số nợ trên vốn chủ thấp nhất là ngành dầu khí với giá trị là 79,6%. Dưới đây là sơ đồ biểu thị DA tỷ số nợ phải trả trên tài sản và DE tỷ số nợ trên vốn chủ trung bình theo các ngành từ năm 2017-2020. Giá trị trung bình của DA 60.0% 51.2% 51.0% 51.8% 45.8% 46.3% 47.7% 50.0% 42.1% 39.9% 39.9% 40.0% 35.4% 30.0% 20.0% Giá trị trung bình của DA 10.0% 0.0% 1. Dầu 2. Vật 3. 4. 5. Y tế 6. Dịch 7. Các 8. Tài 9. Tổng khí liệu Công Hàng vụ tiêu dịch vụ chính Công thể cơ nghiệp tiêu dùng hạ nghệ mẫu bản dùng tầng Sơ đồ 1: Giá trị trung bình của DA theo ngành nghề năm 2017-2020 Giá trị trung bình của DE 300.0% 273.2% 250.0% 215.8% 191.2% 200.0% 163.6%176.2% 143.1% 128.7% 150.0% 107.4% 96.4% 100.0% 79.7% Giá trị trung bình của DE 50.0% 0.0% 1. Dầu 2. Vật 3. 4. 5. Y tế 6. Dịch 7. Các 8. Tài 9. Tổng khí liệu cơ Công Hàng vụ tiêu dịch vụ chính Công thể bản nghiệp tiêu dùng hạ nghệ mẫu dùng tầng Sơ đồ 2: Giá trị trung bình của DE theo ngành nghề năm 2017-2020 Sơ đồ trên có thể thấy rằng có sự khác biệt khá lớn giữa cách ngành về tỷ số nợ phải trả trên tài sản và tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ. Kết quả thống kê trung bình qua các năm ở bảng 12 tổng thể mẫu cho thấy sự khác biệt không lớn giữa các năm của DA và DE. Tuy nhiên để thấy được chi tiết hơn về sự biến động của DA và DE qua các năm theo từng ngành nghề nhóm tác giả thực hiện thống kê kết quả DA tỷ số nợ phải trả trên tài sản và DE tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của từng ngành nghề của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong vòng 4 năm 2017-2020, kết quả thu được theo bảng dưới đây 1845
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Bảng 14 : Kết quả thống kê giá trị trung bình DA của từng ngành theo năm từ 2017-2020 4. 7. Các 2. Vật 3. 6. Dịch 9. 1. Dầu Hàng dịch 8. Tài Năm liệu cơ Công 5. Y tế vụ tiêu Công khí tiêu vụ hạ chính bản nghiệp dùng nghệ dùng tầng 2017 33.0% 44.7% 51.5% 47.8% 41.1% 37.7% 44.9% 49.6% 53.4% 2018 32.1% 46.8% 51.1% 47.0% 40.7% 33.7% 42.5% 51.0% 51.5% 2019 47.4% 47.1% 51.0% 44.9% 39.0% 35.0% 41.0% 51.4% 52.0% 2020 47.0% 44.8% 51.1% 45.6% 38.8% 35.1% 39.7% 52.1% 50.3% Nguồn: Tác giả phân tích dữ liệu từ STATA Bảng thống kê cho thấy giá trị DA của ngành công nghiệp là không có sự thay đổi nhiều, giá trị trung bình của DA dao động trong khoảng 51%. Ngành có sự thay đổi nhiều nhất của DA là ngành dầu khí với giá trị năm 2017 là 33% nhưng năm 2019 là 47,4%. Bảng 15: Kết quả thống kê giá trị trung bình DE của từng ngành theo năm từ 2017-2020 2. Vật 4. Hàng 6. Dịch 7. Các 1. Dầu 3. Công 8. Tài 9. Công Năm liệu cơ tiêu 5. Y tế vụ tiêu dịch vụ khí nghiệp chính nghệ bản dùng dùng hạ tầng 2017 62.1% 135.7% 202.0% 136.5% 214.5% 142.7% 102.0% 263.4% 169.1% 2018 56.4% 147.6% 187.5% 138.0% 225.9% 94.8% 95.2% 276.7% 168.7% 2019 93.1% 143.5% 184.3% 114.8% 220.4% 94.1% 88.7% 265.7% 163.3% 2020 107.1% 145.8% 191.0% 124.8% 202.5% 97.3% 99.4% 288.1% 151.9% Nguồn: Tác giả phân tích dữ liệu từ STATA Bảng thống kê cho thấy giá trị DE của ngành ngành tài chính là không có sự thay đổi nhiều và có giá trị khá cao, giá trị trung bình của DE dao động trong khoảng 270%. Ngành có sự thay đổi nhiều nhất của DE là ngành dầu khí với giá trị năm 2018 là 56,4% nhưng năm 2020 là 107,1% điều này báo động các doanh nghiệp ngành dầu khí ngày càng mất tự chủ về tài chính. Ngành dịch vụ tiêu dùng và ngành dịch vụ hạ tầng có sự thay đổi tích cực khi tỷ số DE có xu hướng giảm từ 142,7% năm 2017 xuống 94,1% năm 2019 và 97,3% năm 2020 (ngành dịch vụ tiêu dùng) và giảm từ 102% năm 2017 xuống 88,7% năm 2019 và 99,4% năm 2020. 3.2. Thảo luận Kết quả khảo sát cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có thể thấy rằng: Một là, cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thể hiện qua hai tỷ số nợ phải trả trên tài sản và tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu đều ở mức cao và có sự không đồng đều giữa các doanh nghiệp. Cả hai chỉ số này không có sự thay đổi nhiều theo thời gian từ năm 2017-2020. Như vậy, xét về tổng thể thì những doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam khả năng độc lập tài chính là chưa tốt trong cả 4 năm nghiên cứu tuy nhiên mức độ còn có sự khác biệt khá lớn giữa các doanh nghiệp. Hai là, tỷ số nợ phải trả trên tài sản và tỷ số nợ phải trả trên nguồn vốn ở các doanh nghiệp thuộc các nhóm ngành khác nhau có tỷ lệ khác nhau rõ rệt. Nhóm ngành có tỷ lệ nợ trên tài sản 1846
  11. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 cao nhất là ngành công nghệ 51,8%, tiếp đến là ngành công nghiệp 51,2%. Điều này phản ánh đúng đặc thù của ngành, đây là hai ngành đòi hỏi đầu tư nguồn vốn ban đầu lớn để mua vật tư xây dựng, trang thiết bị làm việc. Nhóm ngành tài chính là nhóm ngành có tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao nhất 273,2% có nghĩa các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nhóm ngành này được tài trợ thông qua nợ phải trả bằng 273,2% vốn chủ sở hữu, đây cũng là kết quả phản ánh đúng thực tế đặc thù kinh doanh của ngành. Ngành dịch vụ tiêu dùng là ngành có tỷ số nợ phải trả trên tài sản và tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu thấp nhất với DA và DE tương ứng là 35,4% và 96,4%. Điều này cũng phản ánh đúng thực tế đặc thù của ngành dịch vụ là những ngành không cần nhiều vốn đầu tư ban đầu Ba là, tỷ số nợ phải trả trên tài sản và tỷ số nợ phải trả trên nguồn vốn có sự biến động tương đối theo thời gian ở một số ngành. Ngành dầu khí là ngành có sự biến động về cấu trúc vốn nhiều nhất trong 4 năm từ năm 2017-2020 và có dấu hiệu tỷ số nợ ngày càng tăng. Ngành dịch vụ tiêu dùng có sự thay đổi tích cực khi tỷ số DE có xu hướng giảm từ 142,7% năm 2017 xuống 94,1% năm 2019 và 97,3% năm 2020. 4. Kết luận Nghiên cứu đã trình bày và phân tích cấu trúc vốn của doanh nghiệp thông qua 2 chỉ số là tỷ số nợ phải trả trên tài sản và tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về cấu trúc vốn giữa các doanh nghiệp niêm yết và rõ rệt ở các nhóm ngành khác nhau. Nhìn chung tỷ số nợ phải trả trên tài sản của tổng thể các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam là cao và cao nhất thuộc các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành công nghệ, công nghiệp và thấp nhất thuộc các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành dịch vụ tiêu dùng. Kết quả của nghiên cứu này cung cấp một bức tranh tổng thể về cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giúp các nhà đầu tư có quyết định chính xác hơn khi tham gia thị trường chứng khoán. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Báo cáo tài chính của các công ty niêm yết thời gian từ năm 2017-2020 [2] https://www.cophieu68.vn/ [3] Nguyễn Thị Thành Vinh (2021), Tác động của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án Tiến sĩ 1847
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2