intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cha mẹ và con cái - Phần 4

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

121
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một cuộc điều tra trên 2.100 học sinh từ lớp 4-11 trong vòng 3 năm gần đây do các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Dartmouth (Mỹ) cho thấy gần 70% trẻ cho rằng cha mẹ chúng phản đối việc trẻ em hút thuốc, 17% trẻ nói rằng bố mẹ chúng hoàn toàn không quan tâm đến việc này. Kết hợp với một số nghiên cứu khác về vân đề này, các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận: - Số trẻ tiếp tục hút thuốc giảm 2 lần nếu cha mẹ chúng phản đối liên tục. -...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cha mẹ và con cái - Phần 4

  1. Ngăn chặn trẻ hút thuốc Một cuộc điều tra trên 2.100 học sinh từ lớp 4-11 trong vòng 3 năm gần đây do các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Dartmouth (Mỹ) cho thấy gần 70% trẻ cho rằng cha mẹ chúng phản đối việc trẻ em hút thuốc, 17% trẻ nói rằng bố mẹ chúng hoàn toàn không quan tâm đến việc này. Kết hợp với một số nghiên cứu khác về vân đề này, các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận: - Số trẻ tiếp tục hút thuốc giảm 2 lần nếu cha mẹ chúng phản đối liên tục. - Số trẻ bắt đầu hút thuốc giảm 2 lần nếu cha mẹ chúng phản đối kịch liệt. Các tác giả nghiên cứu nhận định rằng nếu cha mẹ dễ dãi, thờ ơ với các thói quen xấu, trẻ sẽ hút thuốc không băn khoăn hoặc hút thuốc trở lại ngay cả khi đã bỏ được 2 năm. Điều này không phụ thuộc vào việc cha mẹ trẻ có hút thuốc hay không. Chính vì vậy những người làm cha mẹ cần tỏ rõ thái độ của mình với trẻ về việc trẻ em có nên hút thuốc lá hay không. Thậm chí phải tỏ thái độ quyết liệt và răn đe khi cần. Điều này rất quan trọng để ngăn chặn trẻ em hút thuốc lá.
  2. Nghệ thuật kể chuyện cho con Ngày nay trẻ em tiếp xúc quá nhiều với phương tiện giải trí nên chúng dễ quên những câu chuyện kể. Thực chất đây là phương pháp cổ xưa nhưng rất hiệu quả để hình thành nhân cách, đức tính cho trẻ, vì thế bố mẹ càng quan tâm kể chuyện cho con nghe hơn. Kể chuyện giúp con phân biệt tốt xấu Đối với trẻ con có 2 loại sự việc: hoặc dễ chịu như được âu yếm, được cho quà... hoặc khó chịu như phải bị chích thuốc, không được "quậy"... Cách tiếp nhận đó làm nhầm lẫn cái xấu và cái tốt. Và như vậy những câu chuyện kể cho trẻ con rất cần thiết để chúng phân biệt những điều hay - dở, tốt - xấu, tự hình thành nhân cách. Khoảng 2 tuổi trẻ phán đoán sự việc qua thái độ của cha mẹ. Chuyện kể giúp trẻ khôn ngoan hơn Nhưng đến 3 tuổi dù chưa nói rành chúng cũng tìm cách giải thích để hiểu sự việc. Cho nên giai đoạn này, các câu chuyện đóng vai trò giúp trẻ dựa vào đó để trở thành ngoan hơn. Khi nói với con: "Cha, mẹ đi vắng mấy ngày, con phải ở nhà với cô", tất nhiên trẻ sẽ hoảng sợ, lo lắng. Để trấn an trẻ, cần kể những câu chuyện về những nhân vật hoặc thú vật can đảm, biết đóng cửa giữ nhà, không đi lang thang, chờ cha mẹ đi làm để mang thức ăn, quà bánh...
  3. Hình thành các tính tốt Trẻ từ 3-5 tuổi thường thích các chuyện về thú vật vì dễ hiểu, dễ thấy, cụ thể. Nếu bạn bắt đầu câu chuyện bằng: hoàng tử, công chúa, mụ phù thủy... thì trẻ thường liên hệ ngay các nhân vật với chính mình: ta sẽ làm như vậy hoặc không làm như vậy. Trong câu chuyện ta ca ngợi những đức tính: can đảm, biết giúp đỡ người khác, siêng năng... Các tính xấu như làm biếng nên không có gì ăn, dữ dằn thì không ai thèm chơi... từ đó trẻ sẽ tự điều chỉnh mình. Đến khoảng 6 tuổi thì trẻ hiểu vì sao phải chiến đấu chống kẻ ác và nếu cái tốt lại hơi thô thiển, cái xấu được che giấu bằng sự trìu mến thì trẻ cũng hiểu được ngay (chuyện Tấm Cám; Cây tre trăm đốt; Bạch Tuyết và 7 chú lùn...). Và trẻ sẽ tự chế ngự những tật xấu như nói láo, ích kỷ... Như vậy những câu chuyện kể được chọn lọc sẽ rất quan trọng để trẻ tự trang bị tư tưởng, tính cách sẵn sàng để sống cuộc sống của chính mình. Các bậc cha mẹ nên trang bị một "kho" chuyện kể vì trẻ con nào cũng thích nghe kể chuyện; và cũng cần cho trẻ thấy "ông kẹ" thì trẻ mới chịu... ngoan.
  4. Nghệ thuật trò chuyện cùng trẻ Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cha mẹ cũng nên đối xử với con cái như những người bạn tâm đầu ý hợp. Được như vậy, giữa hai thế hệ sẽ rút ngắn được khoảng cách. Đây là một trong những lời khuyên của nhiều nhà tâm lý dành cho các bậc phụ huynh khi nói chuyện với trẻ. Bạn có thể tham khảo một số quy tắc dưới đây: Tạo bầu không khí dễ chịu: Đối với thanh thiếu niên thì việc ngồi xuống nói chuyện không đồng nghĩa với những câu chuyện hệ trọng mà điều cốt yếu là phải tạo khong khí tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. Có như vậy, trẻ mới tự nhiên đưa ra những yêu cầu của chúng với cha mẹ, nhờ họ giải quyết. Phương pháp tốt nhất là cha mẹ nên thỉnh thoảng có những cuộc nói chuyện vô tư để tạo ra cơ hội gần gũi con mình. Làm một cố vấn thông thái hơn là trở thành nhà quản lý: Cha mẹ thường hay nghĩ trẻ con chưa có chính kiến đúng đắn nên nhiều khi suy nghĩ và hành động giúp chúng. Bởi vậy, bạn hãy gợi mở để trẻ tự bộc lộ bản thân thì tốt hơn. Để trẻ có không gian riêng tư: Cha mẹ không thể khống chế tự do của trẻ, trong đó phòng ngủ là nơi đáng được tôn trọng vì nơi đó trẻ được sống thực với bản thân mình nhất và chúng được quyền thể hiện cảm xúc qua những trang nhật ký, thư trao đổi với bạn bè. Nếu biết được cha mẹ xâm phạm vào thế giới riêng của mình,
  5. chúng sẽ tìm cách chống đối đối lại. Như vậy, cha mẹ sẽ càng mất đi cơ hội gần gũi con. Nghiện chơi điện tử Hiếu động thái quá (ADHD) là hiện tượng trẻ bị rối loạn hành vi gây mất khả năng tập trung và cư xử bốc đồng. Theo một nghiên cứu mới đây của Anh, những em bị ADHD có xu hướng dán mắt vào trò chơi điện tử và TV nhiều hơn trẻ bình thường. Trẻ bị ADHD thường lạm dụng các phương tiện truyền thông một cách bất thường, gây hạn chế kỹ năng giao tiếp xã hội, tiến sĩ Justin Williams thuộc Khoa Sức khỏe trẻ em, Đại học Aberdeen (Anh) cho biết. Chính sự yếu kém trong quan hệ xã hội sẽ càng đẩy trẻ lún sâu hơn vào thế giới hoang tưởng của trò chơi điện tử. Williams và cộng sự đã phân tích sở thích nghe nhìn của 24 bé trai từ 8 đến 12 tuổi bị ADHD, rồi so sánh với một nhóm trẻ bình thường. Họ nhận thấy, những em bị ADHD nướng hơn 11 giờ/tuần bên trò chơi điện tử, gấp đôi thời lượng của trẻ bình thường. 1/3 số trẻ này mắc bệnh nghiện những trò bạo lực và 59% thích phim hoạt hình, trong khi chỉ có 1/10 số trẻ bình thường say mê trò đấm đá và tỷ lệ thích phim hoạt hình cũng thấp hơn nhiều. Ngoài ra, trẻ hiếu động thái quá thường nghiền TV và video trung bình 44 giờ/tuần, nhiều hơn gần 10 tiếng so với nhóm bình thường.
  6. Williams cho rằng cách tốt nhất để hạn chế tình trạng trên đối với trẻ bị ADHD là cha mẹ phải kiểm soát thời gian và nội dụng của những phương tiện nghe nhìn mà trẻ tham gia. “Hãy xem TV cùng trẻ, đừng để các em bị cô lập”, ông nói.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2