
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Rabindranath Tagore – Đại thi hào người Ấn Độ đã từng nêu lên một
triết lí: “Đầu tư vào một người đàn ông ta được một người chồng tốt; đầu tư
vào một người phụ nữ ta được một gia đình tốt; đầu tư vào một nhà giáo ta
được một thế hệ tốt”. Triết lí ấy đã khẳng định vai trò, vị trí quan trọng hàng
đầu của giáo dục đối với việc phát triển nhân lực của mỗi quốc gia. Giáo dục
là phương tiện để đánh thức trí tuệ và khả năng tiềm ẩn của mỗi cá nhân.
Thực hiện trọng trách này không ai khác chính là người thầy. Bởi vậy, ở đâu
và ở thời đại nào, người thầy cũng luôn được xã hội tôn vinh. Với người Việt
sự tôn vinh kính trọng đó được thể hiện bởi quan điểm xuyên suốt qua nhiều
thế hệ như: “Tôn sư trọng đạo”; “Nhất tự vi sư bán tự vi sư”; “Muốn sang thì
bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”;... Vậy nên, người thầy
chính là chuẩn mực, là hình mẫu để mọi người vươn tới.
Totto Chan bên cửa sổ sau khi được xuất bản lần đầu vào năm 1981, đã
gây được tiếng vang lớn không chỉ ở Nhật Bản mà còn trên toàn thế giới, đưa
tên tuổi của Kuroyanagi Tetsuko vượt khỏi xứ sở Phù Tang, vươn tới phương
trời Tây và nhiều nơi khác trên thế giới. Sở dĩ nó trở thành cuốn sách bán
chạy nhất trong lịch sử ngành xuất bản nước này là vì Totto Chan bên cửa sổ
mang trong mình một thông điệp tích cực về giáo dục, một phương pháp dạy
học xuất phát từ tấm lòng chân thành và tự nhiên. Đặc biệt, cuốn sách đã tái
hiện một mô hình giáo dục hoàn hảo mà ngày nay nhiều quốc gia phát triển,
nhiều xã hội hiện đại vẫn đang theo đuổi. Mô hình giáo dục ấy đã được thực
hiện tại ngôi trường Tomoe thân thiện - một ngôi trường với những lớp học
chỉ là những toa tàu cũ nhưng lại là nỗi khát khao được học - dù chỉ một lần-
của những ai từng biết đến nó. Sức hút của ngôi trường chính là từ thầy hiệu
trưởng - “người thầy kì diệu”- với trái tim bao dung, sự thấu hiểu và tình yêu
thương vô điều kiện với mọi học trò. Nhưng điều đặc biệt nhất lại là phương
pháp dạy học thuận theo tự nhiên của thầy: “Hãy để cho các em tự phát triển.