Chỉ số giá tiêu dùng CPI biểu đạt tỷ lệ lạm phát chính xác tới mức nào?
lượt xem 41
download
Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới xác định chỉ số giá tiêu dùng theo công thức Laspayres: so sánh giá cả kỳ báo cáo với kỳ cơ sở. Để tính toán người ta phải thực hiện qua 4 bước: (1): Xác định và cố định giỏ hàng hoá, dịch vụ: qua điều tra thống kê để xác định lượng hàng hoá dịch vụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng điển hình mua; (2) thống kê giá cả của mỗi mặt hàng trong giỏ hàng hoá tại mỗi thời điểm; (3) xác định chi phí bằng tiền...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chỉ số giá tiêu dùng CPI biểu đạt tỷ lệ lạm phát chính xác tới mức nào?
- Chỉ số giá tiêu dùng CPI biểu đạt tỷ lệ lạm phát chính xác tới mức nào? Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới xác định chỉ số giá tiêu dùng theo công thức Laspayres: so sánh giá cả kỳ báo cáo với kỳ cơ s ở. Đ ể tính toán người ta phải thực hiện qua 4 bước: (1): Xác định và cố đ ịnh gi ỏ hàng hoá, dịch vụ: qua điều tra thống kê để xác định lượng hàng hoá d ịch v ụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng điển hình mua; (2) th ống kê giá c ả c ủa m ỗi mặt hàng trong giỏ hàng hoá tại mỗi thời điểm; (3) xác định chi phí b ằng ti ền để mua giỏ hàng hoá bằng cách dùng số lượng nhân với giá cả của từng loại hàng hoá rồi cộng lại với nhau; (4) lựa chọn thời kỳ gốc để làm cơ sở so sánh rồi tính chỉ số giá tiêu dùng bằng cách so sánh chi phí đ ể mua gi ỏ hàng hoá ở kỳ so sánh và kỳ gốc. Kỳ gốc sẽ được thay đổi trong vòng t ừ 5 đ ến 7 năm tuỳ theo từng nước.i Như vậy, về mặt kỹ thuật, CPI phụ thuộc vào 3 nhân t ố: danh mục hàng hoá dịch vụ được chọn để đưa vào rổ tính CPI, l ượng hàng hoá tiêu dùng tiêu biểu (tỷ trọng chi tiêu cho từng loại hàng hoá d ịch v ụ - hay còn g ọi là quyền số) và thống kê giá cả của mỗi hàng hoá dịch vụ. Nhân tố thứ nhất, danh mục hàng hoá dịch vụ được đưa vào rổ tính CPI: Việc xác định danh mục hàng hoá không khó, song, vi ệc duy trì danh mục hàng hoá trong suốt kỳ tính toán để đảm bảo sự so sánh đồng nh ất với kỳ gốc là một vấn đề không dễ (kỳ gốc chỉ thay đổi sau từ 5 đến 7 năm). Đối với các hàng hoá truyền thống ít thay đổi theo th ời gian thì không g ặp tr ở ngại gì lắm. Tuy nhiên, trong thời đại khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, chu kỳ sống của nhiều sản phẩm hàng hoá càng ngày càng rút ngắn lại thì việc chọn danh mục hàng hoá này vào rổ CPI cần phải được cân nhắc. Một sản phẩm hàng hoá cụ thể có thể tồn tại ở thời điểm kỳ gốc, song, đến kỳ báo cáo, đã không còn nguyên bản hoặc mất hẳn. Chẳng hạn, chiếc điện thoại di động với một phiên bản cụ thể từ khi xuất hiện đến khi vắng bóng trên thị trường có khi chỉ 2 – 3 năm. Trong trường hợp đó, n ếu l ấy s ản ph ẩm thay thế (phiên bản sau) để so sánh thì sự sai lệch chắc chắn sẽ x ảy ra và CPI sẽ giảm ý nghĩa so sánh. Rổ hàng hoá tính CPI c ủa chúng ta hi ện nay có đến trên 450 mặt hàng. Những hàng hoá có vòng đời ngắn chắc chắn chiếm tỷ lệ không nhỏ. Vì thế, cần phải có một cái nhìn khoa h ọc và t ỷ m ỷ h ơn v ề rổ hàng hoá CPI mới có thể diễn dịch đúng về chỉ số này. Nhân tố thứ hai, tỷ trọng tiêu dùng (quyền số) của hàng hoá hoặc nhóm hàng hoá tiêu dùng: Đây là đại lượng khó xác định chính xác bởi thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng của mỗi cá nhân rất khác nhau. Ng ười có thu nh ập nh ư nhau nhưng tỷ trọng tiêu dùng cho hàng hoá dịch vụ không giống nhau. Cũng vẫn là người đó và cũng vẫn thu nhập đó, nhu cầu tiêu dùng ở nh ững đ ộ tu ổi khác nhau là khác nhau, ở những hoàn cảnh khác nhau là khác nhau... Vì v ậy, để có một quyền số tương đối, phải dùng các th ủ pháp th ống kê đi ều tra chi tiêu của nhiều tầng lớp dân chúng kèm theo đó là tỷ trọng của các tầng lớp
- dân chúng mà mẫu điều tra đại diện để xác định cơ cấu tiêu dùng. Độ chính xác của công việc này phụ thuộc vào các mẫu điều tra và bảng điều tra, trong đó, tính rõ ràng, dễ hiểu của bảng điều tra là một nhân tố quan trọng. Hơn nữa, trình độ hiểu biết và thái độ của người được điều tra lại là m ột v ấn đ ề. Chẳng hạn, nếu một hộ nông dân được hỏi là mức thu nhập trung bình/năm là bao nhiêu? Phần lớn sẽ hình dung tất cả các khoản thu nh ập b ằng ti ền và hiện vật để trả lời; số khác thì lại hình dung đó là phần thu nhập thu đ ược sau khi đã trừ chi phí phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, vật nuôi... vì thế, là số liệu thu thập được có thể rất khác nhau. Tương tự, khi đ ược h ỏi thu nhập được chi dùng thế nào? Phần lớn sẽ hình dung các khoản chi tiêu chủ yếu là để dùng cho ăn uống (lương thực, thực phẩm) rồi đến những đồ dùng gia đình hàng ngày... trong khi phần lớn những h ộ nghèo không ph ải mua lương thực, thực phẩm mà dùng chính sản phẩm họ làm ra. V ới c ơ c ấu chi tiêu như nhau nhưng mức độ tác động của tăng giá sản phẩm hàng hoá đối với hộ dùng thu nhập bằng tiền để chi tiêu và hộ tiêu dùng ch ủ y ếu b ằng chính sản phẩm họ làm ra rất khác nhau. Với hộ có thu nhập bằng tiền để chi tiêu, nếu giá lương thực, thực phẩm tăng đồng nghĩa với mức sống của họ giảm. Tuy nhiên, với hộ tiêu dùng chủ yếu dưới hình thức tự túc, tự cấp, s ự gia tăng của giá lương thực thực phẩm đôi khi lại cải thi ện đời s ống c ủa h ọ vì phần lương thực thực phẩm do tự họ làm ra và tiêu dùng không b ị ảnh hưởng bởi giá tăng, trong khi phần lương th ực th ực ph ẩm d ư th ừa mang bán thì lại có thu nhập cao hơn và do đó, khả năng chi tiêu cho các đồ dùng sinh hoạt lớn hơn (giả sử giá đồ dùng sinh hoạt không tăng hoặc tăng ít hơn giá lương thực, thực phẩm). Do vậy, không phải sự gia tăng giá c ả nào cũng đ ều làm cho đời sống của các tầng lớp dân cư bị tác động xấu như nhau và điều quan trọng hơn là quan niệm về cơ cấu chi tiêu của một bộ ph ận l ớn dân c ư là nông dân nếu không được phản ánh một cách khoa học và đồng nhất thì trọng số tiêu dùng sẽ không còn chính xác và tất yếu sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác của CPI. Nhân tố thứ 3, giá cả hàng hoá: Đây là việc làm tưởng rất đơn giản nhưng thực chất lại là việc làm khó hơn tất cả. Sự thay đổi của giá c ả dù tăng hay giảm phải là sự thay đổi của chính hàng hoá đã được xác đ ịnh ở kỳ gốc mới đem lại ý nghĩa so sánh đích th ực. Trong cuộc s ống hi ện đ ại, khi mà vòng đời sản phẩm hàng hoá càng ngày càng rút ngắn và hàm lượng trí tuệ chứa đựng trong mỗi sản phẩm hàng hoá ngày càng nhiều, việc xác định giá cả sản phẩm càng ngày càng có khả năng chứa đựng những nhân tố sai lệch: Thứ nhất: Sản phẩm hàng hoá luôn được cải tiến về tính năng, độ bền và chất lượng, thường là phiên bản sau sẽ tạo ra giá tr ị s ử d ụng cao h ơn phiên bản trước. Sẽ có rất nhiều trường hợp khi xác định giá cả của hàng hoá, người làm công tác thống kê giá không để ý đến chi tiết này và đã lấy giá của sản phẩm mới để so sánh. Việc làm này thực ch ất đã th ổi ph ồng s ự thay đổi của giá cả sản phẩm hàng hoá vì đi đôi với việc cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, giá cả hàng hoá thường cũng tăng lên. Nếu lấy đúng giá của
- sản phẩm gốc, chắn chắn chỉ số giá của nhiều mặt hàng s ẽ gi ảm. Ch ẳng hạn, chiếc một chiếc ti vi màu hiệu SONY 21 inch cách đây 6 - 7 năm có giá đến 5 - 6 triệu, hiện những chiếc ti vi này ch ỉ có giá t ừ 1 - 2 tri ệu đ ồng. V ậy nhưng chỉ số giá thống kê hàng điện tử hàng năm hầu như không có bao giờ giảm giá mà chỉ có tăng giá. Như thế, chỉ số giá cả hàng hoá có th ể đã không phản ánh đúng sự thay đổi của sức mua đồng tiền. Thứ hai: Giá niêm yết của sản phẩm hàng hoá đôi khi không ph ản ánh hết tiện ích hoặc chi phí kéo theo của sản phẩm hàng hoá. Trong cuộc s ống hiện đại, giá cả hàng hoá luôn có khả năng hàm chứa nh ững nhân tố đi ều chỉnh. Chẳng hạn, cách đây 5 - 7 năm, khi mua một máy điện thoại di động, người mua còn phải mua simcard, phải mất công hàng ngày trời đi đăng ký hoà mạng, đăng ký sử dụng các tiện tích giá trị gia tăng... Còn hiện nay, khi mua hầu hết các máy điện thoại di động người tiêu dùng đ ược t ặng simcard, thậm chí còn được tặng sẵn một số tiền trong tài khoản, vi ệc đăng ký s ử dụng không còn tốn nhiều thời gian như trước, tiện ích d ịch v ụ gia tăng m ặc định sẵn khi hoà mạng, dịch vụ hỗ trợ miễn phí... Cho dù giá mua đi ện tho ại không thay đổi thì cũng hàm định một sự giảm giá đáng kể. Giá vé tàu B ắc - Nam có thể không thay đổi nhưng trước đây người mua phải ra nhận nhà ga xếp hàng, chầu chực, thậm chí còn phải trả tiền chênh lệch cho phe vé, còn hiện nay, có thể mua được vé đăng ký trực tuy ến không mất th ời gian và chi phí. Trong trường hợp đó, thực chất là giá cả đã giảm chứ không tăng... Có thể kể ra đây vô số các ví dụ về sự khác biệt về giá thực và giá danh nghĩa của sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Trên thực tế, có thể những sự sai lệch này đã không được tính đến khi xác định chỉ số CPI. Một số kết luận Trong những điều kiện nhất định, chỉ số giá tiêu dùng CPI không hẳn là chỉ số lạm phát. Đã có nhiều đề xuất về việc tính chỉ số lạm phát cơ bản thay cho chỉ số CPI làm cơ sở cho việc điều hành chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, đề xuất này đến nay vẫn chưa được áp dụng chính thức. Trong khi chúng ta vẫn sử dụng chỉ số tăng giá tiêu dùng CPI để biểu đạt cho tỷ lệ lạm phát thì cần hết sức lưu ý đến phương pháp và kỹ thuật tính toán cũng như những nhược điểm hàm chứa trong chỉ số CPI để diễn dịch đúng những thông điệp mà CPI chuyển tải. Trong một số trường hợp, sự tăng giá thông qua chỉ số CPI không hoàn toàn chỉ có nghĩa tiêu cực. Hầu hết các thành viên trong một nền kinh tế (dù là cá nhân hay tổ chức) đều vừa là người sản xuất vừa là người tiêu dùng. Vì thế, sự gia tăng giá cả không phải chỉ tác động một chiều mà phần lớn chúng có tác động bù đắp và triệt tiêu. Khi tăng giá lương thực, công chức nhà nước và các tầng lớp khác là người chịu thiệt nhưng người nông dân, hoặc người buôn bán lương thực là người được lợi. Khi giá sản phẩm hàng điện tử tăng, người mua hàng chịu thiệt nhưng người sản xuất hoặc người phân phối được lợi, đến lượt nó, người công nhân, lao động trong các ngành này được lợi... Do vậy, tác động lớn nhất của gia tăng giá cả là tạo ra sự phân
- phối lại nguồn lực giữa các tầng lớp dân cư, người lao động chứ không phải làm suy giảm mức sống một cách đồng đều. Của cải không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi. Vấn đề là cần nhận thức rõ sự thay đổi trong phân phối thu nhập của các đối tượng yếu thế trong xã hội để có những ứng xử phù hợp, tránh những phản ứng thái quá làm rối loạn thêm chu trình kinh tế và tạo tâm lý không ổn định cho sản xuất và tiêu dùng. Nói như vậy không có nghĩa là hạ thấp tác động tiêu cực của việc tăng giá và lạm phát. Tuy nhiên, nếu hiểu đúng ý nghĩa và bản chất của tăng giá
- i Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG CPI
7 p | 486 | 189
-
Sáng kiến kinh nghiệm "Kiến thức khó về địa lý kinh tế - xã hội lớp 12"
41 p | 426 | 167
-
Chỉ số giá tiêu dùng CPI
2 p | 605 | 127
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô - Chương 2: Hoạch toán thu nhập quốc dân
11 p | 284 | 23
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 2 - Phạm Thế Anh
11 p | 101 | 8
-
Triển vọng lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2018-2020
3 p | 131 | 8
-
Phân tích nhân tố nông nghiệp, nhập khẩu tác động đến lạm phát (CPI) Việt Nam từ năm 1991 đến 2010
6 p | 91 | 6
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1: Bài 2 - Phạm Xuân Trường
42 p | 71 | 6
-
Một góc nhìn về lạm phát và chỉ số CPI
4 p | 81 | 5
-
Chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam và các yếu tố tác động - Phương pháp tiếp cận định lượng
4 p | 51 | 4
-
Diễn biến chỉ số giá hàng tiêu dùng từ năm 1976 đến năm 2008 (Tiếp theo và hết)
21 p | 23 | 3
-
Vận dụng mô hình tự hồi quy kết hợp trung bình trượt dự báo tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam năm 2015
10 p | 79 | 3
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô: Chương 2 - TS. Phan Thế Công
11 p | 92 | 3
-
Nghiên cứu và đề xuất mô hình dự báo chỉ số giá tiêu dùng áp dụng cho Tổng cục Thống kê
7 p | 105 | 2
-
Giới thiệu về phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng mới và một số khuyến nghị
4 p | 50 | 2
-
Dữ liệu máy quét
10 p | 39 | 2
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 2.2 - Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng
15 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn