intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHƯƠNG 7 QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ

Chia sẻ: đinh Thị Nụ | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:38

121
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Công nghệ là “việc áp dụng khoa học vào công nghiệp, bằng cách sử dụng các kết quả nghiên cứu và xử lý nó một cách có hệ thống và có phương pháp”. Cũng có thể hiểu công nghệ sản xuất là cách thức sản xuất theo phương pháp xác định do con người sáng tạo ra và vận dụng vào quá trình sản xuất với hệ thống máy móc, thiết bị tương ứng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHƯƠNG 7 QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ

  1. CHƯƠNG 7 QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ
  2. Nội dung chương 7 1 Tổng quan về CN và quản trị CN 2 Quản trị nghiên cứu và phát triển 3 Lựa chọn và đổi mới công nghệ 4 Quy phạm, quy trình kỹ thuật và tiêu chuẩn hoá 5 Bảo dưỡng và sửa chữa
  3. I. Tổng quan về công nghệ và quản trị công nghệ 1. Công nghệ 1.1. Công nghệ • Khái niệm: Công nghệ là “việc áp dụng khoa học vào công nghiệp, bằng cách sử dụng các kết quả nghiên cứu và xử lý nó một cách có hệ thống và có phương pháp”. Cũng có thể hiểu công nghệ sản xuất là cách thức sản xuất theo phương pháp xác định do con người sáng tạo ra và vận dụng vào quá trình sản xuất với hệ thống máy móc, thiết bị tương ứng. • Các bộ phận cấu thành; • Phần cứng: gồm các phương tiện vật chất: trang thiết bị, máy móc, … Phần • Con người mềm • Thông tin: thể hiện dưới dạng các khái niệm, thông số, công th ức,.. • Tổ chức
  4. Công nghệ Tổ chức Con người Phần cứng Thông tin
  5. Thuộc tính của công nghệ
  6. 1.2. Phân loại công nghệ: • Theo tính chất công nghệ: công nghệ SX, CN d ịch v ụ,…. •Theo đặc trưng kỹ thuật công nghệ: CN năng lượng, CN hoá học, CN sinh h ọc,… •Theo đặc điểm quản trị công nghệ: CN thủ công, cơ giới hoá hoặc tự động hoá •Theo nguồn gốc công nghệ; CN tự sáng tạo hay CN chuyển giao •Theo chu kỳ sống của sản phẩm: Công nghệ được phân chia thành các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sống của nó: thâm nhập, tăng trưởng, chín mu ồi, suy thoái •Theo vai trò công nghê: CN dẫn dắt, CN thúc đẩy, CN phát triển.
  7. 1.3. Vai trò công nghệ; •Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế •Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa •Là yếu tố quyết định sự thịnh vượng hay suy vong của một quốc gia. •Thúc đẩy cạnh tranh
  8. 2. Quản trị công nghệ trong doanh nghiệp 2.1Khái niệm: QTCN trong DN là tổng hợp các hoạt động nghiên cứu và vận dụng các qui luật khoa học vào việc xác định và tổ chức thực hiện các mục tiêu và biện pháp kỹ thuật nhằm thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ, áp d ụng công nghệ kỹ thuật mới, bảo đảm quá trình sản xuất tiến hành với hiệu qu ả cao. 2.2. Ý nghĩa: •Là một bộ phận quan trọng của công tác quản trị doanh nghiệp, là c ơ sở của các lĩnh vực quản trị •Tạo điều kiện để các khâu quản lý khác đảm bảo hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp •Đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường •Là biện pháp rất cơ bản để tăng năng suất lao động và tăng hiệu qu ả kinh tế của sản xuất, thúc đẩy tiến bộ khoa học, kỹ thuật, tạo điều kiện áp dụng kỹ thuật mới.
  9. 2.3.Nội dung QTCN: •Tổ chức hoạt động nghiên cứu và phát triển •Lựa chọn và đổi mới công nghệ •QT qui trình, qui phạm kỹ thuật và công tác tiêu chuẩn hóa •Tổ chức công tác bảo dưỡng và sửa chữa •Tổ chức công tác đo lường •Tổ chức hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xu ất •QT hồ sơ, tài liệu kỹ thuật
  10. 2.4 Chiến lược công nghệ 2.4.1Khái niệm Chiến lược công nghệ bao gồm các quyết định của DN về lựa chọn công nghệ, về năng lực công nghệ, về cung cấp vốn cho phát triển công nghệ, xác định th ời điểm đổi mới công nghệ, tổ chức để áp dụng và phát triển công ngh ệ. (theo Burgelman và Rosembloom)
  11. 2.4.2. Phân loại các chiến lược công nghệ
  12. II. Quản trị nghiên cứu và phát triển 1. Các hình thức và quy trình nghiên cứu và phát tri ển 1.1,Các hình thức nghiên cứu Nghiên cứu cơ bản: → Tìm ra các phát kiến cơ bản và những nguyên lý mới → Hướng vào phát hiện những qui luật tự nhiên, mới → Phương hướng nghiên cứu thường chỉ được xác định trong quá trình công việc tiến triển Nghiên cứu ứng dụng: Sử dụng kết quả của nghiên cứu cơ bản hướng vào giải quyết một số vấn đề có tính thực tiễn nhất định như nghiên cứu sản phẩm, chế tạp, vật => Vì nghiên cứu cơ bản không trực tiếp mang lại lợi ích th ương m ại trong khi nghiên cứu ứng dụng có triển vọng thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận, nên nó hấp dẫn các DN hơn.
  13. 1.2. Các hình thức phát triển •Phát triển sản phẩm (vật liệu): bao gồm thiết kế sản phẩm, thử nghiệm, đánh giá mẫu mã đã thiết kế, thử nghiệm mẫu thiết kế, kiểm tra qui trình, phát hiện những sai sót, thay đổi và đánh giá sơ bộ về chi phí ở xưởng, đánh giá thông qua thị trường. •Phát triển qui trình: giải quyết các máy móc, dụng cụ, phương pháp, bố trí sản xuất và thiết kế những dụng cụ, đồ giá cần thiết để sản xu ất sản ph ẩm nhằm khẳng định tính thực tiễn của các phát kiến về qui trình. 1.3. Qui trình nghiên cứu và phát triển: gồm 4 bước •Hình thành ý tưởng •Rà soát và đánh giá ý tưởng •Phân tích tính hiệu quả •Đưa vào nghiên cứu và phát triển ý tưởng: Chỉ phát triển ý tưởng đem lại lợi nhuận dự kiến cao nhất
  14. 2. Xây dựng kế hoạch nghiên cứu và phát triển 2.1. Căn cứ Các căn cứ xây dựng kế hoạch nghiên cứu và phát triển: mục tiêu, nhiệm vụ, thông tin thị trường sản phẩm, nguồn lực đầu vào, đối thủ cạnh tranh, sự phát triển khoa học công nghệ, kế hoạch sản xuất, tiêu thụ, các ý tưởng hay dự án đã hình thành… Các căn cứ đổi mới công nghệ: •Căn cứ về công nghệ: do các đòi hỏi đổi mới về sản phẩm, mẫu mã, vật liệu, công nghệ bộ phận •Căn cứ thuộc môi trường xã hội: Các đòi hỏi bảo vệ môi trường sinh thái, chống ô nhiễm môi trường, bảo đảm an toàn lao động, cải thiện điều kiện lao động •Căn cứ vào tính chất rủi ro và mạo hiểm: cung cầu sản phẩm, giá cả, sản lượng tiêu thụ, nguồn lực đầu vào 2.2. Nội dung •Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu và phát triển trong kỳ kế hoạch •Các nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển cụ thể trong kỳ kế hoạch •Các giải pháp đảm bảo nguồn lực và tiến độ từng nguồn lực nghiên cứu và phát triển
  15. 2.3. Phương pháp cân đối nguồn lực tài chính Tùy thuộc vào mức lợi nhuận, doanh thu cụ thể, vào nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển cần đặt ra trong từng thời kỳ mà doanh nghiệp có thể qui định trích một tỷ lệ cố định hay không cố định từ lợi nhuận sau thuế (doanh thu) hàng năm để dành cho quĩ nghiên cứu và phát triển.
  16. 3. Tổ chức công tác nghiên cứu và phát triển Có nhiều cách phân chia nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển: •Nguyên tắc phân tán: phân chia nhiệm vụ nghiên cứu cho các bộ phận sản xuất •Nguyên tắc tập trung: tập trung toàn bộ hoạt động nghiên cứu và phát triển vào một bộ phận •Phân chia theo đặc trưng của kỹ thuật nghiên cứu thành các nhóm khác nhau •Kết hợp các cách trên 4. Đánh giá dự án nghiên cứu •Việc đánh giá này phải trả lời được các câu hỏi: •Có đáp ứng được các mục tiêu sản phẩm của DN? •Cần các nguồn lực nào ở bên ngoài và bên trong DN? •Sẽ đem lại lợi ích kinh tế như thế nào? •Mức độ đảm bảo thành công của dự án?
  17. III. Lựa chọn và đổi mới công nghệ 1. Lựa chọn công nghệ 1.1. Yêu cầu •Tính đồng bộ •Tính tiến bộ •Đảm bảo chất lượng sản phẩm •Tăng năng suất lao động •Tiết kiệm nguyên vật liệu •Giảm lao động chân tay, nặng nhọc và cải thiện điều kiện lao động •Tính thích hợp của công nghệ ⇒Trong giai đoạn hiện nay, cần đặc biệt chú ý đến tính tiến bộ của công ngh ệ, biểu hiện ở: thế hệ thiết bị, thời hạn hiệu lực của các đối tượng sở h ữu công nghiệp có liên quan, tuổi thọ và khả năng giảm các yếu tố đẩu vào gia tăng đầu ra.
  18. 1.2. Sự cần thiết phải lựa chọn công nghệ tối ưu Áp dụng công nghệ chế biến khác nhau sẽ dẫn đến sự khác nhau về cách th ức và qui trình của quá trình chế biến, về trang thiết bị kỹ thu ật và v ề sử d ụng l ực lượng lao động cụ thể, về thiết lập tổ chức điều hành sản xuất…Lựa chọn công nghệ đúng đắn tạo tiềm năng nâng cao hiệu quả lâu dài cho DN và ng ược lại. 1.3. Phương pháp lựa chọn công nghệ tối ưu •Đánh giá sự phù hợp về mặt kỹ thuật •Đánh giá sự phù hợp về kinh tế •Đánh giá sự phù hợp với khả năng tài chính
  19. 2. Đổi mới công nghệ 2.1. Thực chất của việc đổi mới công nghệ Khái niệm: Đổi mới công nghệ là sự hoàn thiện không ngừng các yếu tố của công nghệ dựa trên thành tựu khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu qu ả sản xuất kinh doanh và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng. Nội dung: •Thay thế thiết bị lạc hậu đang có bằng thiết bị hiện đại •Thay thế qui trình sản xuất cũ bằng qui trình sản xuất mới tiến bộ hơn •Nâng cao năng lực sản xuất của người lao động •Đổi mới biện pháp quản lý tổ chức các yếu tố công nghệ, xử lý thông tin •2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới công nghệ •Các yếu tố nội tại của DN: Khả năng tài chính và năng lực công nghệ •Nhu cầu của sản phẩm và sự cạnh tranh trên thị trường •Đường lối chính sách của Nhà nước •Khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường
  20. 2.3. Lựa chọn phương pháp đổi mới công nghệ Có ba phương pháp đổi mới công nghệ sau: (1) Công nghệ truyền thống đang có của ngành, DN được cải tiến hiện đại hóa dần để từng bước thực hiện đổi mới công nghệ hiện có tiến lên trình độ tiên tiến, hiện đại. Ưu: Không cần nhiều vốn đầu tư, không làm xáo trộn nhiều các hoạt động SX Nhược: Kỹ thuật chắp vá, không đồng bộ, không tạo ra sự thay đổi lớn về SP (2) Kết hợp việc cải tiến hiện đại hóa với tự nghiên cứu để phát triển công nghệ mới, thay thế cho công nghệ cũ lạc hậu đang được áp dụng. Ưu: Kỹ thuật đồng bộ, công nghệ thích hợp Nhược: Cần nhiều vốn đầu tư, phụ thuộc vào năng lực nghiên cứu phát triển công nghệ mới
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2