Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, NỘI SOI VÀ MÔ BỆNH HỌC<br />
CỦA UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG KHỞI PHÁT SỚM<br />
Quách Trọng Đức*, Nguyễn Thúy Oanh**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Đồng thuận của vùng Châu Á – TBD khuyến cáo cần bắt đầu tầm soát ung thư đại trực tràng<br />
(UTĐTT) kể từ tuổi 50. Tuy nhiên, một số báo cáo gần đây cho thấy có sự gia tăng tỉ suất UTĐTT mới mắc ở<br />
lứa tuổi trẻ hơn. Đặc điểm của nhóm bệnh nhân UTĐTT này ở Việt Nam chưa được biết rõ.<br />
Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học của UTĐTT khởi phát sớm<br />
( 10: nhóm<br />
này đúng ra nên được tư vấn và khuyến cáo tầm<br />
soát sớm hơn, và có khả năng có thể phát hiện<br />
được tổn thương ở giai đoạn sớm.<br />
6/24 trường hợp có tiền căn UTĐTT gia đình<br />
ở người thân < 50 tuổi: UTĐTT gặp ở độ tuổi <<br />
50 là một trong những đặc điểm được khuyến<br />
<br />
70<br />
<br />
cáo tầm soát hội chứng Lynch theo hướng dẫn<br />
Bethesda hiệu chỉnh(16). Hiện tại ở Việt Nam vẫn<br />
chưa tiến hành được các xét nghiệm để chẩn<br />
đoán hội chứng Lynch; ngay cả những tiêu<br />
chuẩn lâm sàng chẩn đoán hội chứng Lynch<br />
như tiêu chuẩn Amsterdam II cũng khó ứng<br />
dụng do hiện tại chưa có hệ thống đăng ký giải<br />
phẫu bệnh toàn quốc và sự kém hiểu biết của<br />
người bệnh. Một trong những lý giải cho các<br />
trường hợp UTĐTT xuất hiện sớm này là các<br />
bệnh nhân thuộc hội chứng Lynch chưa được<br />
chẩn đoán. Điều này cho thấy vấn đề phòng<br />
ngừa, tầm soát để phát hiện sớm trước mắt căn<br />
bản vẫn là dựa trên tiền căn người thân bị<br />
UTĐTT. Nghiên cứu này cho cũng cho thấy nhu<br />
cầu bức thiết cần phát triển các kỹ thuật di<br />
truyền và giải phẫu bệnh nhằm xác định vai trò<br />
đóng góp của các hội chứng UTĐTT gia đình<br />
cũng như các nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ<br />
sinh ung có liên quan UTĐTT ở Việt Nam.<br />
Tính riêng các trường hợp không có tiền căn<br />
UTĐTT gia đình, khuyến cáo của vùng Châu Á<br />
– Thái Bình Dương và Trường môn Tiêu hóa Mỹ<br />
đều đề xuất bắt đầu tầm soát từ tuổi 50(11,15).<br />
Riêng đối với người Mỹ gốc Phi, một trong<br />
những điểm mới trong khuyến cáo năm 2008<br />
của Trường môn Tiêu hóa Mỹ so với phiên bản<br />
trước đó năm 2000 là hạ ngưỡng tuổi tầm soát<br />
xuống 45(11). Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy<br />
tỉ lệ bệnh nhân UTĐTT < 50 tuổi chiếm đến<br />
24,9%. Điều này cho thấy ngưỡng tuổi 50 để tầm<br />
soát UTĐTT của vùng Châu Á – Thái Bình<br />
Dương có thể không phù hợp ở đối tượng<br />
người Việt vì bỏ sót khá nhiều trường hợp. Các<br />
nghiên cứu gần đây tại Ấn Độ cũng ghi nhận<br />
kết quả tương tự như chúng tôi(4,8). Như vậy,<br />
ngưỡng tuổi nên tiến hành tầm soát ở những<br />
người không có tiền căn UTĐTT gia đình có thể<br />
cần phải hạ thấp hơn ở một số dân số Châu Á<br />
nhất định, trong đó có Việt Nam.<br />
Dạng tổn thương đại thể chúng tôi thường<br />
gặp nhất là dạng sùi và sùi loét, và hiếm khi gặp<br />
dạng polyp, dạng loét hay dạng thâm nhiễm. Về<br />
vị trí tổn thương ung thư trên khung đại tràng,<br />
nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận 73,2%<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />