TẠP CHÍ KHOA HỌC<br />
Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 14 (4/2019) tr.119 -126<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT<br />
CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG CAO TẠI ĐIỆN BIÊN<br />
<br />
Nguyễn Văn Khoa, Nguyễn Thị Kiều Chinh<br />
Trường Đại học Tây Bắc<br />
<br />
Tóm tắt: Nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một số giống lúa<br />
chất lượng cao mới chọn tạo tại huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên trong vụ mùa năm 2017. Kết quả cho thấy các<br />
giông lúa thí nghiệm đều sinh trưởng tốt. Thời gian sinh trưởng từ 92-113 ngày, chiều cao cây từ 114,4-123,3cm,<br />
năng suất thực thu đạt từ44,8- 63,65 tạ/ha. Chỉ có giống N25 có năng suất thực thu (đạt 63,6 tạ/ha) cao hơn<br />
giống đối chứng, các giống còn lại năng suất thấp hơn giống đối chứng. Các giống lúa thí nghiệm đều có hạt<br />
gạo dài, tỷ lệ gạo nguyên đạt từ 59,3-70,3%, các giống đều có mùi thơm nhẹ và gạo hơi mềm.<br />
<br />
Từ khóa: Điện Biên, lúa, chất lượng, năng suất, sinh trưởng.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Những năm gần đây, nhu cầu về gạo chất lượng cao của người tiêu dùng ngày càng<br />
tăng. Chất lượng gạo được quyết định chủ yếu do đặc điểm của giống, tuy nhiên điều kiện khí<br />
hậu, đất đai và các biện pháp kỹ thuật trồng trọt cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hạt<br />
gạo. Nhiều tác giả cho rằng, nhiệt độ thấp và sự chênh lệch nhiệt độ ngày đêm cao giúp lúa có<br />
mùi thơm tốt hơn. Tuy nhiên, đặc điểm này cũng chỉ đúng với một số giống [1], [6]. Điều này<br />
chỉ ra rằng mỗi khu vực, mỗi giống đều phải có nghiên cứu riêng cụ thể chứ không thể áp<br />
dụng khuôn mẫu chung trên toàn thế giới hay bất kỳ quốc gia nào [5]. Vì vậy, mỗi một giống<br />
lúa chất lượng cao được chọn tạo ra khi được trồng trọt ở những vùng thích hợp với biện pháp<br />
kỹ thuật tốt sẽ càng phát huy hơn nữa chất lượng hạt gạo.<br />
Điện Biên là một tỉnh miền núi có điều kiện khá lý tưởng cho việc trồng lúa, với cánh<br />
đồng Mường Thanh rộng lớn và đã rất nổi tiếng với năng suất và chất lượng gạo cao. Hai loại<br />
gạo phổ biến của tỉnh Điện Biên là Bắc Thơm 7 và IR64, cho chất lượng gạo thơm, ngon và<br />
được nhiều người ưa chuộng. Mặc dù vậy, việc trồng lặp đi lặp lại một vài giống sẽ ảnh<br />
hưởng không tốt đến năng suất, chất lượng và làm gia tăng mức độ nhiễm sâu bệnh hại. Do<br />
đó, việc nghiên cứu, ứng dụng các giống lúa chất lượng cao mới vào sản xuất tại Điện Biên<br />
nhằm đáp ứng được nhu cầu của thị trường là cần thiết.<br />
Viện Cây lương thực và cây thực phẩm là nơi chọn tạo ra khá nhiều giống lúa chất<br />
lượng cao phục vụ sản xuất như: AC5, N25, GL159, GL102,... đã được Bộ Nông nghiệp và<br />
Phát triển Nông thôn cho sản xuất thử năm 2015. Các giống này bước đầu đã khẳng định<br />
được năng suất và chất lượng tại một số tỉnh ở Đồng bằng Bắc Bộ. Trong nghiên cứu này,<br />
chúng tôi tiến hành thử nghiệm một số giống lúa mới chất lượng cao do Viện Cây lương thực<br />
và cây thực phẩm chọn tạo tại Điện Biên nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển, năng<br />
<br />
<br />
<br />
Ngày nhận bài: 08/10/2018. Ngày nhận đăng: 18/11/2018.<br />
Liên lạc: Nguyễn Văn Khoa, e-mail: nguyenvankhoatbu@gmail.com<br />
119<br />
suất và chất lượng của các giống,từ đó chọn và đề xuất giống phù hợp nhất cho sản xuất lúa<br />
gạo chất lượng cao tại Điện Biên.<br />
<br />
2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu<br />
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Các giống lúa chất lượng cao do Viện Cây lương thực và cây thực phẩm chọn tạo gồm:<br />
AC5, N25, GL159, GL102; và giống Bắc thơm số 7 được sử dụng làm giống đối chứng.<br />
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu<br />
Địa điểm nghiên cứu: Thí nghiệm được tiến hành tại xã Thanh Yên, huyện Điện Biên,<br />
tỉnh Điện Biên. Thí nghiệm thực hiện trong vụ mùa năm 2017.<br />
2.2. Nội dung nghiên cứu<br />
Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng và mức độ sâu bệnh<br />
hại của các giống lúa tham gia thí nghiệm.<br />
<br />
2.3. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.3.1. Bố trí thí nghiệm<br />
- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB), với 5 công và 3 lần<br />
nhắc lại.<br />
+ Công thức 1: Giống lúa Bắc thơm số 7 (ĐC).<br />
+ Công thức 2: Giống lúa AC5.<br />
+ Công thức 3: Giống lúa N25.<br />
+ Công thức 4: Giống lúa GL102.<br />
+ Công thức 5: Giống lúa GL159.<br />
- Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 20m2 (10mx 2m).<br />
- Phương thức gieo cấy: Gieo vãi ướt với lượng giống 60kg/ha/mỗi công thức.<br />
- Kỹ thuật áp dụng: Lúa trong thí nghiệm được gieo thẳng với lượng giống 60 kg/ha.<br />
Lượng phân bón gồm: phân NPK Lâm Thao (5: 10 : 3): 500 kg/ha, đạm urê Hà Bắc (46,3%<br />
N): 250 kg/ha, Kaliclorua (60% K O): 220 kg/ha.<br />
<br />
2.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi<br />
- Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển. Động thái tăng trưởng chiều cao<br />
cây (đo 2 tuần 1 lần, cắm cố định và đo 10 cây/ô thí nghiệm).Các yếu tố cấu thành năng suất<br />
và năng suất (Số bông trên đơn vị diện tích, số hạt chắc trên bông, khối lượng 1.000 hạt).<br />
<br />
- Năng suất lý thuyết (tạ/ha) = (Số bông/m² x Số hạt chắc/bông x M1.000 hạt)/10.000.<br />
<br />
- Năng suất thực thu: Gặt toàn bộ ô thí nghiệm kể cả các khóm lấy mẫu, tuốt hạt, phơi<br />
khô đến khi độ ẩm đạt 13-14%, quạt sạch, cân toàn bộ khối lượng (kg), sau đó quy ra tạ/ha.<br />
<br />
<br />
120<br />
- Mức độ nhiễm sâu, bệnh hại: Theo dõi ruộng cây, đánh giá các loại sâu bệnh hại:<br />
Bệnh đạo ôn hại, bệnh bạc lá, bệnh đốm nâu, sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu. Đánh giá<br />
theo thang điểm trong Quy phạm khảo nghiệm giống lúa năm 2011 [4].<br />
<br />
- Các chỉ tiêu về chất lượng: Đánh giá chất lượng từng loại giống theo phương pháp<br />
cảm quan bằng cánh nấu chín, đánh giá mùi thơm, độ dẻo, vị ngon cơm của các loại gạo của<br />
các giống tham gia thí nghiệm, theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8373:2010 về đánh giá chất<br />
lượng cảm quan cơm gạo trắng [7]. Tỷ lệ gạo nguyên(lấy 100 g gạo xát rồi chọn riêng tất cả<br />
hạt gạo nguyên ra, cân khối lượng gạo nguyên, làm nhắc lại 3 lần). Tính tỷ lệ gạo nguyên theo<br />
phần trăm khối lượng gạo xát. Kích thước hạt gạo (Sau khi phơi khô, quạt sạch và xát, đo<br />
chiều dài (D) và chiều rộng(R) hạt gạo (tính bằng mm)).<br />
<br />
2.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu<br />
<br />
Xử lý số liệu bằng chương trình Excel và phần mềm IRRISTAT 5.0.<br />
<br />
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận<br />
<br />
3.1. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển của các giống lúa<br />
<br />
Thời gian sinh trưởng của các giống lúa luôn biến động theo giống, mùa vụ, điều kiện<br />
thời tiết khí hậu và biện pháp kỹ thuật trong chăm sóc.<br />
<br />
Bảng 1. Thời gian qua các thời kỳ sinh trưởng khác nhau của các giống lúa<br />
<br />
Thời gian từ gieo đến … (ngày) Tổng thời gian<br />
Giống lúa Thời gian sinh trưởng<br />
Đẻ nhánh Làm đòng Trỗ (ngày)<br />
trỗ<br />
<br />
Bắc thơm số 7 26 62 75 5 103<br />
<br />
AC5 33 61 76 5 110<br />
<br />
N25 27 49 69 4 92<br />
<br />
GL102 31 45 61 5 94<br />
<br />
GL159 32 66 80 7 113<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu thể hiện ở bảng 1 cho thấy: Thời gian từ gieo đến đẻ nhánh của<br />
các giống lúa dao dộng từ 26-33 ngày; thời gian từ gieo đến làm đòngdao động từ 45-66<br />
ngày;thời gian từ gieo đến trỗ của các giống lúa dao động từ 61-80 ngày. Các giống lúa khác<br />
nhau có tổng thời gian sinh trưởng khác nhau, theo phân nhóm của tác giả Nguyễn Văn Luật<br />
và cộng sự thì các giống lúa thí nghiệm đều thuộc nhóm ngắn ngày chín sớm A1 (từ 91-115<br />
ngày) [3]. Trong đó, 2 giống có tổng thời gian sinh trưởng ngắn hơn đối chứng là N25 (ngắn<br />
hơn đối chứng 11 ngày), GL102 (ngắn hơn đối chứng 9 ngày). Hai giống lúa có thời gian sinh<br />
trưởng dài hơn đối chứng là AC5 (dài hơn đối chứng 7 ngày), GL159 (dài hơn 10 ngày).<br />
<br />
<br />
121<br />
3.2. Chiều cao cây của các giống lúa<br />
<br />
Chiều cao cây ngoài phụ thuộc vào giống còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh như<br />
nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa… Mặc dù chiều cao cây không liên quan trực tiếp đến năng<br />
suất nhưng liên quan đến khả năng chống đổ và khả năng chịu thâm canh.<br />
<br />
Bảng 2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống lúa (cm)<br />
<br />
Ngày sau gieo Bắc thơm số 7 AC5 N25 GL102 GL159<br />
14 21,7 19,3 25,4 22,6 18,2<br />
28 41,1 38,8 45,6 40,2 40,6<br />
42 59,4 58,3 71,5 64,5 62,5<br />
56 77,8 79,5 89,2 84,3 83,2<br />
70 86,8 88,0 98,7 100,1 90,7<br />
84 99,7 101,5 110,6 104,67 96,5<br />
98 109,4 112,1 - - 109,3<br />
CCC 120,9 121,4 120,9 114,4 123,3<br />
<br />
Kết quả ở bảng 2 cho thấy, cùng điều kiện chăm sóc như nhau thì chiều cao cây của các<br />
giống lúa có sự khác nhau không đáng kể. Chiều cao cây của các giống lúa tham gia thí nghiệm<br />
dao động từ 114,4-123,3cm, thuộc nhóm có chiều cao cây ở mức trung bình [3].<br />
<br />
3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất<br />
<br />
Năng suất là một trong những chỉ tiêu quan trọng quyết định sự tồn tại của các giống<br />
lúa. Để có năng suất cao ngoài đặc điểm giống thì cần có các biện pháp kỹ thuật phù hợp cho<br />
giống, đồng thời điều kiện sinh thái cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến năng suất lúa. Kết quả<br />
nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.<br />
<br />
Bảng 3. Các yếu tố cấu thành năng suất lúa và năng suất của các giống lúa<br />
<br />
Năng suất Năng suất<br />
Số bông/m² Số hạt chắc/bông Khối lượng<br />
Giống lúa lý thuyết thực thu<br />
(bông) (hạt) 1000 hạt (g)<br />
(tạ/ha) (tạ/ha)<br />
<br />
Bắc thơm số 7 317,4a 99,47d 19,0 59,99 53,00b<br />
<br />
AC5 174,4c 149,13c 22,9 59,82 44,85c<br />
<br />
N25 187,0b 175,27a 23,1 75,71 63,65a<br />
<br />
GL102 169,1c 166,67b 31,0 87,35 46,50c<br />
<br />
GL159 156,3d 174,8a 24,0 65,56 52,05b<br />
<br />
CV(%) 2,80 3,2 0,30 - 7,10<br />
<br />
LSD0,05 10,18 8,80 0,13 - 6,68<br />
<br />
122<br />
Qua bảng 3 ta thấy: số bông/m2 của các giống lúa tham gia thí nghiệm dao động từ<br />
156,27-317,4 bông. Các giống lúa tham gia thí nghiệm đều có số bông/m² thấp hơn so với<br />
giống lúa đối chứng ở mức ý nghĩa LSD0.05. Giữa các giống cũng có sự khác nhau rõ rệt về<br />
số bông/m2, trong đó giống N25 có số bông/m2 lớn nhất (187 bông), thấp nhất là giống<br />
GL159 (156 bông/m²). Theo Yoshida và Parao (1976) thì số hạt/m2 quyết định đến 74% năng<br />
suất lúa [8]. Chỉ tiêu này lại phụ thuộc rất lớn vào số bông/m2, số bông/m2 đối với lúa gieo<br />
thẳng cần đạt 300-350 bông [8] thì mới cho năng suất cao. Ngoài ra, số hạt/m2 còn phụ thuộc<br />
nhiều vào số hạt chắc/bông, thời kỳ quyết định số hạt chắc/bông là thời kỳ từ làm đòng đến<br />
chín sữa. Số hạt chắc trên bông phụ thuộc vào đặc tính giống, điều kiện ngoại cảnh, quá trình<br />
kỹ thuật chăm sóc. Kết quả nghiên cứu ở bảng 3 cho thấy số hạt chắc/bông của các giống lúa<br />
tham gia thí nghiệm dao động từ 99,47-175,27 hạt. Tất cả các giống thí nghiệm đều có số hạt<br />
chắc/bông cao hơn đối chứng ở mức có ý nghĩa. Trong đó, hai giống lúa có số hạt chắc/bông<br />
cao nhất là N25 (175,27 hạt/bông), và GL159 (175,27 hạt/bông).<br />
Năng suất lý thuyết: Phản ánh tiềm năng năng suất của từng giống. Năng suất lý<br />
thuyết của các giống tham gia thí nghiệm dao động từ 59,82-87,35 tạ/ha. Có 3 giống có năng<br />
suất lý thuyết cao hơn đối chứng ở mức ý nghĩa LSD 0.05 là N25, GL102 và GL159. Giống<br />
AC5 có năng suất lý thuyết đạt 59,82 tạ/ha tương tự giống đối chứng và thấp hơn các giống<br />
còn lại.<br />
Năng suất thực thu: Kết quả thí nghiệm ở bảng 3 cho thấy năng suất thực thu của các<br />
giống tham gia thí nghiệm dao động từ 44,85-63,65 tạ/ha. Giống lúa N25 cho năng suất thực<br />
thu cao nhất (63,65 tạ/ha), cao hơn đối chứng 10,65 tạ/ha. Giống GL159 có năng suất tương<br />
đương so với giống đối chứng, trong khi giống GL102 và AC5 đều cho năng suất thực thu<br />
thấp hơn đối chứng.<br />
<br />
3.4. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại<br />
Thí nghiệm được thực hiện trong vụ mùa có khí hậu nắng nóng kèm theo mưa nhiều<br />
tại Điện Biên là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh hại phát sinh và phát triển gây hại cho lúa.<br />
Do đó, việc theo dõi, đánh giá mức độ sâu bệnh gây hại trên các giống lúa thí nghiệm là cơ sở<br />
quan trọng để có những khuyến cáo phù hợp trong sản xuất. Kết quả đánh giá mức độ nhiễm<br />
sâu bệnh hại của các giống lúa thí nghiệm được trình bày trong bảng 4.<br />
<br />
Bảng 4. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống lúa<br />
<br />
Đơn vị tính: Điểm<br />
<br />
Giống Rầy nâu Bệnh bạc lá Bệnh đốm nâu<br />
<br />
Bắc thơm số 7 1 1 1<br />
<br />
AC5 1 1 1<br />
<br />
N25 1 1 0<br />
<br />
GL102 1 7 1<br />
<br />
GL159 1 1 1<br />
<br />
123<br />
Qua bảng 4 cho thấy, hầu như các giống chỉ nhiễm sâu bệnh ở mức nhẹ. Các giống<br />
lúa tham gia thí nghiệm đều nhiễm rầy nâu ở mức độ nhẹ (Điểm 1: hơi biến vàng trên một<br />
số cây) [4].<br />
<br />
Về bệnh hại: Trong giai đoạn lúa làm đòng đến trỗ (tháng 8 đến tháng 9), thường<br />
xuyên có mưa rào, gió và các giống lúa tham gia thí nghiệm đều lá giống lúa chất lượng nên<br />
đều bị nhiễm bệnh bạc lá, đặc biệt giống GL102 là bị hại nặng nhất (điểm 7: 50% diện tích lá<br />
nhiễm), các giống lúa còn lại đều bị nhiễm ở điểm 1 (1 - 5% diện tích lá bị hại). Bên cạnh đó,<br />
hầu như các giống lúa tham gia thí nghiệm đều nhiễm bệnh đốm nâu ở mức độ nhẹ (điểm 1:<br />