Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ ĐỘ AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ CỦA PHÁC ĐỒ<br />
FEC-DOCETAXEL TRONG ĐIỀU TRỊ HỖ TRỢ UNG THƯ VÚ<br />
SAU PHẪU THUẬT TẠI TRUNG TÂM UNG BƯỚU CHỢ RẪY<br />
Vương Đình Thy Hảo*, Lê Tuấn Anh*, Nguyễn Văn Khôi*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá độ an toàn và hiệu quả của phác đồ hóa trị tuần tự 3 chu kỳ fluorouracil, epirubicin,<br />
cyclophosphamide – tiếp theo sau 3 chu kỳ docetaxel (FEC-D) trong điều trị hỗ trợ bệnh nhân ung thư vú có hạch<br />
nách dương tính sau mổ.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu mô tả. Đối tượng là các bệnh nhân ung thư vú đã phẫu thuật triệt để<br />
có hạch nách sau mổ dương tính. Chúng tôi sử dụng phác đồ hóa trị hỗ trợ tuần tự FEC-D. Sau khi kết thúc hóa<br />
trị, các bệnh nhân được xạ trị và điều trị nội tiết nếu có thụ thể nội tiết dương tính.<br />
Kết quả: Có 18 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu từ tháng 5/2007 đến 12/2011. Tuổi trung bình 50,3 ±<br />
8,9 (35 – 72 tuổi). Giải phẫu bệnh chủ yếu là carcinoma ống tuyến vú (83,5%). Đoạn nhũ nạo hạch 14 ca (77,8%)<br />
và phẫu thuật bảo tồn vú 4 ca (22,2%). 7 bệnh nhân được điều trị nội tiết sau mổ. Các tác dụng phụ hóa trị grad 3<br />
trở lên bao gồm: buồn nôn (16,7%), giảm huyết sắc tố (5,5%), giảm bạch cầu trung tính ngày 21(27,7%), sốt<br />
giảm bạch cầu trung tính (11,1%). Một trường hợp tử vong do nhiễm trùng huyết sốt giảm bạch cầu sau hóa trị<br />
xuất hiện trong chu kỳ IV sau đợt điều trị đầu với docetaxel. Với thời gian theo dõi trung bình 31,7 tháng, tỉ lệ<br />
sống còn chung và sống còn không bệnh lần lượt là 76,2% và 65,8%.<br />
Kết luận: Phác đồ hóa trị tuần tự FEC-D cho bệnh nhân ung thư vú có hạch nách sau mổ dương tính là hiệu<br />
quả và an toàn với các tác dụng phụ có thể chấp nhận được. Sốt giảm bạch cầu trung tính là tác dụng phụ nguy<br />
hiểm có thể gây tử vong, cần phải chú ý trong quá trình theo dõi và nên sử dụng thuốc tăng bạch cầu dự phòng<br />
một cách thường qui.<br />
Từ khóa: ung thư vú, hóa trị hỗ trợ FEC-D, sốt giảm bạch cầu, độc tính, thời gian sống còn.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EVALUATION OF THE SAFETY AND EFFICACY OF FEC- DOCETAXEL REGIMEN AS ADJUVANT<br />
TREATMENT FOR EARLY STAGE BREAST CANCER<br />
AT CHO RAY CANCER CENTER<br />
Vuong Dinh Thy Hao, Le Tuan Anh, Nguyen Van Khoi<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 180 - 185<br />
Purpose: To assess the safety and the efficacy of sequential regimen chemotherapy of three cycles of<br />
fluorouracil, epirubicin, cyclophosphamide followed by three cycles of docetaxel (FEC-D) as adjuvant treatment<br />
for node- positive early stage breast cancer after curative resection.<br />
Methods: Prospective study. Adjuvant sequential chemotherapy with FEC-D 3 to 4 weeks after surgery. At<br />
the complete of chemotherapy, radiotherapy and hormonal therapy (for positive hormonal receptor tumors) were<br />
started.<br />
Results: 18 patients were enrolled in the study between May 2007 and December 2011. Mean age 50.3 ± 8.9<br />
* Khoa Ung Bướu - Bệnh viện Chợ Rẫy<br />
Tác giả liên lạc: ThS.BS Lê Tuấn Anh<br />
<br />
180<br />
<br />
ĐT: 0908012353<br />
<br />
Email: ltadr@yahoo.com<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
(range, 35 - 72). Predominant pathology was ductal adenocarcinoma (83.5%). Mastectomy were done in 14 cases<br />
(77.8%) and breast conservation surgery in other 4 (22.2%). Hormonal therapy was given to 7 patients. Grad 3<br />
plus toxicity included: nausea (16.7%), anemia (5.5%), neutropenia on day 21 (27.7%), febrile neutropenia<br />
(11.1%). One death due to sepsis after febrile neutropenia during cycle IV, at the first cycle of docetaxel. Mean<br />
follow-up time was 31.7 months. Overall survival and disease-free survival were 76.2% and 65.8%, respectively.<br />
Conclusion: Sequential adjuvant chemotherapy with FEC-D regimen is efficient and has a safety profile in<br />
node- positive breast cancer patients. Febrile neutropenia is serious life threatening complication. In light of which,<br />
primary prophylaxis with GCSF should be considered as routine during chemotherapy with docetaxel.<br />
Keywords: breast cancer, adjuvant chemotherapy FEC-D, febrile neutropenia, toxicity, survival.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trên thế giới, ung thư vú là một trong những<br />
loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao<br />
ở các nước phát triển. Theo ghi nhận ung thư<br />
quốc gia của Việt Nam, ung thư vú đứng hàng<br />
đầu trong các loại ung thư ở nữ giới. Phẫu thuật<br />
là phương pháp điều trị chủ yếu cho các bệnh<br />
nhân ung thư vú giai đoạn sớm, chưa di căn<br />
xa(16). Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân cần được điều<br />
trị hỗ trợ do vẫn có một tỷ lệ tái phát tại chỗ và di<br />
căn xa sau phẫu thuật đoạn nhũ triệt để(13). Ngoài<br />
xạ trị là biện pháp điều trị hỗ trợ tại chỗ tại vùng,<br />
các phương pháp điều trị hỗ trợ toàn thân cho<br />
ung thư vú có nguy cơ tái phát bao gồm hóa trị,<br />
điều trị nội tiết và điều trị thuốc nhắm trúng đích<br />
thụ thể Her-2(7).<br />
Đối với biện pháp điều trị hỗ trợ bằng hoá<br />
trị, phác đồ chứa anthracycline được xem là<br />
phác đồ chuẩn và được sử dụng nhiều nhất<br />
trên lâm sàng do cải thiện rõ rệt thời gian sống<br />
thêm cho bệnh nhân(15). Tuy nhiên, một độc<br />
tính đặc trưng và đáng ngại của anthracycline<br />
là độc tính trên tim và tích lũy theo liều, đặc<br />
biệt trên bệnh nhân ung thư vú lớn tuổi và có<br />
tiền căn tim mạch. Gần đây, nhiều nghiên cứu<br />
đã phối hợp nhóm thuốc thế hệ 3 - Taxane với<br />
nhóm Anthracycline cho kết quả cải thiện<br />
đáng kể về mặt sống còn ở các trường hợp ung<br />
thư vú có di căn hạch(17). Hai nhóm thuốc này<br />
có thể được phối hợp sử dụng theo kiểu đồng<br />
thời hay tuần tự. Việc điều trị phối hợp này<br />
không những làm tăng hiệu quả điều trị mà<br />
còn giảm được liều tích lũy của anthracycline<br />
so với phác đồ có anthracyclin đơn thuần.<br />
<br />
Tại Việt Nam hiện nay chưa có nhiều báo cáo<br />
về kết quả điều trị hỗ trợ ung thư vú giai đoạn<br />
sớm có nguy cơ cao với phác đồ hóa trị tuần tự 3<br />
chu<br />
kỳ<br />
fluorouracil,<br />
epirubicin,<br />
cyclophosphamide – tiếp theo sau 3 chu kỳ<br />
docetaxel (FEC- D). Do đó, chúng tôi tiến hành<br />
nghiên cứu này nhằm các mục tiêu sau:<br />
- Xác định tỉ lệ tác dụng phụ của phác đồ hóa<br />
trị FEC-D.<br />
- Xác định kết quả sống còn trong thời gian<br />
theo dõi 3 năm.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu tiền cứu mô tả<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
Bệnh nhân nữ trên 18 tuổi.<br />
Ung thư vú đã phẫu thuật triệt để có hạch<br />
nách sau mổ dương tính.<br />
Chỉ số cơ thể (ECOG) < 2. Các xét nghiệm<br />
huyết học (bạch cầu ≥2 x 109/L; tiểu cầu<br />
≥100x109/L); chức năng gan (SGOT, SGPT ≤ 2,5<br />
mức giới hạn trên, Bilirubin ≤ mức giới hạn trên);<br />
Chức năng tim mạch bình thường dựa trên phân<br />
suất tống máu thất trái (LVEF)<br />
Đồng ý tham gia nghiên cứu.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Bệnh nhân có thai.<br />
Đã điều trị hóa xạ trị do ung thư vú trước<br />
đây.<br />
Có di căn xa.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
181<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Phác đồ điều trị FEC- D tuần tự được thực<br />
hiện sau phẫu thuật 3- 4 tuần.<br />
<br />
Đặc điểm bệnh nhân<br />
<br />
FEC: 5- Fluorouracil 500mg/m2 TM ngày 1;<br />
Epirubicin 100mg/m2 TM ngày 1; Cyclophosphamide<br />
500mg/m2 TM ngày 1. Tổng cộng 3 chu kỳ, lặp lại<br />
21 ngày.<br />
<br />
Trong khoảng thời gian từ tháng 5/2007 đến<br />
tháng 5/2010, 18 bệnh nhân đáp ứng đủ tiêu<br />
chuẩn được đưa vào nghiên cứu.<br />
Tuổi trung bình là 50,3 ± 8,9 tuổi (từ 35- 72).<br />
83,5% là carcinoma ống tuyến vú (Biểu đồ 1).<br />
<br />
Tiếp theo Docetaxel 100mg/m2 TM ngày 1.<br />
Tổng cộng 3 chu kỳ, lặp lại 21 ngày.<br />
<br />
Đa số các bướu ở giai đoạn IIB (Biểu đồ 2)<br />
<br />
Thuốc dùng kèm: Corticoid và thuốc chống<br />
nôn. Không dùng kháng sinh dự phòng và GCSF (filgastrim) dự phòng giảm bạch cầu trước<br />
chu kỳ 1; chỉ sử dụng G-CSF dự phòng bắt đầu<br />
kể từ chu kỳ sau nếu có xảy ra giảm bạch cầu độ<br />
3 ở chu kỳ trước.<br />
<br />
Phương pháp phẫu thuật: Đọan nhũ nạo<br />
hạch 14 ca (77,8%) và phẫu thuật bảo tồn vú 4 ca<br />
(22,2%). Phẫu thuật đoạn nhũ vẫn là loại phẫu<br />
thuật được các phẫu thuật viên chọn lựa do các<br />
bệnh nhân này được đánh giá trước mổ có nguy<br />
cơ tái phát cao.<br />
<br />
Ngưng điều trị khi bệnh tiến triển, độc tính<br />
không dung nạp được.<br />
<br />
trị.<br />
<br />
Sau khi kết thúc hóa trị, bệnh nhân được xạ<br />
trị thành ngực, hạch thượng đòn, hạch vú trong.<br />
Điều trị nội tiết trong 5 năm cho các bệnh nhân<br />
có thụ thể nội tiết dương tính (Tamoxifen<br />
20mg/ngày cho phụ nữ tiền mãn kinh và<br />
Arimidex 1 mg/ngày cho phụ nữ hậu mãn kinh).<br />
Đánh giá tác dụng phụ theo tiêu chuẩn của<br />
Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (NCI version 2.0)<br />
Đánh giá thời gian sống còn không bệnh tiến<br />
triển: thời gian kể từ khi bắt đầu hóa trị đến khi xuất<br />
hiện tái phát tại chỗ, tại vùng, di căn xa hay tử vong<br />
vì bất kỳ nguyên nhân nào khác.<br />
Đánh giá thời gian sống còn toàn bộ: thời gian<br />
kể từ khi bắt đầu hóa trị cho đến khi tử vong vì bất kỳ<br />
nguyên nhân nào.<br />
Ngày kết thúc nghiên cứu 31/12/2011.<br />
<br />
Xử lý số liệu<br />
Sử dụng phần mềm SPSS 18.0 để thu thập và<br />
phân tích số liệu.<br />
<br />
17 (94,4%) bệnh nhân hoàn tất 6 chu kỳ hóa<br />
Điều trị nội tiết hỗ trợ: 7 bệnh nhân có thụ<br />
thể nội tiết dương tính được điều trị nội tiết sau<br />
hóa trị.<br />
Bảng 1: Độ tuổi mắc bệnh<br />
Độ tuổi<br />
< 50 tuổi<br />
≥ 50 tuổi<br />
<br />
Số bệnh nhân (N=18)<br />
8 (44,4%)<br />
10 (66,6%)<br />
<br />
Bảng 2. Đặc điểm nội tiết và sinh học của bệnh nhân<br />
Đặc điểm<br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
(N=18)<br />
<br />
Tình trạng kinh nguyệt<br />
Tiền mãn kinh<br />
Hậu mãn kinh<br />
Tình trạng thụ thể nội tiết<br />
<br />
11 (61,1%)<br />
7 ( 38,9%)<br />
<br />
ER - và PR ER - và PR +<br />
ER + và PR –<br />
ER + và PR +<br />
Tình trạng thụ thể Her-2<br />
<br />
11 (61,1%)<br />
1 (5,5%)<br />
3 (16,7%)<br />
3 (16,7%)<br />
<br />
Dương tính<br />
Âm tính<br />
<br />
9 (50%)<br />
9 (50%)<br />
<br />
ER: estrogen receptor, PR: progesterone receptor<br />
<br />
Sử dụng phép kiểm Kaplan-Meier để khảo<br />
sát thời gian sống còn.<br />
<br />
182<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
88%; giảm huyết sắc tố 11,1%; giảm bạch cầu<br />
trung tính ngày 21 77,7%; sốt giảm bạch cầu<br />
trung tính 11,1%; rụng tóc 100%; phù 11,1%; dị<br />
cảm thần kinh ngoại vi 22,2%. Trong đó, các tác<br />
dụng phụ grad 3 trở lên bao gồm: buồn nôn<br />
16,7%; giảm huyết sắc tố 5,5%; sốt giảm bạch cầu<br />
trung tính 11,1%. Một trường hợp tử vong do<br />
nhiễm trùng sau sốt giảm bạch cầu xuất hiện<br />
trong chu kỳ IV của FEC-D (sau đợt điều trị đầu<br />
với docetaxel).<br />
Số bệnh nhân phải dùng thuốc tăng bạch cầu<br />
là 7 (38,4%).<br />
<br />
Tác dụng phụ<br />
Các tác dụng phụ bao gồm: buồn nôn, nôn<br />
Bảng 3. Tác dụng phụ<br />
Tác dụng phụ<br />
Buồn nôn, nôn<br />
Giảm huyết sắc tố<br />
Giảm bạch cầu trung tính<br />
Sốt giảm bạch cầu<br />
Rụng tóc<br />
Phù ngoại vi<br />
Dị cảm thần kinh ngoại vi<br />
<br />
Grad 1<br />
3 (16,7%)<br />
1 (5,5%)<br />
1 (5,5%)<br />
0<br />
0<br />
2 (11,1%)<br />
4 (22,2%)<br />
<br />
Grad 2<br />
10 (55,5%)<br />
0<br />
8 (44,4%)<br />
0<br />
18 (100%)<br />
0<br />
0<br />
<br />
Kết quả về thời gian sống còn<br />
Với thời gian theo dõi trung bình 31,7 ±<br />
15,5 tháng, tỉ lệ sống còn chung và tỉ lệ sống<br />
còn không bệnh lần lượt là 76,2% và 65,8%.<br />
(biểu đồ 3).<br />
<br />
Biểu đồ 3: Biểu đồ thời gian sống còn<br />
Ba bệnh nhân tử vong: 1 do nhiễm trùng<br />
huyết sau sốt giảm bạch cầu trung tính lúc hóa<br />
trị (sau mổ 5 tháng) và 2 do di căn xa (1 di căn<br />
<br />
Grad 3<br />
3 (16,7%)<br />
1 (5,5%)<br />
4 (22,2%)<br />
1 (5,5%)<br />
0<br />
0<br />
0<br />
<br />
Grad 4-5<br />
0<br />
0<br />
1(5,5%)<br />
1 (5,5%)<br />
0<br />
0<br />
0<br />
<br />
Toàn bộ<br />
16 (88,8%)<br />
2 (11,1%)<br />
14 (77,7%)<br />
2 (11,1%)<br />
18 (100%)<br />
2 (11,1%)<br />
4 (22,2%)<br />
<br />
phổi và 1 di căn não) phát hiện sau mổ 15 tháng<br />
và 33 tháng.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Hóa trị hỗ trợ với phác đồ có anthracyclin là<br />
một lựa chọn đầu tay cho ung thư vú giai đoạn<br />
sớm có di căn hạch. Nghiên cứu PACS-01 được<br />
tiến hành ở châu Âu, thu nhận 1999 bệnh nhân<br />
trong thời gian 34 tháng từ tháng 6, 1997 đến<br />
tháng 3 năm 2000, được phân ngẫu nhiên thành<br />
2 nhóm: FEC-D và FEC-100 trong 6 chu kỳ(12), kết<br />
quả nghiên cứu được báo cáo tháng 12-2006.<br />
Nghiên cứu PACS-01 tiến hành hóa trị tuần tự 3<br />
chu kỳ 5 FU- Epirubicin- Cyclophosphamide tiếp<br />
theo sau bởi 3 chu kỳ Docetaxel (FEC-D) điều trị<br />
bệnh nhân ung thư vú có hạch nách dương tính<br />
không những cho kết quả thời gian sống còn 5<br />
năm dài hơn (90,7% so với 86,7%, p = 0,05) mà tỷ<br />
lệ tác dụng phụ giảm bạch cầu cũng thấp hơn<br />
(10,9% so với 20,2%, p