Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MẶT NẠ THANH QUẢN PROSEALTM<br />
TRONG GÂY MÊ-PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT TÚI MẬT<br />
Nguyễn Thành*, Phan Tôn Ngọc Vũ**, Nguyễn Anh Tuấn**, Nguyễn Văn Chừng***<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: So sánh hiệu quả thông khí và tính ổn định huyết động giữa P-LMA và nội khí quản.<br />
Phương pháp nghiên cứu: ngẫu nhiên, tiền cứu, trên 102 bệnh nhân tuổi≥ 18, ASA I, II được chia<br />
thành hai nhóm cho P-LMA và NKQ, một cách nghẫu nhiên. Chọn P-LMA cỡ số 3 hoặc 4 tuỳ theo giới,<br />
NKQ số 7 cho nữ, số 8 cho nam. Thu thập các số liệu về: mạch, huyết áp tối đa (HATĐ), huyết áp tối thiểu<br />
(HATT), áp lực đường thở, SpO2 và ETCO2 trong và sau gây mê.<br />
Kết quả: Các thông số về thông khí và huyết động trong gây mê giữa P-LMA và NKQ là: SpO2 99,52 ±<br />
0,38% và 99,52 ± 0,39%, ETCO2 38,14 ± 3,79 mmHg và 37,86 ± 4,18 mmHg, áp lực đường thở 18,11 ±<br />
1,99 cmH2O và 21,32 ± 3,28 cmH2O, mạch 73,05 ± 1,78 l/ph và 77,59 ± 3,86 l/ph, HATĐ 114,53 ±<br />
8,20mmHg và 120,60 ± 9,38mmHg, HATT 70,58 ± 5,00 mmHg và 73,12 ± 6,71 mmHg.<br />
Kết luận: Không có sự khác biệt về thông khí giữa hai nhóm, nhóm đặt P-LMA có huyết động ổn định<br />
hơn nhóm đặt NKQ.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EVALUATIVE OF EFFECTS OF P-LMA IN ANESTHEIA<br />
FOR LAPAROSCPOPIC CHOLECYSTECTOMY<br />
Nguyen Thanh, Phan Ton Ngoc Vu, Nguyen Anh Tuan, Nguyen Van Chung<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 35 – 41<br />
Objectives: to compare P-LMA with ETT with respect to pulmonary ventilation and hemodynamics<br />
stabilization.<br />
Methods: A prospective, randomized study, one hundred and two patients (≥18 age), ASA I,II<br />
scheduled for elective laparoscopic cholecystectomy were randomly assigned to P-LMA or ETT. P-LMA:<br />
male (size 4) and female (size 3), ETT: female (size 7), male (size 8). PR, SBP, DBP, airway pressure, SpO2<br />
and ETCO2 were recorded during and after anesthesia.<br />
Results: Ventilation and hemodynamic parameters during anesthesia (mean±SD) for P-LMA and ETT<br />
were: SpO2 99.52 ± 0.38% & 99.52 ± 0.39%, ETCO2 38.14 ± 3.79 mmHg & 37.86 ± 4.18 mmHg, airway<br />
pressure 18.11 ± 1.99 cmH2O & 21.32 ± 3.28 cmH2O, PR 73.05 ± 1.78 times/m&77.59 ± 3.86 times/m, SBP<br />
114.53 ± 8.20mmHg &120.60 ± 9.38mmHg, DBP 70.58 ± 5.00 mmHg & 73.12 ± 6.71 mmHg.<br />
Conclusions: Pulmonary Ventilation in P-LMA is as equally as ETT, but the use of the P-LMA for<br />
laparoscopic cholecystectomy during general anesthesia result in smaller hemodynamic change than ETT.<br />
bệnh, giảm khả năng lao động. Đã có nhiều<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
nghiên cứu trên thế giới nhằm tìm ra các yếu tố<br />
Tỷ lệ bệnh đường mật nói chung, bệnh túi<br />
nguy cơ mắc bệnh, tỷ lệ bệnh trong cộng đồng<br />
mật nói riêng chiếm một tỷ lệ cao trong dân số<br />
và biện pháp phòng và điều trị bệnh (2,1). Ngày<br />
và ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của người<br />
* Bệnh viện Đa khoa Bình Định<br />
** Bệnh viện Đại học Y Dược Tp.HCM<br />
*** Đại học Y Dược Tp.HCM<br />
<br />
Gây Mê Hồi Sức<br />
<br />
1<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008<br />
nay với kỹ thuật gây mê hiện đại và phẫu thuật nội<br />
soi đã giúp người bệnh chóng phục hồi sức khoẻ,<br />
giảm thời gian nằm viện và chi phí điều trị.<br />
Năm 1981 bác sĩ Archie Brain đã mô tả và<br />
thiết kế ra một loại phương tiện dùng trong gây<br />
mê được gọi là mặt nạ thanh quản cổ điển (LMA<br />
classic). LMA ưu điểm là duy trì thông khí tốt<br />
hơn mặt nạ mặt và ít xâm lấn hơn NKQ, nhưng<br />
vẫn còn một số nhược điểm như: Không chịu<br />
được áp lực cao khi thông khí áp lực dương và<br />
nguy cơ hít sặc cao…<br />
Năm 2000 bác sĩ Archie Brain và cs cho ra<br />
đời một loại mặt nạ thanh quản mới có tên là<br />
mặt nạ thanh quản Proseal (P-LMA) có nhiều<br />
tính năng ưu việt hơn LMA cổ điển.<br />
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài<br />
này với mục tiêu sau:<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Mục tiêu tổng quát<br />
- So sánh hiệu quả của mặt nạ thanh quản<br />
Proseal và NKQ trong gây mê phẫu thuật<br />
nội soi cắt túi mật<br />
Mục tiêu chuyên biệt<br />
- Khảo sát tính ổn định huyết động trong gây<br />
mê phẫu thuật.<br />
- Khảo sát sự biến đổi hô hấp qua thông số:<br />
SpO2, áp lực đường thở và PetCO2.<br />
- Đánh giá tai biến và biến chứng trong và<br />
sau phẫu thuật.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
- Tất cả các bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên, có<br />
chỉ định gây mê để phẫu thuật nội soi cắt túi<br />
mật, ASA I và II.<br />
- Bệnh nhân chấp thuận phương pháp gây<br />
mê để mổ nội soi.<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Do chống chỉ định của mặt nạ thanh quản (1,4,9,16,5)<br />
Chấn thương vùng hàm mặt, độ mở miệng<br />
<br />
Gây<br />
Mê Hồi Sức<br />
2<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
< 2cm, bệnh nhân béo phì (BMI>35 kg/m2),<br />
chấn thương vùng ngực, các khối u vùng hầu<br />
họng, bệnh nhân có tiền sử trào ngược dạ dày<br />
thực quản...<br />
Chống chỉ định đối với phẫu thuật nội soi (13,15)<br />
- Suy tim độ III trở lên theo phân loại của<br />
Hội tim mạch học New York (NYHA).<br />
- Bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim