CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT<br />
<br />
Tháng 3/2016<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ SỨC CẠNH TRANH CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
VÀ GỢI Ý ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN<br />
ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN 2045<br />
Huỳnh Thế Dua<br />
Nguyễn Xuân Thànha<br />
Đỗ Thiên Anh Tuấna<br />
Huỳnh Trung Dũnga<br />
<br />
Với sự tài trợ của<br />
<br />
CÔNG TY ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC<br />
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
TPHCM - 2015<br />
<br />
a<br />
<br />
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của các tác giả và không nhất thiết<br />
<br />
phản ánh quan điểm của các tổ chức nơi các tác giả đang làm việc cũng như đơn vị tài trợ.<br />
<br />
Đánh giá sức cạnh tranh của thành phố Hồ Chí Minh và gợi ý định hướng chiến lược<br />
<br />
LỜI CẢM ƠN<br />
<br />
Trong khoảng hai thập kỷ qua, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã thực hiện rất nhiều các nghiên cứu về<br />
Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Những kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng như nhiều<br />
nghiên cứu khác chỉ ra rằng TPHCM có những điểm rất sáng nhìn trên bình diện quốc tế như: khả<br />
năng cải tạo hệ thống kênh rạch gắn với chương trình chỉnh trang đô thị; hay cấu trúc đô thị hài hòa<br />
mà ở đó các hộ gia đình với các mức thu nhập khác nhau cùng chung sống với rất ít nhà lụp xụp<br />
(thuật ngữ so sánh quốc tế gọi là nhà ổ chuột). Tuy nhiên, điều mà chúng tôi trăn trở nhiều nhất là<br />
cho dù tiềm năng rất lớn, nhưng đến nay, TPHCM vẫn chưa thể phát triển như kỳ vọng và khoảng<br />
cách với các thành phố khác trong khu vực nói riêng, trên thế giới nói chung còn rất lớn. Dựa vào<br />
những nghiên cứu của mình, chúng tôi nhận ra rằng, TPHCM hoàn toàn có thể phát huy được lợi<br />
thế để trở nên phát triển trong vài ba thập kỷ tới. Ý tưởng thực hiện một phân tích tổng thể về vị trí<br />
cũng như sức cạnh tranh của TPHCM trên cơ sở so sánh với các thành phố khác nhằm tìm ra các khả<br />
năng và cách thức cải thiện cho TPHCM đã dần định hình trong quá trình nghiên cứu của chúng tôi.<br />
Là người đã gắn bó với sự phát triển của TPHCM trong khoảng hai thập kỷ qua, ông Diệp Dũng,<br />
Tổng giám đốc Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh (HFIC) luôn có những<br />
trăn trở về sự phát triển của Thành phố. Gắn bó với Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright<br />
(FETP) từ năm 1996 khi theo học chương trình một năm, ông cũng hiểu được những gì mà FETP<br />
đang làm cũng như những nghiên cứu về TPHCM. Ông Diệp Dũng rất muốn có một đánh giá khách<br />
quan về bức tranh Thành phố hiện nay, đặt nó trong mối tương quan so sánh với các thành phố<br />
khác trên thế giới.<br />
Qua quá trình trao đổi, nhóm nghiên cứu chúng tôi, cùng với ông Diệp Dũng đã thống nhất thực<br />
hiện nghiên cứu: “ĐÁNH GIÁ SỨC CẠNH TRANH CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ GỢI<br />
Ý ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN 2045” với một phần<br />
tài trợ của HFIC. Lý do cột mốc 2025 và 2045 được chọn là do mục tiêu mong muốn TPHCM trở<br />
thành một đô thị phát triển trong tương lai kết hợp với tính khả thi theo khoảng thời gian. Mười<br />
năm có thể tạo ra những chuyển biến căn bản và ba thập kỷ là khoảng thời gian đủ để một số thành<br />
phố trong khu vực như Singapore, Seoul hay Đài Bắc bước từ thế giới thứ ba sang thế giới thứ nhất.<br />
Nhìn vào thực tế với các tiềm năng và lợi thế hiện có, ba thập niên cũng là khoảng thời gian đủ để<br />
TPHCM có thể đạt được những bước tiến như vậy. Hơn thế, 2025 và 2045 cũng là hai cột mốc đặc<br />
biệt của Việt Nam nói chung, TPHCM nói riêng.<br />
Với tư cách là những nhà nghiên cứu độc lập, chúng tôi cố gắng đưa ra những phân tích và đánh giá<br />
khách quan nhất. Cho dù nhận được khoản tài trợ từ HFIC, nhưng quá trình nghiên cứu và việc đưa<br />
ra các phân tích, nhận định, đánh giá và khuyến nghị của nhóm tác giả là hoàn toàn độc lập. Mục<br />
đích của chúng tôi là có thêm một tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến tương lai phát triển<br />
của TPHCM, nhất là chính quyền và người dân Thành phố.<br />
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh đã<br />
dành một khoản tài trợ cho chúng tôi thực hiện nghiên cứu này. Chúng tôi xin cảm ơn ông Diệp<br />
Dũng vì sự hỗ trợ và đặc biệt là những chia sẻ, trao đổi của ông từ góc nhìn của một người đang làm<br />
thực tế với rất nhiều kinh nghiệm. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Phạm Duy Nghĩa và<br />
những người khác đã có những góp ý và bình luận hết sức quý báu cho bài viết. Bài viết thể hiện<br />
quan điểm riêng của các tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của các tổ chức nơi các tác<br />
giả đang làm việc hay đơn vị tài trợ.<br />
<br />
-i-<br />
<br />
Đánh giá sức cạnh tranh của thành phố Hồ Chí Minh và gợi ý định hướng chiến lược<br />
<br />
NHÓM TÁC GIẢ<br />
<br />
Huỳnh Thế Du: Ông Huỳnh Thế Du là Giám đốc Đào tạo tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế<br />
Fulbright (FETP). Lĩnh vực nghiên cứu chính của ông gồm: kinh tế đô thị, phát triển cơ sở hạ<br />
tầng và tài chính ngân hàng. Ông Du đã từng làm việc tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt<br />
Nam trong giai đoạn 1996-2005. Ông thường xuyên tham gia các thảo luận chính sách ở Việt<br />
Nam và bắt đầu có những nghiên cứu/tìm hiểu về TPHCM từ năm 1998. Ông Du đã học đại học<br />
ngành xây dựng dân dụng và ngành quản trị kinh doanh; sau đại học các ngành kinh tế học<br />
ứng dụng và chính sách công, kinh tế phát triển, và quản lý công. Năm 2013, ông nhận bằng<br />
tiến sỹ tại Trường Kiến Trúc Harvard với trọng tâm nghiên cứu về phát triển đô thị và chính<br />
sách công. Luận văn tiến sỹ của ông có tiêu đề “Chuyển đổi ở Thành phố Hồ Chí Minh: Những vấn<br />
đề trong Quản lý Tăng trưởng”. Ông Du đã nghiên cứu sau tiến sỹ tại Trường Kiến trúc Harvard<br />
trong giai đoạn 2013-2014 với nghiên cứu về cảm nhận chất lượng sống của người dân ở các<br />
hình thái đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh.<br />
Nguyễn Xuân Thành: Ông Nguyễn Xuân Thành là Giám đốc của FETP và là cán bộ nghiên cứu<br />
cao cấp tại Trường Harvard Kennedy. Các lĩnh vực nghiên cứu chính sách của ông Nguyễn<br />
Xuân Thành bao gồm tài chính phát triển, đầu tư công và phát triển cơ sở hạ tầng. Các nghiên<br />
cứu mới nhất của ông Nguyễn Xuân Thành là sở hữu chéo ngân hàng ở Việt Nam, những trở<br />
lực về cơ sở hạ tầng Việt Nam và chiến lược phát triển TPHCM. Trước khi giảng dạy tại Trường<br />
Fulbright, ông Nguyễn Xuân Thành là cán bộ của Ủy ban Nhân dân TPHCM. Ông điều hành<br />
hoạt động chung của FETP. Ông thường xuyên tham gia giảng dạy các khóa đào tạo ngắn hạn<br />
cao cấp và các sáng kiến đối thoại chính sách của Trường Fulbright. Ông Nguyễn Xuân Thành<br />
nhận bằng Cử nhân kinh tế danh dự tại Đại học Delhi, bằng Thạc sĩ kinh tế và tài chính tại Đại<br />
học Warwick, và bằng Thạc sĩ quản lý nhà nước tại Trường Harvard Kennedy.<br />
Đỗ Thiên Anh Tuấn: Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn là giảng viên của FETP. Lĩnh vực nghiên cứu<br />
hiện nay của ông gồm: chính sách kinh tế vĩ mô, tài chính ngân hàng và tài chính phát triển.<br />
Ngoài hoạt động giảng dạy và nghiên cứu tại FETP, ông Tuấn còn tham gia thảo luận trên các<br />
diễn đàn kinh tế và cộng tác với các tờ báo về các chủ đề kinh tế vĩ mô, tài chính và hệ thống<br />
ngân hàng Việt Nam. Trước đây, ông Tuấn là giảng viên Khoa Kinh tế thuộc Trường Đại học<br />
Nông Lâm TPHCM. Ông Tuấn có bằng Thạc sĩ Chính sách công của FETP, bằng Cử nhân Tài<br />
chính – Ngân hàng của Trường Đại học Ngân hàng TPHCM.<br />
Huỳnh Trung Dũng: Ông Huỳnh Trung Dũng là giảng viên của FETP và trước đó là giảng viên<br />
Khoa Thương mại và Quản lý, trường Đại học RMIT Việt Nam từ năm 2011.Ông dạy các môn<br />
về quản trị chiến lược, quản trị nhân sự, kinh doanh quốc tế, kỹ năng lãnh đạo và quản lý.<br />
Trước đó ông làm việc tại Bộ ngoại giao Việt Nam và Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh<br />
trong 8 năm. Ông tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ chính sách công tại Trường Chính sách Công<br />
Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore với luận văn về nâng cao năng lực cạnh tranh của<br />
Thành phố Hồ Chí Minh và bằng cử nhân tại Đại học Ngoại thương và Học viện Quan hệ Quốc<br />
tế Việt Nam. Hiện nay ông đang nghiên cứu về phát triển đô thị tại châu Á.<br />
<br />
-ii-<br />
<br />
Đánh giá sức cạnh tranh của thành phố Hồ Chí Minh và gợi ý định hướng chiến lược<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
<br />
VỊ TRÍ HIỆN TẠI CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
Những kết quả phân tích dựa trên bối cảnh trong nước và so sánh với một số thành phố trong<br />
khu vực về sức cạnh tranh cũng như những vấn đề liên quan trong bài viết cho thấy, nhìn trong<br />
nước từ khía cạnh trung tâm kinh tế và thương mại thì TPHCM giữ vị trí số 1 từ trước đến nay<br />
(Hình 1). Với những lợi thế và vị trí hiện nay, khả năng một địa phương nào đó có thể vượt qua<br />
TPHCM để trở thành dẫn đầu trong một vài thập kỷ tới là không cao.<br />
Hình 1: Lực lượng lao động, GDP và xuất khẩu của các địa phương năm 2011<br />
<br />
Nguồn: Tổng hợp của các tác giả từ số liệu của các địa phương.<br />
<br />
Giống như nhiều thành phố đang phát triển khác, những bất cập, trục trặc trong công tác quy<br />
hoạch và quản lý đô thị là không thể tránh khỏi. Trong Tờ trình trình Bộ Chính trị năm 2012, đã<br />
được đăng tải rộng rãi, Thành phố đã thẳng thắn thừa nhận: “Kết cấu hạ tầng vốn đã yếu kém,<br />
ngày càng quá tải, bất cập, ngày càng gây bức xúc cho nhân dân, cản trở mục tiêu tăng trưởng kinh tế và<br />
cải thiện đời sống nhân dân; quy hoạch và quản lý đô thị chưa theo kịp tốc độ phát triển và còn nhiều yếu<br />
kém.” Tuy nhiên, Thành phố cũng có những điểm sáng được xem là những bài học hay kinh<br />
nghiệm tốt cho nhiều thành phố trên thế giới. Điển hình nhất là việc cải tạo thành công hệ<br />
thống kênh rạch nằm trong chương trình chỉnh trang đô thị trong hơn hai thập kỷ qua. Ngân<br />
<br />
-iii-<br />
<br />