1<br />
<br />
2<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
kiểm soát hiệu quả, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững trong khi mục<br />
tiêu của nhà đầu tư nước ngoài là tối đa hóa lợi nhuận.<br />
<br />
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu<br />
Trong quá trình mở cửa, hội nhập, thu hút FDI, bên cạnh những tác động<br />
tích cực, FDI bộc lộ nhiều hạn chế, chưa đạt được kỳ vọng và mục tiêu đề ra,<br />
chưa đáp ứng đầy đủ mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam: dòng<br />
đầu tư từ các nước phát triển vào Việt Nam còn khiêm tốn; FDI chủ yếu hướng<br />
vào các ngành thâm dụng lao động, sử dụng nhiều tài nguyên, tận dụng chính<br />
sách bảo hộ công nghiệp; lượng nhiều dự án chưa cao, công nghệ chuyển giao<br />
chủ yếu ở mức trung bình và lạc hậu; tác động lan tỏa chưa rõ nét, chưa thúc<br />
đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ; tỷ lệ giải ngân thấp; thu nhập bình quân của<br />
người lao động thấp, nhu cầu về nhà ở, đời sống văn hóa ở các khu tập trung<br />
nhiều lao động chưa được đáp ứng; nhiều doanh nghiệp FDI có hiện trạng<br />
chuyển giá, lỗ giả, lãi thật gây méo mó các giao dịch trong nền kinh tế và gây<br />
thất thu ngân sách.<br />
Những năm gần đây xuất hiện nhiều dự án FDI chất lượng không cao, gây<br />
ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống người dân trên địa bàn<br />
đầu tư, mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của địa phương và của Việt Nam<br />
như Vedan Đồng Nai, Tung Kuang Hải Dương, Bauxite Tây Nguyên (Nhân Cơ<br />
- Tân Rai), Nhiệt điện Vĩnh Tân Bình Thuận... Cá biệt là Formusa Hà Tĩnh,<br />
mặc dù mới chỉ ở khâu vệ sinh, vận hành thử nghiệm nhưng gây ra thảm họa<br />
môi trường cho vùng biển 4 tỉnh miền Trung là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng<br />
Trị và Thừa Thiên Huế. Ước tính thiệt hại lên tới hàng tỉ đô la, ảnh hưởng<br />
nghiêm trọng tới kinh tế, xã hội, môi trường của 4 địa phương và cuộc sống của<br />
hàng triệu người.<br />
Nguyên nhân của tình trạng chưa gắn FDI với mục tiêu phát triển kinh tế<br />
bền vững trước hết do điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn trong quá trình mở<br />
cửa, hội nhập, thu hút FDI, nhận thức hạn chế về tác động nhiều chiều của FDI<br />
trong hội nhập kinh tế quốc tế…, dẫn tới tư duy coi trọng số lượng, coi nhẹ chất<br />
lượng, đề cao thành tích thu hút, cấp phép và triển khai dự án FDI kéo dài nhiều<br />
năm; tình trạng cạnh tranh không lành mạnh của nhiều địa phương, phá vỡ quy<br />
hoạch, không bảo đảm lợi ích chung và mục tiêu phát triển kinh tế bền vững.<br />
Bên cạnh đó còn có nguyên nhân từ việc thiếu quy hoạch tổng thể, đồng bộ cho<br />
khu vực kinh tế này, thiếu cơ chế, biện pháp định hướng, điều tiết, sàng lọc và<br />
<br />
Trong điều kiện Việt Nam là nước thu nhập trung bình thấp; thực hiện lộ<br />
trình tham gia AEC, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu<br />
Âu, Hiệp định CPTPP...; tình hình kinh tế, tài chính, chính trị khu vực và thế<br />
giới thường có biến động bất ổn, khó lường; nhận thức và tiêu chí đánh giá của<br />
cộng đồng quốc tế về trình độ phát triển của mỗi quốc gia có sự thay đổi; sự<br />
khan hiếm nguồn vốn, cạnh tranh của các nước trong khu vực diễn ra gay gắt...,<br />
để bảo đảm FDI là một bộ phận, một nguồn lực quan trọng đóng góp vào mục<br />
tiêu phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam, phòng ngừa, ngăn chặn những<br />
tác động tiêu cực phá vỡ mục tiêu phát triển kinh tế bền vững trong tương lai,<br />
đặt ra yêu cầu nghiên cứu, đánh giá tình hình thu hút, quản lý và đóng góp của<br />
khu vực kinh tế này để điều chỉnh chính sách phù hợp. Chính vì lý do đó, đề tài:<br />
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của Việt<br />
Nam” được chọn để nghiên cứu.<br />
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan và khoảng trống<br />
nghiên cứu<br />
2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài<br />
2.1.1. Các công trình nghiên cứu về mục tiêu phát triển kinh tế bền vững<br />
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cần phải bảo đảm một sự phát triển bền<br />
vững của hiện tại và tương lai, cần có những ứng xử phù hợp, hài hòa trong<br />
hoạt động khai thác, đầu tư phát triển và bảo tồn.<br />
Phát triển kinh tế bền vững là cần thiết trên cả góc độ toàn cầu, quốc gia<br />
và doanh nghiệp nhằm bảo đảm mang lại những lợi ích trong dài hạn. Tuy<br />
nhiên, lựa chọn và theo đuổi mục tiêu phát triển kinh tế bền vững đặt ra rất<br />
nhiều khó khăn, phức tạp, cần có sự quyết liệt và chuyển dịch chính sách từ<br />
phía nhà nước, sự vào cuộc của cả xã hội.<br />
2.1.2. Các công trình nghiên cứu về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài<br />
Các kết quả nghiên cứu thiên về vai trò tích cực của FDI trong cung cấp vốn,<br />
tạo động lực tăng trưởng cho nước tiếp nhận đầu tư. Tuy nhiên, không ít nghiên<br />
cứu cho rằng khả năng cung cấp vốn trên thực tế của FDI là thấp và khá đắt.<br />
Trong các nghiên cứu khác nhau, ở các trường hợp khác nhau, có các kết<br />
luận không đống nhất về tác động của FDI tới công nghệ và sản lượng. Nhiều<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
nghiên cứu cho thấy không có tác động tràn tích cực của công nghệ, hay lợi ích<br />
của việc đưa công nghệ vào nước sở tại là không đáng kể, thậm chí không có.<br />
Việc tăng sản lượng của doanh nghiệp FDI làm giảm sản lượng của doanh<br />
nghiệp trong nước.<br />
<br />
2.3. Khoảng trống nghiên cứu<br />
Tính đến nay, theo sự tìm hiểu của tác giả, chưa có công trình khoa học<br />
nào đã được công bố tập trung nghiên cứu về FDI với tư cách là một nguồn lực<br />
quan trọng đóng góp vào mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của nước tiếp<br />
nhận. Các nghiên cứu về FDI ít gắn với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững.<br />
Ngược lại, các nghiên cứu về phát triển kinh tế bền vững thường ít gắn với FDI.<br />
Do đó, luận án là nghiên cứu góp phần lấp khoảng trống nghiên cứu gắn FDI<br />
với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững.<br />
<br />
Trong khi nhiều nghiên cứu tìm thấy một mối quan hệ nhân quả chặt chẽ<br />
và vai trò tích cực của FDI với tăng trưởng kinh tế thì cũng có không ít nghiên<br />
cứu chỉ ra, không tìm thấy quan hệ tích cực, đáng kể nào của FDI với tăng<br />
trưởng kinh tế và việc FDI ảnh hưởng tích cực tới tăng trưởng của nước tiếp<br />
nhận là có điều kiện.<br />
Tác động của FDI đến xuất nhập khẩu của nước nhận đầu tư phụ<br />
thuộc vào thị trường mục tiêu mà đầu tư hướng tới. Tùy thuộc nhóm thị<br />
trường mà nó phục vụ, FDI sẽ không hoặc có khả năng làm gia tăng phạm<br />
vi thương mại quốc tế của nước nhận đầu tư ở mức độ nhiều ít khác nhau.<br />
Nhìn chung FDI giúp mở rộng phạm vi thương mại của nước nhận đầu tư,<br />
nhất là thị trường xuất khẩu bởi xu hướng phát triển của FDI là hướng về<br />
xuất khẩu.<br />
Bên cạnh các kết luận về tác động tích cực của FDI tới tạo việc làm,<br />
đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, cải thiện đời sống người lao động thì<br />
cũng không ít nghiên cứu không tìm thấy hoặc thấy rất hạn chế các tác động<br />
tích cực từ FDI.<br />
2.1.3. Các công trình nghiên cứu về FDI với mục tiêu phát triển kinh tế<br />
bền vững<br />
Các nghiên cứu cho thấy, FDI thường chỉ có tác động tích cực ở các nước<br />
kém phát triển và giai đoạn đầu của thời kỳ công nghiệp hóa; tự bản thân FDI<br />
không thực sự có đóng góp tích cực vào mục tiêu phát triển kinh tế bền vững<br />
của nước tiếp nhận đầu tư. Để đạt được kỳ vọng hướng khu vực kinh tế có vốn<br />
đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế bền vững,<br />
nước tiếp nhận đầu tư cần phải chuẩn bị và hoàn thiện những điều kiện vật chất,<br />
kinh tế, kỹ thuật, cũng như chính sách và pháp luật liên quan.<br />
2.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước<br />
Tại Việt Nam, có rất nhiều các nghiên cứu về FDI đã được thực hiện. Tuy<br />
nhiên, chưa có nghiên cứu nào tập trung nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI<br />
với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam.<br />
<br />
3. Mục tiêu nghiên cứu<br />
3.1. Mục tiêu tổng quát<br />
Nghiên cứu, đánh giá tác động, mối quan hệ giữa FDI với mục tiêu phát<br />
triển kinh tế bền vững của Việt Nam. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án đề<br />
xuất giải pháp chính sách gắn FDI với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của<br />
Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.<br />
3.2. Mục tiêu cụ thể<br />
- Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về phát triển bền<br />
vững, phát triển kinh tế bền vững, FDI với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững.<br />
- Hệ thống hóa và làm sáng rõ những vấn đề lý luận về FDI với mục tiêu<br />
phát triển kinh tế bền vững của một quốc gia.<br />
- Phân tích, đánh giá thực trạng FDI với mục tiêu phát triển kinh tế bền<br />
vững của Việt Nam giai đoạn 1988 - 2017.<br />
- Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia về FDI với mục tiêu phát<br />
triển kinh tế bền vững, rút ra bài học cho Việt Nam.<br />
- Đề xuất định hướng và giải pháp chính sách gắn FDI với mục tiêu phát<br />
triển kinh tế bền vững của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
4.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Nghiên cứu FDI với tư cách là một nguồn lực quan trọng góp phần thực<br />
hiện mục tiêu phát triển kinh tế bền vững thông qua một số chỉ tiêu phản ánh<br />
mức độ đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững.<br />
4.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
Nghiên cứu mối quan hệ, đánh giá tác động của FDI với mục tiêu phát<br />
triển kinh tế bền vững của Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2017, theo 4 giai<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
đoạn 1988-1990; 1991-2000; 2001-2010; 2011-2017, trên một số khía cạnh:<br />
đóng góp vốn, công nghệ, lao động, đóng góp thu ngân sách, tăng trưởng GDP,<br />
xuất nhập khẩu, mở cửa thị trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển<br />
những ngành nghề, sản phẩm Việt Nam có lợi thế cạnh tranh...<br />
<br />
nước nhằm đánh giá đóng góp của FDI với nền kinh tế và mục tiêu phát triển<br />
kinh tế bền vững của Việt Nam.<br />
<br />
Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia về FDI với mục tiêu phát<br />
triển kinh tế bền vững, rút ra bài học đối với Việt Nam.<br />
5. Câu hỏi nghiên cứu<br />
- FDI như thế nào được đánh giá là gắn với mục tiêu phát triển KTBV?<br />
- Tiêu chí đánh giá đóng góp của FDI với mục tiêu phát triển KTBV là gì?<br />
- FDI có đóng góp như thế nào vào thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế<br />
bền vững của Việt Nam giai đoạn 1988 - 2017?<br />
- Tỷ trọng đóng góp và tương quan so sánh giữa FDI với các khu vực kinh<br />
tế khác trong nền kinh tế thể hiện như thế nào?<br />
- Định hướng và giải pháp nào gắn FDI với mục tiêu phát triển kinh tế bền<br />
vững của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035?<br />
6. Phương pháp và quy trình nghiên cứu<br />
6.1. Phương pháp nghiên cứu<br />
Luận án sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu:<br />
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: thu thập, nghiên cứu tài liệu, công<br />
trình khoa học trong nước và quốc tế liên quan đến nội dung nghiên cứu, thông<br />
qua tìm kiếm tại các thư viện, hướng dẫn của các nhà khoa học, tài khoản của<br />
các trang thông tin khoa học do Viện Đào tạo sau đại học trường Đại học Kinh<br />
tế quốc dân cung cấp, các báo, tạp chí khoa học và mạng internet… nhằm phân<br />
loại, so sánh, đánh giá, làm rõ khoảng trống nghiên cứu.<br />
- Phương pháp thống kê, thu thập số liệu: khai thác và sử dụng các nguồn<br />
số liệu sơ cấp (khai thác dữ liệu thu được từ 11.925 mẫu điều tra doanh nghiệp<br />
FDI năm 2015 của Tổng cục Thống kê) và thứ cấp liên quan đến đề tài từ các<br />
kênh thông tin chính thức trong nước và quốc tế như: Tổng cục Thống kê, Bộ<br />
Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Hải quan, Ngân hàng Thế giới… để phân tích,<br />
so sánh tác động của FDI so với doanh nghiệp trong nước, giữa các loại hình<br />
doanh nghiệp FDI với nhau và giữa FDI của Việt Nam với FDI của một số<br />
<br />
- Phương pháp thống kê mô tả để so sánh tình hình, đóng góp của FDI<br />
giữa các giai đoạn và gắn với mục tiêu phát triển kinh tế qua các thời kỳ; so<br />
sánh giữa đóng góp của FDI với đóng góp của đầu tư trong nước; mức độ kết<br />
nối giữa FDI với nhau và với phần còn lại của nền kinh tế.<br />
- Phương pháp phân tích, so sánh: trên cơ sở nguồn số liệu đánh giá thực<br />
trạng FDI với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam thông qua<br />
phân tích tỷ trọng đóng góp của FDI; so sánh tương quan đóng góp giữa FDI và<br />
các khu vực kinh tế khác và giữa các loại hình doanh nghiệp FDI với nhau<br />
thông qua một số chỉ tiêu như vốn, công nghệ, lao động, ngân sách, XNK; so<br />
sánh tương quan một số chỉ tiêu của FDI tại Việt Nam với một số nước trong<br />
khu vực ở những giai đoạn phát triển tương tự; phân tích một số kinh nghiệm<br />
quốc tế để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.<br />
- Phương pháp kiểm định tương quan và dự báo: sử dụng một số phần<br />
mềm phân tích và dự báo thống kê như OLS, ARIMA để kiểm định tương quan<br />
giữa FDI với một số chỉ tiêu kinh tế và dự báo FDI đến năm 2025, như tương<br />
quan giữa FDI với GDP, với tổng đầu tư, với xuất nhập khẩu.<br />
6.2. Quy trình nghiên cứu<br />
<br />
Tổng quan nghiên cứu<br />
<br />
Xác định khoảng trống nghiên cứu và<br />
khung phân tích FDI với mục tiêu phát<br />
triển kinh tế bền vững<br />
<br />
Xây dựng bộ chỉ tiêu<br />
nghiên cứu<br />
<br />
Bộ chỉ tiêu phát triển kinh tế bền vững và<br />
khung phân tích FDI với mục tiêu phát<br />
triển kinh tế bền vững<br />
<br />
Phân tích, đánh giá thực<br />
trạng FDI với mục tiêu phát<br />
triển kinh tế bền vững<br />
<br />
Xác định được mức độ đóng góp của FDI<br />
vào thực hiện các mục tiêu phát triển kinh<br />
tế bền vững<br />
<br />
Đề xuất định hướng và giải<br />
pháp gắn FDI với mục tiêu<br />
phát triển kinh tế bền vững<br />
<br />
Định hướng và giải pháp có cơ sở<br />
khoa học và điều kiện thực hiện<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
Bước 1: Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài<br />
nước có liên quan đến luận án để xác định khung phân tích FDI với mục tiêu<br />
phát triển kinh tế bền vững và khoảng trống nghiên cứu đặt ra<br />
<br />
chỉ tiêu; tham chiếu với một số chỉ số đề xuất của luận án cho thấy, FDI chưa<br />
đạt được kỳ vọng phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam nhưng vẫn đóng vai<br />
trò quan trọng đối với nền kinh tế.<br />
<br />
Bước 2: Xây dựng khung phân tích và bộ chỉ số đánh giá mức độ đóng<br />
góp của FDI vào mục tiêu phát triển kinh tế bền vững.<br />
<br />
(4) Chất lượng FDI những năm gần đây được cải thiện đáng kể, tuy nhiên<br />
chưa đạt ngưỡng bền vững theo kinh nghiệm quốc tế như chưa bảo đảm ổn định<br />
các cân đối lớn của nền kinh tế, duy trì, phát triển bền vững các yếu tố như vốn,<br />
lao động, công nghệ, tài nguyên, gia tăng năng suất, hiệu quả sử dụng các<br />
nguồn lực, hay nâng tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp;<br />
chuyển dịch mô hình, cơ cấu kinh tế một cách hiệu quả, nâng cao chất lượng,<br />
tính cạnh tranh, tính bền vững của sản phẩm, thúc đẩy sự tham gia, thâm nhập<br />
vào chuỗi giá trị toàn cầu, các khâu sản xuất có giá trị gia tăng cao; cũng như<br />
tác động lan tỏa của FDI đến phần còn lại của nền kinh tế...<br />
<br />
Bước 3: Đánh giá thực trạng FDI với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững<br />
của Việt Nam thời gian qua thông qua tương quan với các thành phần kinh tế<br />
khác, so sánh với bộ chỉ số và kinh nghiệm của một số nước.<br />
Bước 4: Phân tích cơ hội, thách thức, những vấn đề đặt ra để đề xuất một<br />
số giải pháp, kiến nghị tăng cường đóng góp của FDI vào mục tiêu phát triển<br />
kinh tế bền vững.<br />
7. Những đóng góp mới của Luận án<br />
7.1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận<br />
Luận án xây dựng khung lý thuyết về FDI với mục tiêu phát triển kinh tế<br />
bền vững và vận dụng vào điều kiện Việt Nam; đi sâu nghiên cứu, tổng kết kinh<br />
nghiệm quốc tế đối chiếu thực trạng Việt Nam về FDI với mục tiêu phát triển<br />
kinh tế bền vững qua các giai đoạn:<br />
(1) Tác động FDI đến mục tiêu phát triển kinh tế bền vững cần có điều<br />
kiện nhất định, phụ thuộc trình độ phát triển kinh tế, sự sẵn sàng cơ sở hạ tầng,<br />
nguồn nhân lực - đặc biệt là nhân lực chất lượng cao, thể chế và các công cụ<br />
chính sách điều tiết, quản lý FDI hiệu quả... Bên cạnh những tác động tích cực,<br />
FDI tiềm ẩn nhiều nguy cơ thiếu bền vững đối với nước tiếp nhận.<br />
(2) Qua nghiên cứu kinh nghiệm một số nước; thực trạng đóng góp của<br />
FDI với mục tiêu phát triển kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1995-2017, luận án<br />
đánh giá thông qua hệ thống chỉ số gồm: tỷ trọng đóng góp trong tổng đầu tư; tỷ<br />
trọng đóng góp trong GDP; hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; tỷ lệ loại hình doanh<br />
nghiệp; chất lượng công nghệ chuyển giao; tỷ trọng xuất nhập khẩu cho thấy<br />
FDI tại Việt Nam chưa đáp ứng đầy đủ mục tiêu phát triển kinh tế bền vững.<br />
(3) Sử dụng phương pháp OLS, mô hình đánh giá tác động của FDI đến<br />
GDP, đầu tư trong nước và xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1995-2017.<br />
Kết quả cho thấy: khi xem xét trong tương quan đa biến, FDI tác động tới GDP<br />
thông qua kim ngạch xuất khẩu; FDI có tương quan tích cực với GDP, đầu tư<br />
trong nước và kim ngạch xuất khẩu khi xem xét tương quan riêng rẽ với từng<br />
<br />
7.2. Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu<br />
Luận án khẳng định, FDI là một phận quan trọng của nền kinh tế, có nhiều<br />
đóng góp vào công cuộc đổi mới, phát triển đất nước trong giai đoạn 19882017. Tuy nhiên, đánh giá một cách tổng thể trong so sánh với một số nước,<br />
cũng như khi so sánh tương quan đóng góp giữa các khu vực kinh tế, FDI đóng<br />
góp chưa tương xứng với tiềm năng, chưa đáp ứng kỳ vọng của mục tiêu phát<br />
triển kinh tế bền vững. Để bảo đảm FDI phát huy tốt lợi thế, đóng góp tích cực<br />
vào mục tiêu phát triển kinh tế bền vững, Việt Nam cần sẵn sàng những điều<br />
kiện nhất định.<br />
Luận án đề xuất một số giải pháp gắn FDI với mục tiêu PTKT bền vững<br />
của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2035: (1) Xây dựng và sớm triển khai<br />
Chiến lược thu hút FDI thế hệ mới ; (2) Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn<br />
thiện hệ thống văn bản pháp luật; (3) Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và công khai<br />
quy hoạch có cơ sở khoa học và thực tiễn vững chắc; (4) Tập trung phát triển hạ<br />
tầng các đặc khu kinh tế, vùng, địa phương có lợi thế so sánh tạo điều kiện hỗ<br />
trợ FDI hoạt động hiệu quả; (5) Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, nâng cao<br />
hiệu quả quả lý nhà nước; (6) Chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất<br />
lượng cao; (7) Đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác<br />
vận động, xúc tiến đầu tư và phát huy vai trò cầu nối, tư vấn của các hiệp hội,<br />
các tổ chức dịch vụ hỗ trợ FDI, tập trung chọn lọc FDI chất lượng cao.<br />
<br />
9<br />
Luận án là căn cứ khoa học để đánh giá FDI với mục tiêu phát triển kinh<br />
tế bền vững của Việt Nam và các nước có điều kiện tương tự, là cơ sở khoa học<br />
giúp các nhà quản lý hiểu rõ định hướng, xây dựng chiến lược, hoàn thiện chính<br />
sách gắn FDI với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam đến năm<br />
2025, tầm nhìn 2035. Các chỉ số đề xuất là cơ sở tham chiếu trong đánh giá sự<br />
thành công của chính sách và thực trạng FDI với mục tiêu phát triển kinh tế bền<br />
vững trong từng giai đoạn, đặt ra yêu cầu cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện<br />
bộ chỉ số ở các nghiên cứu tiếp theo.<br />
8. Kết cấu của Luận án<br />
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Danh mục chữ viết tắt, Danh mục bảng, hình, Danh<br />
mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án được trình bày trong 3 chương:<br />
Chương 1: Lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài với mục tiêu phát<br />
triển kinh tế bền vững và kinh nghiệm quốc tế.<br />
Chương 2: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài với mục tiêu phát triển<br />
kinh tế bền vững của Việt Nam, giai đoạn 1988-2017.<br />
Chương 3: Định hướng và giải pháp gắn đầu tư trực tiếp nước ngoài với<br />
mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến<br />
năm 2035.<br />
<br />
10<br />
CHƯƠNG 1<br />
LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI<br />
VỚI MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG VÀ<br />
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ<br />
Trong chương này tác giả tập trung luận giải và làm rõ cở sở lý thuyết về<br />
FDI với tư cách là một nguồn lực quan trọng trong thực hiện mục tiêu phát triển<br />
kinh tế bền vững; nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đề xuất một số chỉ tiêu<br />
đánh giá tính bền vững về kinh tế của FDI.<br />
1.1. Lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài<br />
1.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài<br />
Có thể khái quát, FDI là sự đầu tư của các cá nhân, công ty (hầu hết là các<br />
công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia) nhằm xây dựng các cơ sở, chi nhánh ở<br />
nước ngoài và làm chủ toàn bộ hay từng phần cơ sở đó. Đây là loại hình đầu tư,<br />
trong đó chủ đầu tư nước ngoài tham gia đóng góp một số vốn đủ lớn vào việc<br />
sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ và cho phép họ trực tiếp tham gia quản lý, điều<br />
hành đối tượng đầu tư nhằm mục đích thu được lợi nhuận cao hơn qua việc<br />
triển khai hoạt động sản xuât kinh doanh ở nước ngoài.<br />
1.1.2. Nguyên nhân và các hình thức chủ yếu của FDI<br />
FDI là xu hướng tất yếu trong hội nhập, giao thương quốc tế và được thực<br />
hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, phụ thuộc vào định hướng của nước tiếp<br />
nhận và lựa chọn của nhà đầu tư.<br />
Một số hình thức đầu tư chủ yếu: doanh nghiệp liên doanh; doanh nghiệp<br />
100% vốn đầu tư nước ngoài; hợp đồng BOT, BTO, BT; hợp đồng hợp tác kinh<br />
doanh; công ty mẹ - con...<br />
1.2. Lý thuyết về mục tiêu phát triển kinh tế bền vững<br />
1.2.1. Tăng trưởng và phát triển kinh tế<br />
Tăng trưởng kinh tế có thể hiểu là sự gia tăng khả năng sản xuất hàng hóa<br />
và dịch vụ, hay sự gia tăng quy mô nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất<br />
định, thường được phản ánh thông qua tỷ lệ gia tăng phần trăm của tổng sản<br />
phẩm quốc nội (GDP) thực tế (sau khi đã có sự điều chỉnh lạm phát), hoặc tỷ lệ<br />
gia tăng thu nhập bình quân đầu người thực tế.<br />
<br />