intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:209

95
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về FDI theo hướng PTBV vùng KTTĐ; đánh giá đúng đắn thực trạng FDI theo hướng PTBV vùng KTTĐ Bắc Bộ, luận án đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng PTBV ở vùng KTTĐ Bắc Bộ trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ TUYẾT LAN ®Çu t trùc tiÕp níc ngoµi theo híng ph¸t triÓn bÒn v÷ng ë vïng kinh tÕ träng ®iÓm b¾c bé LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
  2. HÀ NỘI ­ 2014
  3. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ TUYẾT LAN ®Çu t trùc tiÕp níc ngoµi theo híng ph¸t triÓn bÒn v÷ng ë vïng kinh tÕ träng ®iÓm b¾c bé Chuyên ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 62 31 05 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS PHẠM THỊ KHANH 2. TS NGUYỄN TỪ
  4. HÀ NỘI ­ 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi   xin   cam   đoan   đây   là   công   trình   nghiên   cứu   khoa học của riêng tôi, các số  liệu và kết quả  nghiên   cứu của luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận án Trần Thị Tuyết Lan
  5. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1:  TỔNG QUAN VỀ  TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN  ĐẦU   TƯ   TRỰC   TIẾP   NƯỚC   NGOÀI   THEO   HƯỚNG   PHÁT  TRIỂN BỀN VỮNG Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ 6 1.1. Tình hình nghiên cứu về  đầu tư  trực tiếp nước ngoài theo hướng   phát triển bền vững của các tác giả ngoài nước  6 1.2. Tình hình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát  triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ của các tác giả trong  nước 13 Chương   2:  CƠ   SỞ   LÝ   LUẬN   VÀ   THỰC   TIỄN   VỀ   ĐẦU   TƯ   TRỰC   TIẾP   NƯỚC   NGOÀI   THEO   HƯỚNG   PHÁT   TRIỂN   BỀN   VỮNG   Ở  VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM 26 2.1. Khái niệm, đặc điểm và yêu cầu đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài   theo hướng phát triển bền vững ở vùng Kinh tế trọng điểm 26 2.2. Nội dung, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực   tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững ở vùng Kinh tế trọng  điểm 40 2.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia Châu Á về đầu tư trực tiếp nước   ngoài theo hướng phát triển bền vững vùng kinh tế  trọng điểm và  bài học đối với vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 53 Chương 3: THỰC TRANG Đ ̣ ẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO HƯƠNG ́   PHAT TRIÊN BÊN V ́ ̉ ̀ ƯNG  ̃ Ở VUNG KINH T ̀ Ế TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ 64 3.1. Tiềm năng, lợi thế và khó khăn, thách thức đối với đầu tư trực tiếp nước   ngoài theo hướng phát triển bền vững ở vùng Kinh tế trọng điểm Bắc  Bộ 64 3.2. Thực trạng đầu tư  trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền  vững ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ giai đoạn 2003 – 2011  71 3.3. Đánh giá chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển   bền vững ở vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 107 Chương 4:  ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH ĐẦU  TƯ  TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN   VỮNG Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ 120 4.1. Định hướng đầu tư  trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền  vững vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ giai đoạn 2011­2020 120
  6. 4.2.  Giải pháp chủ  yếu nhằm thúc đẩy đầu tư  trực tiếp nước ngoài theo   hướng phát triển bền vững  ở  vùng Kinh tế  trọng điểm Bắc Bộ  đến  năm 2020 125 KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN   ĐàĐƯỢC CÔNG BỐ 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 164 BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BVMT Bảo vệ môi trường CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DNTN Doanh nghiệp trong nước DNNN Doanh nghiệp nhà nước ĐTNN Đầu tư nước ngoài FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội GTSX Giá trị sản xuất GTSXCN Giá trị sản xuất công nghiệp HĐLĐ Hợp đồng lao động KTTĐ Kinh tế trọng điểm  LĐCN Lao động công nghiệp ODA Hỗ trợ phát triển chính thức PTBV Phát triển bền vững TSCĐ Tài sản cố định TƯLĐTT Thỏa ước lao động tập thể WTO Tổ chức Thương mại thế giới
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Bảng   3.1:   Tình   hình   hoạt   động   sản   xuất   kinh   doanh   của   khu   vực   FDI  trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2004­2011                              ..........................       96 Bảng 3.2: Mức trang bị  TSCĐ và đầu tư  dài hạn cho một lao động và doanh   nghiệp của khu vực FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003­2010    phân theo địa phương                                                                            ........................................................................       119 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên biểu đồ Trang Biểu   đồ   3.1:   So   sánh   số   dự   án   FDI   ở   3   vùng   KTTĐ   của   Việt   Nam  giai đoạn 2003­7/2012                                                                             ........................................................................       81 Biểu đồ  3.2: Vốn FDI đăng ký và vốn FDI thực hiện  ở  vùng KTTĐ Bắc Bộ    giai đoạn 2003­2011                                                                                ...........................................................................       82 Biểu đồ  3.3: So sánh tổng vốn FDI đăng ký  ở  3 vùng KTTĐ của Việt Nam  giai đoạn 2003­7/2012                                                                             ........................................................................       83 Biểu   đồ   3.4:   Qui   mô   dự   án   FDI   tại   3   vùng   KTTĐ   của   Việt   Nam   giai đoạn 2003­7/2012                                                                            .......................................................................       83 Biểu đồ 3.5: Cơ cấu FDI theo ngành phân theo số dự án ở vùng KTTĐ Bắc Bộ  giai đoạn 2003­7/2012                                                                             ........................................................................       85 Biểu   đồ   3.6:   Cơ   cấu   FDI   theo   ngành   phân   theo   vốn   đăng   ký  ở vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003­7/2012                                       ..................................       85 Biểu   đồ   3.7:   Cơ   cấu   FDI   theo   hình   thức   đầu   tư   phân   theo   số   dự   án    ở vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003­7/2012                                       ..................................       87 Biểu đồ  3.8: 6 quốc gia và vùng lãnh thổ  có vốn FDI đăng ký trên 2 tỷ  USD   ở vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003­7/2012                                       ..................................       89 Biểu đồ  3.9: Cơ  cấu FDI phân theo địa bàn đầu tư   ở  vùng KTTĐ Bắc Bộ    giai đoạn 2003­7/2012                                                                             ........................................................................       89 Biểu đồ  3.10: Tốc độ  tăng GDP của khu vực FDI và vùng KTTĐ Bắc Bộ    giai đoạn 2004­2011                                                                                ...........................................................................       91 Biểu   đồ   3.11:   Tỷ   lệ   GDP   của   các   thành   phần   kinh   tế   so   với   GDP    vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003­2011                                             .........................................       91
  8. Biểu   đồ   3.12:   Vốn   đầu   tư   của   khu   vực   FDI   và   tổng   vốn   đầu   tư   xã   hội    ở vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003­2010                                          .....................................       93 Biểu  đồ  3.13:  So sánh tốc  độ  và tỷ  lệ  vốn  đầu tư  của khu vực  FDI với    tổng vốn đầu tư XH ở vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003­2010    .  94 .     Biểu   đồ   3.14:   Thu   ngân   sách   từ   khu   vực   FDI   và   tổng   thu   ngân   sách    vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003­2010                                             .........................................       94 Biểu đồ  3.15: So sánh tốc độ  và tỷ  lệ  thu ngân sách từ  khu vực FDI với    tổng thu ngân sách vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003­2010              ..........       95 Biểu   đồ   3.16:   Giá   trị   xuất   khẩu   so   với   vốn   thực   hiện   của   khu   vực   FDI   tại một số tỉnh, thành phố vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003­2011                                                                                                                  99 ..............................................................................................................     Biểu đồ  3.17: Giá trị  xuất nhập khẩu, nhập siêu của một số  tỉnh, thành phố    vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003­2011                                           ......................................       100 Biểu   đồ   3.18:   GTSXCN   khu   vực   FDI   so   với   GTSX,   GTSXCN    vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2006­2011                                           ......................................       101 Biểu   đồ   3.19:   Tỷ   trọng   GTSXCN   khu   vực   FDI   so   với   GTSX,   GTSXCN    vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2006­2011                                           ......................................       102 Biểu   đồ   3.20:   Cơ   cấu   GTSXCN   theo   thành   phần   ở   vùng   KTTĐ   Bắc   Bộ    giai đoạn 2005­2011                                                                              .........................................................................       104 Biểu   đồ   3.21:   Cơ   cấu   GTSX   theo   thành   phần   ở   vùng   KTTĐ   Bắc   Bộ    giai đoạn 2005­2011                                                                              ..........................................................................       104 Biểu đồ  3.22: Số lao động và LĐCN của khu vực FDI  ở vùng KTTĐ Bắc Bộ    giai đoạn 2003­2010                                                                              ..........................................................................       105 Biểu   đồ   3.23:   Tốc   độ   tăng   số   lao   động   và   LĐCN   của   khu   vực   FDI    ở vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003­2010                                        ...................................       106 Biểu đồ 3.24: Tỷ lệ LĐCN so với số lao động đang làm việc trong khu vực FDI    ở vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003­2010                                        ....................................       107  Biểu đồ 3.25: Tiền lương bình quân chia theo loại hình doanh nghiệp               ...........       108 Biểu   đồ   3.26:   Thu   nhập   bình   quân   của   người   lao   động  trong các loại hình doanh nghiệp                                                          ......................................................       110 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Số hiệu Tên sơ đồ Trang
  9. Sơ   đồ   2.1:   Mối   quan   hệ   giữa   FDI   với   PTBV   về   kinh   tế,   xã   hội    và môi trường vùng KTTĐ                                                                      ..................................................................       40 Sơ   đồ   2.2:   Tam   giác   hành   vi   của   ba   chủ   thể   trong   hoạt   động   FDI    theo hướng PTBV vùng KTTĐ                                                               ...........................................................       44
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài  Vùng KTTĐ Bắc Bộ là một trong những vùng KTTĐ của cả nước, được xây  dựng và phát triển nhằm hướng tới mục tiêu phát huy tối đa các lợi thế so sánh của  vùng KTTĐ, tạo ra các vùng kinh tế có tính chất động lực, có tác động lan tỏa và  bứt phá; lôi cuốn các vùng khác cùng phát triển. Do đó, việc thu hút và quản lý hoạt   động của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI nhằm thúc đẩy vùng KTTĐ Bắc Bộ  phát triển theo hướng bền vững là yêu cầu khách quan trong tiến trình phát triển   kinh tế ­ xã hội và BVMT của vùng.  Vùng KTTĐ Bắc Bộ  bao gồm 8 tỉnh, thành phố  trực thuộc Trung  ương theo  Thông báo số 108/TB­VPCP ngày 30 tháng 7 năm 2003 về kết luận của Thủ  tướng   Chính phủ về việc bổ sung, mở rộng vùng KTTĐ Bắc Bộ là Hà Nội, Hải Phòng, Hải  Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hà Tây, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc. Đến 1­1­2008, Hà  Tây được sáp nhập vào Hà Nội, nên vùng KTTĐ Bắc Bộ chỉ còn 7 tỉnh, thành phố trực   thuộc Trung  ương. Đây là vùng giữ  vị  trí quan trọng chiến lược trong tiến trình hội  nhập sâu, rộng, hiệu quả với khu vực và thế giới. Bởi lẽ, vùng KTTĐ Bắc Bộ là vùng   duy nhất có Thủ đô Hà Nội ­ là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá và quan hệ quốc tế  của cả nước; nơi hội tụ đầy đủ các lợi thế so sánh về vị trí địa kinh tế ­ chính trị; hạ  tầng kỹ thuật; nguồn nhân lực; là nơi tập trung nhiều viện nghiên cứu và các trường  đại học nhất trong cả nước...  Với những lợi thế đặc biệt, riêng có, trong những năm qua, vùng KTTĐ Bắc Bộ  là một trong hai vùng kinh tế của cả nước luôn dẫn đầu về thu hút FDI cả về số lượng   dự án và qui mô vốn đầu tư. Khu vực doanh nghiệp có vốn FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ  có những đóng góp tích cực vào tăng trưởng và phát triển kinh tế ­ xã hội của vùng. Tuy   nhiên, kết quả thu hút FDI và quá trình hoạt động của khu vực doanh nghiệp có vốn   FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ đã và đang xuất hiện những biểu hiện tiêu cực, ảnh hưởng  không nhỏ đến sự PTBV của vùng trên cả 3 khía cạnh: kinh tế, xã hội và BVMT... Mặc  dù, kết quả thu hút FDI vào vùng KTTĐ Bắc Bộ trong những năm qua là rất khả quan,  song cơ cấu đầu tư theo ngành của khu vực FDI trong vùng còn mất cân đối, tập trung   chủ yếu vào những nganh nghê s ̀ ̀ ử dung nhiêu lao đông, nh ̣ ̀ ̣ ững ngành gia công và lắp ráp   mà điển hình là: giay da, dêt may, linh kiên điên t ̀ ̣ ̣ ̣ ử,.. chưa chu tr ́ ọng thu hut FDI vao phat ́ ̀ ́  ̉ triên cac nganh công nghi ́ ̀ ệp ít gây hại đến môi trường, nhất là ngành sử dụng công nghệ  
  11. 2 cao và có giá trị gia tăng cao. Thực tế đã chứng minh, sau nhiêu năm thu hut FDI, san xuât ̀ ́ ̉ ́  ̣ ̉ ̉ công nghiêp cua vung tuy co nhiêu thay đôi, nh ̀ ́ ̀ ưng vùng KTTĐ Bắc Bộ vân ch ̃ ưa thực sự   trở thanh trung tâm công nghiêp hi ̀ ̣ ện đại, co s ́ ưc lôi cu ́ ốn và tác động lan tỏa đến ngành  ̣ ̉ ́ ̀ ̣ ́ ̉ công nghiêp cua cac vung lân cân cung phat triên. H ̀ ầu hết FDI vào các ngành công nghiệp   đều có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, đặc biệt là ngành công nghiệp khai khoang, ́   ̣ ̣ nhiêt điên, hoa chât,... S ́ ́ ố lượng và qui mô dự án FDI tập trung vào các lĩnh vực giáo dục   đào tạo, cấp nước và xử lý chất thải, y tế và trợ giúp xã hội,... còn rất nhỏ bé. Bên cạnh   đó, sự hoạt động của khu vực các doanh nghiệp có vốn FDI cũng đang xuất hiện những  ảnh hưởng tiêu cực đến sự PTBV của vùng KTTĐ Bắc Bộ. Về mặt kinh tế, xuất hiện   ngày càng nhiều các doanh nghiệp FDI “lỗ giả, lãi thật”, trốn thuế làm thất thu thuế của  Nhà nước; hiện tượng nợ xấu và chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI khá phổ biến   và có biểu hiện ngày càng gia tăng. Khu vực doanh nghiệp FDI chưa thực sự tạo ra tác   động lan tỏa lớn đối với nền kinh tế của vùng. Mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong   nước với các doanh nghiệp FDI còn rất lỏng lẻo. Về mặt xã hội, khu vực FDI góp phần  tạo mở và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong vùng, song chưa chú  trọng đến việc nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động; đời sống vật chất và tinh   thần của người lao động chưa được quan tâm một cách thỏa đáng. Về mặt môi trường,  ý thức chấp hành pháp luật BVMT của các doanh nghiệp có vốn FDI chưa tốt với các   biểu hiện như chưa quan tâm đầu tư  cho công tác BVMT, cố tình vi phạm pháp luật   BVMT... đã ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái và sức khỏe của dân cư trong   ́ ̉ ững tac đông tiêu c vùng. Tât ca nh ́ ̣ ực đó đang là rào cản tiềm ẩn nguy cơ, thách thức to   lớn đối với sự PTBV của vùng KTTĐ Bắc Bộ.  Xuất phát từ  những vấn đề  thực tiễn trên đây, viêc làm rõ h ̣ ơn nữa cơ  sở  lý   luận về FDI theo hướng PTBV; đanh gia đúng đ ́ ́ ắn, khách quan thực trạng FDI theo  hướng PTBV ở vùng KTTĐ Bắc Bộ và tìm kiếm các giải pháp thu hut và qu ́ ản lý hoạt  động của các doanh nghiệp có vốn FDI như  thế  nào để  đảm bảo PTBV cho vung ̀   KTTĐ Bắc Bộ trên cả ba trụ cột kinh tê, xa hôi và môi tr ́ ̃ ̣ ương là yêu c ̀ ầu cấp bách.   Nhằm hướng đến việc đáp ứng yêu cầu đó, đề  tài “Đầu tư  trực tiếp nước ngoài   theo hương phat triên bên v ́ ́ ̉ ̀ ưng  ̃ ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ” được tác giả  lựa chọn để nghiên cứu.  2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu  2.1. Mục đích nghiên cứu
  12. 3 Trên cơ sở hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về FDI theo hướng PTBV  vùng KTTĐ; đánh giá đúng đắn thực trạng FDI theo hướng PTBV vùng KTTĐ Bắc  Bộ, luận án đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh đầu   tư trực tiếp nước ngoài theo hướng PTBV ở vùng KTTĐ Bắc Bộ trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu  Để đạt được mục tiêu trên, luận án sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau đây: ­ Hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo  hướng PTBV vùng KTTĐ. ­ Tìm hiểu kinh nghiệm của một số quốc gia Châu Á về đầu tư trực tiếp nước   ngoài theo hướng PTBV và rút ra một số bài học đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài   theo hướng PTBV ở vùng KTTĐ. ­ Phân tích, đánh giá thực trạng FDI theo hướng PTBV ở vùng KTTĐ Bắc Bộ,   bao gồm những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, yếu  kém.  ­ Đề  xuất phương hướng và giải pháp chủ  yếu nhằm đẩy mạnh FDI theo  hướng PTBV ở vùng KTTĐ Bắc Bộ trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng   PTBV ở vùng KTTĐ Bắc Bộ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu ­ Về nội dung: Đầu tư  trực tiếp nước ngoài là hoạt động đầu tư  có liên quan đến 2 chủ  thể: nhà ĐTNN và nước tiếp nhận đầu tư. Mục đích của nhà đầu tư  nước ngoài  trong hoạt động này là mục tiêu lợi nhuận, còn mục tiêu của nước tiếp nhận đầu   tư là lợi ích kinh tế ­ xã hội mà FDI mang lại. Do đó, xét dưới góc độ là nước tiếp   nhận đầu tư, đầu tư  trực tiếp nước ngoài theo hướng PTBV thực chất là việc  nước tiếp nhận đầu tư  làm thế  nào để  hoạt động FDI mang lại nhiều tác động  tích cực và đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững cho quốc gia đó, vùng hoặc địa   phương đó.  Với ý nghĩa đó, trong phạm vi nghiên cứu của luận án,  luận án sẽ nghiên cứu   những  ảnh hưởng của đầu tư  trực tiếp nước ngoài đến PTBV của vùng KTTĐ  
  13. 4 Bắc Bộ trên cả ba trụ cột: kinh tế, xã hội và môi trường. Trên cơ sở phân tích và  đánh giá những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của FDI đến PTBV ở vùng KTTĐ  Bắc Bộ, luận án chỉ  ra những nguyên nhân và đề  xuất các giải pháp nhằm thúc  đẩy FDI theo hướng PTBV ở vùng KTTĐ Bắc Bộ. Trong đó:  + Khái niệm đầu tư được nghiên cứu trong luận án được hiểu là hoạt động đầu  tư, là hoạt động bỏ vốn đầu tư nhằm mục đích thu lợi nhuận. + Luận án không nghiên cứu sự  PTBV trong nội tại của khu vực các doanh  nghiệp có vốn FDI, mà nghiên cứu FDI tác động đến PTBV ở nước tiếp nhận đầu tư,  cụ thể là vùng KTTĐ Bắc Bộ.  + Vai trò quản lý nhà nước về  FDI theo hướng PTBV chỉ  được xem xét có  chừng mực, dưới lát cắt là những nhân tố ảnh hưởng, là nguyên nhân của những hạn   chế đối với FDI theo hướng PTBV. + Chủ  thể  tham gia định hướng đầu tư  trực tiếp nước ngoài theo hướng   PTBV ở vùng KTTĐ Bắc Bộ là Nhà nước Trung  ương, chính quyền địa phương,  các doanh nghiệp FDI và các tổ chức xã hội.  ­ Về không gian: Luận án nghiên cứu FDI theo hướng PTBV ở vùng KTTĐ Bắc   Bộ, trên địa bàn 7 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, Hải Phòng, Hải   Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc.  ­ Về thời gian nghiên cứu:  Luận án nghiên cứu FDI theo hướng PTBV  ở  vùng KTTĐ Bắc Bộ  chủ  yếu   trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2011. Ngoài ra, một số nội dung trong luận án   được phân tích với số liệu cập nhật đến năm 2012.  4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa vào những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác­Lênin, Tư tưởng  Hồ Chí Minh, quan điểm và chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam về huy động vốn   nước ngoài vào phát triển kinh tế qua các Văn kiện Đại hội; định hướng chiến lược   PTBV của Việt Nam; chiến lược phát triển kinh tế ­ xã hội và chủ trương, chính sách  thu hút vốn FDI của vùng KTTĐ Bắc Bộ; tham khảo một số lý thuyết kinh tế học hiện   đại về vai trò của FDI trong tăng trưởng và phát triển kinh tế, về vấn đề quy hoạch phát   triển vùng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu
  14. 5 Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó đặc biệt chú  trọng vào các phương pháp sau đây: ­ Phương pháp hệ thống hoá: Phương pháp này được sử dụng trong phần tổng  quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đầu tư  trực tiếp nước ngoài theo hướng  PTBV (chương 1) và trong phần cơ sở lý luận của đề tài luận án (chương 2), nhằm  nhìn nhận vấn đề nghiên cứu một cách toàn diện hơn, từ đó, xác định được nội dung   cần tập trung nghiên cứu của luận án.  ­ Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu  trong phần đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng PTBV ở vùng  KTTĐ Bắc Bộ (chương 3), trên cơ sở khung lý thuyết đã được xây dựng ở Chương 2. ­ Phương pháp thống kê và so sánh: Phương pháp này được sử dụng trong phần  đánh giá thực trạng ở chương 3.  ­ Phương pháp quy nạp và diễn dịch: Phương pháp này được sử  dụng nhằm   làm rõ các khái niệm trung tâm của vấn đề nghiên cứu. ­ Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này được dùng để tham vấn và kiểm  nghiệm các luận chứng, phân tích, đánh giá thông qua các chuyên gia đầu ngành nghiên  cứu về FDI, cũng như các nhà hoạch định chính sách đối với FDI. Những gợi ý chính  sách của các chuyên gia sẽ rất hữu ích cho tác giả trong quá trình đưa ra những giải   pháp ở chương 4. 4.3. Nguồn số liệu Nguồn số liệu sử dụng trong luận án chủ  yếu là nguồn số liệu thứ  cấp, bao   gồm: ­ Số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê các tỉnh, thành phố  trực thuộc trung ương vùng KTTĐ Bắc Bộ; ­ Số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động ­ Thương binh và Xã hội   và Bộ Tài nguyên và Môi trường; ­ Số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động ­ Thương binh và Xã hội;  Sở  Tài nguyên và Môi trường của các tỉnh, thành phố  trực thuộc trung  ương vùng   KTTĐ Bắc Bộ;  ­ Số  liệu điều tra, khảo sát của các Viện nghiên cứu có liên quan như  Viện   Khoa học Lao động và Xã hội, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện PTBV vùng   KTTĐ Bắc Bộ, Viện Khoa học Quản lý Môi trường, Viện Công nhân và Công đoàn,...
  15. 6 ­ Các kết quả nghiên cứu đã được công bố tại các cuộc Hội thảo, các bài viết   đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành. 5. Đóng góp của luận án ­ Về mặt lý luận: + Xây dựng khái niệm, đặc điểm và chỉ  rõ yêu cầu đối với FDI theo hướng  PTBV vùng KTTĐ. + Xác định nội dung và các tiêu chí đánh giá FDI theo hướng PTBV  ở  vùng   KTTĐ trên cả ba khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường.  + Làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến FDI theo hướng PTBV vùng KTTĐ. + Đúc rút những bài học kinh nghiệm về FDI theo hướng PTBV vùng KTTĐ   của một số quốc gia Châu Á, bổ  sung vào lý luận về  FDI theo hướng PTBV vùng   KTTĐ.  ­ Về mặt thực tiễn: + Làm rõ thực trạng của FDI theo hướng PTBV ở vùng KTTĐ Bắc Bộ, những  hạn chế và nguyên nhân của nó. + Đề xuất những định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh FDI theo  hướng phát triển bền vững ở vùng KTTĐ Bắc Bộ trong thời gian tới. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở  đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ  lục, nội  dung của luận án được trình bày trong 4 chương, 10 tiết.
  16. 7 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN  ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN  BỀN VỮNG Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ  ĐẦU TƯ  TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI   THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA CÁC TÁC GIẢ NGOÀI NƯỚC  1.1.1. Những công trình nghiên cứu về  đầu tư  trực tiếp nước ngoài tác  động đến tăng trưởng kinh tế Đây là nội dung nghiên cứu được nhiều học giả nước ngoài quan tâm nhiều  nhất và có nhiều công trình nghiên cứu nhất. Tiêu biểu cho nhóm nghiên cứu này bao  gồm:  Nghiên cứu của De Mello (1999) lấy mẫu  ở 16 nước phát triển và 17 nước  đang phát triển, ông đã chỉ ra rằng: FDI ròng có hiệu quả tích cực và quan trọng đối   với tăng trưởng kinh tế thời kỳ 1970 ­ 1990. Song, đối với các nước đang phát triển  thì FDI có tác động đến tăng trưởng kinh tế lớn hơn, còn đối với các nước phát triển   thì nhỏ hơn. Nghiên cứu của Campos và Kionoshita (2002) với mẫu nghiên cứu nhỏ hơn, bao  gồm 25 nước Trung và Đông Âu, cùng các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi thuộc  Liên Xô cũ, các tác giả cho rằng "FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế tại   các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi". Bởi vì, tại các nước đang chuyển đổi có   quá trình CNH diễn ra mạnh mẽ hơn và họ có lực lượng lao động được đào tạo tốt  hơn. Nghiên cứu của các học giả Berthelemy và Demurger (2000); Graham và Wada   (2001) và Buckey et al (2002), sử dụng số liệu FDI phân theo địa phương của Trung   Quốc cho thấy, FDI đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế  của các tỉnh. Các tỉnh ven biển, nơi thu hút phần lớn FDI của Trung Quốc đã sử dụng  FDI có hiệu quả hơn so với các tỉnh khác. Nghiên cứu của Blomstrom et al (1992) chia các nước đang phát triển thành hai  nhóm, đó là: các nước có thu nhập thấp hơn và các nước có thu nhập cao hơn. Ông  nhận xét, FDI chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước có thu nhập cao hơn. Tác   giả kết luận, nước tiếp nhận đầu tư chỉ được hưởng lợi từ FDI, khi đạt được mức  độ phát triển nhất định, để có thể tiếp thu được công nghệ mới. Nói cách khác, mức  
  17. 8 thu nhập là điều kiện tiên quyết cho sự ảnh hưởng tích cực của FDI đến tăng trưởng  kinh tế. Dưới mức thu nhập này, FDI hầu như không có ảnh hưởng đáng kể đến tăng  trưởng kinh tế. Nghiên cứu của Borensztein et al (1995 ­ 1998) sử dụng số liệu của 69 nước   đang phát triển giai đoạn 1970 ­ 1989 để hồi quy. Kết quả cho thấy FDI ròng chỉ có   ảnh hưởng nhẹ đến tăng trưởng, nhưng khi sử dụng số nhân của FDI với trình độ  của lực lượng lao động làm biến độc lập thì biến này có hệ  số  dương và ý nghĩa   thống kê. Ông kết luận, FDI chỉ mang lại tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế  khi nước nhận đầu tư có lực lượng lao động đạt đến trình độ nhất định. Dưới mức   đó, FDI hầu như không có tác động đến tăng trưởng kinh tế.  Borensztein et al (1995), Hermes và Lensink (2000) lại cho rằng, tốc độ tăng  trưởng của các nước đang phát triển phụ thuộc nhiều vào khả năng tiếp nhận và hấp  thụ công nghệ mới. Họ cũng đồng ý rằng sự đóng góp chính của FDI là thúc đẩy tiến   bộ về công nghệ của nước sở tại. Hermes và Lensink cho rằng, để khai thác tối đa  hiệu quả  của FDI, nước tiếp nhận đầu tư  cần phát triển thị  trường tài chính. Hệ  thống tài chính cần phát triển đến một trình độ  nhất định để  huy động tiết kiệm,   khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư đổi mới công nghệ. Có như vậy,   doanh nghiệp trong nước mới tận dụng được công nghệ  từ  các doanh nghiệp FDI   nhiều hơn. Nghiên cứu của Ramirez (2000) sử dụng số liệu vốn FDI tích luỹ ước lượng  đóng góp FDI đến tăng trưởng kinh tế của Mexico giai đoạn 1960 ­ 1995. Ông thấy  rằng, vốn FDI tác động tích cực đến xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế thông qua năng   suất lao động. Ramirez (2000) đưa ra kết luận, để  FDI tác động tích cực đến tăng   trưởng kinh tế, cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì mới có thể  tiếp  nhận được công nghệ mới và kinh nghiệm quản lý. Nghiên cứu của Li và Liu (2005) qua khảo sát 88 quốc gia có tiếp nhận FDI  (bao gồm cả nước phát triển và đang phát triển) đã chỉ ra rằng, FDI và tăng trưởng  kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau. Theo các tác giả FDI không những trực   tiếp tác động đến tăng trưởng kinh tế, mà còn thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực và  công nghệ. Một điểm đáng lưu ý trong nghiên cứu này là, nước nhận FDI phải có   nguồn nhân lực và công nghệ đạt tới trình độ nhất định. Nếu nước nhận FDI có trình   độ nguồn nhân lực và công nghệ thấp hơn nước đầu tư thì sẽ tác động tiêu cực đến   nước nhận FDI.
  18. 9 Nghiên cứu của Buckley et al (2002) là một trong rất ít các nghiên cứu cho  rằng FDI tác động đến tăng trưởng kinh tế thấp hơn so với đầu tư  trong nước của   Trung Quốc. Nghiên cứu đi đến kết luận FDI không có tác động tích cực đến tăng  trưởng kinh tế bằng các nguồn vốn khác trong nước. Khi nghiên cứu dòng vốn FDI của Hoa Kỳ đầu tư  sang các nước đang phát  triển, Nunnenkamp và Spatz (2003) đã đưa ra quan điểm rằng, FDI không có tác động  đáng kể nào đến tăng trưởng kinh tế ở các nước tiếp nhận đầu tư, thậm chí FDI còn   có tác động tiêu cực. Đặc biệt ở các quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người   thấp, trình độ lực lượng lao động không cao, độ mở cửa nền kinh tế thấp thì càng thu  hút nhiều FDI càng  ảnh hưởng xấu đến chất lượng tăng trưởng kinh tế. Kết quả  nghiên cứu của Buckley et al 2002 cũng tương tự  kết quả  nghiên cứu của Dutt   (1997), khi ông kiểm định về hiệu quả của FDI đầu tư  từ  các nền kinh tế  phương   Bắc vào các nền kinh tế phương Nam. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về  đầu tư  trực tiếp nước ngoài tác  động đến đầu tư và khả năng tích lũy vốn Trong các lý thuyết kinh tế Tân cổ điển và lý thuyết tăng trưởng mới, tích luỹ  vốn đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Sự khan hiếm vốn được giả  định là một trở ngại lớn trong quá trình phát triển, mà các nước đang phát triển gặp  phải. Vấn đề này phát sinh từ sự khác biệt giữa tiết kiệm và đầu tư. Bởi vì, nước   đang phát triển thường có mức thu nhập thấp và mức độ tiết kiệm thấp, do đó, không  đáp ứng nhu cầu đầu tư của họ (Reuber 1973; Solow 1956; Rostow 1971; Hirschman   1963; và UNCTAD 1992). Do đó, FDI có thể làm giảm bớt những khó khăn tài chính   và có những đóng góp đáng kể cho quá trình tích tụ vốn trong các quốc gia đang phát   triển. Các nghiên cứu thực nghiệm cũng khẳng định giả thuyết rằng FDI có tác động   tích cực đến sự hình thành vốn đầu tư. Agrawal (2000) sử dụng số liệu của các nước  Nam Á trong giai đoạn từ năm 1960 và 1996 để phân tích các yếu tố quyết định đến   tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư tại các nước này. Kết quả cho thấy rằng yếu tố quan trọng   nhất ảnh hưởng đến tỷ lệ đầu tư của các nước này là tỷ lệ FDI ròng/GDP. Cụ thể,   tỷ  lệ  FDI ròng/GDP tăng 1% sẽ  mang lại tỷ  lệ đầu tư  trên GDP tăng 1,81%. Đặc  biệt, khi sử  dụng biến trễ  để  kiểm định tác động lâu dài của FDI đối với đầu tư  trong nước, ông đã tìm ra kết quả là tỷ lệ FDI ròng/GDP tăng lên 1% sẽ dẫn đến tỷ 
  19. 10 lệ đầu tư trên GDP tăng hơn 5%. Tuy nhiên, tỷ lệ đầu tư vào các nước Nam Á vẫn   còn thấp và nguồn vốn FDI được cho là ít có tác dụng hơn nguồn vốn trong nước. Giống như Agrawal (2000), Krkoska (2001) cũng tìm thấy FDI có tác động tích   cực đến sự hình thành tổng vốn đầu tư trong nước. Krkoska (2001) ước tính tác động   của FDI vào tổng vốn cố định bằng cách sử dụng dữ liệu bảng không cân bằng từ 25   nền kinh tế chuyển đổi, giai đoạn 1989 ­ 2000. Kết quả cho thấy khi FDI tăng 1% sẽ  làm tăng 0,7% tổng vốn cố  định, trong khi một phần trăm tăng vốn hoá thị  trường  vốn, kết quả  tín dụng trong nước tăng 0,2 phần trăm hoặc ít hơn 0,1 phần trăm,  tương ứng, tăng hình thành tổng vốn cố định. Ông kết luận rằng vốn FDI, tín dụng  trong nước và thị trường vốn trong nước là tất cả các nguồn tài chính quan trọng để  hình thành vốn. Ngoài ra, FDI có tác động đáng kể trong quá trình hình thành vốn của  nước chủ nhà hơn là tín dụng tài chính trong nước và thị trường vốn. Agosin và Maver (2000) đặt câu hỏi liệu FDI vào các nước đang phát triển sẽ  thúc đẩy hay kìm hãm sự hình thành nguồn vốn đầu tư trong nước. Họ phát triển một   mô hình lý thuyết đầu tư trong đó có biến vốn FDI và sau đó kiểm định nó với các  bảng dữ liệu từ 32 quốc gia của ba khu vực đang phát triển (Châu Phi, Châu Á và Mỹ  Latinh). Các số liệu của giai đoạn 1970 ­ 1996 và hai giai đoạn ngắn là 1976 ­ 1985 và  1986 ­ 1999. Kết quả cho thấy rằng ở châu Á, nguồn vốn FDI đã có tác động mạnh   mẽ đến đầu tư trong nước. Tuy nhiên, nguồn vốn này lại làm ảnh hưởng tiêu cực tới   đầu tư  trong nước  ở  châu Mỹ  Latinh trong toàn bộ  thời kỳ  1970 ­ 1996, cũng như  trong cả hai giai đoạn ngắn. Khi tỷ lệ FDI/GDP tăng một điểm phần trăm sẽ làm cho   tỷ lệ đầu tư trong nước/GDP giảm 0,14 điểm phần trăm (giai đoạn 1970 ­ 1996) và   1,22 điểm phần trăm (giai đoạn 1976 ­ 1985). Razin (2002) sử dụng phương pháp kinh tế lượng để đánh giá sự tác động của  FDI đến đầu tư  trong nước. Mẫu nghiên cứu của ông bao gồm 64 nước đang phát  triển, trong khoảng thời gian 22 năm từ năm 1976 đến 1997. Tác giả thấy rằng, vốn   FDI đóng vai trò quan trọng đối với đầu tư trong nước và tăng sản lượng đầu ra, hơn là   các loại vốn khác, chẳng hạn như các khoản vay quốc tế. Cụ thể, tỷ lệ FDI/GDP tăng  lên 1% sẽ dẫn đến tỷ lệ đầu tư  trong nước/GDP tăng 0,94 điểm phần trăm, nếu sử  dụng phương pháp hồi quy OLS và 0,68 điểm phần trăm, nếu sử dụng phương pháp   hồi quy TSLS. Tuy nhiên, một số nghiên cứu lại cho rằng vốn FDI không có tác động tích cực   đối với tiết kiệm và đầu tư  trong nước. Buffie (1993), Feldstein và Horioka (1980), 
  20. 11 Frankel et al (1986) đã cho rằng vốn FDI có thể không phải là một nguồn vốn quan  trọng cho các nước đang phát triển. 1.1.3. Những công trình nghiên cứu về  đầu tư  trực tiếp nước ngoài với  phát triển khoa học và công nghệ Các lý thuyết tăng trưởng đã thừa nhận vai trò ngày càng quan trọng của  công nghệ  trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các kênh chuyển giao công   nghệ và tầm quan trọng của công nghệ  đối với sự  tăng trưởng đã thu hút một số  lượng lớn các nghiên cứu trong vài thập kỷ  qua. FDI không chỉ  được coi là một   trong những kênh trực tiếp, quan trọng nhất và rẻ nhất trong việc chuyển giao công  nghệ, mà còn là một kênh chuyển giao gián tiếp, thông qua tác động lan toả từ các   nước phát triển sang các nước đang phát triển. (Hirschman, 1963; Nelson và Phelps,  1966; Jovanovic và Rob, 1989; Segerstrom, 1991; Blomstrom và Wang, 1989). Điều  này là do các công ty đa quốc gia có lợi thế trong việc nắm bắt các công nghệ tiên  tiến, bí quyết công nghệ  và kinh nghiệm quản lý mà chưa được phát triển  ở  các   nước đang phát triển (Blomstrom và Persson, 1983). Cho đến nay, rất nhiều công trình nghiên cứu đã thực hiện nhằm đánh giá tác  động chuyển giao công nghệ và tác động lan toả của FDI. Hầu hết trong số họ đều   dựa trên số liệu cấp doanh nghiệp của một quốc gia đơn lẻ. Một số nghiên cứu có sử  dụng số liệu của một nhóm các quốc gia, nhưng cũng chỉ hồi quy cho từng quốc gia  riêng biệt. Bằng cách sử dụng hàm sản xuất, các tác giả đều có xu hướng trả lời hai  câu hỏi then chốt: (i) liệu rằng sự tham gia của vốn nước ngoài có tác động tích tới   hiệu quả của doanh nghiệp hay không? (ii) liệu các doanh nghiệp FDI có ảnh hưởng  đến hiệu quả  hoạt động của các doanh nghiệp trong cùng ngành trong nước hay   không? FDI có tác động lan toả đến các doanh nghiệp trong nước hay không? Nhìn   chung các nghiên cứu đều chỉ ra rằng FDI có tác dụng làm tăng năng suất lao động   trong các DNTN. Điều này một phần là do các công ty có vốn FDI có trình độ công   nghệ cao hơn so với các đối tác trong nước. Sử dụng dữ liệu cấp công ty tại Inđônêxia năm 1991, Sjoholm và Blomstrom  (1999) thấy rằng năng suất lao động trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN cao hơn  so với các công ty 100% vốn trong nước. Họ cũng khẳng định, FDI đã có tác động  lan toả  đến các công ty Indonesia. Tác động này đến từ  việc gia tăng cạnh tranh.   Tuy nhiên, mức độ của tính tràn công nghệ lại không phụ thuộc vào mức độ  tham   gia của vốn nước ngoài.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1